So sánh mijeollo mission gold và silver năm 2024

Về cơ bản, màu vẽ phân ra làm 2 nhánh: Artists’ grade và Student/Scholastic grade (áp dụng cho tất cả các dạng pan/tuýp/liquid/…etc).Trong đó, artists grade cao cấp hơn và dành cho những người đã có trải nghiệm ít nhiều với màu vẽ đó cho tới họa sĩ pro; student grade thì được dùng trong các trường lớp hoặc cho beginners mới bắt đầu tập màu. Phân biệt hai nhánh này là một điều tối tối quan trọng với bất kỳ ai muốn tìm hiểu và thực hành nghệ thuật vẽ màu nước (hay các loại màu vẽ khác) – bất kể bạn có ý định trở nên chuyên sâu hay không. Dù mình đã viết note về vấn đề này nhiều lần nhưng tại Vn, kiến thức chung về phân loại màu nước gần như chưa hề tồn tại cho tới… nửa năm gần đây khi các shop họa phẩm online bắt đầu phát triển và thị trường họa phẩm bỗng trở nên phong phú.

So sánh mijeollo mission gold và silver năm 2024

Như trong 1 note khá nhiều share của một họa sĩ từng nói, họa sĩ Việt Nam chuyên nghiệp cũng như giới trẻ học vẽ trước giờ lấy đủ mọi thứ cớ ra để viện cho sự yếu kém nhận thức của mình trong mọi vấn đề liên quan tới họa phẩm. Kể cả trong thị trường ngày nay khi đã có các shop trung gian đứng ra nhập màu và người mua màu chỉ việc inbox, ck hoặc trả tiền trực tiếp để mua hàng thay vì tự mò mẫm trên mạng thì giới trẻ vẫn bỏ qua bước tự tra cứu, trao dồi kiến thức về họa phẩm trước khi đổ tiền đi mua. Điều này thực sự không đáng xảy ra vì họa phẩm cao cấp không có rẻ, vì lợi ích của chính bản thân thì mong khách hàng dừng việc lãng phí đồng tiền và tiếp tay cho những kiểu buôn bán nhập nhèm bằng cách mua hàng artists’ grade trong khi còn chưa biết cách loang màu, mua hàng nhãn hiệu nổi tiếng mà không hề biết hàng đc sx tại TQ, hay mua giấy Arches về để dùng với màu vẽ trẻ em.

Về cơ bản, artists’ grade và student grade hơn thua nhau chính ở thành phần cấu tạo nên màu, trong đó quan trọng nhất chính là PIGMENT, sau đó là BINDER và các phụ gia còn lại.

\>PIGMENT Thành phần của các loại màu tốt bao giờ cũng sẽ có pigment – hãy tạm hiểu đó là những hạt màu li ti KHÔNG tan trong nước và chính là yếu tố mang đến màu sắc cho bất kỳ loại màu vẽ chất lượng nào bạn có thể sử dụng. Pigment được sản xuất từ tự nhiên lẫn đến từ các công thức hóa học, hoặc cả hai, etc. Ở dạng thô, pigment có màu rất tươi, hình dạng giống những thỏi phấn vụn và được bán trong những gói giấy nhỏ trong các art shop cao cấp để artist tự mua về pha chế các loại màu của riêng mình. Pigment chiếm từ dưới 10% tới 20% tỉ lệ thành phần màu, bản thân pigment cũng có thể là 100% pure pigment hoặc đã được pha chế tùy theo chất lượng màu mà bạn sử dụng.

Một số dòng màu nước dạng lỏng như Dr.Ph.Martin thì không sử dụng pigment, mà là dùng dye hay tạm gọi là thuốc nhuộm. Daniel Smith là hãng nổi tiếng với việc sử dụng hoàn toàn pigment tự nhiên, dòng Primatek của hãng này còn bao gồm cả đá quý nghiền vụn.

Lưu ý: Pigment là thành phần chính của màu nước cũng như các loại màu khác, nhưng chỉ với pigment thì không thể sử dụng để vẽ được. Màu nước truyền thống được pha từ pigment và 1 loại binder dùng để liên kết giữa pigment với thành phần nước trong màu (thường là gum arabic), kèm một số phụ gia khác. Việc nhập pigment khô về bán rất dễ, nhưng công thức hay phương cách pha màu nước từ pigment thì không hề dễ dàng – đặc biệt là với các loại màu Nihonga sử dụng keo Nikawa vốn phải pha với nhiệt độ/tỉ lệ nước riêng và rất dễ hỏng trong môi trường ngoài. Điều này cần 1 quá trình dài tìm hiểu kèm sự hướng dẫn từ những người có trình độ chuyên môn hay trải nghiệm nhất định – cho tới lúc đó, mình không thực sự khuyên khách hàng tự mua pigment khô về để vẽ (vì Pigment KHÔNG phải màu vẽ), bất kể các shop có nhận bán hay không.

\>BINDER Binder là thành phần không thể thiếu trong màu nước, phổ biến nhất là keo tự nhiên Gum Arabic + một số thành phần hóa học , dùng để liên kết giữa pigment với thành phần nước trong màu, khiến màu có thể “tan” trong nước sử dụng khi vẽ và bám vào mặt giấy. Gum Arabic khi dùng kèm màu nước cũng có nhiều công dụng như làm chậm quá trình khô hay tăng độ tươi của màu. Với một số loại màu sumi-e hoặc màu Nihonga (công thức truyền thống) của Nhật thì binder được sử dụng còn có keo Nikawa làm từ thành phần da động vật: các loại màu này vốn chỉ vẽ đc lớp rất mỏng nên pha thêm keo sẽ giúp có thể đắp lớp dày hơn. Gum Arabic và pigment vốn có thể tồn tại trong thể cứng nên màu nước có thể được làm thành hai dạng phổ biến là tube và pan; khi được đóng lại thành thanh mỏng + giảm binder thì có thể được bọc gỗ để trở thành dạng chì nước hoặc ngòi chì màu (tan trong nước). Gum Arabic cũng được chế theo nhiều công thức khác nhau nên các đời khác nhau của cùng 1 dòng hoặc các hãng khác nhau sẽ có mùi, màu và tính chất ít nhiều khác nhau.

So sánh mijeollo mission gold và silver năm 2024

Binder tự nhiên rất quan trọng nếu bạn sử dụng màu tube và có thói quen bóp sẵn màu ra palette để sử dụng lâu dài hoặc làm pocket set/travel set, vì nó có công năng giữ ẩm cho màu khiến màu không bao giờ khô hẳn, nhờ vậy sẽ giữ được độ tươi, độ tan mịn của hạt pigment và khả năng loang đều trên giấy. Không phải dòng màu Artists’ Grade nào cũng cũng sử dụng binder tự nhiên. Nếu mình nhớ không nhầm thì Schmincke Horadam là một ví dụ màu Artists’ grade sử dụng binder hóa học, khiến màu sau khi bóp ra trên palette một thời gian lâu sẽ bị khô cứng, chất lượng ít nhiều suy giảm. M.Graham thì là dòng màu nổi tiếng với việc sử dụng mật ong mâm xôi đen để làm binder, khiến màu được giữ ẩm tuyệt đối, cứ cho nước vào lại có thể tiếp tục vẽ cho tới khi nào hết thì thôi. Một ví dụ vừa túi tiền hơn là Mijello Mission Gold cũng có thành phần binder giữ ẩm tốt – điểm trừ duy nhất là khi màu ẩm hoài như vậy thì khó làm travel set và sẽ… rất dễ mọc mốc trong thời tiết nóng ẩm. Dù vậy mốc này có thể được xử lý bằng cách rửa đi rồi tiếp tục sử dụng, hoàn toàn không ảnh hưởng tới chất lượng màu.

Ngoài ra còn có Brightener, là những tinh thể dạng vụn pha lê trong suốt dùng để tăng độ tươi và trong của màu khi khô đi. Để tạo ra những màu sắc tươi tắn theo nhu cầu của người sử dụng thì nhiều nhà sản xuất đã đẩy mạnh việc cho thêm nhiều brightener. Bài tinting test từ đó được nhiều người thực hiện nhằm để kiểm tra/so sánh giữa các tỉ lệ thành phần của màu nước. Mình đang sưu tập dần màu để có thể tự mình thử bài test này vào một ngày không xa, các bạn có thể tự Google để biết thêm chi tiết.

Lý do tại sao artists’ grade và student grade lại có giá cả với chất lượng chênh lệch như vậy, chính là vì Artists’ grade sử dụng pigment và binder cao cấp tổng hợp hoàn toàn hoặc một phần từ thiên nhiên, trong khi Student Grade lại chỉ sử dụng rất ít pigment hoặc được gia công hoàn toàn từ các thành phần hóa học mô phỏng. Thành phần và tỉ lệ giữa các thành phần của màu nước sẽ quyết định không chỉ độ tươi và đậm của màu, mà còn là flow trên giấy, độ mịn khi loang (granulation), độ bám giấy (stain/non-stain/easy lift/etc), độ trong (transparency/opaqueness) và quan trọng hơn cả là lightfastness/permanence hay độ bền của màu khi tiếp xúc với ánh sáng. Với những người đã quen dùng artists’ grade thì sẽ thấy sự khác biệt giữa dòng này và student grade là siêu rõ ràng, không có gì để nghi ngờ.

So sánh mijeollo mission gold và silver năm 2024

Một chart màu pocket tại shop được test kèm độ stain/lift và transparency của màu

Thậm chí bạn có thể nhận biết từ… mùi! Mùi của các loại màu rẻ thuộc dòng student grade như Pebeo hay Reeves đều nhựa nhựa, khét khét rất đặc trưng của các thành phần hóa học. Mình nói cái này nghe rất kỳ và có thể chỉ mình mình để ý, nhưng màu nước cao cấp khi tiếp xúc nước và giấy sẽ có lúc tỏa ra một mùi thơm đặc trưng, thoang thoảng dễ chịu lắm ý J

Khi mua màu nước, nhiều người sẽ nhận thấy rằng mỗi hãng màu nước uy tín sẽ có những dòng kí hiệu khác nhau trên nhãn hiệu để nhận biết được tính chất các loại màu. Giả sử như W&N sẽ có từ AA (extremely permanent) cho tới F (fugitive) còn với Holbein thì là từ *** tới *. Holbein cũng sử dụng những code như T, O, E, … nhằm thể hiện độ trong và bám giấy của màu, etc. Quan trọng hơn nữa còn là số series quyết định giá của màu, và việc phân loại series thường sẽ được dựa trên lượng và số pigment được sử dụng trong màu – tất cả đều phải được list ra rõ ràng trên bao bì tuýp màu. Với dạng pan thì bao bì sẽ bị xé bỏ ngay từ đầu, việc tra cứu phải nhờ vào Google nên sẽ cực hơn một chút.

So sánh mijeollo mission gold và silver năm 2024

Một số hãng màu in chữ bé li ti (như W&N), vẫn phải cố căng mắt mà nhìn thui 😥

Lý do tại sao các hãng màu cùng là Artists’ Grade và nổi tiếng, uy tín như nhau lại có giá khác nhau chính là dù cùng grade, chất/lượng pigment và binder hoặc tỉ lệ giữa hai thành phần chính này với các loại phụ gia của các hãng vẫn khác nhau – do công thức của từng hãng đều được đặt biệt điều chế tùy theo nhu cầu tiêu thụ hay gu thẩm mỹ của thị trường. Nhật Bản là một nước châu Á hiếm hoi với những hãng họa phẩm được thế giới tin dùng bấy lâu nay, cùng với Hàn Quốc đang mới nổi đều sản xuất những dòng màu có giá thành vừa túi tiền hơn rất nhiều so với các hãng artists’ grade Âu Mỹ. Lý do phần nào là vì thị trường châu Á hiện đại rất ưa chuộng các loại màu có sắc độ đặc biệt tươi (vd: Opera của Holbein) thường chỉ có thể điều chế bằng cách dùng các pigment ít bền hoặc thêm một số chất phụ gia làm giảm khả năng bền sáng của màu. Thêm nữa Holbein và Mijello đều có một số tông màu pastel hơi đục hẳn có pha nhiều sắc trắng hoặc brightener. Màu nước cao cấp thường được mong đợi là chỉ sử dụng duy nhất 1 pigment để tạo ra những sắc độ tinh khiết nhất – trong khi Holbein cũng nằm trong danh sách các hãng màu artists’ có tỉ lệ các màu sắc single pigment thấp nhất (khoảng 55% trên tổng số).

So sánh mijeollo mission gold và silver năm 2024

Nhìn vào danh sách listing này của màu Holbein (có series từ A->F), có thể nhận ra là các màu single pigment đa số đều thuộc các series về sau, có độ bền sáng và giá thành cao hơn các series khác. Vd: Cobalt Violet Light thuộc series F cũng chỉ sử dụng pigment PV47.

Màu nước châu Á do ‘chăm chỉ’ pha chế nên luôn mix ra được những sắc độ rất ưa nhìn, tươi tắn độc đáo, mịn màng dễ loang, dễ sử dụng nhưng cảm giác nhìn chung sẽ thiên về một sự an toàn, dễ điều khiển… nên rất phù hợp với các phong cách vẽ minh họa hay anime-manga. Tuy nhiên giới họa sĩ, đặc biệt là họa sĩ chuyên nghiệp dòng fine-art lại vẫn sẽ phải sử dụng phối hợp những hãng màu này với các hãng màu có sức bền tốt hơn, tông màu tự nhiên hơn và khả năng tạo texture trên giấy phong phú hơn.

Phân chia trình độ trước khi mua màu như thế nào?

Thật ra mà nói thì rất khó để phân chia trình độ vẽ do kinh nghiệm không đi cùng tài năng cá nhân, hơn nữa trải nghiệm nghệ thuật có thể kéo dài nhiều chục năm sau khi một họa sĩ lên Pro mà họ vẫn có thể phát hiện ra những cái mới, những điều bản thân chưa làm được. Vậy nên bây giờ hãy thực hiện 1 bài tập tự đánh giá ngắn trong đầu bạn, hãy thử phân bậc kỹ năng (kỹ thuật sử dụng màu) của các họa sĩ mình biết – từ bạn bè người quen cho tới họa sĩ thần tượng, bao gồm cả bản thân. Thang là 0-10, trong đó 0 thì có lẽ là chưa biết gì nhưng 10 thì chắc chắn chưa phải là tinh thông quảng đại.

Hãy tạm (tạmmmmm) gọi trình độ 0 là chưa từng thử vẽ màu nước và trình độ 3 là đã có chút kinh nghiệm thử màu rồi (beginner->novice). Trình độ 10+ là tương đương với họa sĩ chuyên nghiệp với ít nhất 3-5 năm luyện tập và trải nghiệm về màu nước (professional). Trình độ 5+ là đã nắm được các khái niệm và kỹ năng cơ bản, đã thử qua và nắm được sự khác nhau sơ bộ giữa các dòng màu/giấy khác nhau (intermediate -> advanced). Lưu ý là không phải cứ trình độ cao hơn tức là vẽ đẹp hơn nha, chỉ đang nói về kỹ thuật và kinh nghiệm sử dụng tối đa công năng của họa phẩm thôi. Kiểu phân chia này đã là siêu chủ quan rồi nên hãy cố gắng tỏ ra khách quan hết mức có thể, dồn tất cả thông tin khái niệm mà bạn có trong bộ nhớ để tự xếp hạng cho bản thân, và rồi lưu ý phần tham khảo dưới đây để thử tự chọn ra một loại màu phù hơp với trình độ của mình trước khi hỏi ý kiến của người khác, nha nha ❤

Phân theo giá thành (tính theo giá gốc hoặc các mức giá hợp lý trên thị trường, không tính những trường hợp các shop tự độn giá hoặc tiền ship cao):

So sánh mijeollo mission gold và silver năm 2024

Tham khảo theo chuẩn set = 12+ màu; màu lẻ = 1 tuýp 5ml hoặc 1 half pan

***Phân theo hãng và trình độ:

Beginners: Nhóm này là nhóm khó phân chia nhất, do cùng trình độ beginner thì mỗi người có thể chọn cho mình những set màu khác nhau dựa vào khả năng tài chính khác nhau. Nếu bạn còn trẻ và hòan toàn mới tập vẽ nói chung thì nên chọn cho mình những hãng thuộc nhóm ($) Student Grade – đây cũng là những loại màu có giá thành và giá trị sử dụng phù hợp với trẻ em nhưng chất lượng cao hơn màu trẻ em bình thường. Còn nếu bạn đã vẽ khá sẵn nhưng chỉ mới nhập môn màu nước thì có thể thử màu pocket set, hoặc đầu tư một set màu thuộc nhóm ($$) Student grade hoặc ($$) Artists’ grade. Còn nếu bạn nghiêm túc muốn nhập môn màu nước theo phong cách chuyên nghiệp nhất thì phải tham khảo cách chọn lấy 1 bảng màu cơ bản thông qua tra cứu thành phần pigment của màu.

Các nước sản xuất: (JP) Nhật; (KR) Hàn Quốc; (UK) Anh; (FR) Pháp; (DE) Đức; (NE) Hà Lan; (US) Mỹ; (RU) Nga; (CZ) Tiệp Khắc

\>>>Student Grade: ($) Koh-I-Noor (CZ); Yarka Semi-Moist (RU); Sakura Koi/Matt (JP); các hãng nội địa TQ và các loại màu sx tại TQ/Đài Loan dưới bản quyền của hãng gốc như: Pebeo (hãng FR); Reeves (hãng UK); Sakura Talens Petit (hãng JP); Pentel (hãng JP)… (Tham khảo: cho beginnger đang bắt đầu tập vẽ) ($$) Schmincke Akademie (DE); Winsor&Newton Cotman, Royal Talens Vah Gogh (NE); Mijello Silver Class (KR)… (Tham khảo: cho dân vẽ đang bắt đầu tập màu nước)

\>>>Artists’ Grade: ($$) Holbein tất cả các dòng (JP); Nihonga tất cả các dòng (JP); Turner (JP); Kusakabe (JP); Mijello Mission Gold (KR); ShinHan Premium (KR); Yarka St.Peterburg (RU-dù một số ý kiến giới pro cho rằng hãng này không đủ chuẩn artists’ grade); Pebeo Fragonard (FR); Màu Liquid tất cả các dòng (US, NE)… ($$$) Winsor&Newton Professional (UK); Schmincke Horadam (DE); Sennelier (FR); Royal Talens Rembrandt (NE); Daler&Rowney Artists’ (UK)… (Tham khảo: cho người đã có kinh nghiệm vẽ vài năm với màu nước các dòng student trở lên)

($$$+) Daniel Smith (US); Old Holland Classic (NE); M.Graham (US)… (Tham khảo: cho họa sĩ màu nước từ trình độ nâng cao/bán chuyên tới chuyên nghiệp) Những màu thuộc nhóm này đều có những series giá trên trời hoặc không bán tube nhỏ, cũng không có nhiều set giá ưu đãi nên hẳn phải thêm dấu + đằng sau :v

Trong Artists’ Grade có những hãng/dòng đặc biệt như là:

– Màu Nihonga, tạm dịch là màu vẽ theo phong cách Nhật cổ. Các hãng chỉ đặc biệt sx màu và các sp dành cho Nihonga gồm có Kissho (dòng Gansai*, dòng Teppachi…etc) và Kuretake (dòng Gansai* Tambi) thường ở dạng full pan như hình trên. Ngoài ra thì dòng màu nihonga dạng tuýp Irodori Antique Watercolour của Holbein cũng rất nổi tiếng và được đánh giá cao bởi họa sĩ trong và ngoài nước. Đặc điểm chung của các dòng màu này là những tông màu đặc biệt được chế tác dựa trên các màu sắc đặc trưng của nghệ thuật vẽ tranh, nhuộm vải cũng như thơ ca truyền thống Nhật Bản ngày xưa.

So sánh mijeollo mission gold và silver năm 2024

Kissho Gansai (lẻ và set Lumi accent color)

*Gansai: là tên dòng màu nước Nihonga pha sẵn, gồm các loại pigment thuộc nhóm Suihi-enogu (pigment khô làm từ hoa cỏ và côn trùng) và binder là keo Gum Arabic (làm từ nhựa cây). Các họa sĩ Nihonga truyền thống thường tự pha chế màu vẽ từ pigment và binder, trong đó thì loại binder họ sử dụng sẽ là keo Nikawa (làm từ da hươu, da cá, etc).

– Liquid Watercolour, là những loại màu dạng lỏng có thể được chế từ thuốc nhuộm (dye) thay vì bột màu truyền thống (pigment), hoặc mix giữa cả hai. Một số nước như Nhật Bản xếp các loại màu này vào nhóm Drawing Ink (mực vẽ). Những ví dụ cho dòng này gồm có: Dr.Ph.Martin’s Radiant Concentrated Watercolour/Hydrus Fine-Art Watercolour (US); Royal Talens Ecoline (NE)... etc. Khi thành phần có chứa thuốc nhuộm, những loại màu này sẽ bám giấy tuyệt đối, nét loang trên giấy cũng khác với màu nước truyền thống và khi mix với các loại màu/mực khác có thể tạo được những texture mới lạ… và đặc biệt là… màu rất CHÓI. CHÓI LÓA MẮT.