Quản lý hành chính nhà nước đối với trường mầm non được quy định như thế nào

Mục lục bài viết

  • 1. Nội dung chính sách phát triển giáo dục mầm non
  • 2. Nội dung chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo
  • 3. Nội dung chính sách trợ cấp đối với trẻ em là con công nhân, người lao động tạikhu công nghiệp
  • 4. Nội dung chính sách đối với giáo viên mầm non dạy TiếngViệt cho trẻ em người dân tộc thiểu số
  • 5. Nội dung chính sách với giáo viên mầm non dân lập, tư thục tại địa bàn có khu công nghiệp
  • 6.Nội dung chính sách hỗ trợ tài liệu, chi phí tập huấn với giáo viên mầm non dân lập, tư thục

1. Nội dung chính sách phát triển giáo dục mầm non

Phát triển giáo dục mầm non là một trong các chính sách về phát triển hệ thống giáo dục được quy định trong Luật Giáo dục năm 2019. Cụ thể, Điều 27 quy định như sau:

Điều 27. Chính sách phát triển giáo dục mầm non

1. Nhà nước có chính sách đầu tư phát triển giáo dục mầm non; ưu tiên phát triển giáo dục mầm non ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, địa bàn có khu công nghiệp.

2. Nhà nước có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển giáo dục mầm non nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Và theo hướng dẫn tại Nghị định 105/2020/NĐ-CP, các chính sách cụ thể nhằm phát triển giáo dục mầm non được đưa ra gồm có:

- Nhóm chính sách đầu tư, ưu tiên phát triển giáo dục mầm non gồm: Chính sách đầu tư phát triển mạng lưới trường, lớp giáo dục mầm non; Chính sáchưu tiên phát triển giáo dục mầm non ở xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng khó khăn;Chính sách đối với cơ sở giáo dục mầm non độc lập dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp, nơi có nhiều lao động; Chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển giáo dục mầm non.

- Nhóm chính sách đối với trẻ em mầm non gồm: Chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo;Chính sách trợ cấp đối với trẻ em mầm non là con công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp.

- Nhóm chính sách đối với giáo viên mầm non gồm:Chính sách đối với giáo viên mầm non dạy lớp ghép, tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số;Chính sách đối với giáo viên mầm non làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp; Chính sách hỗ trợ tài liệu và chi phí tập huấn đối với giáo viên mầm non dân lập, tư thục.

2. Nội dung chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo

Đối tượng hưởng chính sách: Trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo [không bao gồm trẻ em đã được hưởng chính sách theo Nghị định số 57/2017/NĐ-CP] đang theo học tại lớ mẫu giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non thuộc một trong các trường hợp sau:

- Nhóm 1: Gồm trẻ em có cha/mẹ hoặc có người chăm sóc trẻ em hoặc trẻ em thường trú ở thôn đặc biệt khó khăn, xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã đặc biệt khó khăn tại vùng bãi ngang ven biển, hải đảo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;

- Nhóm 2: Trẻ em không có nguồn nuôi dưỡng và thuộc đối tượng đang hưởng chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định pháp luật;

- Nhóm 3: Trẻ em là nhân khẩu trong gia đình thuộc hộ nghèo, cận nghèo theo quy định pháp luật.

- Nhóm 4: Trẻ em là con củaliệt sĩ, con Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, con thương binh hoặccon của người hưởng chính sách như thương binh, con bệnh binh hoặc con một số đối tượng chính sách khác theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng [nếu có].

- Nhóm 5: Là trẻ em khuyết tật học hoà nhập.

Nội dung chính sách:

- Mức hỗ trợ tiền ăn trưa là 160.000 đồng/trẻ/tháng.

- Thời gian hỗ trợ: Bằng số tháng học thực tế nhưng không quá 9 tháng/năm học.

Hồ sơ hưởng chính sách:

Đối tượng Người chuẩn bị hồ sơ Danh mục hồ sơ Nơi nộp
Trẻ em thuộc nhóm 1 Cha/mẹ hoặc người nuôi dưỡng trẻ

- Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực sổ hộ khẩu hoặc cung cấp thông tin về số định danh cá nhân của trẻ em hoặc của cha hoặc mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em;

- Giấy xác nhận của cơ quan công an về việc đăng ký thường trú của trẻ em [trường hợp sổ hộ khẩu bị thất lạc].

Nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện tới cơ sở giáo dục mầm non
Trẻ em thuộc nhóm 2 Cha, mẹ hoặc người nuôi dưỡng trẻ

Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực các văn bản sau:

- Quyết định về việc trợ cấp xã hội của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;

- Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc xác nhận của cơ sở bảo trợ xã hội về tình trạng trẻ mồ côi, bị bỏ rơi hoặc trẻ thuộc các trường hợp khác theo quy định tại Điều 5 Nghị định 136/2013/NĐ-CP

-Giấy chứng nhận nuôi con nuôi đối với trẻ mồ côi, bị bỏ rơi hoặc trẻ em thuộc các trường hợp khác quy định tại Điều 5 nghị định 136/2013/NĐ-CP

Nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện tới cơ sở giáo dục mầm non
Trẻ em thuộc nhóm 3 Cha, mẹ hoặc người nuôi dưỡng trẻ -Bản sao và mang bản chính để đối chiếu hoặc bản sao chứng thực Giấy chứng nhận hoặc Giấy xác nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện tới cơ sở giáo dục mầm non
Trẻ em thuộc nhóm 4 Cha, mẹ hoặc người nuôi dưỡng trẻ - Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao chứng thực Giấy xác nhận của cơ quan quản lý đối tượng người có công theo quy định và Giấy khai sinh của trẻ em. Nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện tới cơ sở giáo dục mầm non
Trẻ em thuộc nhóm 5 Cha, mẹ hoặc người nuôi dưỡng trẻ - Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao chứng thực Giấy xác nhận khuyết tật do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp hoặc Quyết định về việc trợ cấp xã hội của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện tới cơ sở giáo dục mầm non

Thời gian nộp hồ sơ: Trong vòng 15 ngày kể từ ngày có thông báo của cơ sở giáo dục mầm non.

3. Nội dung chính sách trợ cấp đối với trẻ em là con công nhân, người lao động tạikhu công nghiệp

Đối tượng hưởng chính sách: Trẻ em trong độ tuổi mầm non đang theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập hoặc tư thục hoạt động hợp pháp cho cha hoặc mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng khác đang làcông nhân, người lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp có ký hợp đồng lao động với doanh nghiệp theo quy định luật Lao động.

Nội dung chính sách:

- Mức hỗ trợ: Tối thiếu 160.000 vnđ/trẻ/tháng [Mức cụ thể dọ UBND tỉnh xây dựng phù hợp với khả năng ngân sách của địa phương].

-Thời gian hỗ trợ tính theo số tháng học thực tế, nhưng không quá 9 tháng/năm học.

Hồ sơ hưởng chính sách:

- Đơn đề nghị trợ cấp theo mẫu 03ban hànhkèm theo Nghị 105/2020/NĐ-CPnày] có xác nhận của đơn vị sử dụng lao động nơi cha hoặc mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em đang công tác;

- Bản sao kèm bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy khai sinh hoặc sổ hộ khẩu hoặc giấy xác nhận tạm trú của trẻ em.

Nơi nộp hồ sơ: Cha, mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ nộp hồ sơ về cơ sở giáo dục mầm non nơi trẻ đang theo học trong vòng 15 ngày kể từ ngày có thông báo của cơ sở giáo dục mầm non.

4. Nội dung chính sách đối với giáo viên mầm non dạy TiếngViệt cho trẻ em người dân tộc thiểu số

Đối tượng hưởng chính sách: Giáo viên dạy tại điểm lẻ của các cơ sở giáo dục mầm non công lập ở thôn đặc biệt khó khăn, xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo, xã thuộc vùng khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ là đối tượng được hưởng chính sách nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

- Giáo viên trực tiếp dạy 02 buổi/ngày tại các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo ghép từ hai độ tuổi trở lên.

- Giáo viên trực tiếp dạy tăng cường tiếng Việt tại các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có trẻ em là người dân tộc thiểu số.

Nội dung hưởng chính sách:

- Giáo viên được hỗ trợ thêm khoản tiền 450.000 đồng.tháng

- Thời gian hỗ trợ: Bằng số tháng thực tế giảng dạy, tối đa không quá 09 tháng.

Phương thức thực hiện:

Trách nhiệm lập danh sách giáo viên đủ điều kiện:

- Cơ sở giáo dục mầm non lập danh sách giáo viên đủ điều hưởng chính sách theo mẫu 04 tại nghị định 105/2020/NĐ-CP gửi về Phòng giáo dục và đào tạo.

- Nếu làcơ sở giáo dục mầm non trực thuộc sở giáo dục và đào tạo hoặc cơ quan khác, hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non lập vànộp danh sách giáo viên đủ điều kiện và gửivề cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp, đồng thời gửi phòng giáo dục và đào tạo nơi cơ sở giáo dục mầm non đóng trụ sở trên địa bàn để theo dõi, tổng hợp.

Thời điểm lập gửi danh sách: Lập hằng năm, cùng với thời điểm lập dự toán ngân sách nhà nước.

5. Nội dung chính sách với giáo viên mầm non dân lập, tư thục tại địa bàn có khu công nghiệp

Đối tượng hưởng chính sách: Giáo viên mầm non tại các cơ sở mầm non dân lập, tư thục hoạt động hợp pháp và nằm trên địa bàn có khu công nghiệp là đối tượng hưởng chính sách nếu đáp ứng các điều kiện sau:

- Giáo viên ó trình độ chuẩn đào tạo chức danh giáo viên mầm non theo quy định pháp luật;

- Giáo viên có hợp đồng lao động với người đại diện theo pháp luật của cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục;

- Là người trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhóm trẻ/lớp mẫu giáo có từ 30% trẻ em là con công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp.

Nội dung hưởng chính sách:

- Mức hỗ trợ tối thiểu: 800.000 đồng/tháng mức này nằm ngoàimức lương thỏa thuận giữa chủ cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục với giáo viên và không làm cơ sở tính đóng hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.[Số lượng giáo viên được hưởng hỗ trợ tính theo định mức quy địnhđối với các cơ sở giáo dục mầm non công lập hiện hành].

Mức hỗ trợ cụ thể do UBND cấp tỉnh xây dựng.

- Thời gian hỗ trợ: Bằng số tháng dạy thực tế trong năm học.

Hồ sơ hưởng chính sách:

Cơ sở giáo dục mầm non chuẩn bị hồ sơ sau để nộp về phòng giáo dục đào tạo nơi cơ sở hoạt động:

- Danh sách giáo viên được hưởng chính sách [Mẫu số 05quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định 105/2020/NĐ-CP];

- Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực Hợp đồng lao động của giáo viên được hưởng chính sách.

Thời điểm nộp hồ sơ: Tháng 8 hằng năm.

6.Nội dung chính sách hỗ trợ tài liệu, chi phí tập huấn với giáo viên mầm non dân lập, tư thục

Đối tượng hưởng chính sách:

- Giáo viên mầm non, hiệu trưởng,hiệu phó, chủ nhóm, tổ trưởng chuyên môn đang làm việc tại các cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục hoạt động hợp pháp.

Nội dung chính sách:

- Được hỗ trợ tài liệu, chi phí tập huấn khi tham giacác lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.

- Mức hỗ trợ bằng với mức hỗ trợ đối với giáo viên công lập có cùng trình độ tham gia tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

Trách nhiệm nộp hồ sơ hưởng chính sách:

- Cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục lập danh sách giáo viên tham gia tập huấn, bồi dưỡng gửi phòng giáo dục và đào tạo dựa trên kế hoạchtập huấn, bồi dưỡng hằng năm của phòng giáo dục và đào tạo.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗtrợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phậntư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoạisố:1900.6162để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề