So sánh hình ảnh trong gia đình năm 2024

"Còn nhà người ta" là cách mà nhiều bậc cha mẹ thường sử dụng khi dạy con mình. Mục đích là để thấy con mình còn nhiều tấm gương để phấn đấu. Tuy nhiên, việc bị so sánh với những người cùng trang lứa đã vô tình gây áp lực đối với con mình, trở thành nỗi ám ảnh đeo bám những đứa trẻ mãi sau này. Chấm dứt việc so sánh, tôn trọng mỗi cá nhân là chủ đề của Góc nhìn văn hóa.

Không thoải mái khi bị so sánh với những người bạn đồng trang lứa, có thể phần nào hiểu được suy nghĩ này của nhiều bạn nhỏ vì mỗi người đều có giá trị riêng, dù là trẻ con hay người lớn. Chính vì vậy, khi bị so sánh dù theo nghĩa tích cực thì vẫn khiến cho con trẻ ít nhiều bị tổn thương.

Thông qua các tấm gương tiêu biểu để hướng dẫn con cái học theo cũng là một cách giáo dục. Thế nhưng, điều khiến con cái cảm thấy bị tủi thân không phải việc bị bố mẹ dùng người khác làm tấm gương cho mình mà ở cách nói, cách mà bố mẹ so sánh, đặc biệt là cảm giác áp lực, mệt mỏi khi bị bố mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng. Những nỗ lực, cố gắng mãi là không đủ.

So sánh hình ảnh trong gia đình năm 2024

Thạc sĩ Lưu Minh Hường – Chuyên gia giáo dục

Thạc sĩ Lưu Minh Hường – Chuyên gia giáo dục – chia sẻ: "Chúng ta luôn kỳ vọng con sẽ là hoàn mỹ. Tuy nhiên, trẻ con không phải là sản phẩm theo kiểu chúng ta thích nhào nặn như nào thì nhào. Các bạn sẽ không thể như chúng ta mong muốn".

"Thực tế, các phụ huynh dùng thuật ngữ so sánh một cách rất tự nhiên, nghĩ rằng đó là cách tốt nhất thúc đẩy để con chúng ta có động lực trở thành con người tốt và hoàn hảo. Nhưng thay vì cha mẹ phải là người hỗ trợ con để đạt được những điều mà mình mong muốn thông qua việc làm gương hay dạy dỗ, cha mẹ lại không có dạy dỗ nhiều khiến con cái khó chịu ngược lại với bố mẹ, vì ai cũng muốn được ghi nhận, được công nhận sự thành công nhưng bố mẹ lại không công nhận mình mà ghi nhận người khác",Thạc sĩ Lưu Minh Hường nói.

"Khi chúng ta không tôn trọng con thì chúng ta không còn là bậc cha mẹ lý tưởng nữa. Đương nhiên, chúng ta nói gì thì các bạn cũng không nghe nữa, cãi lại, thậm chí bỏ nhà ra đi. Lúc đó, chúng ta lại không hiểu chúng ta mắc sai lầm từ đâu. Gia đình cần phải là nơi để khi con gặp khó khăn thì sẽ tìm về tâm sự, lời giải đáp và sự hỗ trợ".

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu nhà trường không công khai điểm số học sinh dưới bất kỳ hình thức nào trong các cuộc họp phụ huynh. Mọi trao đổi và gặp gỡ được thực hiện trong các cuộc gặp 1- 1, giữa giáo viên và cha mẹ. Nhưng trong cuộc họp phụ huynh, vẫn có những giáo viên nhận xét, khen – chê, thậm chí phê bình công khai lỗi của học sinh trước tập thể. Cha mẹ mất mặt, về nhà con cái bị mắng mỏ, so sánh nặng nề.

So sánh hình ảnh trong gia đình năm 2024

Phóng viên Lê Minh - Thường trú Đài THVN tại Mỹ

Theo phóng viên Lê Minh, các con anh đã học tập tại Mỹ từ mẫu giáo tới nay là học sinh cấp 3. Ngoài kết quả học tập của con mình, anh chưa bao giờ biết đến kết quả học của các bạn học trong lớp. Sau mỗi kỳ học, nhà trường chỉ gửi kết quả học tập cá nhân cho bố mẹ hay người giám hộ, không công khai. Như vậy, bố mẹ sẽ không có cơ hội so sánh con mình với con nhà người ta, chỉ có thể theo dõi, động viên để các con có được điểm số cao nhất trong khả năng của mình.

"Các con là mỗi cá thể độc lập, có tính cách, năng lực riêng. Vì thế, khó có thể có được mẫu số chung nào đó để đem ra so sánh", phóng viên Lê Minh chia sẻ.

Mỗi đứa trẻ có đều có điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Động viên trẻ mỗi ngày, so sánh con với chính chúng của ngày hôm qua, xem trẻ có tiến bộ hơn không, điều gì đã làm tốt và điều gì cần điều chỉnh, quan trọng hơn cả là cha mẹ cần tôn trọng sự khác biệt của trẻ, nhưng điểm mạnh, điểm yếu riêng, thay vì chạy theo hình mẫu lý tưởng. Giảm kỳ vọng, tăng kỳ công sẽ giúp trẻ phát huy thế mạnh để phát triển.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Sự so sánh mù quáng có thể xảy ra với bất kỳ ai. Áp lực bị so sánh có thể giết chết sự tự tin của những đứa trẻ giỏi giang nhất, hình thành nên những tính cách tiêu cực khó lường.

Uông Hàm 46 tuổi là một MC nổi tiếng của truyền hình vệ tinh Hồ Nam, Trung Quốc. Ở tuổi 46, anh cũng đã có một cậu con trai nhỏ tên Mộc Mộc. Trong một chương trình truyền hình, anh đã chia sẻ về quan điểm giáo dục con cái khiến nhiều phụ huynh tỉnh ngộ.

Khi con trai Uông Hàm đến độ tuổi đi học, ở trường đã lập ra nhóm phụ huynh của từng lớp với mục đích là báo cáo việc học của trẻ tại trường. Tuy nhiên, Uông Hàm đã phá quy tắc và nhất quyết không đồng ý tham gia nhóm phụ huynh này vì anh không muốn con mình bị đem ra so sánh.

Sau chia sẻ tại chương trình cũng có rất nhiều những ý kiến không đồng ý, nói anh là người cha vô trách nhiệm. Việc anh không tham gia nhóm phụ huynh của con là vô tâm, không quan tâm đến con cái. Tuy nhiên, sau đó anh đã giải thích rằng anh kiên quyết không tham gia nhóm phụ huynh vì không muốn con mình bị so sánh. Ý kiến của MC Uống Ham khiến các bậc cha mẹ quan tâm và suy nghĩ nhiều hơn đến vấn đề này.

So sánh kết quả học tập của con xuất phát từ kỳ vọng quá mức từ cha mẹ

Hiện tượng này xảy ra không quá khó đoán, nó xuất phát chính từ sự kì vọng quá mức của các ông bố bà mẹ đối với con cái. Họ yêu cầu sự hoàn hảo, tuân lệnh từ con cái. Khi con không đạt được những gì kì vọng họ liền áp đặt một hình mẫu, một kiểu trẻ em họ biết, họ thấy.

“Con không bằng bạn A? Sao con kém cỏi như vậy? Hãy học giỏi như bạn B đi”… Họ so sánh những đứa trẻ cũng vì muốn thỏa mãn sự cạnh tranh, khoe khoang con cái với người khác. Điều này vô tình đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến tâm lý và sự phát triển của trẻ.

So sánh gây ảnh hưởng đến trẻ em như thế nào?

So sánh hình ảnh trong gia đình năm 2024

Về mặt tâm lý: Việc cha mẹ đem con cái ra so sánh sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến tâm sinh lý phát triển. Chúng sẽ nghĩ rằng bản thân không bằng người khác, không đủ khả năng để làm tốt mọi việc điều đó. Khiến cho chúng ngày càng rụt rè, sợ sệt và mất tự tin khi làm việc, làm giảm khả năng học tập, sáng tạo của bé trong tương lai.

Từ việc là đứa trẻ hạnh phúc và mong muốn lớn lên trở thành người tốt, trọng tâm của đứa trẻ, khi bị so sánh liên tục sẽ chuyển sang làm những việc để làm hài lòng cha mẹ.

Về mặt tính cách: Việc bị so sánh sẽ hình thành trong trẻ em tính cách đố kị, ghen ghét và ích kỉ hơn. Chúng sẽ dễ dàng đố kị, hận thù những đứa trẻ “hình mẫu” mà bố mẹ so sánh vì trẻ con đơn giản thiên về cảm xúc. Và bố mẹ chính là nguyên nhân gieo vào trẻ con tính cách, suy nghĩ tiêu cực.

Tình cảm: Khi bị cha mẹ so sánh, trẻ em sẽ nghi ngờ về tình cảm cha mẹ dành cho mình. Chúng sẽ dần dần tự giữ khoảng cách với bố mẹ và có xu hướng sống khép kín, thu mình. Điều này về lâu dài sẽ hình thành nên tính cách tiêu cực cho những đứa trẻ mà cha mẹ không lường trước được.

Hướng giáo dục nào sẽ tốt nhất cho trẻ?

So sánh hình ảnh trong gia đình năm 2024

Mỗi gia đình, mỗi bậc phụ huynh sẽ có một phương pháp giáo dục con khác nhau. Nhưng họ đều có điểm chung là muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho con và mong con tốt hơn từng ngày. Tuy vậy, mục tiêu tốt muốn đạt được cũng cần có phương pháp tốt. Các bậc phụ huynh ngày nay nên quan tâm đến giáo dục tâm lý ở trẻ và phải ngăn chặn lại hiện tượng so sánh ở trẻ em.

Hãy cố gắng thực hiện 2 điều sau để ngăn chặn sự so sánh tai hại này:

1. Làm gương

Hành vi của cha mẹ là chuẩn mực cho việc học của trẻ. Nếu bạn muốn con bạn hình thành một tính cách tốt, trước tiên bạn phải làm điều này. Thay vì áp đặt con cái vào một hình mẫu nào đó, hãy giúp con phát triển theo khả năng, sở trường.

Cha mẹ có phương pháp giáo dục xuất sắc không cần con của người khác làm mẫu. Họ hiểu rằng mỗi đứa trẻ là một vũ trụ duy nhất và luôn tạo điều kiện để con phát triển tự nhiên, thoải mái nhất.

2. Cho con cái thêm nguồn động lực và sự tin tưởng:

Điều trẻ em thực sự quan tâm là cảm xúc của cha mẹ, và vị trí của chúng trong mắt cha mẹ. Cha mẹ nên khuyến khích con cái và khen ngợi con nhiều hơn để giúp con có niềm tin, động lực phấn đấu. Thay vì luôn so sánh và ép con vào khuôn mẫu mà cha mẹ mong muốn, các phụ huynh nên học cách nhìn ra những điểm mạnh của và hướng dẫn con phát huy chúng.