So sánh các loại bia lager diễn đàn năm 2024

Lager là loại bia phổ biến nhất trên thế giới. Sử dụng phương pháp lên men chìm để tạo ra một loại bia tươi mát. Hiện nay Lager bao gồm nhiều loại bia nổi tiếng của Mỹ như Budweiser, Busch Lite, Coors, Miller Genuine Draft và PBR. Với hương vị đậm đà, không thể nhầm lẫn, lager được rất nhiều người ưa chuộng vì chúng rất dễ uống.

Bia paderborner có hương vị rất riêng và đặc biệt được sản xuất theo phương pháp mới áp dụng rất nhiều công nghệ cao.Bia này nồng độ khá cao 5.5% nhưng có một đặc điểm rất lạ là rất dễ uống

So sánh các loại bia lager diễn đàn năm 2024

2. Bia PADERBORNER Pilger Orginal German Beer lon 500ml Giá bán: 800k/1 thùng Quy cách: 24 lon/ thùng Xuất xứ: Đức Mô tả - Độ cồn: 5,0% - Bia PADERBORNER Pilger mang hương vị bia truyền thống đích thực của Đức, sản phẩm của hãng bia nổi tiếng Đức PADERBORNER được ra đời từ năm 1852.

So sánh các loại bia lager diễn đàn năm 2024

3. Bia Stammgast Lager Lon Dung tích: 500ml Xuất xứ: Đức Nồng độ: 5%

Bia Stammgast Lager là loại bia vàng lâu đời và truyền thống tại miền Bavarian. Đây là loại bia vô cùng đặc biệt, ủ cho mùa xuân, với sự kết hợp tinh túy giữa mạch nha, lúa mạch và yến mạch đem đến cho những người sành bia một hương vị sảng khoái cùng vị thơm ngọt của trái cây pha chút đắng nhẹ của hoa bia.

Trong chuyến về thăm Việt Nam vừa qua, ngày nào tôi cũng uống bia. Hàng quán nào cũng giới thiệu bia của nhiều thương hiệu khác nhau nhưng đặc điểm chung rằng chúng đều là bia lager. Lager cũng là loại bia phổ biến nhất thế giới.

Thật ra có một số loại bia khác nhau: Lager, ale, porter, stout, và malt. Thứ tự trên cũng phản ánh màu của bia, đi từ màu vàng nhạt (màu của tóc vàng) tới màu đen. Lager có màu vàng nhạt, mặc dù nó có thể có màu đậm hơn, ale thì màu từ vàng đậm tới nâu đỏ, các loại còn lại thì màu đen. Lager thì bao trùm cả pilsner, còn ale thì có rất nhiều loại trong đó, các loại có tiếng tăm là saison có màu nhạt (pale ale), India pale ale (có nhiều hoa bia), red ale (màu đỏ).

Porter thì cũng là một loại ale nhưng đậm màu hơn hẳn và cũng có vị hơi ngọt. Stout thì có vị ít ngọt và hơi giống cà phê. Malt thì cũng hơi giống như nước ngọt, có độ cồn thấp, khoảng ít hơn 2.5% và người uống bia ít ai lại đi uống malt.

(Xem thêm: Cộng đồng 'vạch trần' lý do người Việt ngày càng uống nhiều bia)

Lager thường được lên men bởi một loại men bia gọi là "bottom fermented". Khi hỗn hợp lúa mạch hay mạch nha đã được ngâm nước thì men bia sẽ được đưa vào. Trong quá trình lên men, loại men này sẽ nằm ở dưới đáy thùng. Các loại bia còn lại đều là "top fermented", tức là các loại men này đều nổi trên mặt nước.

Sau khi nấu xong thì lager thường được cất rất lâu, khoảng vài tháng trước khi uống. Quá trình này được thực hiện ở nhiệt độ thấp. Sau đó lager sẽ được thêm rất nhiều carbon dioxide - tức là thứ mang tới cảm giác tê đầu lưỡi và tạo ra bọt. Vì vậy lager thường có cảm giác "kết thúc mượt mà"(smooth finish).

Ale thì được ủ ở nhiệt độ phòng và có thêm nhiều hương vị. Hoa bia thường được dùng trong ale nhiều hơn và vì vậy ale hơi đắng hơn. Tuy vậy ale là "đất diễn" của các loại hương vị khác nhau, bởi vì ale có chỗ cho các loại hương vị khác. Nhiệt độ phòng khiến cho các hương vị sẽ dễ tồn tại, còn khi bạn đem đông lạnh hết cả món bia trong quá trình chế biến thì các loại hương vị khác sẽ ra đi.

Ale rất phổ biến ở Mỹ và được xem là có cá tính mạnh hơn. Người Mỹ rất thích bia tươi và nhiều thành phố giờ có các nhà máy bia thủ công rất nổi tiếng. Người địa phương thường hay uống các loại bia thủ công nơi họ sống, nếu có. Bia thủ công nhiều hương vị, được ủ theo từng mẻ và không bị ảnh hưởng bởi quá trình bảo quản của các công ty bia lớn.

(Xem thêm: Ép nhau thêm một chén rượu mới là quý nhau?)

Người Việt Nam tiêu thụ bia nhiều nhưng khẩu vị đơn điệu, tới nỗi bia Foster phải bỏ chạy mà không hiểu nguyên nhân từ đâu. Các loại bia không phải lager thì ít và hiếm. Điều này quả thực là rất đáng tiếc vì bia là một loại thức uống mang tới nhiều hương vị. Khi mà người ta chỉ đăm đăm vào một loại bia thì những hương sắc khác lại bị bỏ quên, không ai thưởng thức.

Còn một điều nữa là người Việt Nam ít uống bia tươi. Có lẽ do thị trường Việt Nam không có nhiều người làm bia thủ công. Bia tươi thường chưa bỏ men đi nên phải uống nhanh kẻo vị bia lại thay đổi. Có loại còn để nguyên chưa lược qua (unfiltered) và kết quả là mạch nha và lúa mạch còn sót lại, đem tới hương vị khác hẳn.

Bia có nhiều hương vị khác nhau. Ngoài các thành phần mà ai cũng biết như lúa mạch hay mạch nha, nước, men, và hoa bia thì nhiều loại bia còn dùng đủ thứ hương vị khác, như là trái cây hay vị của các hoa. Kết quả là một rừng bia đủ hương vị khác nhau, đầy những điều mới lạ để khám phá.

Điều đáng trách nhất với người uống bia Việt Nam là thói quen uống bia với đá. Bia thì cần phải lạnh mới ngon, nhưng mà pha đá thì hương vị bia có còn gì nữa đâu. Phải tốn bao nhiêu công sức và quá trình cực khổ mới đạt được hương vị mà bây giờ lại quẳng mấy cục nước đá vào thì còn gì. Cũng như bạn ra quán phở gọi một tô, tới lúc người bán đem ra thì bạn đổ cả ly nước lạnh vào cho phở bớt nóng mới ăn, thì còn gì là phở!

Vì vậy trong chuyến đi vừa qua, khi nào có bia ướp lạnh thì tôi uống, không thì tôi uống ngay món bia trong chai, không nước đá gì cả. Uống bia là để thưởng thức, chứ còn cho nước đá vào thì chỉ là uống để say mà thôi.