Sau thắng lợi chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông năm 1947 đường lối kháng chiến của Đảng ta là gì

[Bqp.vn] - Chiến thắng Việt Bắc Thu - Đông 1947 là kết quả của đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện của Đảng; là sự chỉ huy, chỉ đạo trực tiếp, kịp thời và sáng tạo của Bộ Tổng Chỉ huy.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nghe đồng chí Võ Nguyên Giáp và cán bộ Bộ Tổng Tham mưu báo cáo kế hoạch quân ta phản công quân Pháp trong Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông năm 1947. [ảnh tư liệu]

Ý nghĩa chính trị, giá trị tư tưởng và nghệ thuật quân sự của Chiến thắng Việt Bắc Thu - Đông 1947 đã phát huy tác dụng tích cực trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Bài học bao trùm trên hết là sự kết hợp và giải quyết đúng đắn công tác xây dựng lực lượng, xây dựng thế trận với vận dụng phương thức tác chiến của nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân chống chiến tranh xâm lược. Từ đó, vận dụng sáng tạo vào nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân và khu vực phòng thủ [KVPT] trên địa bàn Quân khu 1 trong tình hình mới trên các nội dung sau.

Một là, xây dựng đất nước luôn gắn liền với bảo vệ Tổ quốc, chống mọi biểu hiện mơ hồ, mất cảnh giác; luôn xác định rõ đối tác, đối tượng trong giai đoạn cách mạng mới.

Thấm nhuần quan điểm của Lê-nin: “Giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền còn khó hơn”, ngay sau khi giành được độc lập cho đất nước, Đảng và Bác Hồ đã xác định phải chuẩn bị căn cứ địa để sẵn sàng chống sự xâm lăng của kẻ thù. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những tư tưởng “đại hậu phương chủ nghĩa”, cho rằng quân Pháp không có khả năng đánh sâu lên Việt Bắc, cũng không triệt để tiêu thổ kháng chiến, phá hoại giao thông, các công trình ở phố xá như thị xã Bắc Kạn, Cao Bằng... đã gây cho ta những bị động, lúng túng và tổn thất ban đầu.

Ngày nay, xu thế chung của thế giới là hội nhập, hợp tác và cùng phát triển, song âm mưu của các thế lực thù địch và bọn phản động đối với Việt Nam không hề thay đổi. Chúng luôn tìm mọi cách thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, thúc đẩy quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ta; sẵn sàng gây chiến tranh khi có thời cơ nhằm xóa bỏ Đảng Cộng sản, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa trên đất nước ta. Do vậy, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phải luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, không mơ hồ ảo tưởng, không để bị động, bất ngờ. Trong hợp tác, liên doanh, liên kết phát triển kinh tế cần xác định đúng, hiểu rõ đối tác, đối tượng để có biện pháp, đối sách hợp lý; “hòa nhập” nhưng không “hòa tan”, kiên quyết, kiên trì bảo vệ độc lập dân tộc và lợi ích quốc gia - dân tộc.

Hai là, tiếp tục xây dựng KVPT vững chắc, toàn diện dựa trên nền tảng thế trận lòng dân đối phó với chiến tranh kiểu mới của kẻ thù.

Quan điểm “dân là gốc” được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “...dân là chủ... Lực lượng bao nhiêu là nhờ ở dân hết”. Ngày 2/9/1947, trong thư gửi đồng bào các tỉnh Việt Bắc, Bác đã viết: “Cách mệnh đã do Việt Bắc mà thành công, thì kháng chiến sẽ do Việt Bắc mà thắng lợi”. Trong những ngày đối mặt với cuộc tiến công của giặc Pháp, nhân dân các dân tộc Việt Bắc không những sẻ chia từng bát cơm, củ sắn cho bộ đội, dân công mà còn trực tiếp chiến đấu và phục vụ chiến đấu; với vũ khí tự tạo thô sơ của nhân dân các dân tộc Việt Bắc, hàng nghìn tên giặc đã phải bỏ xác ở nơi đây. “Quần chúng chiến tranh” chính là tiền đề, là sự khởi đầu của loại hình “chiến tranh nhân dân” ở Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. Đó là bài học quan trọng trong mấy chục năm chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Do vậy, các cấp, các ngành cần quán triệt và thực hiện tốt Nghị quyết số 28-NQ/TW của Bộ Chính trị [khóa X] về “Tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới”, Nghị định số 152/2008/NĐ-CP, Nghị định số 102/2016/NĐ-CP của Chính phủ về KVPT. Các kế hoạch, công trình cần được tính toán để mang tính lưỡng dụng, kinh tế kết hợp với quốc phòng và quốc phòng kết hợp với kinh tế; chú trọng xây dựng và quản lý các công trình ngầm, hang động; công trình kiên cố ở vị trí xung yếu, công trình giao thông, điện lực, bưu điện, y tế... sẵn sàng phục vụ nhiệm vụ quốc phòng - an ninh khi cần thiết. Việc xây dựng KVPT địa phương vững mạnh toàn diện về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội và quốc phòng - an ninh là rất cần thiết; trong đó, phải làm cho mọi người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, yêu chế độ, tin tưởng vào Đảng, chính quyền, đoàn thể. Khi thế trận lòng dân vững chắc, ta có thể phát huy sức mạnh của toàn dân, giải quyết mọi tình huống trong thời bình cũng như khi có chiến tranh xảy ra.

Ba là, phát triển kinh tế - xã hội phải nằm trong quy hoạch tổng thể, gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng - an ninh.

Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại đất nước, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm. Bộ mặt đất nước đã và đang thay đổi, cơ sở hạ tầng giao thông, đô thị được xây dựng; nhiều nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở dịch vụ mọc lên. Tuy nhiên, đã có tình trạng ở một số địa phương, do quá chú trọng tới vấn đề tăng trưởng kinh tế mà buông lỏng quản lý trong quy hoạch; có một số dự án kinh tế và phát triển cơ sở hạ tầng đã làm ảnh hưởng tới thế trận KVPT, làm giảm tác dụng của các công trình quốc phòng.

Ta đã từng bị động khi hậu phương Bắc Kạn trở thành tiền phương ngay từ đầu khi quân Pháp tiến công lên Việt Bắc. Do tiềm lực kinh tế của Việt Bắc lúc đó rất hạn chế, nên hầu như không thể bảo đảm đầy đủ hậu cần tại chỗ cho cơ quan Trung ương và cho bộ đội. Lương thực, thực phẩm và nhiều nhu yếu phẩm phải huy động ở vùng xuôi lên... Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong tương lai đòi hỏi tính độc lập [tự cung, tự cấp] rất cao. Do đó, ngay từ thời bình phải kết hợp xây dựng kinh tế với xây dựng cơ sở hậu cần, kỹ thuật tại chỗ, hậu cần, kỹ thuật nhân dân, nhất là ở những nơi quy hoạch là căn cứ chiến đấu, căn cứ hậu phương của KVPT.

Bốn là, thường xuyên chăm lo xây dựng LLVT quân khu vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức; có chất lượng tổng hợp ngày càng cao, trình độ và khả năng SSCĐ ngày càng hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Trong Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông năm 1947, do LLVT của ta còn non trẻ, bộ đội chủ lực thực hiện phương châm “đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung” để hoạt động, làm nòng cốt phát động chiến tranh nhân dân, đánh địch rộng khắp ở mọi lúc, mọi nơi, bảo toàn và phát triển được lực lượng. Bộ đội ta khi đó trình độ chỉ huy, tác chiến, trang bị còn rất hạn chế, công tác nắm địch, đánh giá tình hình, vận dụng chiến thuật còn đơn giản… ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả của từng trận đánh, bỏ lỡ không ít cơ hội diệt địch.

Ngày nay, với chủ trương xây dựng quân đội theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, cần chú trọng nâng cao sức mạnh chiến đấu tổng hợp của cả ba thứ quân. Bộ đội chủ lực quân khu phải giỏi cơ động tác chiến trong mọi địa hình. Lực lượng dân quân, tự vệ thời bình bảo đảm tác chiến trị an, khi có chiến tranh dựa vào làng xã chiến đấu cùng nhân dân bám trụ “một tấc không đi, một ly không rời”, liên tục tiêu hao, quần thảo với địch. Bộ đội địa phương, Bộ đội Biên phòng, Công an nhân dân, dân quân, tự vệ phải giữ vai trò nòng cốt thực hiện các nhiệm vụ về quân sự, quốc phòng tại địa bàn. Để phát huy được sức mạnh tổng hợp của KVPT, ngay trong thời bình cần phải thường xuyên làm tốt công tác giáo dục chính trị, huấn luyện, diễn tập KVPT, diễn tập phòng thủ xã, phường, các hoạt động phối hợp, hiệp đồng giữa các cơ quan, ban, ngành trong xử trí các tình huống tại địa phương.

Năm là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, năng lực điều hành của chính quyền đối với công tác quốc phòng - an ninh trong xây dựng KVPT.

Bài học về sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, tổ chức phòng thủ trong những ngày tháng chiến đấu trong vòng vây kẻ thù ở Việt Bắc năm 1947 vẫn còn nóng hổi đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay. Đó là sự nhìn xa, trông rộng, dự báo đúng tình hình để chủ động đối phó với âm mưu của thực dân Pháp trong khi vẫn kiên trì vãn hồi hòa bình. Khi địch tiến công lên Việt Bắc, Đảng ta đã kịp thời lãnh đạo điều chỉnh thế trận, thay đổi cách đánh cho phù hợp, phát động chiến tranh nhân dân rộng khắp, tránh chỗ mạnh, đánh vào chỗ yếu của địch để bảo toàn và phát triển lực lượng. Đồng thời, chỉ đạo các chiến trường trong toàn quốc “chia lửa”, chi viện nhân tài vật lực cho Việt Bắc; chọn đúng thời cơ, giành quyền chủ động. Đảng đã lãnh đạo các đơn vị chủ lực cùng với quân và dân Việt Bắc chuyển hóa thế trận, tiến hành phản công thắng lợi, đập tan cuộc tiến công chiến lược của giặc Pháp.

Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quốc phòng - an ninh hiện nay, trước hết phải tiếp tục quán triệt, vận dụng linh hoạt Nghị quyết Trung ương 8 [khóa XI] về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”; đồng thời để nâng cao năng lực điều hành của chính quyền trong công tác phòng - an ninh, ngoài việc phải triệt để chấp hành chủ trương, nghị quyết của Đảng về xây dựng KVPT, xây dựng LLVT trong thời bình, còn phải chuẩn bị năng lực điều hành khi có tình huống phức tạp nhằm đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới.

Thiếu tướng Ngô Minh Tiến, Tư lệnh Quân khu 1 nguồn: Báo QĐND

  • Nước Nga với hành trình khai thác và sử dụng khoảng không vũ trụ

Chiến dịch Việt Bắc-Thu Đông 1947 [từ 7/10 đến 22/12/1947] là một chiến dịch quân sự do quân đội Pháp thực hiện tại Việt Nam trong chiến tranh Đông Dương, nhằm phá tan cơ quan đầu não kháng chiến, tiêu diệt bộ đội chủ lực của Việt Minh.Nhưng dưới sự chỉ đạo của Đảng, với ý chí và tinh thần quả cảm, quân và dân ta đã làm thất bại cuộc tiến công của quân Pháp, góp phần đẩy mạnh phong trào chiến tranh du kích trên toàn chiến trường Việt Bắc.

Bản đồ Chiến dịch Việt Bắc. Ảnh: wiki

Ngày 19/12/1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Bộ đội ta công kích đồng loạt vào các vị trí quân Pháp, sau đó nhanh chóng chuyển sang bao vây, ghìm giữ quân địch ở Hà Nội và các thành phố, thị xã trên địa bàn cả nước.


Bị sa lầy tại các thành phố, thị xã, thực dân Pháp xúc tiến việc chuẩn bị một cuộc tiến công lớn lên Việt Bắc, hòng tiêu diệt lực lượng chủ lực và cơ quan đầu não kháng chiến của ta bằng chiến lược “đánh nhanh, giải quyết nhanh". Với trên trên 12.000 quân tinh nhuệ được trang bị vũ khí, phương tiện hiện đại, quân Pháp hình thành hai “gọng kìm” lớn theo đường số 4, số 3 và phối hợp với cánh quân tiến theo sông Lô, sông Gâm nhằm bao vây chặt căn cứ Việt Bắc; đồng thời, cho quân nhảy dù xuống trung tâm chiến khu, tiến hành càn quét, tìm diệt chủ lực và cơ quan đầu não kháng chiến của ta.


Ngày 7/10/1947, quân Pháp nhảy dù xuống Bắc Kạn mở đầu cuộc tiến công Việt Bắc. Chỉ một ngày sau, ngày 8/10, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi toàn thể đồng bào đoàn kết kháng chiến, ra sức giết giặc. Ngày 15/10/1947, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp".


Nghiên cứu thế lực của ta và địch trên chiến trường, Bộ tổng chỉ huy quyết định tập trung lực lượng đánh địch trên 3 mặt trận: “Đánh mạnh ở mặt trận Sông Lô; đường số 4 và đường số 3 nhằm phá vận tải tiếp tế địch, phục kích các đường rừng, đánh đường sông; tại những căn cứ của địch luôn quấy rối, với những vị trí nhỏ thì bao vây tiêu diệt để phối hợp với Việt Bắc”.


Bác Hồ cùng các chiến sĩ cách mạng tại căn cứ địa Việt Bắc.


Quân đội ta sử dụng các trung đoàn 147, 165 [chủ lực Bộ]; 72, 74, 121 [Khu 1]; 11, 36; 59; 98 [Khu 12]; 1 tiếu đoàn pháo binh và Trung đoàn Sông Lô [Khu 10]; 5 tiểu đoàn độc lập của Bộ, Khu 1 và Khu 12, các đơn vị binh chủng và du kích trên địa bàn chiến dịch. Chiến khu do Bộ Tổng chỉ huy trực tiếp chỉ huy, đồng chí Võ Nguyên Giáp làm chỉ huy trưởng. Chiến dịch tấn công của quân Pháp bắt đầu thì chiến dịch phản công của quân đội ta tại Việt Bắc cũng bắt đầu.


Ngay từ những ngày đầu, Trung đoàn Vệ quốc quân tại Cao Bằng bắn rơi máy bay chỉ huy của quân Pháp, Đại tá Lambert - PTổng tham mưu quân viễn chinh Pháp cùng các cơ quan tham mưu chiến dịch của Pháp bị chết trong máy bay.


Ở mặt trận Sông Lô - Chiêm Hóa, địch vừa đổ bộ lên bến Bình Ca thì bị quân đội ta bắn chìm một pháo thuyền địch, tiếp đó diệt hơn một tiểu đội giặc lập chiến công đầu tiên trên sông Lô. Những trận đánh địa lôi, phục kích, bắn tỉa của quân đội ta làm cho quân đội Pháp không thể tiến theo các đường thủy, đường bộ, buộc chúng phải tiếp viện quân nhảy dù xuống Chiêm Hóa. Đoàn pháo binh cùng các binh đoàn chủ lực bắn chìm một số tàu chiến và ca nô của quân Pháp tại Đoan Hùng, Khoan Bộ, Khe Lau. Đường tiếp viện của quân Pháp từ Hà Nội lên bị cắt đứt.


Bộ đội pháo binh Sông Lô trong chiến dịch Việt Bắc Thu-Đông 1947. Ảnh: qdnd.vn


Ở mặt trận đường số 4, các đại đội độc lập và quân dân du kích Cao Bằng, Lạng Sơn phục kích, bắn tỉa trên đường địch hành quân, tiến công tiêu diệt địch tại Đông Khê, Thất Khê. Tiểu đoàn tập trung Lạng Sơn lợi dụng địa hình đánh trận phục kích xuất sắc, diệt 33 xe cơ giới, gần 300 tên địch tại Bông Lau, thu toàn bộ vũ khí. Đường số 4 thành “con đường máu” của thực dân Pháp.


Ở mặt trận đường số 3, tự vệ quân giới phối hợp với dân quân dân tộc ít người đánh quân Pháp đi lẻ. Các tiểu đoàn tập trung thuộc Bộ Tổng chỉ huy và Bộ chỉ huy Chiến khu 1, tập kích, đánh địa lôi hàng trăm lính Pháp bị tiêu diệt trong công sự, cắt đứt đường tiếp viện của quân Pháp từ Cao Bằng xuống Bắc Kạn.


Các binh đoàn lớn của thực dân Pháp càng đi sâu vào căn cứ Việt Bắc càng bị chia cắt và hao mòn lực lượng.


Ngày 22/12/1947, cuộc chiến đấu chống địch tấn công Việt Bắc kết thúc thắng lợi. Việt Bắc đã trở thành "mồ chôn quân Pháp" với hơn 6.000 tên địch bị loại, bắn rơi 16 máy bay, bắn chìm 11 ca nô và tàu chiến và phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh khác.


Chiến dịch Việt BắcThu - Đông 1947 diễn ra và giành thắng lợi trong thời gian tương đối ngắn trong cuộc kháng chiến trường kỳ, đã khẳng định đường lối chiến tranh nhân dân đúng đắn, cùng nghệ thuật quân sự đặc sắc của Đảng ta, trong đó nổi bật là nghệ thuật xây dựng, tạo lập thế trận toàn dân đánh giặc rộng khắp, vững chắc ngay từ đầu và suốt quá trình chiến tranh.Đây cũng là một bài học thắng lợi được vận dụng trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ xâm lược, giành lại độc lập, tự do cho đất nước.

Trung tâm Thông tin Tư liệu/TTXVN

Vẹn nguyên khát vọng hòa bình - Bài 4: Hà Nội ngày trở về

Ngày 10/10/1954, đoàn quân chiến thắng trở về Hà Nội trong sự đón tiếp tưng bừng của nhân dân Thủ đô. Lớp lớp đoàn quân " Bộ đội Cụ Hồ" ca khúc khải hoàn trong biển người và hoa. Đường phố rực cờ đỏ sao vàng. Tiếng reo hò nổi lên như sóng dậy.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Chiến dịch,
  • Việt Bắc,
  • quân Pháp,
  • chiến thắng,

Video liên quan

Chủ Đề