Sách trời nghĩa là gì

     Nam quốc sơn hà là bài thơ có ý nghĩa rất lớn đối với toàn thể dân tộc Việt Nam qua bao thế hệ. Bài thơ mang ý nghĩa khẳng định khẳng khái nền độc lập nước nhà, như một lời tuyên chiến đến bất cứ ai dám xâm phạm lãnh thổ ta và là một áng văn cổ vũ nhuệ khí của những người binh sĩ đang chinh chiến. Mời bạn đọc tham khảo bài phân tích ý nghĩa bài thơ Nam Quốc sơn hà.

Ý nghĩa bài thơ Nam quốc sơn hà

Mở bài ý nghĩa bài thơ Nam Quốc Sơn Hà

     Bài thơ Nam quốc sơn hà là bài thơ thuộc thể thất ngôn tứ tuyệt, hiện vẫn chưa rõ tác giả là ai nhưng cũng có những nguồn ghi chép lại người sáng tác ra bài thơ là Lý Thường Kiệt. Đây là áng văn không rõ xuất xứ được mọi người truyền tai nhau qua những truyền thuyết. Có truyền thuyết cho rằng năm 1077, quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy kéo vào bờ cõi nước ta. Vua Lí Nhân Tông lệnh Lý Thường Kiệt mang quân ra phòng ngự ở phòng tuyến sông Như Nguyệt. Bỗng một đêm, quân sĩ nghe văng vẳng trong đền thờ hai anh em Trương Hống và Trường Hát tiếng ngâm bài thơ:

                         “Nam quốc sơn hà Nam đế cư

                         Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

                         Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

                         Nhữ đặng hành khang thủ bại hư.”

Hay theo bản dịch nghĩa:

                         “Sông núi nước Nam vua Nam ở

                         Rành rành phân định tại sách trời

                         Cớ sao lũ giặc kia xâm phạm

                         Chúng bây sẽ bị đánh tơi bời.”

Thân bài ý nghĩa bài thơ Nam Quốc Sơn Hà

    Cũng có những người tin rằng tin rằng trước tình thế căng thẳng không cân sức, Lý Thường Kiệt đã cho người vào đền thờ ngâm to bài thơ để khích lệ quân sĩ đồng thời làm giặc ngoại xăm đôi phần nao núng.

     Sau “Sông núi nước Nam” còn có “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi và “Bản tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh được xem là những áng văn chính trị có giá trị dân tộc sâu sắc. Cả ba đều khẳng định được chủ quyền dân tộc một cách rõ ràng cùng tinh thần chống giắc ngoại xăm bất khuất, kiên trung của dân tộc ta. Mỗi bài một cách thể hiện, một giọng văn khác nhau nhưng “Sông núi nước Nam” luôn được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên và có ý nghĩa nhất định đối với dân tộc Việt Nam.

      “Nam quốc sơn hà” là một đòn đánh quyết định vào tinh thần của giặc ngoại xăm, khiến chúng khiếp vía và nao núng. Bằng cách khẳng định nền độc lập toàn vẹn của nước Đại Việt ta cũng như sự phân định rạch ròi về lãnh thổ, Nam quốc sơn hà như một lời cảnh cáo, tuyên chiến về những ý định gắng sức xâm phạm đến một tấc đất ta. Bài thơ như một đòn đánh tinh thần của dân tộc Đại Việt khảng khái tuyên chiến với bọn giặc ngoại xăm đang từng ngày giết chóc tàn bạo từng con người trên mảnh đất quê hương ta. Đó cũng là lời tuyên chiến, thách thức với những ý định sử dụng chiến tranh phi nghĩa để xâm lấn bờ cõi, để vắt kiệt nhân dân ta hòng chuộc lợi cho chúng.

     Ở “Nam quốc sơn hà” ta cũng thấy được một sự khẳng định chủ quyền lãnh thổ ta một cách kiên định. Sông núi nước Nam là do máu, do mồ hôi của biết bao thế hệ cha ông đã ngã xuống để dựng nên. Biết bao trái tim Việt Nam đã ngừng đập để giữ cho dải đất hình chữ S này vẹn nguyên một giá trị thế nên không có bất cứ thế lực nào được phép tước đi quyền tự do, quyền tự tôn dân tộc của ta. Chủ quyền Việt Nam đã được biết bao trang sử ghi chép, được phân định rạch ròi trong “sách trời” thế nên việc xâm lăng của quân Tống là trái với thiên ý.

Xem thêm:

So sánh Nam Quốc sơn hà và nước Đại Việt ta

Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, Nguyễn Trãi đã đưa ra những lập luận nào? So với Nam Quốc sơn hà đâu là những yếu tố kế thừa

     Chỉ có những bậc đế vương phương Nam, những triều đại hào hùng đã lãnh đạo nhân dân khắc ghi nên những chiến công oanh liệt mới được quyền ngự trị nơi đây. Đất nước này do một tay vua Nam dựng lên, giang sơn này do một tay vua Nam gìn giữ, bọn ngoại xâm cướp nước không có quyền xâm lăng lãnh thổ mà ta dựng nên. Bài thơ bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt với chất thơ hùng hồn đanh thép đã kết án kẻ thù một cách tinh thế.

     Đại Việt tuy là một dân tộc nhỏ bé về lãnh thổ nhưng chưa từng thua kém ai về tinh thần, chỉ cần đất nước lâm nguy thì già, trẻ, gái, trai ai ai cũng một lòng chung sức. Bài thơ còn mang ý nghĩa như ý chí quyết tâm chống giặc luôn hiển hiện trong mỗi linh hồn, kết tinh qua mỗi thế hệ. Bài thơ thể hiện một tinh thần thép, chảy tràn trong dòng máu Việt Nam, nhân dân nhất định sẽ đứng lên để bảo vệ đất nước, không để một thế lực nào phá vỡ đi nền độc lập bao đời gây dựng.

Thân bài ý nghĩa bài thơ Nam Quốc Sơn Hà

     Bài thơ “Nam quốc sơn hà” mang ý nghĩa như một lời khích lệ góp phần tăng thêm nhuệ khí cho binh sĩ trong điều kiện cuộc chiến diễn ra ác liệt, ta không nắm được thế chủ động trong tay. Trong hoàn cảnh quân giặc khó lường, tình thế của ta càng trở nên nguy cấp, giặc có binh đông thế mạnh đấu với quân ta lại rõ ràng không cân sức. Binh sĩ của ta trang bị thô sơ, lực lượng lại mỏng yếu việc chống lại chắc chắn gây tổn thất cho ta.

     Hiểu được điều đó nên có những truyền thuyết cho rằng “Nam quốc sơn hà” là do Lý Thường Kiệt sai người vào đền ngâm bài thơ để khích lệ binh sĩ. Với chất thơ hùng hồn, đanh thép, bài thơ như tiếp thêm năng lượng cho những binh sĩ đang xông pha nơi trận mạc, tiếp thêm ý chí đánh đuổi bọn ngoại xâm đang tràn vào bờ cõi nước ta. Bài thơ như chỗ dựa tinh thần, là động lực hào khí giúp quân ta có thêm nhuệ khí để sẵn sàng xả thân vì đất nước, quê hương.   

Thơ » Việt Nam » » Lý Thường Kiệt » Nam quốc sơn hà

Bài thơ Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt gắn liền với chiến thắng sông cầu năm 1076 của quân dân Đại Việt đánh bại giặc Tống xâm lược.

Núi sông Nam Việt vua Nam ở,Vằng vặc sách Trời chia xứ sở.Giặc dữ cớ sao phạm đến đây?

Chúng mày nhất định phải tan vỡ.

Hai câu thơ đầu nói về núi sông nước Nam, đất nước Việt Nam là nơi Nam đế cư [vua Nam ở]. Hai chữ Nam đế đối sánh với Bắc đế. Nam đế hùng cứ một phương chứ không phải chư hầu của Thiên triều. Vua Nam là đại diện cho uy quyền và quyền lợi tối cao cho Đại Việt, cho nhân dân ta. Núi sông nước Nam thuộc chủ quyền của Nam đế, có kinh thành Thăng Long, có nền độc lập vững bền... Không những thế, núi sông nước Nam đã được định phận, đã được ghi rõ ở sách Trời, đã được sách Trời chia xứ sở, nghĩa là có lãnh thể riêng, biên giới, bờ cõi riêng.Hai chữ sách Trời [thiên thư] trong câu thơ thứ hai gợi ra màu sắc thiêng liêng với bao niềm tin mãnh liệt trong lòng người. Vần thơ vang lên như một lời tuyên ngôn về chủ quyền thiêng liêng của Đại Việt:
Núi sông Nam Việt vua Nam ở,Vằng vặc sách Trời chia xứ sở.[Nam quốc sơn hà Nam đế cư,

Tiệt nhiên định phận tại Thiên thư].

Từ nhận thức và niềm tin ấy về sông núi nước Nam, Lý Thường Kiệt căm thù lên án hành động xâm lược đầy tội ác, tham vọng bành trướng phi nghĩa của giặc Tống. Chúng âm mưu biến sông núi nước Nam thành quận, huyện của Trung Quốc. Hành động xâm lược của chúng đã làm trái ý trời, đã xúc phạm đến dân tộc ta. Câu hỏi kết tội lũ giặc dã vang lên đanh thép, đầy phẫn nộ:
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây?
[Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?]
Vị anh hùng dân tộc đã nghiêm khắc cảnh cáo lũ giặc phương Bắc và chỉ rõ, chúng sẽ bị nhân dân ta đánh cho tơi bời, chúng sẽ chuốc lấy thất bại nhục nhã:
Chúng mày nhất định phải tan vỡ
[Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư]
Hai câu 3, 4 với giọng thơ đanh thép hùng hồn dã thể hiện tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ta quyết tâm giáng trả quân Tống xâm lược những đòn chí mạng để bảo vệ sông núi nước Nam. Chiến thắng sông cầu – [sông Như Nguyệt] năm 1076 là minh chứng hùng hồn cho ý thơ trên. Triệu Tiết, Quách Quỳ cùng hơn 20 vạn quân Tống đã bị quân dân Đại Việt đánh bại, quét sạch khỏi bờ cõi.

Nam quốc sơn hà là bài ca yêu nước chống xâm lăng. Bài thơ đã khẳng định chủ quyền dân tộc, ca ngợi sức mạnh chiến đấu để bảo vệ đất nước Đại Việt. Với nội dung ấy, bài thơ Nam quốc sơn hà mang ý nghĩa lịch sử như một Bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam.


[Theo Nguyễn Thị Thanh Huyền, giáo viên dạy văn tại trường THPT chuyên Hùng Vương - Việt Trì - Phú Thọ]

Video liên quan

Chủ Đề