Pháp biệt danh là gì

  • Thể thao
  • World Cup 2018
  • Tin tức

Thứ sáu, 6/7/2018, 09:32 [GMT+7]

Trung vệ Raphael Varane nhận biệt danh mới như một chứng tích cho khả năng phòng ngự hiệu quả tại World Cup 2018.

* Trận Pháp - Uruguay diễn ra lúc 21h thứ Sáu 6/7, theo giờ Hà Nội, trực tuyến trên VnExpress. 

Varane là một trong những cầu thủ đang đạt phong độ cao trong màu áo tuyển Pháp tại World Cup 2018. Nhờ sự chắc chắn của hàng thủ, Pháp lọt vào tứ kết và là ứng cử viên số hai cho chức vô địch, chỉ sau Brazil.

Giới truyền thông Pháp cũng phấn khích vì màn trình diễn của đội tuyển. Trong số ra mới nhất, tờ Le Monde đặt biệt danh ''Bộ trưởng Quốc phòng'' cho Varane.

Varane nhận được sự tin tưởng của HLV Deschamps và đồng đội. Ảnh: Reuters

Varane vốn có biệt danh ''Quý ông Sạch sẽ'' trong phòng thay đồ đội tuyển. Đây là biệt danh được đặt theo cách tiếp cận với bóng, dự đoán tình huống và khả năng suy xét khôn ngoan của trung vệ 25 tuổi.

Bên cạnh phong độ đang lên, Varane còn có ảnh hưởng lớn trong phòng thay đồ. Tờ L'Équipe cho biết: ''Varane là cầu thủ được đồng đội lắng nghe. Trung vệ trẻ đang sở hữu tiếng nói có trọng lượng trong phòng thay đồ''.

Cũng theo L'Équipe, Varane là một thủ lĩnh tích cực về mặt chiến thuật. Ảnh hưởng mà Varane tạo ra khác với Paul Pogba, người thúc đẩy đồng đội một cách cảm xúc hơn. Đây là phẩm chất mà trung vệ 25 tuổi có được sau khi giành bốn Champions League trong màu áo CLB Real Madrid.

Thanh Quý

Deschamps từng nâng cao chức vô địch World Cup lần đầu tiên với Pháp - Ảnh: GETTY IMAGES

Les Bleus ra đời năm 1976

Theo phóng viên nhật báo thể thao L’Équipe [Pháp] Didier Braun, trước khi có biệt danh Les Bleus, đội tuyển Pháp được báo chí trong nước gọi là Les Tricolores - Các chàng trai mang quốc kỳ Pháp hoặc Les Coqs - Những chú gà trống.

Biệt danh Les Bleus được sử dụng từ ngày 17-11-1976 khi Pháp thắng Ireland 2-0 trên sân nhà trong khuôn khổ vòng loại World Cup 1978. Hôm ấy, cầu thủ tuyển Ireland mặc áo lục và cầu thủ Pháp mặc áo lam. Người Pháp dùng từ Les Verts - Các chàng trai Áo Lục để chỉ đối thủ và Les Bleus - Các chàng trai Áo Lam để chỉ đồng hương.

Do đội hình thi đấu của tuyển Pháp hôm ấy có đến bốn cầu thủ của Saint-Étienne [câu lạc bộ thống trị giải bóng đá Pháp giai đoạn 1962-1982] nên khán giả Pháp đã reo vang Allez les Bleus theo một điệu nhạc của thành phố Saint-Étienne. Khẩu hiệu ra đời từ đó.

Và câu chuyện tác quyền

Năm 1997, một công dân Pháp cơ hội nhưng có tầm nhìn xa đã đăng ký quyền sử dụng nhãn hiệu Allez les Bleus. Năm 2006, liên đoàn bóng đá Pháp đã thử khiếu nại để giành lại quyền sử dụng khẩu hiệu này nhưng bị tòa phá án bác bỏ.

Sau đó, Ủy ban quốc gia về Olympic và thể thao Pháp [CNOSF] đưa vụ việc lên tòa thượng thẩm Lyon [TGIL]. Năm 2014, TGIL tuyên bố việc đăng ký nhãn hiệu Allez les Bleus của công dân Pháp nói trên là "dối trá và gian lận". Vì công dân nọ không kháng cáo nên CNOSF nắm quyền sở hữu ba từ Allez les Bleus từ cuối tháng 12-2014.

Từ đó, Allez les Bleus trở thành khẩu hiệu cổ động cho tất cả các đội tuyển quốc gia Pháp chứ không riêng đội tuyển bóng đá nam. Dù sao, công dân Pháp nọ đã thu được hàng trăm nghìn euro trong 17 năm nắm quyền sử dụng khẩu hiệu này.

Trong số tám đội dự AFF Suzuki Cup 2016 thì tuyển Việt Nam là đội duy nhất không có biệt danh nào gì cả. Logo mà gần đây VFF phát động để ra mắt và dán lên ngực áo của các đội tuyển bóng đá Việt Nam vẫn đang… rà soát liệu có thích hợp hay không.


Logo của tuyển Việt Nam vẫn... đang rà soát chứ chưa chính thức

Đó là phần đầu con rồng vàng trên nền đỏ, chiếc lưỡi là biểu tượng quả bóng…đây chưa phải là logo chính thức hay là biệt danh của tuyển Việt Nam. Tuyển Việt Nam là đội duy nhất trong số tám đội dự AFF Cup 2016 chưa có biệt danh.


Logo của tuyển Thái Lan

Nếu như đội bóng số 1 Đông Nam Á là Thái Lan lâu nay đã mang biệt danh là “Voi trận” [War elephant] thì tuyển Lào cũng có biệt danh là “voi” nhưng là “Voi rừng” [Forest elephant].

Còn đối với Myanmar, một quốc gia từng có nền bóng đá hàng đầu châu lục những năm 1960, đầu 1970 thì có biệt danh rất… hay “Những thiên thần trắng” [White Angels].

Biệt danh tuyển Myanmar là "Những thiên thần trắng" nhưng Logo thì là con kỳ lân

Những năm 1960, 1970 cứ nhắc đến những “Thiên thần trắng” là các nền bóng đá quốc gia của châu Á phải nể sợ. Nhưng bây giờ thì Myanmar vẫn chưa thể tìm lại thời hoàng kim.

Singapore nổi tiếng với biểu tượng quốc gia là chú sư tử biển. Đây cũng là biệt danh của tuyển Singapore.


"Sư tử biển" là biệt danh tuyển Singapore

Với Malaysia thì đội bóng này có biệt danh “Những con hổ châu Á” [Asia Tigers]. Cách đây gần một năm LĐBĐ Malaysia thay đổi logo hình con hổ nhưng biệt danh thì không thay đổi.

Biệt danh của tuyển Malaysia "Con hổ châu Á"

Còn với Campuchia, đối thủ vòng bảng cuối cùng của tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2016 này thì có biệt rất… sung “Những chiến binh Angkor” [Angkor Warriors].

Biệt danh tuyển Campuchia là "Những chiến binh Angkor"

Họ vượt qua vòng loại rất ấn tượng bằng ba trận toàn thắng trước Brunei, Đông Timor, Lào. Nhưng vào vòng chung kết AFF Cup 2016, họ đã thua cả hai trận trước Malaysia và Myanmar.


Biệt danh tuyển Philippines là "Những con chó hoang"

Tuyển Indonesia có biệt danh “Garuda” [tức là những con đại bàng]. Còn Philippines thì có “Những con chó hoang” [trong tiếng Tacatog có nghĩa là Akzals].


"Đại bàng Garuda" là biệt danh tuyển Indonesia

Chủ Đề