Sản phẩm nào sau đây không được gia công trên máy tiện

Tiện CNC là hình thức gia công phổ biến trong cơ khí chính xác hiện đại; sử dụng dụng cụ cắt gọt kết hợp máy CNC để tạo ra các chi tiết theo yêu cầu khách hàng. Sau đây cùng Cơ khí Intech tìm hiểu về gia công tiện CNC và những câu hỏi thường gặp.
 

Khái niệm gia công tiện CNC?

Gia công tiện là phương pháp được thực hiện dựa trên các máy tiện dưới sự điều khiển của con người hoặc hoạt động tự động. Phương pháp này thực hiện việc cắt gọt vật liệu dựa trên chuyển động tròn của phôi và chuyển động tịnh tiến của dao cắt. Quá trình tiện được thực hiện nhanh chóng với độ chính xác cao, đồng thời có khả năng tạo ra những chi tiết phức tạp trong thời gian ngắn.

Gia công tiện CNC giúp đơn giản hóa quy trình tiện bằng việc sử dụng dụng cụ cắt gọt là dao tiện. Trước đây máy móc chủ yếu sử dụng trong việc tiện là máy tiện cơ, ngày nay khoa học công nghệ phát triển hơn thì máy tiện CNC dần thay thế mang lại năng suất cao hơn và giảm giá thành sản phẩm.


Phân loại tiện CNC.

 

Dựa vào mức độ hoàn thiện sản phẩm, sẽ bao gồm:
 

Tiện thô 

Là quá trình tiện nhằm loại bỏ bề mặt ngoài của phôi, bỏ đi sự xấu xí, lồi lõm; đồng thời định hình hình dạng của chi tiết sản phẩm, phát hiện các lỗi của phôi. Chiều sâu cắt thường từ 4-6mm. Tiện thô có thể cắt theo từng lớp, từng đoạn hoặc phối hợp. Tiện khô không quá đòi hỏi về độ chính xác.
 

Tiện bán tinh

 

Tiện bán tinh là bước trung gian giữa tiện thô và tiện tinh, nhằm cắt bỏ thêm cho phôi, hỗ trợ quá trình tiện tinh. Độ sâu thường từ 2-4mm.
 

Tiện tinh

 

Tiện tinh là công đoạn cuối cùng để hoàn thiện bề mặt sản phẩm, sử dụng các dao tiện chuyên dụng để loại bỏ lớp bề mặt tương đối mỏng trên bề mặt với tốc độ nhanh từ 1000-1500m/phút [với hợp kim nhôm], 200-250m/phút với các kim loại khác. Quá trình này đòi hỏi độ chính xác cao.

Nếu dựa theo bề mặt gia công của phôi thì tiện CNC được chia thành:
 

Tiện định hình

 

Sử dụng các loại dao tiện định hình dọc và dao tiện định hình ngang, khi đó hình dạng của dao tiện sẽ được sao chép qua chi tiết.
 

Tiện ren

 

Tiện ren giúp tạo ra các bề mặt dạng ren, được sử dụng phổ biến trong gia công cơ khí nhưng  loại tiện ren này thường có năng suất không cao đặc biệt khi tiện lỗ ren nhỏ hoặc độ cứng trục dao yếu.
 

Tiện cắt đứt

 

Là kiểu tiện giúp loại bỏ phần phôi dư thừa hoặc cắt đứt chi tiết ra khỏi trục phôi. Kiểu tiện này đòi hỏi loại dao tiện chuyên dụng có độ cứng và độ bền cao.
 

Tiện trụ mặt ngoài

Đây là kiểu tiện được sử dụng nhiều nhất trong cơ khí, bằng cách dùng dao tiện để gia công trên bề mặt ngoài của phôi, tạo bề mặt trụ dài, ngang, rộng.

Ngoài ra nếu phân chia theo bề mặt gia công thì còn có một số kiểu tiện CNC phổ biến như: tiện khỏa mặt đầu, tiện móc lỗ, tiện chính rãnh,...
 


Tiện CNC có những đặc điểm nào?

 
  • Tiện CNC dựa trên sự chuyển động quay tròn của phôi và chuyển động tịnh tiến của dao cắt.

  • Vật liệu tiện thường có độ bền cao và khả năng chịu nhiệt tốt.

  • Dùng để chế tạo các chi tiết sản phẩm có dạng hình tròn xoay như trục trơn, côn, lỗ,...

  • Dao tiện thường có nhiều loại khác nhau để tương thích với các kiểu tiện theo yêu cầu.

  • Bước tiến F là đoạn đi được của dao cắt trong một vòng quay của phôi, tiện thô sử dụng bước tiến lớn, tiện tinh sử dụng bước tiến nhỏ. 
     

Ưu, nhược điểm của phương pháp tiện CNC.

 

Ưu điểm

  • Tiện CNC mang lại độ chính xác cao, năng suất cao.

  • Cách thức vận hành và thao tác đơn giản, dễ thực hiện.

  • Ứng dụng linh hoạt trong gia công tiện các chi tiết khác nhau.
     

Nhược điểm

 
  • Gia công tiện CNC phụ thuộc vào hình dạng chi tiết, với những sản phẩm có độ phức tạp cao thì cần sử dụng gia công phay CNC.

  • Năng suất và độ chính xác của gia công tiện chịu sự ảnh hưởng của dao cắt, vật liệu gia công và tay nghề của người lao động.


Trên đây là một số chia sẻ về phương pháp gia công tiện CNC mà cơ khí Intech tổng hợp được, hy vọng sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc. Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ hotline: 0966 966 231 hoặc 0966 966 205 để được giải đáp.

Xem thêm:

Tiện là phương pháp gia công cắt gọt được thực hiện nhờ chuyển động chính thông thường do phôi quay tròn tạo thành chuyển động cắt kết hợp với chuyển động tiến dao. Tiện là phương pháp gia công cắt gọt thông dụng nhất.

Xem thêm: Các kiểu tiện trong phương pháp tiện

Tiện là gì? Định nghĩa Tiện

Tiện là phương pháp gia công cắt gọt được thực hiện nhờ chuyển động chính thông thường do phôi quay tròn tạo thành chuyển động cắt Vc kết hợp với chuyển động tiến dao là tổng hợp của hai chuyển động tiến dao dọc Sd và tiến dao ngang Sng do dao thực hiện.

Khi tiện trục trơn chuyển động tiến dao ngang Sng = 0, chuyển độc tiến dao dọc ≠ 0. Khi tiện mặt đầu hoặc cắt đứt, chuyển động tiến dao dọc Sd = 0, chuyển động tiến dao ngang Sng ≠ 0.

Đặc điểm của Tiện

  • Tiện là phương pháp gia công cắt gọt thông dụng nhất. Máy tiện chiếm khoảng 25% - 35% tổng số thiệt bị trong phân xưởng gia công cắt gọt.

  • Nguyên công tiện thường được thực hiện trên các loại máy tiện như: máy tiện ren vít vạn năng, máy tiện đứng, máy tiện cụt, máy tiện RW, máy tiện tự động, máy tiện CNC,… Ngoài ra tiện còn có thể được thực hiện trên các loại máy khác như: máy khoan, máy phay, máy doa …

  • Dụng cụ cắt gọt khi tiện được gọi là dao tiện. Dao tiện có nhiều loại dao như: dao đầu thẳng, dao đầu cong, dao vai, dao khỏa mặt đầu, dao tiện lỗ, dao tiện định hình… và các loại và các loại mảnh dao tiện ngoài và móc lỗ, mảnh dao tiện ren, mảnh dao tiện chích rãnh và cắt đứt, Cán dao tiện,... 

Khả năng và công nghệ của Tiện

Khả năng tạo hình

Tiện có thể gia công được nhiều loại bề mặt tròn xoay khác nhau như: tiện mặt ngoài, tiện lỗ, tiện mặt đầu, tiện cắt đứt, tiện ren ngoài, tiện ren trong, tiện công ngoài, tiện côn trong, tiện định hình

Khả năng đạt độ chính xác gia cao

Độ chính xác của nguyên công tiện phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Độ chính xác của máy: Độ đảo trục chính, độ song song của sống trượt với đường tâm trục chính, độ đồng tâm ụ động và trục chính,…

  • Tình trạng dao cụ.

  • Trình đồ tay nghề công nhân.

  • Khi gia công trên máy tiện CNC chất lượng nguyên công ít phụ thuộc vào kỹ năng và kỹ xảo của người thợ so với tiện trên máy vạn năng.

  • Độ chính xác khi gia công

  • Độ chính xác về vị trí tương quan như độ đồng tâm giữa các bậc trục,

  • Độ đồng tâm giữa mặt trong và mặt ngoài phụ thuộc vào phương pháp gá đặt phôi,

  • Độ chính xác của máy và có thể đặt được 0.01 mm

  • Khi tiện ren độ chính xác có thể đạt cấp 7, Ra= 2.5 – 1.25 micro mét.

Các dạng gia công tiện

Các dạng gia công tiện bao gồm: tiện thô, bán tinh, tinh mỏng và trang thiết bị phục vụ cho các phương pháp gia công.

Tiện thô

Bước đầu tiên chính là gia công phá, mục đích là bóc đi bề mặt ngoài xấu xí của phôi như rỗ, dính cát, biến cứng và có sai lệch quá lớn, phát hiện ra các khuyết tật.

  • Chiều sâu cắt lấy từ 4:6[mm]

  • Máy dùng để gia công thô cần có độ công suất lớn, độ cứng vững cao để đạt năng suất cao còn độ chính xác thì không càn lắm. Khi khối lượng công việc ít, thì việc gia công phá có thể phân công trên 1 số máy cũ trong phân xưởng.

  • Để tiện thô mặt ngoài thì thì ta có thể cắt theo từng lớp, từng đoạn hoặc cắt phối hợp.

  • Cắt theo từng lớp thì lực cắt nhỏ, biến dạng hệ thống nhỏ nên độ cứng vững cao, có thể đạt độ chính xác cao nhưng năng suất thấp vì tổng đoạn đường di huyển dao lớn.

  • Khi cắt theo từng đoạn, trên mỗi đoạn không chỉ cắt 1 lần mà phải phân chia nhiều lần cắt, lượng dư lớn và không đều, lực cắt lớn, biến dạng hệ thống lớn nên độ cứng vững thấp, tuy nhiên phương pháp này cho năng suất cao.

  • Phương pháp cắt phối hợp để khắc phục nhược điểm của 2 phương pháp trên

Tiện bán tinh

Là quá trình gia công được tiến hành trước khi tiện tinh, để cắt bỏ các bậc gồ ghề quá nhiều trên chi tiết, để hỗ trợ cho quá trình tiện tinh.

  • Chiều sâu cắt lấy từ 2:4[mm]

  • Khi tiện bán tinh nên chọn chiều sâu cắt t sao cho nhiệt cắt không quá lớn ảnh hưởng đến chất lượng và độ chính xác gia công chọn s theo quan điểm bao đảm độ nhám bề mặt không quá nhỏ gây ra hiện tượng trượt vượt và rung động ảnh hưởng đến chất lượng và nâng suất dùng dao thép hợp kim với vận tốc vừa

Tiện tinh mỏng

  • Để gia công lần cuối, dùng phương pháp tiện tinh mỏng bằng dao hợp kim cứng hoặc dao kim cương có lưỡi cắt được mài cẩn thận để đạt độ thẳng và độ bóng lưỡi cắt dao.

  • Chế độ cắt khi tiện tinh mỏng có lượng chạy dao và chiều sâu cắt khá nhỏ còn vận tốc cắt thì khá lớn. Khi gia công hợp kim nhôm, tốc độ cắt có thể đạt từ 1000:1500m/ph; hợp kim đồng thì V=300:450m/ph; kim loại khác thì V=200:250m/ph.

  • Khi tiện mỏng bằng dao kim cương có thể không cần dùng dung dịch trơn nguội nhưng nếu cần dùng dao hợp kim cứng thì cần thiết phải có vì khả năng chịu nhiệt của nó kém hơn.

  • Máy và trang bị tiện tinh mỏng phải có độ chính xác và độ cứng vững cao.

  • Đây là phương pháp gia công duy nhất với vật liệu là kim loại màu vì với vật liệu này không thể mài được do phoi mài dính kết vào bề mặt làm việc của đá mài, làm mất khả năng cắt gọt của chúng.

So sánh phương pháp tiện lỗ với khoan, khoét, doa

  • Tiện lỗ có năng suất thấp hơn khoan, khoét, doa nhưng lại có khả năng đảm bảo yêu cầu kĩ thuật cao hơn.

  • Tiện lỗ ta có thể gia công được các loại lỗ lớn, lỗ phi tiêu chuẩn, lỗ được tạo bằng đúc, rèn, dập sẵn, lỗ côn, lỗ bậc, lỗ có rãnh, lỗ không thông hoặc định hình.

  • Các chi tiết tiện lỗ thì phải có kết cấu dạng tròn xoay, không quá cồng kềnh hay quá lớn về khối lượng hoặc khối tâm phân bố không quá xa so với lỗ gia công để tránh tình trạng gây ra lực quán tính lý tâm lớn, lỗ không quá sâu hoặc nhỏ vì hạn chế của kích thước và độ cứng vững dao.

  • Chuẩn định vị khi tiện lỗ chỉ có thể là mặt ngoài hoặc mặt ngoài kết hợp với mặt đầu.

  • Dao tiện lỗ phải có góc sau α lớn hơn so với góc sau α của dao tiện ngoài và thường gá dao cao hơn tâm của chi tiết.

  • Tiện lỗ có thể gia công trên các loại máy tiện, máy phay, máy doa.
Tiện lỗ Khoan Khoét Doa
Là phương pháp gia công tạo lỗ chủ yếu thực hiện trên máy tiện, máy doa, máy phay và đôi khi cả máy khoan. Là phương pháp tạo lỗ từ phôi đặc trên các máy khoan, tiện và đôi khi cả trên máy phay vạn năng.

Là phương pháp gia công mở rộng lỗ trên máy khoan, máy tiện, máy phay hoặc doa
nhằm:

  • Nâng cao độ chính xác và chất lượng bề mặt.
  • Chuẩn bị cho doa.
Là phương pháp gia công tinh các
lỗ đã được khoan, khoét hoặc tiện. Gồm: doa cưỡng bức, doa tùy động.
Dao tiện lỗ có góc lớn hơn dao tiện ngoài và thường được gá cao hơn tâm để giảm ma sát mặt sau của dao với bề mặt lỗ đã gia công và giảm rung động

Mũi khoan thường có độ cứng vững thấp, gồm các bộ phận:

  • Phần cán hình trụ được lắp vào đầu kẹp mũi khoan
  • Phần thân dùng để truyền moment xoắn và dẫn dung dịch trơn nguội tới phần cắt
  • Phần cắt
Dao khoét có nhiều mũi cắt hơn dao khoan do đó có độ cứng vững cao hơn mũi khoan

Dao doa có lưỡi cắt thường phân bố không đối xứng, góc trước lớn nên có thể cắt được phôi mỏng.

Ngoài ra còn có dao doa tay: dao doa tăng dùng để doa các lỗ phi tiêu chuẩn; dao có lưỡi cắt thẳng hoặc xoắn để doa các lỗ tiêu chuẩn

Tiện lỗ chỉ có hiệu quả khi lỗ có đường kính phi tiêu chuẩn, lỗ to, ngắn; lỗ được tạo thô sẵn bằng phương pháp đúc hoặc rèn

Khoan có khả năng tạo lỗ cho đường kính từ 0.1 đến 80mm.

Trong sản xuất hàng loạt người ta thường tạo lỗ thô ban đầu bằng đúc hoặc mở rộng lỗ để đạt kích thước.

Khoét có thể gia công được lỗ trụ, lỗ bậc, lỗ côn và mặt đầu vuông góc với tâm lỗ tùy theo kết cấu của dao Chỉ nên doa các lỗ có đường kính dưới 80mm.
Không nên doa các lỗ quá ngắn, không nên doa các vật quá cứng hoặc quá mềm.
Độ chính xác không cao do rung động trong quá trình tiện lỗ Độ chính xác tương đối thấp Độ chính xác cao hơn khoan Độ chính xác cao

 Xem thêm: Thế nào là Khoan, Khoét, Doa và taro

Phương pháp gá đặt trên máy tiện, ưu nhược điểm của chúng

Phương pháp rà gá

Có 2 trường hợp: Rà gá trực tiếp trên máy và rà theo dấu vạch sẵn. Theo phương pháp này, người công nhân dùng mắt kết hợp với dụng cụ khác như đồng hồ so, mũi rà, bàn rà hoặc hệ thống kính quang học [trên máy doa tọa độ] để xác định vị trí của chi tiết so với máy hoặc dụng cụ cắt.

Ưu điểm của phương pháp rà gá

  • Có thể đạt độ chính xác từ thấp đến cao, từ 0,005 đến 0,001 mm [bằng đồng hồ so]

  • Có thể tận dụng được các phôi kém chính xác [như phôi đúc] bằng cách linh động phân bố lượng dư.

  • Loại trừ ảnh hưởng của dao mòn do mỗi chi tiết đều được rà gá.

  • Không cần những đồ gá phức tạp.

Nhược điểm của phương pháp rà gá

  • Tốn nhiều thời gian rà vạch dấu.

  • Đòi hỏi thợ có tay nghề cao.

  • Đường vạch dấu có chiều rộng, nên khi rà theo đường vạch dấu sẽ gây ra sai số, chỉ chính xác từ 0,2 – 0,5 mm.

  • Do vậy phương pháp này dùng trong sản xuất đơn chiếc và loạt nhỏ, trong trường hợp bề mặt phôi quá thô, không dùng trên đồ gá được

Phương pháp tự động đạt kích thước

Là phương pháp mà dụng cụ cắt có vị trí tương quan cố định so với vật gia công [tức là vị trí đã được điều chỉnh trước]. Vị trí này đảm bảo cố định nhờ cơ cấu định vị đồ gá và máy, dao được điều chỉnh sẵn. Phương pháp này thường áp dụng cho sản xụất hàng loạt và hàng khối

Ưu diểm của phương pháp này

  • Đảm bảo độ chính xác gia công, giảm phế phẩm, độ chính xác ít phụ thuộc vào trình độ tay nghề.

  • Năng suất cao, do chỉ cắt một lần, không tốn thời gian cắt thử.

Nhược điểm của phương pháp này

  • Phí tổn về công việc hiệu chỉnh máy có thể vượt quá hiệu quả do phương pháp này mang lại.

  • Phí tổn do chế tạo phôi chính xác không được bù lại nếu số chi tiết gia công quá ít.

  • Nếu chất lượng dụng cụ, máy thấp, mau mòn thì kích thước đã điều chỉnh sẽ bị phá vỡ nhanh, phải điều chỉnh lại, như thế sẽ gây tốn kém, phiền phức. Nếu điều chỉnh bằng tay thì phí tổn thời gian tăng lên và độ chính xác sẽ thấp

Các bạn có thể tham khảo thêm video chia sẻ một vài kiến thức

 

Đọc thông số cơ bản trong hộp Insert tiện

 

Nhận biết mã Chip, mã insert tiện ngoài và móc lỗ

Xem thêm: Phay và dao phay là gì? Phân loại dao phay

HUTSCOM - Nhà phân phối dụng cụ cơ khí, thiết bị công nghiệp uy tín tại thị trường Việt Nam

Email: 
Website: //hutscom.vn/
Hotline: 0903 867 467

Video liên quan

Chủ Đề