Phong cách ngôn ngữ của Nguyễn Du

1. Tiểu sử

- Nguyễn Du [1765 1820] tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.

* Thời đại:

- Đầy biến động: giang sơn mấy lần đổi chủ.

- Chế độ phong kiến suy tàn, phong trào khởi nghĩa nông dân nổi lên khắp nơi.

=> Suy ngẫm về cuộc đời và thế thái nhân sinh.

* Quê hương gia đình:

- Quê hương:

+ Quê cha: Hà Tĩnh =>giàu truyền thống văn hóa, hiếu học.

+ Quê mẹ: Bắc Ninh cái nôi của dân ca quan họ.

+ Nguyễn Du sống chủ yếu ở Thăng Long => Mảnh đất nghìn năm văn hiến.

+ Quê vợ: Thái Bình, nhiều truyền thống văn hóa.

=> Tiếp nhận văn hóa nhiều vùng miền tạo tiền đề cho sự tổng hợp tài năng nghệ thuật.

- Gia đình:

+ Sinh ra và trưởng thành trong gia đình quý tộc phong kiến quyền quý:

> Cha: Nguyễn Nghiễm, từng làm Tể Tướng trong triều Lê.

> Anh là Nguyễn Khản, làm chức Tham tụng [ngang Thừa tướng] trong phủ chúa Trịnh.

=> Có điều kiện dùi mài kinh sử và am hiểu vốn văn hóa văn học bác học.

+ Mẹ: Trần Thị Tần, quê ở Bắc Ninh, thông minh xinh đẹp, nết na.

=> Hiểu biết về văn hóa dân gian.

=> Gia đình nhiều đời làm quan, có truyền thống văn học, thích hát xướng.

* Bản thân:

- Thời thơ ấu và thanh niên [1765 1789]: Sống sung túc, hào hoa ở kinh thành Thăng Long trong gia đình quyền quý => Là điều kiện để có những hiểu biết về cuộc sống phong lưu của giới quý tộc phong kiến.

- Mười năm gió bụi [1789 1802]: Sống cuộc đời nghèo khổ, phong trần, gió bụi => Đem lại cho Nguyễn Du vốn sống thực tế gần gũi với quần chúng, học tập ngôn ngữ dân tộc và thôi thúc ông suy ngẫm về cuộc đời con người.

- Từ khi ra làm quan triều Nguyễn [1802 1820]: Giữ nhiều chức vụ cao, được đi nhiều nơi, được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc. => Giúp ông mở mang, nâng tầm khái quát về xã hội, con người.

- Ông mất tại Huế 1820.

=> Tiểu kết: Cuộc đời Nguyễn Du trải qua nhiều biến cố thăng trầm nhưng chính hoàn cảnh ấy tạo cho ông vốn sống phong phú, tâm hồn sâu sắc.

Video liên quan

Chủ Đề