Quy trình xây dựng kế hoạch dạy học môn Âm nhạc

Hãy trình bày tóm tắt quy trình xây dựng kế hoạch giáo dục của giáo viên trong năm học.

Trả lời:

Từ những căn cứ về pháp lý bao gồm các văn bản liên quan như Chương trình tổng thể, Chương trình môn học, Thông tư về Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông nhiều cấp học; KHGD của nhà trường; kết luận về việc phân công nhiệm vụ năm học mới của GV;…, GV tiến hành xây dựng KHGD của cá nhân theo qui trình sau:

Bước 1. Xác định nhiệm vụ/ nội dung công việc

Nhiệm vụ/Nội dung công việc của GV trong nhà trường phổ thông được phân làm 3 nhóm chính: [1] Dạy học/ tổ chức hoạt động giáo dục; [2] Chủ nhiệm lớp; [3] Công việc/nhiệm vụ khác như bồi dưỡng học sinh giỏi, hướng dẫn HS nghiên cứu sáng tạo khoa học kỹ thuật…; Bên cạnh đó, một số nhiệm vụ/nội dung công việc khác của GV cũng cần được xác định, như: [4] Tự học, tự bồi dưỡng; [5] Công tác Đảng, Đoàn, Đội, Công đoàn kiêm nhiệm khác….

Khi xác định nhiệm vụ/công việc cần làm, GV cần xác định đối tượng, thời gian, địa điểm thực hiện, nguồn hỗ trợ… Đồng thời, GV cần xác định rõ cái nào nên làm trước, cái nào làm sau, sắp xếp các công việc một cách hợp lí theo thứ tự cấp bách, mức độ quan trọng hoặc theo trình tự thời gian… là một yếu tố quan trọng khi lập kế hoạch hiệu quả. Việc này giúp GV loại bỏ những công việc không cần thiết, tiết kiệm thời gian và nguồn lực.

Bước 2. Xây dựng kế hoạch giáo dục của giáo viên

★Xây dựng kế hoạch dạy học các bài học và các chuyên đề lựa chọn: Ở giai đoạn này, GV căn cứ vào căn cứ vào nội dung dạy học của khối lớp được phân công đảm nhận, căn cứ vào phân phối chương trình chung đã được tổ chuyên môn thống nhất để xác định bài học, số tiết, thời điểm dạy học, thiết bị dạy học, địa điểm dạy học.

[1] Đối với tên gọi, số tiết các bài học và các chuyên đề lựa chọn cũng như trình tự sắp xếp của nó GV xác định dựa trên kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn.

[2] Để xác định thời điểm dạy học các bài học và chuyên đề lựa chọn, GV cần căn cứ vào: Khung thời gian thực hiện chương trình môn học [số tiết/tuần] và quy định về thời lượng dành cho môn học do nhà trường quy định; Thời lượng [số tiết] để dạy bài học/chuyên đề lựa chọn đã được xác định trong kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn. Khi xác định thời điểm dạy học các bài học và các chuyên đề lựa chọn cần chú ý tránh thời gian tiến hành các bài kiểm tra đánh giá định kì mà đã được xác định trong kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn. Bên cạnh đó, thời điểm dạy học đối với các chuyên đề lựa chọn cần được sắp xếp phù hợp với logic nội dung các bài học để thuận lợi cho việc tiếp nhận tri thức của học sinh.

[3] Để xác định thiết bị dạy học, GV căn cứ vào tình hình thiết bị dạy học được mô tả ở phần đặc điểm tình hình trong kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn, căn cứ đặc điểm nội dung bài học, chuyên đề lựa chọn và khả năng của bản thân trong việc thu thập, xây dựng phương tiện dạy học để xác định và liệt kê các phương tiện dạy học phù hợp.

[4] Đối với địa điểm dạy học, GV căn cứ trên đặc điểm nội dung bài học và các ý tưởng dạy học của cá nhân, căn cứ trên đặc điểm phòng học bộ môn/phòng thí nghiệm/phòng đa năng/sân chơi, bãi tập được mô tả trong kế hoạch của tổ chuyên môn để xác định và liệt kê địa điểm dạy học.

★Xây dựng kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ khác [nếu có]: Ngoài các nội dung trên, nếu GV được phân công hoặc có dự kiến các nhiệm vụ khác như bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu và tổ chức các hoạt động giáo dục… thì cũng cần xây dựng kế hoạch cho các nội dung này. Không có khuôn mẫu trình bày cho các nhiệm vụ này, tuy nhiên GV cần chú ý đối với kế hoạch cho mỗi nhiệm vụ cần thể hiện được mục tiêu, nội dung, thời gian, địa điểm, các phương tiện và lực lượng hỗ trợ, phối hợp [nếu có]. Bên cạnh đó, GV có thể dự kiến và thể hiện rõ bằng các số liệu cụ thể về một số nhiệm vụ liên quan khác như: số tiết dự giờ, số tiết thao giảng, báo cáo chuyên đề…

Ví dụ minh họa:

★Rà soát, chỉnh sửa và trình tổ trưởng chuyên môn kí duyệt: Sau khi hoàn thiện kế hoạch, GV cần rà soát lại để đảm bảo các nội dung trong kế hoạch là chính xác. Kế hoạch sau đó được trình để tổ trưởng chuyên môn xem xét phê duyệt, nếu kế hoạch phù hợp và được phê duyệt, GV sẽ sử dụng để triển khai trong năm học.

Bước 3. Tổ chức thực hiện

Để đáp ứng mục tiêu đề ra, sự tập trung là yếu tố cần thiết nhằm giúp GV làm việc hiệu quả và tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là trong 1 khoảng thời gian, GV chỉ làm 1 công việc/thực hiện 1 nhiệm vụ nhất định, nếu có thể hãy kết hợp làm nhiều việc trong một khoảng thời gian một cách hợp lí. Ví dụ: Vừa giảng dạy trên lớp theo thời khóa biểu, vừa thực hiện công tác chủ nhiệm lớp và hỗ trợ HS còn yếu kém, bồi dưỡng HS giỏi,…

Bên cạnh việc tập trung làm việc, GV hãy dành khoảng thời gian hợp lí cho những sự cố phát sinh. Vì vậy, khi lên kế hoạch cá nhân, GV cố gắng dự trù, dự đoán một số tình huống phát sinh, những khó khăn, thách thức có thể gặp phải, từ đó đưa ra các phương án dự phòng.

Bước 4. Đánh giá và hoàn thiện kế hoạch

Để biết bản thân đã làm đươc đến đâu và liệu có hoàn thành được kế hoạch hay không, GV cần phải liên tục theo dõi, kiểm tra và đối chiếu lộ trình và kết quả đạt được với kế hoạch đã đề ra. Một kế hoạch được chuẩn bị kĩ lưỡng, cập nhật và chỉnh sửa qua các giai đoạn thực hiện sẽ giúp GV đánh giá chính xác được chất lượng của công việc. Đồng thời, việc kiểm tra, đánh giá mức độ đạt được của công việc sẽ giúp GV định hướng những việc làm tiếp theo, biện pháp khắc phục khó khăn, tìm kiếm nguồn hỗ trợ khác và thực hiện các phương án dự phòng nhằm đảm bảo hiệu quả công việc đã đề ra.

Hãy trình bày tóm tắt quy trình xây dựng kế hoạch giáo dục của giáo viên trong năm học. – trong quá trình tổng hợp có thể có nhiều thiếu xót các bạn để lại ý kiến đóng góp cũng như bình luận bên dưới. Trân trọng cám ơn.

Bấm vào đây: Tài liệu tập huấn Mô đun 4 [đã hoàn thành]

Đăng kí kênh youTube để ủng hộ nhóm tác giả:

Đáp án modul 4, hướng dẫn trả lời, câu hỏi, đáp án Cập nhật full 8h00 ngày 16/10/2021
Mô đun 04 GVPT – Môn Toán THCS

Mô đun 04 CBQL – QUẢN TRỊ CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ VÀ CÔNG NGHỆ TRONG DẠY HỌC, GIÁO DỤC HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Mô đun 04 CBQL – QUẢN TRỊ CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ VÀ CÔNG NGHỆ TRONG DẠY HỌC, GIÁO DỤC HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

Mô đun 04 CBQL – QUẢN TRỊ CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ VÀ CÔNG NGHỆ TRONG DẠY HỌC, GIÁO DỤC HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

Mô đun 04 GVPT – Môn Mĩ thuật THPT

Mô đun 04 GVPT – Môn Giáo dục kinh tế pháp luật THPT

Mô đun 04 GVPT – Môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp THPT

Mô đun 04 GVPT – Môn Âm nhạc THPT

Mô đun 04 GVPT – Môn Giáo dục thể chất THPT

Mô đun 04 GVPT – Môn Tin học THPT

Mô đun 04 GVPT – Môn Địa lí THPT

Mô đun 04 GVPT – Môn Lịch sử THPT

Mô đun 04 GVPT – Môn Sinh Học THPT

Mô đun 04 GVPT – Môn Công nghệ THPT

Mô đun 04 GVPT – Môn Ngữ văn THPT

Mô đun 04 GVPT – Môn Hoá Học THPT

Mô đun 04 GVPT – Môn Vật lý THPT

Mô đun 04 GVPT – Môn Toán THPT

Mô đun 04 GVPT – Môn Giáo dục công dân THCS

Mô đun 04 GVPT – Môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp THCS

Mô đun 04 GVPT – Môn Mĩ thuật THCS

Mô đun 04 GVPT – Môn Âm nhạc THCS

Mô đun 04 GVPT – Môn Giáo dục thể chất THCS

Mô đun 04 GVPT – Môn Tin học THCS

Mô đun 04 GVPT – Môn Lịch sử và Địa lí THCS

Mô đun 04 GVPT – Môn Khoa học Tự nhiên THCS

Mô đun 04 GVPT – Môn Công nghệ THCS

Mô đun 04 GVPT – Môn Ngữ văn THCS

Mô đun 4 GVPT – Hoạt động trải nghiệm – Tiểu học

Mô đun 4 GVPT – Môn Giáo dục thể chất – Tiểu học

Mô đun 4 GVPT – Môn Tin học – Tiểu học

Mô đun 4 GVPT – Môn Khoa học – Tiểu học

Mô đun 4 GVPT – Môn Lịch sử và Địa lí – Tiểu học

Mô đun 4 GVPT – Môn Công nghệ – Tiểu học

Mô đun 4 GVPT – Môn Tự nhiên và Xã hội – Tiểu học

Mô đun 4 GVPT – Môn Mĩ thuật – Tiểu học

Mô đun 4 GVPT- Môn Âm Nhạc – Tiểu học

Mô đun 4 GVPT – Môn Đạo đức – Tiểu học

Mô đun 4 GVPT – Môn Toán – Tiểu học

Mô đun 4 GVPT – Môn Tiếng Việt – Tiểu học

Giáo án minh họa môn Âm nhạc Module 4

Mẫu bài dạy minh họa Mô đun 4 môn Âm nhạc Tiểu học là mẫu giáo án minh họa tập huấn Mô đun 4, giúp thầy cô tham khảo soạn giáo án theo chương trình GDPT 2018 mới. Với nội dung bài dạy Ôn tập bài hát: Lớp một thân yêu - Đọc nhạc: Ban nhạc Đô – rê - mi, chủ đề 3: Mái trường thân yêu sách Âm nhạc 1.

Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt, Toán, Lịch sử - Địa lý để đạt kết quả cao trong kỳ tập huấn Mô đun 4 này. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Mẫu kế hoạch bài dạy Module 4 môn Âm nhạc

KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN ÂM NHẠC LỚP 1
CHỦ ĐỀ 3: MÁI TRƯỜNG THÂN YÊU
Tiết 2: - Ôn tập bài hát: Lớp một thân yêu - Đọc nhạc: Ban nhạc Đô – rê - mi

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực:

* Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ, tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, sách vở học tập, có ý thức tìm hiểu bài học trước khi đến lớp.
  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết trao đổi, thảo luận, trình bày bài hát, đọc nhạc cùng cả nhóm trong quá trình học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thực hiện và vận dụng sáng tạo các nhiệm vụ được giao.

* Năng lực đặc thù:

  • Hát thuộc lời ca và đúng giai điệu bài hát Lớp một thân yêu. Bước đầu thể hiện được tính chất nhanh vui khi hát.
  • Biết hát kết hợp vận động theo nhịp, kết hợp một vài động tác phụ họa.
  • Đọc đúng tên nốt, bước đầu đọc đúng cao độ và trường độ mạch nội dung đọc nhạc Ban nhạc Đô – Rê – Mi. Biết đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay, vận động theo nhịp điệu.

2. Phẩm chất: Hs biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ giúp đỡ bạn bè.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên:

  • Sách giáo khoa, sách giáo viên.
  • Phương tiện, thiết bị: Đàn organ, loa Blutooth, máy chiếu, máy tính, mảnh ghép.
  • Nhạc cụ: Thanh phách, song loan.

2. Học sinh:

  • SGK âm nhạc lớp 1
  • Nhạc cụ: Thanh phách

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

HOẠT ĐỘNG CỦA GVHOẠT ĐỘNG CỦA GV
Nội dung 1: Ôn tập bài hát Lớp một thân yêu [15’]

* Hoạt động mở đầu:

a. Tạo hứng thú cho Hs hoạt động tốt trong tiết học.

b. Gv cho Hs chơi trò chơi: “Mảnh ghép vui nhộn”

- GV gọi 2 nhóm HS chơi trò chơi ghép tranh [tranh chủ đề Lớp một thân yêu]. Nhóm nào ghép nhanh và đúng nhất sẽ là đội chiến thắng.

- GV nhận xét các đội chơi và tuyên dương.

c.+ Nội dung bức tranh diễn tả điều gì?

+ Bức tranh vừa ghép làm các em liên tưởng đến bài hát nào mà chúng ta đã học.

d. Gọi Hs nhận xét

- Gv nhận xét tuyên dương.

- Gv đàn giai điệu câu 2 bài hát lớp một thân yêu, yêu cầu Hs đoán đó là câu nào trong bài hát

- Gọi Hs trình bày

- Gọi Hs nhận xét

- Gv nhận xét

* Hoạt động luyện tập thực hành:

a. Vận dụng kĩ năng ca hát, các nhóm thực hành luyện tập và trình bày bài hát

b. Gv đàn giai điệu bài hát, bắt nhịp bài hát

* GV HD HS thể hiện được sắc thái vui tươi của bài.

- GV hát và vận động mẫu, hướng dẫn HS thực hiện theo nhịp điệu sau.

c. - GV cho HS hát kết hợp vận động theo nhịp điệu.

- GV cho HS thực hiện với nhiều hình thức cá nhân/ nhóm/ tổ/ ...

d. - Y/c Hs nhận xét

- GV nhận xét và sửa sai [nếu có].

* Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:

a. Hs vận dụng – sáng tạo các hình thức vận động biểu diễn khác nhau

b. - GV khuyến khích HS tự thực hiện động tác gõ đệm cơ thể hoặc một vài động tác minh họa cho bài hát.

c. Tổ chức cho Hs tập luyện theo nhóm

- Gọi Hs trình bày

d. Gọi Hs nhận xét, gv nhận xét

- HS tham chơi trò chơi.

- HS lắng nghe.

- Dự kiến Hs trả lời:

+ Niềm vui của các bạn nhỏ khi vào lớp một.

+ Lớp một thân yêu

- Hs tự nhận xét nhau

- Hs lắng nghe

- Hs lắng nghe, 1-2 Hs trả lời

- 2-3 Hs trình bày bài hát

- Hs tự nhận xét

- Hs lắng nghe

- Hs hát đồng thanh bài hát[1-2 lần ]

- Hs lắng nghe

- Hs quan sát, làm theo

- Hs hát, vận động

- Hs trình bày theo tổ, nhóm, cá nhân.

- Hs tự nhận xét, đánh giá

- Hs lắng nghe

- Hs tự sáng tạo các động tác và thực hiện theo yêu cầu của Gv.

- Hs chia nhóm luyện tập

- 2 – 3 nhóm trình bày

- Hs nhận xét, lắng, nghe

Nội dung 2: Đọc nhạc Ban nhạc Đô – rê –mi [20’]

*Hoạt động mở đầu:

a. Tạo hứng thú cho Hs hoạt động tốt tiết học

b.- Ở bài đọc nhạc trước các em đã được làm quen với những bạn nhỏ nào?

c.- Gv thực hiện kí hiệu bàn tay, y/c Hs đọc tên nốt

d- Hs, Gv nhận xét.

- Vậy để các em khắc sâu hơn về các nốt nhạc hôm nay chúng ta học bài Ban nhạc Đô – rê –mi

* Hoạt động hình thành kiến thức:

a.Hs nắm được số chỉ nhịp, các nốt nhạc, giai điệu bài đọc nhạc.

b- Gv giảng Bài đọc nhạc có 3 nốt: Đô – rê – mi

- Bài đọc nhạc viết ở nhịp 2/4

* Lưu ý: Đọc các nốt trắng có trong bài, ngân đủ 2 phách.

- GV đàn và đọc mẫu bài đọc nhạc qua một lần.

c.- Yêu cầu HS nêu cảm nhận về bài đọc nhạc.

- GV đọc cho HS nghe 1 lần nữa và yêu cầu HS nhẩm theo.

* Hoạt động luyện tập, thực hành.

a.Hs đọc đúng tên nốt, bước đầu đọc đúng cao độ, trường độ bài đọc nhạc.

b.- GV chia bài đọc nhạc làm 2 câu.

- GV đọc tên nốt từng câu và bắt nhịp cho HS đọc theo.

+ Câu 1:

+ Câu 2:

+ Đọc móc xích câu 1 và 2

- GV đọc mẫu kết hợp ghép lời ca từng câu và bắt nhịp .

c.- GV cho HS đọc cả bài.

- Gv đàn cho HS đọc với nhiều hình thức khác nhau như cá nhân/ nhóm/ tổ/ cả lớp.

d.- GV mời HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

* Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:

a.Hs vận dụng – sáng tạo đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay

b.- GV cho HS quan sát kí hiệu bàn tay của Đô – Rê – Mi và yêu cầu HS thể hiện lại thế tay của Đô – Rê – Mi.

- GV đọc mẫu theo kí hiệu bàn tay từng câu và hướng dẫn HS đọc theo.

c.- GV cho HS đọc cả bài theo kí hiệu bàn tay

d.- GV yêu cầu HS nhận xét.

- GV chốt– nhận xét.

- GV đàn, bắt nhịp bài hát.

- Gv đàn, bắt nhịp bài đọc nhạc.

- Dặn dò HS luyện tập đọc nhạc kết hợp với kỹ hiệu bàn tay ở nhà.

* Dự kiến Hs trả lời

- Hs trả lời Đô –rê - mi

- Hs quan sát và trả lời

- Hs tự nhận xét, lắng nghe

- Hs theo dõi

- Hs lắng nghe

- Hs ghi nhớ

- Hs lắng nghe

- Hs trả lời theo cảm nhận

- Hs lắng nghe và nhẩm theo

- Hs theo dõi

- HS đọc câu 1.

- HS đọc câu 2.

- HS đọc câu 1,2.

- HS đọc lời ca từng câu theo hướng dẫn.

- HS đọc cả bài

- HS thực hiện theo yêu cầu.

- HS nhận xét nhau

- HS lắng nghe

- HS quan sát và thực hiện theo yêu cầu của GV.

- Hs quan sát và tập luyện

- HS trình bày: cá nhân, cặp đôi, nhóm.

- HS tự nhận xét nhau.

- HS lắng nghe.

- Hs hát kết hợp vận động

- Lớp đọc đồng thanh

- Hs lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

………………………………………………………………………………………………….............

………………………………………………………………………………………………….............

………………………………………………………………………………………………….............

Cập nhật: 19/10/2021

Video liên quan

Chủ Đề