Phim Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông wiki

Ngày 6-6-1931, Nguyễn Ái Quốc với tên gọi Tống Văn Sơ, bị cảnh sát Hongkong bắt ngay tại nhà trọ, 186 phố Tam Lung, với hồ sơ ghi tội danh là “gián điệp của Quốc tế Cộng sản, tay sai của Liên Xô, có âm mưu lật đổ”, theo “đặt hàng” của mật thám Pháp. Cảnh sát Hongkong rất hào hứng, không chỉ được tiếng là “giúp đỡ” người Pháp mà còn món tiền thưởng 15.000 USD nữa. Bọn mật thám Pháp ở Đông Dương hí hửng như bắt được vàng. Chúng vội sang Hongkong để điều đình: nhà cầm quyền Hongkong chỉ cần giao Tống Văn Sơ cho Pháp để chúng đưa về Việt Nam thi hành bản án tử hình năm 1929 hoặc trục xuất khỏi nơi này để mật thám Pháp bí mật bắt đưa về Đông Dương. Xem ra cái kế hoạch của chúng khá hoàn hảo!

Rất may, Hồ Tùng Mậu đã kịp tiếp xúc với luật sư Francis Henry Loseby [1883 – 1967] , trạng sư danh nổi tiếng nhất Hongkong lúc đó – để nhờ ông này cãi trắng án cho Tống Văn Sơ. Sau khi nghe Hồ Tùng Mậu trình bày và nghiên cứu hồ sơ, với sự nhạy bén của mình, Loseby biết thân chủ của mình là nhà hoạt động cách mạng nổi tiếng của Việt Nam và mình đang đối mặt với một vụ án đặc biệt và có ý nghĩa lớn lao đối với một dân tộc, nên ông vui vẻ nhận lời và không quan tâm tiền bạc.

Luật sư Loseby sau này kể lại: “Một hôm có một người Việt Nam, hiện nay tôi không nhớ rõ tên là gì nữa đến gặp tôi và báo cho tôi biết nhà cầm quyền Hongkong mới bắt được một người Việt Nam, và yêu cầu tôi giúp bào chữa cho người Việt Nam đó. Được tin này tôi đến nhà lao và gặp Tống Văn Sơ tức tên Hồ Chủ tịch lúc đó. Tống Văn Sơ kể cho tôi nghe ông bị chính quyền Pháp ở Đông Dương kết án tử hình vắng mặt và có nhận mặt được một sĩ quan Pháp ở Hongkong. Lúc đó tôi mới biết rằng chính nhà cầm quyền Pháp ở Đông Dương đã nhờ cảnh sát Hongkong bắt Tống Văn Sơ, đồng thời Tống Văn Sơ cũng nói cho tôi biết trường hợp bị bắt của mình, sau đó tôi gặp Hội đồng Luật sư để xem cần phải làm gì để cứu người bị bắt và về chuẩn bị giấy tờ đến gặp chánh án…”. Luật sư Loseby đã dựa vào nhiều điểm có lợi cho Tống, trong đó có tính bất hợp pháp của lệnh bắt được ký vào ngày 12-6 trong khi Tống đã bị bắt ngày 6-6, để đấu tranh đòi lẽ phải cho thân chủ của mình.

Chính trong thời gian “bị kẹt” tại Hongkong, sức hút của một vị lãnh tụ đã được thể hiện rõ nét. Qua luật sư Loseby, Tống Văn Sơ và cô con gái Patricia. Các thành viên gia đình Loseby điều hành cho Tống sự kính trọng và quan tâm đặc biệt. Bà Loseby thường xuyên đến thăm, mang thực phẩm, quần áo và thuốc men giúp Tống. Một lần, bà đưa người bạn thân của mình là Stalla Benson [1892 – 1933] - phu nhân của Phó Thống đốc Hongkong Thomas Southon - đến thăm Tống. Cả hai bà đều có ấn tượng đặc biệt về người đàn ông An Nam nom không được khỏe nhưng nói tiếng Anh rất giỏi, thông minh, dí dỏm, lạc quan. Với sự nhạy cảm của một nhà văn, bà Stalla rất khâm phục tài năng, sự dũng cảm và đức độ của người đàn ông họ Tống. Qua bà, Phó Thống đốc Hongkong đã có những tác động có lợi cho ông Tống.


Dù báo chí đã đứng về phía bị cáo để chống lại những điểm vô lý của tòa án Hongkong, dù có những lý lẽ sắc bén và thuyết phục của luật sư J.C.Jenkin, người cộng sự thay mặt luật sư Loseby bào chữa trước tòa cho Tống Văn Sơ, nhưng bọn thực dân đâu dễ gì bỏ qua “miếng mồi ngon”, nên mãi đến phiên tòa thứ 9 [vào ngày 19-9-1931], tòa mới thừa nhận mình sai nhưng vẫn chưa trả tự do cho Tống Văn Sơ [trước sau gì Tống vẫn không thừa nhận mình là Nguyễn Ái Quốc]. Tống và các luật sư đã kiện lên Viện Cơ mật Hoàng gia Anh. Một lần nữa, Loseby đã hết sức nhiệt tình giúp đỡ, trong việc chuẩn bị hồ sơ, vận động giới trí thức tiến bộ, kể cả phải bỏ tiền túi. Đó phải chăng vì sự cảm phục một tấm gương cách mạng lội lạc, vì có tư tưởng tiến bộ của Loseby? Ngoài ra, các luật sư Dennis Nowell Pritt [1887 – 1972] và Stanfford Cripps [1889 – 1952] đã tích cực giúp đỡ Tống. Vì vậy, cuối năm 1932, chính quyền Hongkong được lệnh phải trả tự do cho Tống và cho phép ông được chọn nơi cư trú. Nhưng tiếp sau đó lại là một âm mưu khác của bọn mật thám – chúng vờ thả Tống nhưng sau đó bí mật bắt lại – mà ngay cả Thống đốc Hongkong William Pil cũng không biết.

Ngay sau khi hay tin Tống Văn Sơ bị bắt lại, luật sư Loseby đã đến ngay nhà tù để gặp Tống và phản đối việc làm này. Loseby gặp Thống đốc Pil và ông này đã ra lệnh phải trả tự do lập tức cho Tống. Khi ra khỏi tù, nguy hiểm vẫn chưa hết vì mật thám Anh – Pháp vẫn luôn rình rập để bắt cho kỳ được Tống Văn Sơ – Nguyễn Ái Quốc, kẻ mà thực dân Pháp ở Đông Dương gọi là “tên phiến loạn cộng sản An Nam nguy hiểm”. Chính bà Loseby đã có sáng kiến để Tống hóa trang lúc thành một linh mục, lúc thành một thầu khoán và sau đó đến ở tại nhà luật sư Loseby. Tống được gia đình Loseby chăm sóc ân cần và tạo mọi điều kiện thuận lợi để sau đó rởi khỏi Hongkong an toàn. Từ đây, Nguyễn mới thực sự thoát khỏi nanh vuốt của bọn cảnh sát Hongkong, trở về Liên Xô tiếp tục các hoạt động cách mạng của mình .

Sau khi Tống Văn Sơ thoát khỏi Hongkong, luật sư Loseby vẫn chưa cảm thấy yên tâm, ông liền nghĩ ra một “diệu kế” là tung tin Tống Văn Sơ tức lãnh tụ An Nam Nguyễn Ái Quốc đã chết trong bệnh viện ở Hongkong. Báo chí Hongkong bắt được tin đó đã nhanh chóng cho đăng tải ngay. Chỉ mấy hôm sau tờ Sự thật của Đảng Cộng sản Liên Xô cũng đã đăng tin buồn và Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đã tổ chức lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Ái Quốc tại trường Đại học Stalin. Trong buổi lễ này, có một số chiến sĩ cách mạng của Việt Nam đang có mặt tại Moskva cũng tới dự và khóc thương. Mấy hôm sau nữa, tờ Nhân đạo, cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Pháp cũng đăng tin đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã mất tại Hongkong và Trung ương Đảng Cộng sản Pháp cũng làm lễ truy điệu trọng thể người đồng chí đã tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp

Điểm lại vụ án Nguyễn Ái Quốc ở Hongkong để thêm một lần nữa thấy được sức hút, sức thuyết phục của một vị lãnh tụ, một nhà văn hóa lớn. Điều này đã được nhà thơ người Liên Xô gốc Ba Lan Osif Mandelstam [1891 – 1938] nhận xét từ năm 1923, sau khi tiếp xúc với Nguyễn Ái Quốc: "... Nguyễn Ái Quốc thấm đượm chất văn hóa – không phải thứ văn hóa châu Âu, có lẽ đấy là nền văn hóa của tương lai...". Nhận xét cực kỳ tinh tế này không hẳn chỉ dựa vào sự nhạy cảm của một nhà thơ mà còn chính ở sự bộc lộ của Nguyễn Ái Quốc, người luôn khiến người tiếp xúc cảm nhận được sự hấp dẫn lạ kỳ!

TRÚC GIANG

Trích đăng từ trang thông tin điện tử Cờ đỏ Thành phố Hồ Chí Minh [codotphcm.com]

TAND thành phố Hà Nội vừa tuyên bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Văn Khoan [ở quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội] đối với Hãng phim Hội nhà văn Việt Nam.

Ông Khoan khởi kiện Hãng phim Hội Nhà văn Việt Nam liên quan đến bộ phim “Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kong” do hãng phim này sản xuất.

Bộ phim “Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kong” được hãng phim Hội nhà văn Việt Nam sản xuất, kịch bản do nhà văn Hữu Mai viết. Nội dung bộ phim kể lại cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ ở Hồng Kong.

Trong phim có tình tiết Bác Hồ rút chiếc khăn mặt trên dây phơi làm ám hiệu khi có báo động. Theo đơn khởi kiện của ông  Khoan, tình tiết chiếc khăn mặt có trong tác phẩm “Vụ án ở Hồng Kong năm 1931” do ông là tác giả.

Ông Hữu Mai viết cuốn sách “Người của muôn nhà”, sau đó Hãng phim Hội Nhà Văn Việt Nam hợp tác với ông Hữu Mai sản xuất phim có sử dụng tình tiết này mà không xin phép, không trả thù lao cho ông Khoan, không đưa tên ông vào nguồn tư liệu kịch bản.

Ông Khoan khởi kiện yêu cầu giám đốc hãng phim Hội nhà văn Việt Nam phải thừa nhận bộ phim “Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kong” đã sử dụng tư liệu trong cuốn sách của ông. Ngoài ra, ông còn yêu cầu hãng phim Hội nhà văn Việt Nam phải bồi thường số tiền tổn thất tượng trưng là 1,5 triệu đồng.

Đơn kiện của ông Nguyễn Văn Khoan

Theo đại diện ủy quyền của ông Nguyễn Văn Khoan cho rằng chi tiết Bác Hồ sử dụng chiếc khăn mặt là chi tiết có thật trong lịch sử. Chỉ có ông Khoan sử dụng tình tiết này trong tác phẩm của mình chứ trước đó, chưa có tác phẩm nào đăng tải chi tiết này.

Không đồng tình với ý kiến nêu trên, đại diện Hãng phim Hội nhà văn Việt Nam cho rằng chi tiết chiếc khăn mặt là tư liệu lịch sử, nhà văn Hữu Mai có thể nghe từ nhiều nguồn khác nhau chứ không sử dụng trong cuốn sách của ông Khoan.

Nếu ông Khoan chứng minh được rằng chi tiết chiếc khăn mặt do ông Khoan hư cấu, không có trong lịch sử thì mới có thể khẳng định ông Hữu Mai đã lấy cắp ý tưởng của ông Khoan.

Theo HĐXX, năm 1999, nhà văn Hữu Mai viết tác phẩm “Người của muôn nhà” và đã được cấp quyền sỡ hữu tác phẩm. Năm 2000, Hãng phim Hội nhà văn Việt Nam và nhà văn Hữu Mai đã hợp tác sản xuất bộ phim “Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kong” và công chiếu năm 2003. Bộ phim đã được các cơ quan nhà nước cấp phép.

Trong bộ phim, tình tiết Bác Hồ rút chiếc khăn mặt khỏi dây phơi khi có báo động, tức trên dây phơi không còn chiếc khăn mặt. Còn trong tác phẩm của ông Khoan, khi có báo động, Bác Hồ không rút chiếc khăn ra khỏi dây phơi mà chỉ dịch qua một bên.

Hai tác phẩm thể hiện hai cách sử dụng khác nhau. Vì vậy, không có cơ sở cho rằng ông Hữu Mai đã sử dụng ý tưởng trong tác phẩm của ông Khoan.

QĐND Online - Ngày nay, ai có dịp tới thủ đô của nước Anh, vào kho lưu trữ Hoàng Gia sẽ tìm thấy hồ sơ vụ án Tống Văn Sơ [một mật danh của Nguyễn Ái Quốc] ở Hồng Kông. Đã nhiều năm trôi qua nhưng câu chuyện này vẫn thu hút những ai quan tâm tìm hiểu đến một trong những chương sóng gió nhất trong cuộc đời Hồ Chí Minh. Người đã thoát khỏi nhà tù nhờ tài trí ứng xử tuyệt vời cộng với sự giúp đỡ vô tư đầy lòng nhân ái của bạn bè quốc tế.

Như đã đề cập ở kỳ trước, cuối năm 1929, Nguyễn Ái Quốc từ Thái Lan đến Hồng Kông.

Trong thời gian ở Hồng Kông, giấy tờ của Nguyễn Ái Quốc mang tên Tống Văn Sơ - một viên chức Trung Quốc. Nơi ở của Nguyễn Ái Quốc là số nhà 186 phố Tam Kung, nơi thường lui tới làm việc là một ngôi nhà 3 tầng, cơ quan bí mật của Phân bộ Phương Đông Quốc tế Cộng sản, dưới danh nghĩa “Văn phòng giao dịch” của một hãng buôn người Đức.

Tống Văn Sơ [Nguyễn Ái Quốc], năm 1931.

Đó là một ngôi nhà nhỏ ở một góc phố, Nguyễn Ái Quốc thuê cả tầng 2 để quan sát được dễ dàng các hoạt động từ xa, nếu có động, xuống cầu thang tầng trệt mở cổng hậu thoát ra ngoài. Khi đến ở Nguyễn Ái Quốc căng một dây phơi trông ra phố để phơi khăn nhưng chính là để làm ám hiệu. Nếu có phơi khăn và các khăn ngay ngắn thì đó là dấu hiệu an toàn có thể vào được nhà, nếu có biến chỉ cần kéo lệch khăn đó là ám hiệu động. Sau này khi kể chuyện mình bị bắt, Bác nói: “Hoạt động cách mạng bí mật phải hết sức cẩn thận để tránh bị bắt nhưng đồng thời phải chuẩn bị luôn luôn sẵn sàng ứng phó nếu không may mà bị bắt”.

Sau khi chủ trì hội nghị hợp nhất các tổ chức Đảng [3-2-1930], Nguyễn Ái Quốc quay lại Thái Lan và một số nước rồi trở lại Thượng Hải theo chỉ thị của Quốc tế Cộng sản.

PGS, TS Sử học Trần Nam Tiến, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn [Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh] cho biết: Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, phong trào cách mạng ở Việt Nam phát triển mạnh, lan ra các nước Đông Nam Á và châu Á. Mật thám Pháp cùng với bọn mật thám quốc tế Anh, Hà Lan, Nhật Bản tích cực phối hợp giăng lưới khắp nơi, lùng sục, bắt bớ những nhà cách mạng Ấn Độ, Việt Nam, Triều Tiên…, trước hết là những người có liên hệ với Quốc tế Cộng sản. Trong số đó, Nguyễn Ái Quốc được liệt vào hàng đầu trong “sổ đen” của “Cảnh sát quốc tế”.

Nguyễn Ái Quốc tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 1930. Ảnh vẽ của họa sĩ Phan Kế An.

Theo tài liệu Bảo tàng Hồ Chí Minh cung cấp cho phóng viên Báo Quân đội nhân dân Điện tử, sau khi cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh tạm lắng, thực dân Pháp đã khủng bố trắng các nhà lãnh đạo cộng sản. Đầu năm 1931, tin tức không vui dồn dập đến Thượng Hải. Ở trong nước, Tổng Bí thư Trần Phú, ủy viên Trung ương Nguyễn Phong Sắc bị bắt, ủy viên Trung ương Lê Mao bị bắn chết. Đến tháng 5-1931, Đảng Cộng sản Việt Nam không còn cơ quan lãnh đạo ở cấp Trung ương trong nước.

Ở nước ngoài, một loạt cán bộ như Nguyễn Lương Bằng, Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Huy Bốn, Đỗ Ngọc Du… rơi vào bẫy của đế quốc Pháp và Anh, bị bắt.

Với kinh nghiệm nhiều năm đối phó với kẻ thù, từ 12-2-1931, Nguyễn Ái Quốc đã cảm thấy có dấu hiệu bị theo dõi và viết thư gửi Bộ phương Đông ở Thượng Hải báo tin đã “3 lần gửi mẫu hàng” và Công ty xe lửa tốc hành Mỹ; mật ý là 3 thư báo cáo mua vé khẩn cấp cho anh rời Hồng Kông. Ngày 20 và 24 tháng 4, anh viết 2 thư liền gửi Ban chấp hành Trung ương Đảng trong nước. Cuối tháng tư, anh báo cáo với Quốc tế cộng sản phân tích tình hình trong nước, mọi hoạt động ở địa phương đều bị lộ, nhiều tài liệu quan trọng rơi vào tay cảnh sát, đề nghị Quốc tế cộng sản tăng cường bảo vệ Đông Dương.

Rất tiếc, Văn phòng Ban phương Đông có thư trả lời song không nói gì đề nghị của Nguyễn Ái Quốc. Người lại tiếp tục đề nghị lần nữa. Tình hình ngày càng xấu nhưng Nguyễn Ái Quốc chưa thể rời Hồng Kông khi chưa có ý kiến của Quốc tế Cộng sản.

Ngày 30-4-1931, trong một cuộc lùng sục vây ráp ở vùng ngoại ô Sài Gòn, cảnh sát bắt được Nguyễn Thái, đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương, trong người có lá thư của Nguyễn Ái Quốc.

Qua bức thư, mật thám Pháp khẳng định người viết hiện nay vẫn đang Hồng Kông. Lập tức Toàn quyền Đông Dương Pierre Pasquier gửi mật điện về Paris cho Bộ Thuộc địa, báo tin xác định Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động ở Hồng Kông.

Ngày 1-6-1931, cảnh sát Anh ở Singapore, sau nhiều lần theo dõi, bắt được Serge Lefranc, tên thạt là Jozeph Ducroux, phái viên Quốc tế Cộng sản đang trên đường đến Sài Gòn gặp Trần Phú. Khám xét, cảnh sát tìm được địa chỉ 186 Tam Kung trong cuốn sổ tay.

Tổng hợp những tài liệu thu được ở Sài Gòn, Singapore, Thượng Hải, bọn mật thám đã quyết định tìm đến căn nhà 186 Tam Kung ở Hồng Kông.

Sáng tinh mơ ngày 6-6-1931, Nguyễn Ái Quốc đang rửa mặt chưa kịp phơi khăn, một đồng chí khác đang quét nhà thì cửa lớn bị xô mạnh bật ra; một tốp cảnh sát Anh sai ập vào xích tay hai người. Chúng khám xét ngôi nhà, đào tường, lật nền nhà, phá bục gỗ để tìm khí giới, chúng dỡ mái nhà để tìm máy thu phát vô tuyến điện nhưng chẳng tìm được gì. Chúng còn bí mật bao vây ngôi nhà mấy tuần hòng đặt bẫy để bắt những người còn lại nhưng ta đã biết mất an toàn.

Thường lệ, ở Hồng Kông nếu có việc bắt bớ thì báo chí sẽ "săn” tin và đưa ngay lên báo. Nhưng chính quyền Hồng Kông đã cấm các phương tiện thông tin báo chí đưa tin. Phải đến khi cảnh sát Anh, sau khi đưa ảnh đối chiếu, đã điện cho Toàn quyền Đông Dương biết “Một người mang tên Tống Văn Sơ-chắc là Nguyễn Ái Quốc đã bị bắt sáng 6-6”.

Nhà giam của Sở Cảnh sát Hồng Kông, một trong những nơi giam giữ và thẩm vấn Tống Văn Sơ. Năm 1931.

Năm 2002, cuốn sách “Hồ Chí Minh: Những năm tháng chưa được biết đến” [Hochiminh: The missing years] của tác giả Sophie Quinn‐Judge, Đại học LSE, London, chủ yếu dựa trên tư liệu về Quốc tế cộng sản được giải mật năm 1992 và tư liệu từ kho lưu trữ quốc gia Pháp đã cho chúng ta thêm nhiều thông tin mới về sự kiện này.

Theo đó, ngày 8-6- 1931, Toàn Quyền René Robin tại Hà Nội đã đánh điện cho Bộ Trưởng Thuộc địa để thông báo về việc bắt giữ là nhờ ʺsự phối hợp giữa Sở Liêm Phóng với cảnh sát Anh tại Hồng Kông và Singapore cũng như cảnh sát tô giới Pháp tại Thượng Hải.ʺ Robin tỏ ra vui mừng vì đã bắt giữ ʺtoàn bộ giới lãnh đạo cộng sản tại Việt Namʺ, trong đó có 9 người về từ Moscow và đa số những nhà hoạt động người Việt tại Trung Quốc, ʺlàm cho chúng ta chiếm ưu thế hoàn toàn đối với tình hình chính trị.ʺ

Cuối tháng 6, người ta đã chuyển giao số tiền thưởng cho những vụ bắt giữ trên gồm: 15 nghìn đô‐la cho Nguyễn Ái Quốc và 10 nghìn đô‐la cho Hồ Tùng Mậu và các nhà cách mạng bị bắt tại Thượng Hải.

Bọn thực dân Đông Dương rất hoan hỉ. Tờ La Dépêche Coloniale [Tin nhanh thuộc địa] và tờ Opinion [Dư luận] đã tuyên truyền rùm beng: “Với sự giúp đỡ của cơ quan phản gián Anh, người Anh đã bắt được Nguyễn Ái Quốc như hái một bông hoa! Đó là một thắng lợi tuyệt vời và chúng ta phải tỏ lòng biết ơn các bạn người Anh, vì nhờ việc làm ấy, Bộ tham mưu của Cộng sản Đông Dương đã bị bắt hết và Đảng Cộng sản bị tê liệt”?.

Sở Mật thám Đông Dương lập tức phái nhân viên đi thương thuyết với chính quyền Anh. Ngày 8-6-1931, Toàn quyền Đông Dương gửi điện về Paris cho Bộ Thuộc địa báo tin: Những thủ tục cần thiết để trao nhận tù nhân về Đông Dương đang được tiến hành. Giữa tháng 6-1931, từ cảng Hải Phòng, một chiếc tàu Pháp nhổ neo, đi làm nhiệm vụ đặc biệt và tuyệt mật là sang Hồng Kông chở một kẻ “cực kỳ năng động và nguy hiểm” về Đông Dương, nơi mà ở đó Nguyễn Ái Quốc sẽ nhận bản án tử hình được tuyên từ tháng 10-1929.

Nhưng âm mưu của thực dân Pháp đã bị thất bại vì Nguyễn Ái Quốc thực sự là một người tù vĩ đại, một bông hoa “không thể hái”.

Ngày 6-6-1931, khi biết tin Nguyễn Ái Quốc bị bắt, một đồng chí đã đến nhờ luật sư Loseby giúp đỡ. Mấy ngày sau, lại có thêm nhiều người, trong đó có đại diện của Quốc tế Cứu tế đỏ thuộc Ban phương Đông của Quốc tế Cộng sản lên tiếng. Điều đó khiến ông Loseby hết sức ngạc nhiên và quyết tâm gặp bằng được Tống Văn Sơ.

Sự can thiệp của luật sư người Anh Frank H. Loseby, đứng đầu một văn phòng luật gia nổi tiếng ở Hồng Kông và những người ông quen biết đã dần làm thay đổi tình thế.

Bọn cảnh sát Anh rất bất ngờ vì việc bắt giam đã diễn ra một tuần nhưng vẫn chưa có lệnh bắt giam do Thống đốc Hồng Kông ký. Việc bị lộ, chúng không thể giao Nguyễn Ái Quốc cho Pháp được nữa nên ngày 12-6-1931, chúng đưa Nguyễn Ái Quốc về giam ở nhà tù Victoria. Luật sư Loseby đã nhiều lần đến Sở Cảnh sát Hồng Kông đòi cho gặp Tống Văn Sơ, nhưng đều bị nhà chức trách từ chối, không cho gặp.

Sau nhiều lần từ chối, ngày 25-6-1931, cảnh sát Anh phải để ông bà Loseby vào gặp Tống Văn Sơ. Ngay lần gặp đầu tiên, luật sư Loseby đã có cảm tình với người thanh niên đến từ Đông Dương. Sau này, Loseby kể lại: “Sau 30 phút gặp gỡ, Người đã hoàn toàn chinh phục tôi. Ở Người toát ra một sức mạnh cảm hóa rất kỳ diệu”. Về phần mình, bà Loseby kể: “Chỉ sau 10 phút là tôi cảm phục Người. Tôi thúc nhà tôi làm gấp hồ sơ, còn tôi và con gái tôi ngày ngày vào thăm, săn sóc sức khỏe cho Người”.

Luật sư Loseby.

Sau khi tiếp xúc và trả lời những câu hỏi liên quan đến vụ án mà luật sư nêu ra, người tù Tống Văn Sơ cảm ơn sự quan tâm của luật sư đối với mình, và tỏ ý băn khoăn vì không có tiền để trả công cho ông. Trước một người thanh niên Việt Nam gầy, xanh, song vẻ cương nghị, sự thông minh trong từng câu nói bằng tiếng Anh và đôi mắt sáng đã làm luật sư xúc động. Luật sư chân tình nói: Tôi nhận giúp vì danh dự chứ không phải vì tiền. Luật sư nói sẽ ra sức cứu giúp, mong người tù hãy tin tưởng và hãy cung cấp cho luật sư những điều gì có thể.

Tính chất đặc biệt của vụ án, sự giúp đỡ cùng tài trí của luật sư và người cộng sự, sự thông minh và nhất quán trong từng câu trả lời của Tống Văn Sơ đã buộc toà án phải xét xử một cách công khai. Tống Văn Sơ phải trải qua ba cuộc thẩm vấn của Thư ký Trung Hoa vụ Hồng Kông và 9 phiên toà xét xử tại Hồng Kông [từ ngày 31-7-1931 đến ngày 12-9-1931].

Khi xét xử vụ án Nguyễn Ái Quốc ở Hội đồng Cơ mật, Luật sư Dennis Nowell Prittđại diện cho Tống Văn Sơ, còn Luật sư Stafford Cripps đại diện cho Bộ Thuộc địa Anh.

Luật sư Gien Kin [F.C. JenKin], người cộng sự thay mặt luật sư Loseby bào chữa trước toà cho Tống Văn Sơ suốt 9 phiên đã vạch ra những điểm sai trái, vi phạm luật của chính quyền Hồng Kông. Ngay phiên thứ nhất [31-7-1931], luật sư đã cho rằng: “Những bị can đã bị cảnh sát bắt ngày 6 tháng 6 mà không có lệnh bắt giữ là một việc làm bất hợp pháp”. Ở phiên thứ hai [14-8-1931] thì ông nhấn mạnh: Lời khai của Tống Văn Sơ tố cáo nội dung thẩm vấn không đúng luật, trong đó nêu rõ ý kiến của nguyên đơn là nếu bị “trục xuất đến Đông Dương, tôi [Tống Văn Sơ] sẽ bị giết, dù có xét xử hay không xét xử”. Phiên tòa thứ ba [15-8-1931] là một cuộc tranh cãi về trục xuất và phản đối việc giao nộp Tống Văn Sơ cho người Pháp. Trong phiên thứ tư [20-8-1931], Tòa tuyên bố lệnh trục xuất thứ nhất là sai do nội dung thẩm vấn sai, Công tố tuyên bố lệnh trục xuất thứ hai. Luật sư cho rằng việc ban hành một lệnh mới giữa hai phiên tòa là sai trái…Tại phiên tòa thứ năm [24-8-1931], luật sư đề nghị Tòa áp dụng Luật Bảo thân cho Tống Văn Sơ. Điểm đặc biệt của phiên này là những lời chỉ trích mạnh mẽ Hội đồng hành pháp về “sự lừa dối và bịp bợm”. Theo luật sư cả hai lệnh trục xuất [lệnh trục xuất và lệnh buộc phải lên một tàu biển] cũng đều bất hợp pháp… Ông cho rằng “lệnh trục xuất về Đông Dương thực chất là sự dẫn độ trá hình nhằm đưa Tống Văn Sơ vào chỗ chết”.

Trong phiên thứ sáu [25-8-1931], luật sư yêu cầu làm rõ việc Tống Văn Sơ cung khai bí danh thứ ba Nguyễn Ái Quốc “là tài liệu giả” để ép cung. Trước tòa, công tố viên đã đọc lời khai trong các phiên thẩm vấn, nhưng Người đã không công nhận những điều xuyên tạc trong biên bản, đồng thời, sự thông minh, nhất quán và thận trọng trong từng câu trả lời, đã khiến Tòa không thể khép Người vào bất cứ tội danh nào. Đến phiên thứ bảy [2-9-1931], dù biết Tống Văn Sơ vô tội, biết chính quyền thực dân Pháp muốn đưa Người về Đông Dương để y án tử hình, song để “không làm mất lòng nhau”, chính quyền Anh vẫn chỉ thị Thống đốc Hồng Kông ra lệnh trục xuất Tống Văn Sơ về Đông Dương. Trong phiên thứ tám [11-9-1931], mặc dù đã thừa nhận những điều sai trái trong quá trình bắt Người, song Tòa vẫn quyết định thực hiện lệnh trục xuất. Luật sư GienKin đã kịch liệt phản đối về tính hợp pháp lệnh trục xuất của Thống đốc, và thông báo sẽ kháng án lên Hội đồng Cơ mật. Và phiên cuối cùng - phiên thứ chín [12-9-1931], Tòa đã cho phép kháng án lên Hội đồng Cơ mật.

Tiền án phí và những thủ tục đã được luật sư lo liệu và hai người bạn của luật sư là Denis Noel Pritt và Stafford Cripps đã nhận lời giúp đỡ. Theo tài liệu của Bảo tàng Hồ Chí Minh cung cấp, giai đoạn ở Viện Cơ mật Hoàng gia Anh, có vai trò rất lớn của hai luật sư trên. Đầu năm 1932, Stafford Cripps [1889 -1952], người được Chính phủ Anh giao chức Trưởng Công tố quốc gia, nhận tước hiệp sĩ và là một thành viện của Viện Cơ mật – cơ quan tư vấn của hoàng gia Anh về luật pháp đã bác bỏ bản án của Hồng Kông và đề nghị của Pháp trao trả Tống Văn Sơ về Đông Dương. Quyết định của ông có vai trò rất quan trọng giúp Tống Văn Sơ thoát nạn nhưng lâu nay báo chí còn ít nhắc đến ông. Sau này, ông trở thành Bộ trưởng Tài chính của Anh.

Stafford Cripps [1889 -1952], Trưởng Công tố quốc gia, thành viên Viện Cơ mật – cơ quan tư vấn của hoàng gia Anh về luật pháp đã bác bỏ bản án của Hồng Kông và đề nghị của Pháp trao trả Tống Văn Sơ về Đông Dương.

Ngày 28-12-1932, Tống Văn Sơ định đi đến nước Anh, song khi đi đến Singapore, chính quyền sở tại buộc quay trở lại Hồng Kông và ngày 19-1-1933, Người lại bị bắt giam.

Sau này, cuốn Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch đã đề cập đến luật sư Loseby và các bạn của ông như Gienkin, Pritt, Cripps…họ là những người “đáng được nước Việt Nam biết ơn”.

Hình ảnh trích từ phim tài liệu: HỒ CHÍ MINH- Một hành trình của Đài truyền hình TP Hồ Chí Minh

Ký túc xá của Hội Thanh niên Thiên chúa giáo Trung Hoa. Ảnh tư liệu.

Nguyễn Ái Quốc lại bị giải về Hồng Kông và bị giam giữ như một năm trước đây. Luật sư Loseby đã phản đối, yêu cầu Thống đốc Hồng Kông phải thi hành quyết định của Hội đồng nhà vua, thả ngay Tống Văn Sơ. Đầu năm 1933, Nguyễn Ái Quốc được trả tự do. Sau khi đón Tống Văn Sơ ra khỏi Sở Cảnh sát Hồng Kông, ông Loseby đã bí mật thu xếp cho Người ở tạm trong ký túc xá Thanh niên Cơ đốc giáo Trung Hoa.

Ông bà Loseby đã mua đồ cho Tống Văn Sơ cải trang để tránh tai mắt của bọn mật thám và mua vé trên chiếc tàu Nhật Bản đưa Người đi Thượng Hải, sau đó đưa sang Hạ Môn [Trung Quốc] vào ngày 25-1-1933. Việc mất tích của Nguyễn Ái Quốc đã khiến thực dân Pháp vô cùng tức tối. Để đánh lạc hướng bọn mật thám, ông bà Loseby đã cho báo chí phao tin “Nguyễn Ái Quốc bị lao và đã chết trong nhà tù?”.

Sau đó, Nguyễn Ái Quốc đã hai lần viết thư cho luật sư Loseby, nhưng vì sợ nhà cầm quyền tìm ra địa chỉ của Người nên luật sư đã không trả lời.

Sau này, trở thành Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, dù luôn bộn bề công việc, Người vẫn không quên gửi thư, thiếp và quà đến gia đình luật sư Loseby mỗi dịp Noel, Xuân về. Mùa xuân năm 1960, nhận lời mời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hai vợ chồng luật sư cùng người con gái đã sang Hà Nội ăn Tết cổ truyền [26-1 đến 3-2-1960]. Bác Hồ đã đón tiếp rất ân cần, dành nhiều thời gian và tình cảm tốt đẹp cho gia đình ân nhân. Con gái luật sư đã ghi lại hồi ức với những cảm xúc trân trọng. Sau này, khi luật sư qua đời, những món quà Bác Hồ tặng ông đã được người cháu ông trao tặng lại bảo tàng Hồ Chí Minh.

Về phần mình, ngày 19-12-1960, trong thư gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh, luật sư viết: “Ngài nói rằng tôi đã “cứu sống ngài”, điều đó có thể đúng. Nếu vậy thì đó chính là việc làm tốt nhất mà tôi từng làm và đó mãi mãi là một việc làm sáng suốt”.

Trong một buổi trao đổi với cán bộ bảo tàng cách mạng Việt Nam, luật sư khiêm tốn nói rằng: “Việc thoát khỏi nhà tù chính là do Tống Văn Sơ tự cứu mình, chúng tôi chỉ là người đóng góp thêm”. Điều đó cho thấy cùng với sự giúp đỡ to lớn của các luật sư, sự chủ động, mưu trí trong tranh đấu trước tòa của Nguyễn Ái Quốc cũng rất quan trọng, giúp Người vượt qua những chương sóng gió nhất của đời cách mạng, thật sự là một bông hoa “không thể hái” đối với bọn thực dân!


Chỉ đạo thực hiện:Đại tá NGÔ ANH THU, Phó tổng biên tập

Tổ chức thực hiện:NGUYỄN VĂN MINH

Nội dung:TRỊNH VĂN DŨNG - NGUYỄN VĂN DUYÊN

Kỹ thuật, đồ họa:VIỆT HƯNG - THANH HƯƠNG

Video liên quan

Chủ Đề