Sinh thường bao lâu thì hết đau cửa mình

Có thể bạn quan tâm: Sau sinh bao lâu hết sản dịch? Mẹ cần lưu ý gì về sản dịch sau sinh?

7. Bạn sẽ buồn chán và có nguy cơ trầm cảm

Khoảng 50–80% phụ nữ sau sinh trải qua hội chứng baby blue trong vài tuần đầu sau sinh khiến tâm trạng thay đổi thất thường và dễ dàng chán nản, buồn bã, lo lắng, ủ rũ, khóc lóc… Hội chứng baby blue do sự kết hợp của nhiều yếu tố bao gồm thay đổi hormone, stress, mệt mỏi.

Hội chứng này thường kéo dài vài tuần đầu sau sinh. Tuy nhiên nếu tình trạng mệt mỏi, stress và khóc kéo dài hơn 4 tuần và ngày càng nghiêm trọng thì có thể bạn đã mắc chứng trầm cảm sau sinh. Khoảng 20% phụ nữ sau sinh bị trầm cảm.

Chứng trầm cảm sau sinh có thể gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và khiến phụ nữ sau sinh bị ảo giác cũng như có ý định làm hại bản thân và con. Vì vậy, phụ nự mắc chứng này cần được phát hiện và điều trị tâm lý kịp thời với sự hỗ trợ của gia đình và bác sĩ tâm lý.

8. Bạn có thể bị táo bón sau sinh

Táo bón sau sinh là một hiện tượng phổ biến khiến nhiều phụ nữ sau sinh gặp phải, đặc biệt là đối với những sản phụ dùng thuốc giảm đau hoặc gây mê ở bệnh viện. Nhiều trường hợp phụ nữ sau sinh lo sợ bị đau khi đi đại tiện nên có xu hướng nhịn và dễ dẫn tới táo bón.

Để ngăn ngừa và giảm táo bón sau sinh, bạn nên uống thật nhiều nước, ăn nhiều hoa quả, rau xanh và các loại thực phẩm nhuận tràng, giàu chất xơ. Vận động nhẹ nhàng và thường xuyên theo chỉ dẫn của bác sĩ cũng giúp tình trạng táo bón được cải thiện. Nếu tình trạng táo bón kéo dài, bạn cần đi khám để điều trị kịp thời.

9. Bạn có thể bị bệnh trĩ sau sinh

Quá trình sinh con có thể làm sưng một số mạch máu ở trực tràng gây đau, ngứa hoặc chảy máu. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ dần được cải thiện sau khi cơ thể đã phục hồi sau sinh. Để giảm đau, bạn có thể chườm mát hoặc ngồi lên đệm lót mềm để giảm đau. Bạn cũng nên có chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ, uống nhiều nước và vận động nhẹ nhàng nếu có thể.

Có thể bạn quan tâm: Mẹ sau sinh bị táo bón nên ăn gì? 12 thực phẩm xua tan táo bón sau sinh

10. Bạn có thể tiểu không tự chủ

Tình trạng tiểu không tự chủ hay còn gọi là són tiểu thường gặp sau sinh thường nhưng cũng có thể xảy ra sau sinh mổ. Bạn có thể bị són tiểu khi ho hoặc cười và cũng có thể nhận thấy khó điều khiển cơ hậu môn.

Cũng giống như táo bón và bệnh trĩ, tình trạng tiểu không tự chủ sau sinh sẽ giảm dần theo thời gian trong quá trình hồi phục sau sinh. Thực hiện bài tập kegel là cách hiệu quả để tăng cường cơ vùng chậu mà bạn có thể thử.

11. Bạn nên tập thể dục nhẹ nhàng

Sau sinh, nhiều phụ nữ mong muốn sớm có thể tập luyện theo nhịp điệu như trước kia. Tuy nhiên, bạn không nên tập thể dục quá sức theo cường độ giống như trước khi chưa có bầu. Bạn cần chờ cơ thể phục hồi sau sinh, đặc biệt nếu bạn sinh mổ.

Việc vận động nhẹ nhàng giúp cải thiện tình trạng trĩ, táo bón, tiểu không tự chủ và ngăn ngừa trầm cảm sau sinh, cải thiện giấc ngủ, tăng cường lưu thông máu. Đối với phụ nữ sau sinh, các môn thể thao như đi bộ và bơi là cách luyện tập nhẹ nhàng bạn có thể tham khảo. Khi đi khám kiểm tra phục hồi sau sinh, bạn nên hỏi bác sĩ để được tư vấn bài tập phù hợp.

12. Bạn có thể bị bốc hỏa

Sự thay đổi nội tiết tố đột ngột sau sinh có thể gây ra những triệu chứng giống như tiền mãn kinh như bốc hỏa. Theo thống kê có trên 33% phụ nữ sau sinh bị bốc hỏa trong thời kỳ mang thai và 29% bị bốc hỏa và ra nhiều mồ hôi sau sinh. Sau sinh 2 tuần, tình trạng này sẽ giảm dần. Những phụ nữ có dấu hiệu trầm cảm và những người có chỉ số BMI cao trước khi mang thai dễ bị bốc hỏa hơn.

Nếu bị bốc hỏa và ra nhiều mồ hôi về đêm như khi bị sốt thì bạn nên đi khám bác sĩ. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn bị nhiễm trùng sau sinh.

14. Bạn có thể đau ngực và núm vú

Nuôi con bằng sữa mẹ rất tốt cho cả bạn và bé, nhưng điều này không hề dễ dàng vì việc cho con bú sau sinh rất phức tạp và khó khăn. Bạn có thể thấy ngực đau, núm vú bị nứt cổ gà và đau khi cho con bú.

Sản dịch sau sinh là hiện tượng sinh lý thường gặp ở sản phụ giai đoạn hậu sản. Tuy nhiên, cảm giác này không hề dễ chịu, nhiều người thường lo lắng sản dịch sau bao lâu thì hết? Sản dịch có mùi hôi có phải là dấu hiệu bất thường hay không? Hãy cùng đi tìm lời giải cho những băn khoăn đó nhé!

Cơ thể của người mẹ trải qua rất nhiều thay đổi trong lúc mang thai và cả sau khi sinh. Sau sinh, mẹ bước vào giai đoạn hậu sản. Theo quan niệm dân gian, hậu sản là thời kỳ 3 tháng sau khi sinh; còn Y học hiện đại cho rằng giai đoạn này sẽ kéo dài 6 tuần [42 ngày] kể từ ngày sinh. Vào thời điểm này, phụ nữ cần được chăm sóc đặc biệt, nếu không rất dễ mắc một số bệnh lý hậu sản phổ biến.

Sản dịch là hiện tượng sinh lý bình thường sau sinh nên chị em đừng lo lắng

Sản dịch là dịch tiết từ âm đạo của phụ nữ sau sinh. Phần dịch tiết này được cấu tạo bởi những mảnh vụn của lớp nội mạc tử cung [màng rụng], những cục máu đông nhỏ từ vết thương nơi nhau bám, phần sót lại nước ối và những chất dịch tiết từ vết thương ở cổ tử cung, âm đạo do quá trình sinh đẻ.

Tại sao lại có sự xuất hiện của sản dịch là thắc mắc của không ít người. Sản dịch xuất hiện ở cả thai phụ sinh thường và sinh mổ. Khi em bé chào đời, nhau được thoát ra ngoài, tử cung của người mẹ sẽ co lại tạo thành một khối cầu an toàn, tử cung co hồi tốt giúp khả năng cầm máu sinh lý, hạn chế được sự mất máu sau sinh. Những ngày tiếp theo, khả năng co hồi tử cung giảm đi. Sau mỗi ngày tử cung co hồi là sự thoát chất dịch hay còn gọi là sản dịch từ lòng tử cung ra ngoài theo đường âm đạo. Thông thường thì sản dịch sau khi sinh mổ hết nhanh hơn sinh thường, bởi trong quá trình mổ đẻ lớp nội mạc tử cung đã được bóc sạch. Tuy nhiên, không phải trường hợp sinh mổ nào cũng nhanh hết. Tùy thuộc vào cơ địa, chế độ chăm sóc và vận động cũng ảnh hưởng đến quá trình bài tiết sản dịch ở phụ nữ sau sinh.

Sản dịch như thế nào là bình thường?

Sản dịch bình thường có mùi tanh nồng như thời kỳ kinh nguyệt, sản dịch thường kéo dài trung bình khoảng 20 ngày, hoặc có thể lên đến 40-45 ngày. Màu sắc và lượng sản dịch có thể thay đổi theo thời gian.

  • Trong 2-3 ngày đầu: Sản dịch có màu đỏ sậm, xen lẫn các cục máu đông nhỏ. Trong thời gian này, lượng sản dịch có thể ra khá nhiều. Đừng lo lắng nếu nhận thấy phần sản dịch có xen lẫn các cục máu đông, đây chỉ là nhau thai còn lại được đẩy ra khỏi cơ thể khi không còn cần thiết nữa.
  • Sau 1 tuần: Phần sản dịch bây giờ đã chuyển sang màu nâu hồng và vết bẩn trên miếng lót của sản phụ sẽ ngày càng nhỏ và nhạt hơn, phần sản dịch có thể xen lẫn ít cục máu đông, có kích thước bằng quả nho khô hoặc nhỏ hơn. Điều này là hoàn toàn bình thường.
  • Sau 3 tuần: Sản dịch không có máu chỉ là một dịch trong hoặc trắng chứa lượng lớn bạch cầu và mô màng vỏ bị hoại tử. Tử cung bây giờ đã trở lại khá nhiều về kích thước trước đây và những cơn co hồi tử cung cũng sắp kết thúc.
  • Sau 6 tuần: Một số sản phụ có thể bị ra ít dịch màu nâu, hồng hoặc trắng vàng cho đến 6 tuần sau khi sinh. Nó có thể xuất hiện với số lượng nhỏ hàng ngày hoặc chỉ thỉnh thoảng. Đây sẽ là giai đoạn cuối cùng của quá trình xuất hiện sản dịch.

Lượng sản dịch có thể ra nhiều hơn trong khi di chuyển và đi lại. Nếu điều này xảy ra, hãy cố gắng đứng yên và nghỉ ngơi một chút. Nhiều mẹ than phiền vì đôi lúc họ cảm thấy lượng sản dịch chảy nhiều khi đứng, điều này là do cấu tạo của âm đạo khiến một lượng sản dịch đọng lại ở một khu vực giống như chiếc cốc khi ngồi hoặc nằm và sẽ chảy ra nhiều khi đứng dậy hay vận động.

Sản dịch là hiện tượng sinh lý bình thường với sản phụ sau sinh. Tuy nhiên, không ít chị em lo lắng vì có dấu hiệu bất thường về sản dịch. Sau đây là một vài dấu hiệu bất thường của sản dịch sau sinh:

Lượng sản dịch sẽ ra nhiều trong vài ngày đầu sau khi sinh, nhưng sau đó giảm dần theo thời gian. Nếu tại bất kỳ thời điểm nào, lượng máu đột ngột ra nhiều hơn ban đầu kéo dài hơn một tuần, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Sản dịch thường có mùi tanh tương tự như khi hành kinh và không gây khó chịu ở bất kỳ hình thức nào. Nếu sản dịch có mùi lạ hoặc có mùi hôi, đó có thể là do nhiễm trùng trong tử cung hoặc bị nhiễm khuẩn do rách tầng sinh môn trong khi sinh nở. Nếu nhận thấy sự thay đổi về mùi, sản phụ nên thông báo cho bác sĩ càng sớm càng tốt.

Đau vùng chậu có thể do nhiễm trùng tiết niệu hoặc táo bón. Nghiêm trọng hơn, đau vùng chậu còn có thể do nhiễm trùng trong tử cung. Trong cả hai trường hợp, bạn nên uống nhiều nước và liên hệ bác sĩ càng sớm càng tốt. 

Để phòng nguy cơ nhiễm khuẩn hậu sản, các vấn đề sức khỏe vùng kín, mẹ sau sinh nên lưu ý lượng cũng như tính chất sản dịch. Bất cứ dấu hiệu bất thường nào, nhất là trường hợp sản dịch có mùi hôi cũng cần đến bệnh viện thăm khám sớm để có biện pháp xử trí kịp thời.

Thông thường sản dịch có thể kéo dài từ 2 – 6 tuần. Tuy nhiên, cũng có một số sản phụ gặp tình trạng sản dịch kéo dài từ 2 – 3 tháng. Nếu không có dấu hiệu sốt, ra máu nhiều không kiểm soát được thì bạn không nên quá lo lắng.

Nhiều thai phụ lo lắng sau sinh hơn 1 tháng vẫn chưa hết sản dịch. Như đã nói ở trên sản dịch thường hết trong vòng 2 – 6 tuần nhưng cũng có thể kéo dài hơn, tuy nhiên những trường hợp này rất ít.

Nếu sau 6 tuần, sản phụ vẫn thấy ra sản dịch có máu kèm mùi hôi, sốt 38 – 39 độ, bụng dưới căng tức thì nhiều khả năng chị em đã bị bế sản dịch, đây là tình trạng do sản dịch vẫn còn trong tử cung. Tình trạng bế sản dịch rất nguy hiểm nên chị em cần đến ngay bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời.

Sản dịch màu đỏ tươi sẽ giảm dần trong vài tuần đầu tiên. Tuy nhiên, nếu bạn hoạt động nặng, sản dịch có thể lại xuất hiện. Vì thế, bạn không nên làm việc quá sức ngay sau sinh.

Ứ đọng sản dịch là nỗi ám ảnh kinh hoàng của các sản phụ trong giai đoạn hậu sản. Sản dịch gây ra nhiều bất tiện, khiến sản phụ cảm thấy khó chịu, không thoải mái. Vì thế, làm cách nào để nhanh hết sản dịch là điều rất nhiều chị em quan tâm.

Để lượng sản dịch sau sinh nhanh ra hết, tử cung mau chóng hồi phục, rút ngắn quá trình hậu sản [sinh mổ lẫn sinh thường], bạn nên vận động nhẹ nhàng để giúp máu huyết lưu thông cho tử cung co bóp tốt nhằm đẩy hết sản dịch ra ngoài. Đồng thời việc cho bé bú thường xuyên cũng giúp tử cung co bóp hiệu quả.

Một số kinh nghiệm dân gian thường được áp dụng để nhanh bài tiết sản dịch ra ngoài như: uống nước chè vằng, ăn canh hoặc uống nước rau ngót, ăn canh trứng đậu phụ… được nhiều chị em áp dụng.

ThS.BSNT Nguyễn Thị Hồng Nhung, Bác sĩ khoa Phụ sản bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội cho biết: “Sản dịch rất khác băng huyết. Những ngày đầu, sản dịch có màu đỏ sẫm, sau đó lượng máu dần bớt đi và chuyển sang màu hồng, màu nâu khi nội mạc tử cung co lại. Đến khoảng ngày thứ 10 sau sinh, sản dịch có màu hơi vàng hoặc không màu, không mùi. Lượng sản dịch ước chừng khoảng 2 chiếc băng vệ sinh trong 4 giờ.‘’

Băng huyết là tình trạng chảy máu sau sinh. Khi đó máu ra nhiều và có màu đỏ tươi chứ không thẫm màu như sản dịch. Sản phụ phải dùng nhiều bỉm to để đóng trong ngày, kèm theo dấu hiệu hoa mắt chóng mặt hoặc đau tức ở tầng sinh môn. Băng huyết sau sinh là 1 trong 5 bệnh hậu sản nguy hiểm và đứng đầu về nguy cơ gây tử vong ở sản phụ. Do đó, sản phụ cần biết cách phân biệt băng huyết và sản dịch để đến cơ sở y tế can thiệp. 

Tại BVĐK Tâm Anh, sản phụ được chăm sóc chu đáo, thoải mái như ở nhà

Để phòng băng huyết sau sinh, sản phụ nên khám định kỳ và kiểm tra sức khỏe sát sao, không chủ quan, ăn uống lành mạnh, đủ chất dinh dưỡng, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và kiểm tra kịp thời.

Sau sinh, cơ thể của người phụ nữ chưa hoàn toàn hồi phục. Do đó, trong giai đoạn này, phụ nữ cần được chăm sóc đặc biệt. Để có sức khỏe tốt, hạn chế nguy cơ bị bế sản dịch, trong giai đoạn này bạn cần lưu ý:

  • Giữ vệ sinh: Sau sinh khoảng 4 – 6 tuần, tử cung vẫn duy trì việc co bóp để đẩy sản dịch ra ngoài. Đây là thời điểm vi khuẩn bên ngoài dễ xâm nhập, cùng vi khuẩn có sẵn ở âm đạo sẽ khiến âm đạo dễ bị viêm nhiễm. Do đó, hãy giữ vệ sinh vùng kín đúng cách bằng việc thường xuyên vệ sinh vùng kín với nước ấm, lau khô và thay băng vệ sinh trung bình 3 giờ/lần. Có thể dùng dung dịch vệ sinh pha loãng để rửa. Nếu không quá mệt sản phụ nên tắm gội bình thường, nhưng phải tắm với nước ấm, trong phòng kín, tắm nhanh và lau khô.
  • Chế độ sinh hoạt, ăn uống: Sau sinh, bạn cần ăn uống đầy đủ chất, tăng lượng đạm và canxi trong bữa ăn hàng ngày. Phụ nữ sau sinh nên cho con bú sớm để tiết ra chất Oxytocin giúp co hồi tử cung tốt để đẩy sản dịch ra ngoài.

Hệ thống phòng nội trú hiện đại và đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng chuyên nghiệp giúp hành trình vượt cạn và sau sinh của mẹ trở nên nhẹ nhàng, thư thái nhất

Đồng hành cùng mẹ từ khi mang thai đến lúc vượt cạn, bệnh viện Đa khoa Tâm Anh mang đến những dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất như thai sản trọn gói, thai sản theo yêu cầu, chăm sóc toàn diện trước và sau sinh,…  giúp mẹ khỏe mạnh và an tâm hơn đón con chào đời.

Để được tư vấn, giải đáp thắc mắc về thai sản và đặt lịch khám tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách có thể liên hệ:

Ngoài ra, khoa Phụ sản còn có hệ thống phòng Tiền sản riêng biệt cao cấp; phòng spa trước sinh; áp dụng các phương pháp đẻ không đau; thời gian gây mê được rút gọn ngắn nhất nhằm hạn chế tối đa tác dụng phụ của thuốc; chiếu plasma sau sinh, dịch vụ tư vấn và hướng dẫn thực hiện các phương pháp nuôi con khoa học hiện đại như nuôi con bằng sữa mẹ, cắt dây rốn chậm, da kề da ngay sau sinh, trữ máu cuống rốn…

Video liên quan

Chủ Đề