So sánh card rời và card onboard

[Tư vấn] Nên mua laptop card rời hay onboard loại nào tốt?

Nên mua laptop card rời hay onboard là băn khoăn của khá nhiều người dùng khi chọn mua sản phẩm. Nếu bạn cũng đang có câu hỏi này, đừng bỏ qua bài viết sau để có lựa chọn phù hợp nhé!

Card màn hình hay còn được gọi là Card đồ họa là một phần không thể thiếu để tạo lên một chiếc máy tính. Nhiệm vụ của Card màn hình là xử lý hình ảnh giúp máy tính hiển thị trên màn hình. Một chiếc Card màn hình bao gồm 2 thành phần chính là bộ xử lý đồ họa GPU [Graphic Processing Unit] và bộ nhớ đồ họa [Video Memory].

Hiện nay, laptop có 2 loại Card màn hình cơ bản đó chính là Card rời và Card onboard. Để biết nên mua card rời hay onboard, mời bạn theo dõi những thông tin sau đây.

1. Đánh giá laptop card rời có tốt không?

- Card rời là card màn hình có GPU và Video Memory riêng biệt. Với nhu cầu chơi game nặng, sử dụng các phần mềm đồ họa hoặc dựng phim thì Card rời là một trong những tiêu chí quan trọng khi chọn mua máy tính. Những thương hiệu Card màn hình nổi tiếng trên thị trường hiện nay là Nvidia và AMD.

- Ưu điểm của laptop card rời:

+ Card màn hình rời là 1 linh kiện riêng biệt chỉ chuyên xử lý hình ảnh cho máy tính nên hiệu năng của card rất tốt. Tốc độ xử lý đồ họa của máy khi dùng card rời rất nhanh và hạn chế tối đa hiện tượng giật, lag hay vỡ hình.

+ Các card màn hình rời thường cho phép người dùng tùy biến về đồ họa nhiều hơn. Bạn có thể lựa chọn những thông số mong muốn, phù hợp với nhu cầu sử dụng của cá nhân.

+ Thêm 1 ưu điểm nữa của card rời đó là không chiếm dụng RAM, giúp máy có nhiều khoảng trống hơn để chạy đa nhiệm, tăng tốc độ vận hành cho máy.

- Nhược điểm của laptop card rời:

+ Card rời của máy tính có thể xem như 1 con chip chạy riêng biệt, khi vận hành, bộ phận này có thể tỏa nhiệt làm nóng máy. Card rời cũng cần năng lượng để vận hành và sẽ sử dụng chính nguồn điện của laptop nên máy lắp card màn hình rời sẽ nhanh hết pin hơn thông thường.

+ Chi phí mua 1 chiếc card rời chuyên dụng không hề nhỏ nên đây được xem là nhược điểm lớn nhất khiến người tiêu dùng cân nhắc mỗi khi mua máy tính.

Nên mua laptop card rời hay onboard cần có sự đánh giá chính xác về 2 loại aptop card rời vàonboardtrước khi mua đẻ bạn có sự lựa chọn.

2. Đánh giá laptop card onboard có tốt không?

- Card Onboard thực chất là card đồ họa được tích hợp sẵn trên bo mạch của máy tính. Card onboard mặc dù đã được cải tiến rất nhiều nhưng về hiệu năng vẫn không thể thay thế được card rời. Đối tượng phù hợp sử dụng máy tính card tích hợp là những nhân viên văn phòng và sinh viên đang học tập, nghiên cứu, những người không có nhu cầu xử lý hình ảnh mức độ cao.

- Ưu điểm của laptop card onboard:

+ Card onboard thường không tiêu tốn nhiều điện năng nên rất tiết kiệm pin. Thời lượng hoạt động của máy tính dùng card tích hợp cũng vì thế mà cao hơn máy dùng card rời.

+ Card onboard cũng không phát sinh nhiều nhiệt lượng do hiệu năng ở mức vừa phải, máy sẽ mát hơn, hoạt động ổn định hơn.

+ Việc tích hợp sẵn card vào bo mạch của máy tính sẽ giúp giảm tình trạng xung đột và giảm giá thành cho laptop.

- Nhược điểm của laptop card onboard:

+ Đối với các tác vụ đồ họa, thiết kế hình, card onboard thể hiện rõ nhược điểm chậm xử lý và quá tải.

+ Card onboard còn chiếm dụng lượng RAM đáng kể khiến máy có tình trạng giật lag khi chạy những ứng dụng nặng.

3. Nên mua laptop card rời hay onboard

>> Xem thêm: Bạn nên làm gì đểkiểm tra hiệu suất laptop hiệu quả và nhanh chóng.

- Card onboard hay card rời đều có những ưu và nhược điểm riêng.

+ Card rời thường dành cho những game thủ chuyên nghiệp, đòi hỏi chạy được các game hạng nặng yêu cầu cấu hình cao. Những cá nhân học và làm công việc liên quan đến hình ảnh, video hay thiết kế đồ họa là đối tượng thứ 2 cần trang bị card rời cho laptop để đảm bảo hiệu năng mong muốn. Đối tượng thứ 3 cần đến card rời là những cá nhân có nhu cầu giải trí nâng cao, cần để chạy những ứng dụng chuyên biệt.

+ Card onboard sẽ dành cho những người có nhu cầu giải trí cơ bản như nghe nhạc, xem phim hay chơi game từ tầm trung trở xuống. Những nhân viên văn phòng, học sinh, sinh viên sử dụng máy cho các tác vụ làm việc, học tập cơ bản.

- Để nhận biết laptop chạy card rời hay card onboard bạn có thể dựa vào tên card để nhận biết đó là card onboard hay card rời.

+ Card rời thường có thông số chi tiết hơn card onboard.

+ Nếu tháo máy ra, bạn có thể quan sát được card onboard được tích hợp liền luôn vào chip còn card rời có khe cắm riêng biệt.

Với những thông tin trên đây, hi vọng bạn đã có được đáp án cho băn khoăn nên mua laptop card rời hay onboard và chọn mua được một sản phẩm ưng ý, phù hợp với nhu cầu.

Siêu thị điện máy HC

Nếu bạn đang muốn mua máy tính nhưng vẫn chưa nắm rõ được hoàn toàn hai khái niệm: card đồ họa onboard là gì, card đồ họa rời là gì, cũng như những ưu nhược điểm riêng của chúng,… hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời trong bài viết này nhé.

Card đồ họa onboard là gì?

Card đồ họa onboard là đề cập đến GPU [bộ xử lý đồ họa] được xây dựng trên cùng một khuôn với CPU [bộ xử lý trung tâm]. Điều này đi kèm với một số ưu điểm. Nó nhỏ gọn, tiết kiệm năng lượng và ít tốn kém tiền bạc hơn so với một chiếc card đồ họa rời.

Card đồ họa onboard từng bị mang tiếng xấu, nhưng điều này đã được cải thiện rất nhiều trong những năm gần đây. Hiện nay, nó đã quá đủ tốt cho máy tính thông thường, bao gồm việc chơi một số tựa game cơ bản và xem video 4K, thế nhưng nó vẫn gặp khó khăn trong một số lĩnh vực. Ví dụ, nó không thích hợp để làm việc với các phần mềm đồ họa chuyên sâu, nó cũng quá sức để có thể giúp bạn chơi những tựa game mới với đồ họa bóng bẩy.

Một lưu ý rất quan trọng khác, đó là card đồ họa onboard được chia sẻ bộ nhớ từ bộ nhớ chính của hệ thống. Ví dụ, nếu máy tính của bạn có 8GB RAM và 2GB bộ nhớ đồ họa dùng chung, vậy thì bạn chỉ còn có 6GB bộ nhớ khả dụng cho các tác vụ thông thường.

Mẹo nhỏ: Vì lý do trên, nếu máy tính của bạn đang sử dụng card đồ họa onboard thì nó sẽ rất cần được lắp Dual Channel RAM để tăng hiệu suất tổng thể. Nói đơn giản là bạn nên lắp 2 thanh RAM 8GB thay vì 1 thanh RAM 16 GB.

Hầu hết các bộ vi xử lý hiện đại đều có GPU tích hợp. Nếu trong máy tính cũng có thêm cả card đồ họa rời, phần mềm sẽ tự động chuyển đổi giữa hai loại card này khi cần thiết, cố gắng cân bằng giữa hiệu suất và hiệu quả.

Đồ họa chia sẻ thường được sử dụng làm tùy chọn duy nhất trên các thiết bị ưu tiên kích thước nhỏ gọn, như là laptop, máy tính bảng và điện thoại thông minh. Đôi khi, bạn cũng sẽ nhìn thấy nó trên các bộ máy tính để bàn giá rẻ.

Card đồ họa rời là gì?

Card đồ họa rời là một phần cứng được sử dụng để quản lý hiệu suất đồ họa của máy tính, chúng đôi khi còn được gọi là card màn hình hoặc VGA. Có rất nhiều loại card đồ họa khác nhau, nhưng điểm chúng là chúng đều có GPU, một lượng RAM và quạt gió để làm mát.

Ưu điểm của card đồ họa rời là bạn có thể dễ dàng tìm thấy những sản phẩm đủ sức mạnh cho mọi tác vụ. Chúng không cần chia sẻ bộ nhớ hệ thống, dễ dàng tháo lắp và nâng cấp giúp cho bộ PC của bạn không bị lỗi thời theo thời gian. Còn về mặt tiêu cực, chúng đắt tiền, kích thước lớn hơn, tiêu tốn nhiều điện năng và tỏa nhiều nhiệt hơn.

Bạn sẽ thường thấy các card đồ họa rời trong các máy tính để bàn tầm trung trở lên. Một số laptop cao cấp hơn cũng có chúng.

Card đồ họa rời luôn tốt hơn Card đồ họa onboard?

Hầu hết các card đồ họa rời gần đây sẽ mang lại hiệu suất đồ họa tốt hơn so với một hệ thống tích hợp. Nhưng đó chỉ là một phần của câu chuyện, bạn nên làm gì thì vẫn phải phụ thuộc vào nhu cầu của bạn là gì. Không có gì lạ khi phần cứng rời tốt hơn, mạnh mẽ hơn hệ thống tích hợp, nhưng quan trọng là bao nhiêu và có xứng đáng với khoản tiền chênh lệch bạn cần bỏ ra hay không?

Như bạn thấy ở biểu đồ phía trên, card đồ họa tích hợp của các dòng CPU Intel [và CPU AMD] thế hệ mới đã mạnh mẽ hơn nhiều. Chúng đủ để phục vụ bạn chơi mượt mà những tựa game esport phổ biến như Dota 2, CS:GO, Valorant hay Liên Minh Huyền Thoại.

Còn nếu bạn có nhu cầu cao hơn, như là những công việc liên quan tới xử lý đồ họa, dựng video chuyên sâu, chơi những game nặng hay thậm chí là game AAA,… lúc đó chắc chắn bạn sẽ phải cân nhắc đầu tư một chiếc card màn hình rời.

Card đồ họa onboard giá rẻ hơn

Máy tính có card đồ họa onboard rẻ hơn so với các máy có thông số kỹ thuật tương đương với card đồ họa rời. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng luôn là lựa chọn rẻ tiền. Apple sử dụng card đồ họa tích hợp trong tất cả các phiên bản, trừ phiên bản 15″ của MacBook Pro. Thế nhưng, chúng đều thuộc top những chiếc laptop đắt đỏ nhất.

Card đồ họa rời tốt hơn cho Gaming

Nếu đồ họa được chia sẻ kém mạnh mẽ hơn, điều đó có nghĩa là bạn không thể sử dụng nó để chơi game? Không phải như vậy.

Nền tảng chơi game trực tuyến Steam phát hành một cuộc khảo sát hàng tháng cho thấy phần cứng được sử dụng bởi 125 triệu khách hàng của mình. Card đồ họa rời chiếm ưu thế trong danh sách tháng 8 năm 2018, nhưng hơn 10% người dùng vẫn đang chơi game với card đồ họa tích hợp của Intel.

Vậy nếu bạn chọn đi theo con đường card đồ họa tích hợp, có nhiều hạn chế mà bạn phải sẵn sàng chấp nhận. Không phải tựa game nào cũng có sẵn cho bạn, và bạn cũng sẽ thường phải giảm mức cài đặt đồ họa xuống thấp hơp. Còn việc chơi game 4K là vượt quá giới hạn trong hầu hết các trường hợp.

Để hỗ trợ, Intel đưa ra hướng dẫn trên trang web của họ giúp chọn ra cài đặt phù hợp cho nhiều các tựa game khác nhau.

Card đồ họa rời trang bị trên Laptop

Tất nhiên bạn có thể mua laptop với trang bị card đồ họa rời, nhưng tùy chọn của bạn bị hạn chế hơn. Sự đánh đổi là kích thước, trọng lượng lớn hơn và giá cả đắt hơn.

Những chiếc laptop có card đồ họa tích hợp như Dell XPS 13 hay Acer Swift 7 đều dày chưa đến nửa inch. Còn hầu hết các laptop có đồ họa rời đều là dòng laptop chơi game hoặc dòng cao cấp hướng đến người dùng chuyên nghiệp. Kích thước lớn hơn cũng có nghĩa là các mẫu màn hình 13 inch rất hiếm, 15 inch trở lên sẽ phổ biến hơn.

Bạn không muốn bị trở ngại về mặt kích thước nhưng vẫn muốn có hiệu suất tốt nhất có thể? Có một sự lựa chọn thứ ba, nhưng rất ít được biết đến: card đồ họa gắn ngoài cho laptop.

Lựa chọn đúng Card đồ họa dành cho bạn

Bạn cần một card đồ họa rời để chơi game nặng và game VR, nếu nó được trang bị CUDA core thậm chí còn tốt hơn. Bạn cũng cần một chiếc như vậy để làm việc chuyên nghiệp với phần mềm đồ họa, bao gồm cả hoạt ảnh, CAD và chỉnh sửa video. Các phần mềm như Photoshop / Lightroom có ​​hỗ trợ các card đồ họa rời hiện đại. Đây là những điều cần thiết cho các tác vụ như làm việc 3D và sẽ giúp tăng tốc độ chỉnh sửa ảnh RAW.

Ngoài ra, điều thú vị là một GPU chuyên dụng mạnh mẽ cũng thường được sử dụng để khai thác bitcoin và nhiều các loại tiền điện tử.

Đối với những người khác, card đồ họa tích hợp là tốt. Nó có thể giúp chơi được các tựa game thông thường. Nó quá đủ tốt cho hầu hết các phần mềm Adobe. Và miễn là bạn có một bộ xử lý hiện đại, nó sẽ có thể xử lý video 4K. Trên thực tế, trừ khi bạn có nhu cầu cụ thể, lợi ích của card đồ họa tích hợp – như kích thước thiết bị và thời lượng pin tốt hơn – mang lại nhiều ưu điểm hơn card đồ họa rời.

Lời cuối cùng trước khi kết thúc bài viết, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay góp ý về nội dung chúng tôi đã đề cập thì hãy chia sẻ ý kiến bằng khung bình luận bên dưới nhé.

Chúc bạn một ngày tốt lành !!!

Video liên quan

Chủ Đề