Quy định về tỷ giá trong hợp đồng

Cùng với quá trình hội nhập, đa dạng hóa quan hệ quốc tế của đất nước, các cá nhân, tổ chức ngày càng mở rộng quan hệ mua bán, hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, đồng tiền thanh toán của các loại hợp đồng cũng trở nên ngày càng phong phú hơn, không chỉ là đồng tiền quốc gia. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chỉ rõ quy định về đồng tiền thanh toán trong hợp đồng theo pháp luật hiện hành để hạn chế các tranh chấp giữa các bên phát sinh khi thực hiện hợp đồng.

Cơ sở pháp lý điều chỉnh quy định về chấm dứt hợp đồng là các văn bản pháp luật sau đây:

Theo quy định tại Điều 385 Bộ luật dân sự 2015 thì hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các chủ thể về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Đối với các loại hợp đồng hướng đến lợi ích vật chất thì trong hợp đồng sẽ thỏa thuận về vấn đề phương thức thanh toán, đồng tiền thanh toán. Theo đó, đồng tiền thanh toán có thể hiểu là đồng tiền sử dụng thực tế để các bên thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ cho bên còn lại.

>> Xem thêm: 5 phương thức thanh toán trong hợp đồng

>>> Xem thêm: Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là gì ?

Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên về vấn đề nào đó. Tuy nhiên, để hợp đồng có hiệu lực thì phải đáp ứng những điều kiện luật định, trong đó nội dung không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Vậy nên, các bên có thể tự do thỏa thuận về đồng tiền thanh toán trong hợp đồng nhưng không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Trong ký kết hợp đồng ngoại thương [Hợp đồng xuất nhập khẩu, Hợp đồng chuyển giao công nghệ…], các doanh nghiệp thường sẽ sử dụng một đồng tiền mạnh làm đồng tiền trung gian trong giao dịch thanh toán. Đó có thể là đồng tiền của nước xuất khẩu, nước nhập khẩu hoặc đồng tiền của một nước thứ ba.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn soạn thảo Hợp đồng xuất nhập khẩu [Hợp đồng ngoại thương]

Thông thường, đối với giao dịch trong nước, các chủ thể thường thỏa thuận về đồng tiền thanh toán trong hợp đồng là đồng Việt Nam.

Điều này sẽ tạo thuận tiện cho doanh nghiệp bởi theo điểm e, khoản 2 điều 16 của Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính thì: “Đồng tiền ghi trên hóa đơn là đồng Việt Nam”. Trường hợp người bán được bán hàng thu ngoại tệ theo quy định của pháp luật, tổng số tiền thanh toán được ghi bằng ngoại tệ, phần chữ ghi bằng tiếng Việt [Ví dụ: 100.000 USD sẽ ghi là một trăm nghìn đô la mỹ] đồng thời ghi số tiền quy đổi theo tỷ giá của đồng Việt Nam trên hóa đơn.

Đồng tiền thanh toán trong hợp đồng được pháp luật quy định – Nguồn ảnh minh họa: Internet

Theo Điều 4 Pháp lệnh ngoại hối 2005 thì Ngoại hối bao gồm: Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung Châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực; Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ; Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ; Đồng tiền của nước CHXHCN Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế.

Theo quy định tại Điều 22 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối, Điều 3 Thông tư 32/2013/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện quy định hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam quy định về nguyên tắc hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam như sau:

“Trên lãnh thổ Việt Nam, trừ các trường hợp được sử dụng ngoại hối quy định tại Điều 4 Thông tư này, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác [bao gồm cả quy đổi hoặc điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ, giá trị của hợp đồng, thỏa thuận] của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối”.

Như vậy, về nguyên tắc, trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương đương khác không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp được phép thanh toán bằng ngoại tệ theo Điều 4 của Thông tư 32/2013/TT-NHNN quy định về các trường hợp được sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam.

Cụ thể các trường hợp như:

  • Các trường hợp thanh toán thông qua trung gian gồm thu hộ, uỷ thác, đại lý;
  • Các giao dịch với tổ chức tín dụng. Trong đó, các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối bao gồm các ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối [theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 15/2015/TT-NHNN]
  • Các trường hợp cần thiết khác được Chính phủ cho phép.

Các trường hợp sử dụng ngoại hối không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 4 Thông tư 32/2013/TT-NHNN đều sẽ bị nghiêm cấm. Do vậy, trường hợp các bên thoả thuận giá cả, phương thức thanh toán bằng ngoại tệ là đồng tiền thanh toán trong hợp đồng sẽ vi phạm quy định về việc hạn chế sử dụng ngoại hối tại Pháp lệnh ngoại hối và Thông tư 32/2013/TT-NHNN.

Thực tế khi các Doanh nghiệp Việt Nam ký kết hợp đồng ngoại thương [Hợp đồng xuất nhập khẩu,] với các đối tác nước ngoài, có những mặt hàng đặc biệt, phải thanh toán bằng một loại tiền tệ nhất định, thường là những mặt hàng quan trọng đã bị một số nước khống chế từ lâu, chẳng hạn như mua bán cao su, thiếc thanh toán bằng GPB; mua bán dầu hỏa thanh toán bằng USD;… Hiện nay, các Doanh nghiệp Việt Nam ký kết hợp đồng ngoại thương thường sử dụng các ngoại tệ mạnh có tỷ giá trực tiếp với VND như: USD, EUR, JPY, GBP, …

>>> Xem thêm: Bảo đảm đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài

Đồng tiền thanh toán trong hợp đồng có thể hiểu là đồng tiền sử dụng thực tế để các bên thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ cho bên còn lại và đây là nôi dung rất quan trọng trong hợp đồng, đặc biệt là hợp đồng ngoại thương.

Thông thường, đối với các hợp đồng trong nước chẳng hạn Hợp đồng hợp tác kinh doanh, Hợp đồng dịch vụ, Hợp đồng liên danh, Hợp đồng liên doanh, Hợp đồng gia công, Hợp đồng mua bán đất, Hợp đồng vận chuyển hành khách, Hợp đồng quảng cáo,Hợp đồng thương mại, Hợp đồng xây dựng… sẽ thỏa thuận về đồng tiền thanh toán trong hợp đồng là tiền Việt Nam.

Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt theo Điều 4 của Thông tư 32/2013/TT-NHNN quy định về các trường hợp được sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam thì các bên có thể thỏa thuận dùng ngoại hối để thanh toán.

Sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn luật dân sự là rất khôn ngoan vì bạn sẽ hiểu rõ hơn về quyền và lợi ích hợp pháp của mình, từ đó biết cách xử lý đúng đắn trong các mối quan hệ dân sự với các chủ thể khác. Để có thêm thông tin, hãy đọc bài viết Dịch vụ tư vấn soạn thảo hợp đồng của chúng tôi.

Trường hợp bạn có những khúc mắc, thậm chí là tranh chấp liên quan tới hợp đồng như chấm dứt hợp đồng, tranh chấp liên quan đến hợp đồng thì luật sư sẽ giúp bạn xử lý các trường hợp đó một cách chuyên nghiệp và có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Bạn có thể tham khảo bài viết Giải quyết tranh chấp hợp đồng của chúng tôi.

>>> Xem thêm:

HÃY LIÊN HỆ NGAY LUẬT THÁI AN ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ!

  • Giới thiệu tác giả
  • Bài viết mới nhất

Luật sư tại Công ty Luật Thái An

Luật sư Đàm Thị Lộc:• Thành viên Đoàn Luật sư TP. Hà Nội và Liên đoàn Luật sư Việt Nam• Cử nhân luật Đại học Luật Hà Nội • Lĩnh vực hành nghề chính:* Tư vấn pháp luật: Doanh nghiệp, Đầu tư, Xây dựng, Thương mại, Lao động, Dân sự, Hình sự, Đất đai, Hôn nhân và gia đình

* Tố tụng và giải quyết tranh chấp: Kinh doanh thương mại, Đầu tư, Xây dựng, Lao động, Bảo hiểm, Dân sự, Hình sự, Hành chính, Đất đai, Hôn nhân và gia đình

Điều 52 Thông tư 133/2016/TT-BTC

Tóm tắt các điểm cơ bản

Các loại tỷ giá

Có 2 loại tỷ giá

  • Tỷ giá giao dịch thực tế
    • Tỷ giá giao dịch thực tế khi mua, bán ngoại tệ [hợp đồng mua bán ngoại tệ giao ngay, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi]: Là tỷ giá ký kết trong hợp đồng mua, bán ngoại tệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng thương mại;
    • Trường hợp hợp đồng không quy định cụ thể tỷ giá thanh toán thì doanh nghiệp sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá xấp xỉ với tỷ giá chuyển khoản trung bình của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch để ghi sổ kế toán.

Tỷ giá xấp xỉ này phải đảm bảo chênh lệch không vượt quá +/-1% so với tỷ giá chuyển khoản trung bình của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch [ngân hàng này do doanh nghiệp tự lựa chọn]. Tỷ giá chuyển khoản trung bình có thể được xác định hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng trên cơ sở trung bình cộng giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán chuyển khoản hàng ngày của ngân hàng thương mại.

  • Tỷ giá ghi sổ kế toán
    • Tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh là tỷ giá được xác định liên quan đến giao dịch đã phát sinh tại một thời điểm cụ thể. Tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh được áp dụng để ghi sổ kế toán cho bên Nợ các tài khoản phải thu đối với khoản tiền bằng ngoại tệ đã nhận ứng trước của khách hàng hoặc cho bên Có các tài khoản phải trả đối với khoản tiền bằng ngoại tệ đã ứng trước cho người bán.
    • Tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền là tỷ giá được xác định trên cơ sở lấy tổng giá trị [theo đồng tiền ghi sổ kế toán] của từng khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ chia cho số lượng nguyên tệ thực có tại từng thời điểm.

Nguyên tắc xác định tỷ giá

Trừ một số trường hợp đặc biệt: Các giao dịch nội bộ doanh nghiệp như: rút TGNH ngoại tệ về nhập quỹ tiền mặt, đem tiền mặt ngoại tệ nộp vào tài khoản TGNH

=> PST của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ ghi nhận theo tỷ giá ghi sổ.

Cuối kỳ: Đánh giá lại

– Tỷ giá để đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ là tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền và tỷ giá chuyển khoản trung bình cuối kỳ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch [do doanh nghiệp tự lựa chọn] tại thời điểm lập Báo cáo tài chính.

– Toàn bộ khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ [theo số thuần sau khi bù trừ số phát sinh bên Nợ và bên Có TK 413] được kết chuyển vào chi phí tài chính [nếu lỗ] hoặc doanh thu hoạt động tài chính [nếu lãi] để xác định kết quả hoạt động kinh doanh.

Hạch toán chênh lệch tỷ giá

Tài khoản 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái

  • Bên Nợ:
    • Lỗ tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ;
    • Kết chuyển lãi tỷ giá hối đoái vào doanh thu hoạt động tài chính.
  • Bên Có:
    • Lãi tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ;
    • Kết chuyển lỗ tỷ giá hối đoái vào chi phí tài chính.

Tài khoản 413 không có số dư.

Ví dụ

Công ty TNHH XYZ có Số dư đầu kỳ như sau:

Tài khoản 1122: 2.500 USD

Tài khoán 1111: 20.000.000 VND

Tài khoản 1121: 50.000.000 VND

1] Ngày 6/1/20: Nhận góp vốn 1000 USD bằng tài khoản ngân hàng. Tỷ giá giao dịch là 22.800

Nợ 1122: 1.000 x 22.800 = 22.800.000

Có 4111: 22.800.000

2] Ngày 31/1/20: Dùng tiền gửi ngân hàng mua 500 USD. Tỷ giá giao dịch là 23.100

Nợ 1122: 500 x 23.100 = 11.550.000

Có 11121: 11.550.000

3] Ngày 1/2/20: Ứng trước 1.000 USD tiền hàng cho công ty A. Tỷ giá giao dịch là 23.200

Nợ 331-Ứng trước người bán: 1.000 x 23.200 = 23.200.000 [1]

Có 1122: 1.000 x 22.963 = 22.962.500

Có 515: 237.500

4] Ngày 5/2/20: Mua lô hàng X của công ty A trị giá 2.000 USD, gồm 120 cái. Tỷ giá giao dịch là 22.800

Nợ 156: [1] + [2] = 46.000.000

Có 331-Ứng trước người bán: 23.200.000 [1]

Có 331: 1.000 x 22.800 = 22.800.000 [2]

5] Ngày 10/2/20: Trả nốt 1.000 USD tiền hàng cho công ty A cho lô hàng ở nghiệp vụ 4. Tỷ giá giao dịch là 23.050

Nợ 331: 22.800.000

Nợ 635: 162.500

Có 1122: 1.000 x 22.962,5 = 22.962.500

6] Ngày 1/3/20: Khách hàng Z ứng trước 500 USD. Tỷ giá giao dịch là 23.200

Nợ 1122: 500 x 23.200 = 11.600.000

Có 131-Khách hàng ứng trước: 11.600.000 

7] Ngày 3/3/20: Bán lô hàng 120 sản phẩm X cho công ty Z. Giá bán là 3.000 USD. Tỷ giá giao dịch là 23.100

Nợ 131-Khách hàng ứng trước: 11.600.000 [1]

Nợ 131: 2.500 x 23.100 = 57.750.000 [2]

Có 511: [1] + [2] = 69.350.000

Nợ 632: 46.000.000

Có 156: 46.000.000

8] Khách hàng Z trả nốt 2.500 USD ở nghiệp vụ 7. Tỷ giá giao dịch là 23.150

Nợ 1122: 23.150 x 2.500 = 57.875.000

Có 515: 125.000

Có 131: 57.750.000

Đánh giá lại tài khoản ngoại tệ cuối kỳ:

Tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền: 115.400.000

Tỷ giá chuyển khoản trung bình cuối kỳ của ngân hàng thương mại: 5000 x 22.900 = 114.500.000

Lỗ chênh lệch tỷ giá cuối kỳ: 900.000

Chi phí do chênh lệch tỷ giá có được tính làm chi phí hợp lệ khi tính thuế TNDN?

Tại khoản 2.22, điểm 2, Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC hướng dẫn chi phí không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN:

Lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ tính thuế bao gồm chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối năm là: tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ [trừ lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ cuối kỳ tính thuế].

Như vậy, chỉ có chênh lệch tỷ giá lãi hay lỗ đánh giá lại cuối năm của khoản mục nợ phải trả mới được tính vào chi phí hoặc thu nhập khi quyết toán thuế TNDN, còn lãi hay lỗ của chênh lệch tỷ giá đánh giá lại cuối năm của các tài khoản còn lại không phải nợ phải trả [ví dụ: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, khoản phải thu…] sẽ không được chấp nhận.

Video liên quan

Chủ Đề