Sắm lễ cúng đầy tháng cho be trai miền Bắc

Lễ cúng đầy tháng cho con là nghi thức truyền thống mang nhiều ý nghĩa quan trọng về văn hóa, tín ngưỡng dân tộc. Nghi lễ, mâm lễ cúng đầy tháng cho bé trai sẽ có đôi chút khác biệt và ở mỗi miền cũng có sự khác nhau.

  • Phụ nữ sau sinh ăn quả bơ được không? 4 lợi ích ít ai biết từ quả bơ
  • Virus RSV là gì? Trẻ sơ sinh bị nhiễm virus RSV có nguy hiểm, bị lại không?
  • Vét máng là gì? Nghệ thuật vét máng giúp nàng LÊN ĐỈNH sướng rên
  • Giải đáp:Bà đẻ sau sinh có ăn được chôm chôm không?

Hôm nay BBT sactoan.net sẽ hướng dẫn các bạn làm mâm lễ cúng đầy tháng cho bé trai đơn giản nhất, nhanh gọn, đầy đủ cho bố mẹ tự làm ở nhà. Vậy thì lễ cúng đầy tháng cho bé đơn giản nhất sẽ gồm những gì, và cần chuẩn bị những gì? hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời.

Cúng đầy tháng cho bé trai đơn giản nhất-9

Ý nghĩa cúng đầy tháng cho bé trai là gì?

Nội dung

  • 1 Ý nghĩa cúng đầy tháng cho bé trai là gì?
  • 2 Cách tính ngày cúng đầy tháng cho bé trai
  • 3 Lễ cúng đầy tháng cho bé trai đơn giản gồm những gì?
    • 3.1 Lễ cúng đầy tháng cho bé trai miền Bắc
    • 3.2 Cúng đầy tháng cho bé trai miền Trung
    • 3.3 Cúng đầy tháng cho bé trai ở miền Nam
  • 4 Hướng dẫn thủ tục cúng đầy tháng cho bé trai đơn giản nhất
    • 4.1 2 bài văn khấn cúng đầy tháng cho bé trai đơn giản nhất
    • 4.2 Nghi thức Khai hoa tiếp theo của Lễ khấn cúng 12 Bà Mụ, Cúng đầy tháng cho Bé Trai
        • 4.2.0.1 User Review

Đối với quan niệm của người Việt từ xưa đến nay, cuộc đời của mỗi người đều chính thức bắt đầu ngay sau nghi lễ cúng đầy tháng và có tuổi sau khicúng thôi nôi. Lúc đó các bậc cha mẹ sẽ cúng cáo trời đất, tổ tiên chính thức đặt tên cho trẻ sơ sinh và nguyện cầu phúc lành cho trẻ khỏe mạnh, chóng lớn.

Nghi thức cúng đầy tháng cho bé trai hay bé gái là truyền thống lâu đời của người Việt. Tương truyền đây là lúc cha mẹ sẽ cúng cáo trời đất, tổ tiên chính thức đặt tên cho trẻ sơ sinh và nguyện cầu phúc lành cho trẻ khỏe mạnh, chóng lớn.

Cúng đầy thánglà nghi lễ mà qua đó không chỉ khẳng định sự hiện hữu của một con người một thành viên mới trong xã hội, mà còn khẳng định vai trò của gia đình và xã hội đối với thành viên mới này.

Cúng đầy tháng cho trẻ là một nghi lễ mang đậm dấu ấn của tín ngưỡng dân gian. Qua đó thấy được một nét đẹp trong truyền thống văn hóa mang tính bản sắc của gia đình xã hội. Đồng thời, lễ cúng đầy tháng còn là sự biểu hiện của những ước muốn tốt đẹp, mà các thế hệ trước dành cho các thế hệ kế thừa.

Cách tính ngày cúng đầy tháng cho bé trai

Rất nhiều bố mẹ trẻ không biết cách tính ngày cúng đầy tháng cho bé trai vậy cúng đầy tháng cho bé trai vào ngày nào là đúng?

Theo truyền thống của người Việt sẽ không tính ngày đầy tháng của một đứa theo lịch dương mà lại chọn lịch âm. Một số nơi còn tính ngày đầy tháng dựa vào giới tính của bé theo nguyên tắc nam trồi 2 nữ sụt 1.

Nếu là bé trai thì sẽ tính ngày đầy tháng trồi lên 2 ngày . Ví dụ: Bé trai sinh ngày âm là 18/3 thì trồi lên 2 ngày, làm đầy tháng vào ngày 20/3 âm lịch.

Nếu là bé gái thì tính ngày đầy tháng lùi lại 1 ngày. Ví dụ: Bé gái sinh ngày âm là 18/3 thì lùi 1 ngày, làm đầy tháng vào ngày 17/3 âm lịch.

Lý giải về cách tính ngày cúng đầy tháng nam trồi 2 nữ sụt 1 này cũng mang những ý nghĩa tốt đẹp như lời cầu chúc cho tương lai của bé. Sở dĩ bé trai trồi 2 là vì ông bà ta quan niệm con trai phải luôn là người đi trước, đi tắt đón đầu, xông xáo, mạnh dạn tiến về phía trước thì mới dễ thành công.

Còn bé gái sụt 1, muộn hơn một ngày là vì ông bà cho rằng con gái phải biết nhường nhịn thì gia đình mới êm ấm, phải biết khiêm tốn thì mới có được hạnh phúc. Mặc dù quan điểm bình đẳng giới bây giờ đã khác xưa rất nhiều nhưng đây vẫn là những lời răn dạy không thừa mà người xưa muốn truyền đạt qua ý nghĩa của mỗi tập tục.

Vì vậy, nhiều gia đình ngày nay vẫn giữ cách tính ngày đầy tháng theo quy tắc trồi, sụt này.

Lễ cúng đầy tháng cho bé trai đơn giản gồm những gì?

Tùy theo phong tục ở mỗi vùng miền mà mâm lễ cúng đầu tháng cho bé trai cũng có sự khác nhau về mâm lễ cúng, ở đây chúng tôi sẽ cung cấp chi tiết mâm lễ cũng cho bé trai ở cả 3 miền bắc trung nam.

Lễ cúng đầy tháng cho bé trai miền Bắc

Cúng đầy tháng cho bé trai đơn giản nhất-9

Theo phong tục người Việt trẻ được sinh ra là nhờ công lao to lớn của bà Mụ và Đức ông. Nên làmmâm cúng đầy tháng thường được chia làm 2 mâm được đặt ở 2 bàn [1 mâm cho bà Mụ, 1 mâm cho Đức ông].Sau đây là những món ăn cũng như những vật dụng cần thiết đối với việccúng Mụ cho bé trai miền Bắc:

  • 12 đĩa xôi + 1 đĩa xôi lớn [tùy theo vùng miền người Nam thường cúng xôi gấc, người Bắc thường cúng xôi vò]
  • 12 chén chè + 1 tô chè lớn [thường sẽ sử dụng đậu trắng để nấu chè]
  • 1 con gà trống luộc + cháo + gỏi
  • 1 mâm ngũ quả
  • Bộ tam sên [thịt heo, trứng, tôm hoặc cua đã luộc chín]
  • Bánh hỏi
  • Một số loại bánh [bánh đóng gói sẵn]
  • 1 bình hoa thật đẹp [ đồng tiền, hoa cúc, cát tường]
  • 1 bộ đồ hình thế ghi tên, ngày tháng năm sinh [cúng xong đốt đi để giải hạn và cầu may mắn cho bé]
  • Nhang
  • Đèn cầy
  • Trầu cánh phượng
  • Cau tươi
  • Trà
  • Rượu
  • Gạo
  • Muối
  • Lư cắm nhang
  • Ly đựng rượu và trà
  • 1 đôi đũa hoa [theo dân gian vì bà chúa thích dùng đũa này]

Cách sắp xếp đồ cúng đầy thàng cho bé trai miền Bắc đơn giản nhất

Thông thường vào ngày cúng Mụ đồ lễ sẽ được xếp trên hai bàn:

  • Một bàn nhỏ xếp phía trên để bày những lễ vật cúng ông bà
  • Bàn lớn thì bày lễ vật cúng 12 bà Mụ

Các lễ vật được bày trí đầy đủ trên bàn một cách thật hài hòa và cân xứng. Những món ăn và vật dụng sẽ được sắp xếp theo nguyên tắc Đông bình Tây quả có nghĩa là phía đông đặt bình hoa còn phía tây đặt lễ vật.

Cúng đầy tháng cho bé trai miền Trung

Cúng đầy tháng cho bé trai đơn giản nhất-9

Một mâmcúng đầy tháng cho bé trai miền Trung đầy đủvà đúng phong tục Việt bao gồm:

Lễ vật cúng 12 bà Mụ gồm:

  • 12 bát chè nhỏ [người miền Trung cúng chè đậu xanh].
  • 12 đĩa xôi [người miền Trung thường cúng xôi đậu xanh hoặc xôi gấc].
  • Cháo [12 bát nhỏ].
  • Bánh dành cho trẻ con [12 đĩa].
  • Thịt lợn quay [12 đĩa].
  • Rượu hoặc nước [12 ly].
  • Nến [đèn cầy].
  • Tiền vàng mã.
  • Hương thắp.
  • Hoa tươi.

Mâm cúng đầy tháng được chuẩn bị chu đáo, kĩ càng

Mâm cúng Đức ông và 3 đức thầy

  • Gà luộc: 1 con.
  • Cháo [1 bát lớn].
  • Xôi [3 đĩa lớn].
  • 1 miếng thịt quay.
  • Hoa quả [5 loại quả bày trên 1 đĩa].
  • Trầu cau [trầu cánh phượng].
  • Rượu nếp.
  • Nến [đen cầy].
  • Tiền vàng mã.
  • Hương thắp.
  • Cùng với các đồ cúng này thì còn có thêm gạo tẻ, muối hạt sạch, muỗng ăn, 1 đôi đũa hoa.

Cách sắp bàn cúng đầy tháng cho bé miền Trung

Mâm cúng đầy tháng cho bé đơn giản được đặt ở bàn lớn đồ cúng Đức ông sẽ được đặt ở bàn nhỏ. Khoảng cách giữa 2 bàn cách nhau khoảng 10 cm. Chú ý khi sắp xếp lễ vật trên bàn phải tuân theo quy tắc đặt Đông bình Tây quả có ý nghĩa rằng là phía Đông phải đặt bình hoa, lư hương còn phía Tây đặt lễ vật cúng và phải xắp xếp sao cho hài hòa, cân xứng.

Cúng đầy tháng cho bé trai ở miền Nam

Cúng đầy tháng cho bé trai đơn giản nhất-9

Nhìn chung, đồ cúng trong lễ cúng đầy tháng cho bé trai có sự khác biệt không nhiều giữa các vùng miền bắc, miền trung và miền nam. Mâm lễ cúng đầy tháng cho bé trai ở miền nam cơ bản gồm:

Lễ vật cúng 12 mụ bà:Mười hai bà mụ trong quan niệm dân gian mỗi người làm một công việc riêng, từ lúc thai ngén đến ngày khai hoa nở nhụy. Vì vậy lễ vật cần chuẩn bị cũng phải đầy đủ cho các mụ bà đầu tiên là:

  • 12 chén chè nhỏ bên cạnh
  • 1 tô chè lớn.
  • Chè đậu trắng nước cốt dừa
  • 12 đĩa xôi gấc nhỏ,
  • 12 chén cháo nhỏ,
  • 12 đĩa bánh kẹo nhỏ.
  • Thịt heo quay
  • Bánh hỏi cũng chia làm 12 đĩa cùng 12 ly rượu.

Lễ vật cúng Đức ông và Đức thầy:Bao gồm một con gà được luộc chín, một tô cháo gà lớn, một tô chè lớn, ba đĩa xôi. Ngoài ra còn có một miếng thịt quay và một đĩa hoa quả. Đĩa hoa quả phải chọn đủ năm loại quả bất kì, theo quan niệm ngũ quả quả ông bà xưa.

Bên cạnh các lễ vật này, nghi lễcúng đầy tháng cho bé trai miền Namcũng cần chuẩn bị thêm bình hoa, nhan, đèn, gạo, muối, nước, muỗng, một đôi đũa hoa. Các lễ vật này phục vụ việc thực hiện các nghi thức trong buổi lễ.

Hướng dẫn thủ tục cúng đầy tháng cho bé trai đơn giản nhất

Sau khi chuẩn bị đầy đủ mâm lễ cúng đầy tháng cho bé trai xong thì bạn cần chuẩn bị bài văn khấn cúng đầy tháng cho bé trai, mình so sưu tập bài văn khấn chúng đầy tháng cho bé trai rất hay các bạn có thể tham khảo dưới đây

2 bài văn khấn cúng đầy tháng cho bé trai đơn giản nhất

Bài văn khấn 1:

Bài văn khấn cúng đầy tháng cho bé trai đơn giản: Hôm nay, ngày [mùng] tháng [âl], ngày cháu [nội hay cháu ngoại ] họ, tên tròn 1 tháng tuổi, gia đình chúng tôi bày mâm lễ vật này, cung thỉnh thập nhị mụ bà và tam đức ông trước về chứng minh nhận lễ, sau tiếp tục phù trợ cho cháu [tên ] mạnh tay, mạnh chân, mau lớn, hiền, ngoan, phù trợ cho gia đình an vui, hạnh phúc.

Bài văn khấn số 2:

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con kính lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa

Con kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa.

Con kính lạy Đệ tam Tiên Mụ đại tiên chúa.

Con kính lạy Thập nhị bộ Tiên Nương

Con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương

Hôm nay là ngày. Tháng.. năm.

Vợ chồng con là sinh được con [trai, gái] đặt tên là ..

Chúng con ngụ tại:

Nay nhân ngày đầy tháng [đẫy cữ, đầy năm] chúng con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bầy lên trước án, trước bàn tọa chư vị Tôn thân kính cẩn tâu trình:

Nhờ ơn thập phương chư Phật, chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, các đấn g thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa chính thần, Tiên tổ nội ngoại, cho con sinh ra cháu tên là sinh ngày được mẹ tròn con vuông.

Cúi xin chư vị tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì, vuốt ve che chở cho cháu được ăn ngoan, ngủ yên, hay ăn chóng lớn, vô bệnh vô tật, vô tai, vô ương vô hạn, vô ách, phù hộ cho cháu bé được tươi đep, thông minh, sáng láng, thân mệnh bình yên, cường tráng, kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quí.

Gia đình con được phúc thọ an khang, nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan, bốn mùa không hạn ách nghĩ lo.

Xin thành tâm đỉnh lễ, cúi xin được chứng giám lòng thành.Nam mô a di Đà Phật

Nghi thức Khai hoa tiếp theo của Lễ khấn cúng 12 Bà Mụ, Cúng đầy tháng cho Bé Trai

Sau khi thực hiện hoàn tất nghi thức thắp hương khấn cúng xong, Gia đình Đặt trẻ ở trên bàn giữa, người lớn, Cha hoặc Mẹ sẽ thắp hương và bắt đầu mở lời xin phép khai hoa. Sau đó, người chủ lễ sẽ bồng đứa trẻ trên tay, đồng thời cầm một nhánh hoa điệp [có thể hoa khác] quơ qua quơ lại miệng bé và đọc những lời cầu chúc, lời dạy mang ý nghĩa tốt đẹp:

Mở miệng ra cho có bông, có hoa,
Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ,
Mở miệng ra cho có bạc, có tiền,
Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến

Cuối cùng cả gia đình và bạn bè cùng thụ lộcchúc cho cháu bé mọi điều tốt lành và tặng quà hoặc tiền lì xì của khách mời, của dòng họ bà con cho cháu bé và gia đình nhân ngày cháu tròn một tháng tuổi.

Hy vọng với những thông tin với hưỡng dẫn làm mâm lễ cúng đầy tháng cho bé trai đơn giản nhấthẳn các bậc cha mẹ đã biết cần chuẩn bị những gì để tiến hành cúng đầy tháng cho con thật chu đáo nhất phải không nào.

Đây là cột mốc đánh dấu rất quan trọng trong sự phát triển của bé sau khi sinh nên các bậc cha mẹ nên sắp xếp một lễ cúng đầy tháng hoàn hảo nhất cho con để mở ra một tương lai tốt đẹp nhất. Chúc bé yêuluôn phát triển khỏe mạnh gia đình hạnh phúc

Nguồn tổng hợp bởi sactoan.net.

Xem ngay:

  • Đánh giá kem trị rạn da Sắc Tố An có tốt không, giá bao nhiêu?
  • #25+ kem trị rạn da lâu năm, sau sinh hiệu quả tốt nhất giá chỉ từ 199K
  • Top 5+ kem trị rạn da sau sinh hiệu quả của Nhật tốt nhất 2021
  • Nhật ký điều trị rạn da bụng của bà mẹ bỉm sữa sau sinh

Từ khóa tìm kiếm:

  • cúng đầy tháng đơn giản nhất
  • lễ vật cúng đầy tháng đơn giản
  • văn cúng đầy tháng cho bé trai đơn giản
  • mâm cúng đầy tháng cho bé trai đơn giản
  • cúng đầy tháng cho bé trai ở miền bắc
  • bài cúng đầy tháng cho bé gái đơn giản
  • cúng đầy tháng bé trai miền bắc
  • bài cúng đầy tháng bé trai
Sending
User Review0 [0 votes]

Video liên quan

Chủ Đề