So sánh Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh và Hà Nội

Sàn giao dịch chứng khoán là một thành phần quan trọng trong thị trường chứng khoán, sàn là nơi xảy ra các giao dịch từ phía các nhà đầu tư với nhau trên các mã chứng khoán của một công ty nào đó, và là nơi tập tập trung thông kê lại tất cả các giao dịch chứng khoá đó từ các công ty môi giới chứng khoán lớn đã được đăng ký giấy phép hợp lệ trước đó. Dưới đây là top 4 sàn giao dịch chứng khoáng hàng đầu tại Vietnam, thông tin thêm cho bạn tham khảo.

 

Hose là tên viết tắt của từ Hochiminh Stock Exchange dịch là Sở giao dịch Chứng Khoán Tp.Hồ Chí Minh.

Vào năm 1998 thị trường chứng khoán tại Việt Nam đã thành lập ra giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.

Cho tới năm 2011, HOSE đã xây dựng và nghiên cứu 30 cổ phiếu hàng đầu về giá trị vốn hóa có mức thanh khoản tốt.

Thông tin của Sở giao dịch:

Địa chỉ: 16 Võ Văn Kiệt, Q.1, TP. HCM

Điện thoại: 08.38217713

 

HNX là sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội. Thời gian giao dịch: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần [trừ các ngày nghỉ lễ]. Buổi sáng: 09h00-11h30; Buổi chiều: 13h00 -15h00. HNX quy định điều kiện để được niêm yết lỏng hơn HOSE, vì vậy nhiều công ty có vốn hóa nhỏ thường niêm yết ở đây.

Bắt đầu giao dịch từ 11/7/1998. Chỉ số tăng 1.2 lần trong 20 năm, trung bình 0.79%/năm.Biên độ giao động giá cp trong ngày là +-10%. Số lô [lượng cổ phiếu quy định trong 1 lần giao dịch] đặt lệnh ở sàn này phải là bội của 100.

 

Sàn chứng khoán Upcom là nơi giao dịch chứng khoán của công ty đại chúng chưa được niêm yết. Sàn Upcom được tổ chức tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.

Công ty niêm yết ở sàn Upcom cũng phải đảm bảo các yêu cầu về thông báo thông tin nhất định như BCTC hàng năm. Nhưng độ minh bạch, công khai, tính thanh khoản và chất lượng doanh nghiệp chưa bằng HNX. Tuy vậy vẫn có một số mã đáng chú ý như: HVN, QNS, ACV, ...

Cổ phiếu niêm yết tại sàn Upcom có biên độ dao động giá +-15%, lớn nhất trong 3 sàn tại VN nên rủi ro cao và dễ đầu cơ hơn. Tuy nhiên, vì rủi ro cao nên giá cổ phiếu Upcom thường khá thấp. Số lô [lượng cổ phiếu quy định trong 1 lần giao dịch] đặt lệnh ở sàn này phải là bội của 100.

 

Sàn giao dịch OTC [Thị trường OTC] là sàn giao dịch phi tập trung. Nhà đầu tư còn gọi thị trường OTC với nhiều tên khác như thị trường mạng, thị trường chứng khoán tự do, thị trường báo giá điện tử, thị trường phi tập trung. “ OTC là viết tắt của Over The Counter - nghĩa là giao dịch tại quầy.”.

Nguồn: //toplistvietnam.com/toplist/top-san-giao-dich-chung-khoan-lon-nhat-vietnam

Chuyển giao dịch cổ phiếu niêm yết từ Sở giao dịch Chứng khoán TPHCM sang Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội.

[Thanhuytphcm.vn] - Ngày 3/3, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Trần Văn Dũng ký công văn gửi các Sở giao dịch Chứng khoán TPHCM [HoSE], Hà Nội và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam về việc chuyển giao dịch cổ phiếu niêm yết từ HoSE sang Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội [HNX].

Theo đó, được sự chấp thuận của Bộ Tài chính về việc tạm thời chuyển giao dịch cổ phiếu niêm yết từ HoSE sang HNX để giảm tải cho hệ thống giao dịch của HoSE, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hướng dẫn các đơn vị này thực hiện theo hướng: doanh nghiệp có nguyện vọng chuyển giao dịch cổ phiếu niêm yết từ HoSE sang HNX phải có văn bản yêu cầu, kèm theo Nghị quyết của Hội đồng quản trị hoặc của Đại hội đồng cổ đông gửi cho hai Sở giao dịch.

HNX khẩn trương tiếp nhận xử lý cho doanh nghiệp giao dịch cổ phiếu niêm yết từ HoSE [không xem xét lại hồ sơ theo quy trình niêm yết mới]. Các cơ chế giao dịch, giám sát giao dịch, quản lý niêm yết, chế độ báo cáo và công bố thông tin… áp dụng chung như với doanh nghiệp niêm yết trên HNXi. Hai Sở HoSE và HNX phối hợp trong công tác giám sát giao dịch đối với các cổ phiếu này để đảm bảo tính liên tục trong công tác giám sát.

Cổ phiếu của các công ty chuyển giao dịch hiện nằm trong bộ chỉ số VN-Index của HoSE sẽ được đưa ra khỏi bộ chỉ số của Sở giao dịch này trong thời gian tạm thời chuyển giao dịch sang HNX. Tạm thời chưa xem xét chuyển giao dịch đối với các cổ phiếu của các công ty hiện nằm trong bộ chỉ số VN30.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước yêu cầu HoSE và HNX, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam khẩn trương xử lý để doanh nghiệp có thể chuyển giao dịch tương tự như các trường hợp chuyển niêm yết đã thực hiện từ trước đến nay.

Cơ chế này được áp dụng từ ngày 03/03/2021. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ có văn bản về việc chấm dứt cơ chế này khi chuẩn bị xong giải pháp công nghệ giải quyết hiện tượng nghẽn lệnh tại hệ thống giao dịch của HoSE.

Từ cuối năm 2020 trở lại đây, tình trạng nghẽn lệnh liên tiếp trên HoSE khiến nhiều nhà đầu tư bức xúc. Nguyên nhân là do năng lực thiết kế hệ thống giao dịch của HoSE có giới hạn về số lượng lệnh trong một ngày, không đáp ứng được nhu cầu giao dịch tăng đột biến ngoài dự đoán của thị trường chứng khoán thời gian qua.

Vân Thanh

Tin liên quan

Trờng đại học quốc gia hà nộiKhoa quốc tếBài tiểu luận thị trờng chứng khoánĐề tài:Cơ chế giao dịch của sở giao dịch chứng khoán tp hồ chí minh và so sánh với trung tâm giao dịch chứng khoán hà nộiNhóm thực hiện : Nhóm 9Giáo viên hớng dẫn : TS. Nguyễn Thanh TùngHà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 2008 Nhúm 9Thành viên nhóm :- Văn Lan Hương [ trưởng nhóm ]- Nguyễn Thị Hoài Anh- Nguyễn Thị Vân Anh- Đặng Thị Quỳnh- Đỗ Thị Hoàng Yến- Trần Thị Thùy Linh- Hoàng Thị Thanh Thương- Nguyễn Thị Lan AnhPhần trình bày của nhóm gồm1 Mở bài : -Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam ,trong đó bao gồm sở giao dịch chứng khoán HCM và trung tâm giao dịch chứng khoán HN2.Thân bài :Trình bày nội dung gồm có Phần 1 Tìm hiểu về cơ chế giao dịch của sở giao dịch chứng khoán HCMPhần 2 Tìm hiểu sơ lược về cơ chế giao dịch của trung tâm chứng khoán Hà NộiPhần 3 So sánh cơ chế giao dịch của HCM với cơ chế giao dịch HNPhần 4 Nhận xét riêng của nhóm 3.Kết luận-Sau khi nghiên cứu ,nhóm đã rút ra được những kết luận gì ?Các tài liệu đính kèm :1.Câu chuyện chứng khoán2.Hướng dẫn chi tiết cho người bắt đầu tham gia thị trường chứng khoán3.Tổng kết về cơ chế hoạt động chứng khoán năm 20074.Phụ lục phân công công việc trong nhóm1.MỞ BÀI-Bạn có chơi chứng khoán không?-Bạn đang mua chứng khoán của công ty nào thế ?Có thể nói tại thời điểm hiện nay,không ai trong chúng ta còn cảm thấy ngỡ ngàng hay xa lạ trước thuật ngữ :”thị trường chứng khoán”.Trước yêu cầu đổi mới và phát triển kinh tế cùng với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ,thị trường chứng khoán VN đã ra đời và ngày càng có những bước phát triển chóng mặt,thậm chí việc mua bán giao dịch chứng khoán còn là một trong những xu hướng thịnh hành nhất đối với mỗi người,mỗi nhà của thời đại ngày nay.Chúng ta có ủy ban chứng khoán Nhà nước,là cơ quan quản lý Nhà nước về các hoạt động liên quan đến chứng khoán trên lãnh thổ VN trong đó bao gồm hai trung tâm giao dịch chứng khoán tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.Từ đó,việc chúng ta nghiên cứu,tìm hiểu và phân tích về cơ chế giao dịch chứng khoán sẽ giúp ích rất nhiều cho việc phát triển một hệ thống chứng khoán có khoa học,có quy mô và ngày càng hoàn thiện .2.THÂN BÀIPhần 1: Cơ chế giao dịch của sở giao dịch chứng khoán HCMI.Giới thiệu chung-Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh [HOSE] Sở giao dịch chứng khoán HCM được thành lập tháng 7 năm 2000, là một đơn vị trực thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và quản lý hệ thống giao dịch chứng khoán niêm yết của Việt Nam. Chỉ số giá cổ phiếu trong một thời gian nhất định [phiên giao dịch, ngày giao dịch] của các công ty niêm yết tại trung tâm này được gọi là VN-Index. Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh hoạt động như một công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà nước với số vốn điều lệ là một nghìn tỷ đồng.Cơ chế giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh là một hệ thống đặt-khớp lệnh tự động. Năng lực của hệ thống là 300.000 lệnh mỗi ngày. Giá chứng khoán giao dịch bị giới hạn biên độ thay đổi hàng ngày là cộng-trừ 5% so với giá đóng cửa ngày hôm trước. Riêng trong ngày niêm yết đầu tiên của một cổ phiếu, chỉ thực hiện một đợt khớp lệnh, giá giao dịch được thả nổi.Việc thanh toán được thực hiện tập trung qua Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam [BIDV], một ngân hàng thương mại quốc doanh. Nhiều ngân hàng nội địa và công ty chứng khoán được phép nhận lưu ký chứng khoán, còn Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh của Ngân hàng Hồng Kông-Thượng Hải [HSBC] và ngân hàng Deutsche Bank được nhận lưu ký của khách hàng nước ngoài. Việc lưu ký cũng thực hiện tập trung tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán, một cơ quan trực thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.- Hoạt động quản lý giao dịchTrước hết, phải nói rằng hoạt động quản lý giao dịch là một trong những nghiệp vụ quan trọng của TTGDCK TP.HCM. Xác định được tầm quan trọng đó, thời gian qua Trung tâm luôn nghiên cứu và kiến nghị các giải pháp kỹ thuật cũng như các quy chế, quy trình nhằm từng bước hoàn thiện và tạo điều kiện thuạn lợi để các nhà đầu tư tham gia mua bán chứng khoán trên thị trường. Từ thời điểm ban đầu Trung tâm chỉ thực hiện một đợt khớp lệnh trong một phiên giao dịch và mỗi tuần chỉ tổ chức 3 phiên giao dịch [Hai, Tư, Sáu] thì nay Trung tâm đã tăng lên 2 đợt khớp lệnh trong một phiên và mỗi tuần thực hiện 5 phiên giao dịch. Bên cạnh đó, nếu như trước đây, trái phiếu được tổ chức giao dịch thông qua 2 phương thức là khớp lệnh và thoả thuận, có quy định biên độ giao động, đơn vị yết giá thì nay, căn cứ vào tình hình thị trường và kinh nghiệm quốc tế, trái phiếu được giao dịch chỉ qua phương thức thoả thuận, không quy định biên độ và đơn vị yết giá.Tính đến ngày 28/7/2004, TTGDCK TP.HCM đã thực hiện được 839 phiên với một số kết quả cụ thể sau: Tổng khối lượng giao dịch cổ phiếu đạt 139.100.237 cổ phiếu với tổng giá trị 3.976 tỉ đồng; tổng khối lượng giao dịch trái phiếu đạt 105.745.034 trái phiếu với tổng giá trị 10.761 tỉ đồng. Tổng khối lượng giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài 14.635.705 tương đương khoảng 611 tỷ đồng. Ngoài ra, TTGDCK TP.HCM đã thực hiện 94 đợt đấu thầu trái phiếu chính phủ với tổng giá trị 17,950 tỷ đồng, trong đó có 50 đợt trúng thầu đạt giá trị 4.650,70 tỷ đồng chiếm 25,91%. II. Trình bày về cơ chế giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh.1. Cơ chế giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư1.1 Nhà đầu tư nói chung- Nhà đầu tư chỉ được có một tài khoản giao dịch chứng khoán và chỉ được mở tại một công ty chứng khoán. Tài khoản của nhà đầu tư phải tuân thủ quy định về cấp mã tài khoản cho nhà đầu tư do SGDCK TP.HCM ban hành. Thành viên có trách nhiệm lưu giữ chứng từ giao dịch, thông tin giao dịch chứng khoán của số tài khoản đã cấp, thông tin về chủ tài khoản, ngày mở và đóng tài khoản.- Nhà đầu tư không được phép đồng thời đặt lệnh mua và bán đối với một loại cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư trong cùng một ngày giao dịch. - Khi đặt lệnh bán chứng khoán hoặc quảng cáo bán chứng khoán [khi đặt lệnh mua chứng khoán hoặc quảng cáo mua chứng khoán], số dư chứng khoán [số dư tiền] trên tài khoản của khách hàng mở tại thành viên phải đáp ứng các điều kiện về tỷ lệ ký quỹ chứng khoán[tiền].1.2 Nhà đầu tư nước ngoài:- Lệnh mua của nhà đầu tư nước ngoài nhập vào hệ thống trong thời gian giao dịch khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa hoặc giá đóng cửa nếu không được khớp hoặc chỉ được khớp một phần vào thời điểm khớp lệnh xác định giá mở cửa hoặc giá đóng cửa thì lệnh mua hoặc phần còn lại của lệnh mua đó sẽ tiếp tục chờ trên sổ lệnh như lệnh của nhà đầu tư trong nước- Lệnh mua của nhà đầu tư nước ngoài nhập vào hệ thống trong thời gian giao dịch khớp lệnh liên tục nếu không được khớp hoặc chỉ được khớp một phần thì lệnh mua hoặc phần còn lại của lệnh mua đó sẽ tiếp tục chờ trên sổ lệnh như lệnh của nhà đầu tư trong nước.Hệ thống giao dịch hiển thị thông tin chào mua của nhà đầu tư nước ngoài đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư theo nguyên tắc như sau:- Lệnh mua của nhà đầu tư nước ngoài được cộng vào khối lượng mua của toàn thị trường tại từng mức giá, từ mức giá có thứ tự ưu tiên cao nhất đến mức giá có thứ tự ưu tiên thấp nhất, cho đến khi bằng khối lượng còn được phép mua của nhà đầu tư nước ngoài.- Các lệnh mua còn lại của nhà đầu tư nước ngoài không được hiển thị vẫn nằm chờ trên sổ lệnh và sẽ tự động bị hủy khi khối lượng còn được phép mua của nhà đầu tư nước ngoài đã hết.- Hệ thống giao dịch cập nhật thông tin chào mua của nhà đầu tư nước ngoài và điều chỉnh việc hiển thị mỗi khi lệnh mua của nhà đầu tư nước ngoài được nhập vào hệ thống hoặc bị hủy bỏ2. Cơ chế xác định giá cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và trái phiếu mới niêm yếtSGDCK Tp.HCM nhận các loại lệnh giao dịch theo quy định [lệnh giới hạn, lệnh ATO, lệnh ATC]. Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư mới niêm yết được giao dịch cả phiên giao dịch theo phương thức khớp lệnh liên tục và khớp lệnh định kỳ. Giá đóng cửa trong ngày giao dịch đầu tiên sẽ là giá tham chiếu cho ngày giao dịch kế tiếp.Việc xác định giá của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ mới niêm yết trong ngày giao dịch đầu tiên được quy định như sau:-Tổ chức niêm yết và tổ chức tư vấn niêm yết [nếu có] phải đưa ra mức giá giao dịch dự kiến để làm giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên.-Biên độ dao động giá trong ngày giao dịch đầu tiên là +/-20% so với giá giao dịch dự kiến.-Giá đóng cửa trong ngày giao dịch đầu tiên sẽ là giá tham chiếu cho ngày giao dịch kế tiếp. Biên độ dao động giá quy định tại điều 9 Quy chế này được áp dụng từ ngày giao dịch kế tiếp.- Nếu trong 3 ngày giao dịch đầu tiên, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ mới niêm yết vẫn chưa có giá đóng cửa, tổ chức niêm yết sẽ phải xác định lại giá giao dịch dự kiến.- Không cho phép giao dịch thỏa thuận cổ phiếu, chứng chỉ quỹ trong ngày giao dịch đầu tiên.- Không quy định mức giá giao dịch dự kiến, biên độ dao động giá đối với trái phiếu mới niêm yết trong ngày giao dịch đầu tiên.3. Cơ chế giao dịch chứng khoán của cổ đông sáng lập trong thời gian bị hạn chế chuyển nhượngGiao dịch cổ phiếu của các cổ đông sáng lập được thực hiện theo phương thức thoả thuận trực tiếp tại Trung tâm lưu ký chứng khoán, nhưng phải báo cáo và công bố thông tin trên hệ thống của SGDCK TP.HCM ít nhất 01 ngày trước ngày thực hiện giao dịch. Trong vòng 03 ngày sau khi hoàn tất giao dịch, cổ đông sáng lập phải báo cáo tỷlệ sở hữu hiện tại của mình với SGDCK TP.HCM. Giá giao dịch nằm trong biên độ giao động giá của ngày giao dịch.4.Cơ chế xác lập và hủy bỏ giao dịch Trường hợp hệ thống giao dịch gặp sự cố dẫn đến tạm ngừng giao dịch, SGDCK TP.HCM căn cứ tình hình khắc phục sự cố để quyết định công nhận hoặc không công nhận kết quả giao dịch.SGDCK TP.HCM tổ chức giao dịch đối với các loại chứng khoán sau đây:-Cổ phiếu-Chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán-Trái phiếu-Các loại chứng khoán khác sau khi có sự chấp thuận của UBCKNN.Trung tâm Lưu ký chứng khoán cấp mã chứng khoán cho các chứng khoán niêm yết tại SGDCK TP.HCM trên cơ sở thống nhất với bảng phân bổ mã ký tự của SGDCK TP.HCM.Chứng khoán niêm yết tại SGDCK TP.HCM được giao dịch thông qua hệ thống giao dịch của SGDCK TP.HCM, ngoại trừ các trường hợp sau: - Giao dịch lô lẻ- Chào mua công khai;- Đấu giá bán phần vốn nhà nước tại tổ chức niêm yết;- Cho, biếu, tặng, thừa kế;- Sửa lỗi sau giao dịch;- Tổ chức niêm yết thực hiện giao dịch mua lại cổ phiếu ưu đãi của cán bộ, công nhân viên;Các trường hợp khác theo Quy định của SGDCK TP.HCM. Căn cứ đề nghị của thành viên, SGDCK TP.HCM sẽ xem xét và cấp trạm đầu cuối cho thành viên để nhập lệnh vào hệ thống giao dịch. SGDCK TP.HCM có thể thu hồi trạm đầu cuối đã cấp cho thành viên hoặc yêu cầu thành viên ngừng sử dụng trạm đầu cuối. Các trường hợp thu hồi hoặc yêu cầu thành viên ngừng sử dụng trạm đầu cuối do SGDCK TP.HCM quy định. Chỉ đại diện giao dịch của thành viên mới được nhập lệnh vào hệ thống giao dịch. Hoạt động của đại diện giao dịch phải tuân thủ Quy chế giao dịch này và các quy định liên quan của SGDCK TP.HCM về đại diện giao dịch. Thành viên chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ của các đại diện giao dịch của mình.5.Cơ chế về thời gian giao dịchSGDCK TP.HCM tổ chức giao dịch chứng khoán từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần, trừ các ngày nghỉ theo quy định trong Bộ luật Lao động.-Thời gian giao dịch cụ thể do SGDCK TP.HCM quyết định sau khi có sự chấp thuận của UBCKNN.- SGDCK TP.HCM có thể thay đổi thời gian giao dịch trong trường hợp cần thiết.6.Cơ chế về tạm ngừng giao dịch chứng khoánSGDCK TP.HCM tạm ngừng hoạt động giao dịch chứng khoán trong trường hợp:- Hệ thống giao dịch của SGDCK TP.HCM gặp sự cố; - Khi xảy ra những sự kiện làm ảnh hưởng đến hoạt động giao dịch bình thường của thị trường như thiên tai, hỏa hoạn v.v…; - UBCKNN yêu cầu ngừng giao dịch để bảo vệ thị trường.- Các trường hợp SGDCK TP.HCM thấy cần thiết để bảo vệ lợi ích nhà đầu tư.- SGDCK TP.HCM có thể căn cứ vào tình hình cụ thể để quyết định thay đổi thời gian giao dịch. - SGDCK TP.HCM lập tức phải báo cáo UBCKNN việc tạm ngừng và thay đổi thời giao dịch trên.7. Cơ chế về phương thức giao dịchSGDCK TP.HCM tổ chức giao dịch chứng khoán thông qua hệ thống giao dịch theo 2 phương thức sau: 7.1 Phương thức khớp lệnh: Phương thức khớp lệnh bao gồm: Khớp lệnh định kỳ và khớp lệnh liên tục.7.1.1 Khớp lệnh định kỳ: Là phương thức giao dịch được hệ thống giao dịch thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán của khách hàng tại một thời điểm xác định. Nguyên tắc xác định giá thực hiện trong phương thức khớp lệnh định kỳ như sau: - Là mức giá thực hiện đạt được khối lượng giao dịch lớn nhất;- Nếu có nhiều mức giá thỏa mãn tiết i nêu trên thì mức giá trùng hoặc gần với giá thực hiện của lần khớp lệnh gần nhất sẽ được chọn; Phương thức khớp lệnh định kỳ được sử dụng để xác định giá mở cửa và giá đóng cửa của chứng khoán trong phiên giao dịch.7.1.2 Khớp lệnh liên tục: Là phương thức giao dịch được hệ thống giao dịch thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch. Nguyên tắc xác định giá thực hiện trong phương thức khớp lệnh liên tục là mức giá của các lệnh giới hạn đối ứng đang nằm chờ trên sổ lệnh.7.2 Phương thức thoả thuận: Là phương thức giao dịch trong đó các thành viên tự thoả thuận với nhau về các điều kiện giao dịch và được đại diện giao dịch của thành viên nhập thông tin vào hệ thống giao dịch để ghi nhận.Cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư được giao dịch theo phương thức khớp lệnh và thoả thuận.Trái phiếu được giao dịch theo phương thức thoả thuận. SGDCK TP.HCM quyết định thay đổi phương thức giao dịch đối với từng loại chứng khoán sau khi có sự chấp thuận của UBCKNN.8.Cơ chế về khớp lệnh giao dịchHệ thống giao dịch thực hiện so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán theo nguyên tắc ưu tiên về giá và thời gian như sau: Ưu tiên về giá: - Lệnh mua có mức giá cao hơn được ưu tiên thực hiện trước;- Lệnh bán có mức giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước;Ưu tiên về thời gian-Trường hợp các lệnh mua hoặc lệnh bán có cùng mức giá thì lệnh nhập vào hệ thống giao dịch trước sẽ được ưu tiên thực hiện trước.9.Cơ chế đơn vị giao dịch và đơn vị yết giáĐơn vị giao dịch được quy định như sau:- SGDCK TP. HCM quy định đơn vị giao dịch lô chẵn, khối lượng giao dịch lô lớn sau khi có sự chấp thuận của UBCKNN.Đơn vị yết giá được quy định như sau:- Giao dịch theo phương thức khớp lệnh:Mức giá Đơn vị yết giá≤ 49.900 100 đồng50.000 - 99.500 500 đồng≥ 100.000 1.0 ng- Không quy định đơn vị yết giá đối với phương thức giao dịch thoả thuận. 10.Cơ chế về biên độ dao động giáSGDCK TP.HCM quy định biên độ dao động giá đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư trong ngày giao dịch sau khi có sự chấp thuận của UBCKNN.- Không áp dụng biên độ dao động giá đối với giao dịch trái phiếu.- Biên độ dao động giá đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư được xác định như sau:-Giá tối đa [Giá trần] = Giá tham chiếu + [Giá tham chiếu x Biên độ dao động giá]- Giá tối thiểu [Giá sàn] = Giá tham chiếu – [Giá tham chiếu xBiên độ dao động giá]Biên độ dao động giá quy định tại Khoản 9.1 điều này không áp dụng đối với chứng khoán trong một số trường hợp sau:- Ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư mới niêm yết;- Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư được giao dịch trở lại sau khi bị tạm ngừng giao dịch trên 30 ngày;- Các trường hợp khác theo quyết định của SGDCK TP.HCM.11.Cơ chế về giá tham chiếu- Giá tham chiếu của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư đang giao dịch là giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất trước đó.- Trường hợp giao dịch chứng khoán không được hưởng cổ tức và các quyền kèm theo, giá tham chiếu tại ngày không hưởng quyền được xác định theo nguyên tắc lấy giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất điều chỉnh theo giá trị cổ tức được nhận hoặc giá trị các quyền kèm theo.- Trường hợp tách hoặc gộp cổ phiếu, giá tham chiếu tại ngày giao dịch trở lại được xác định theo nguyên tắc lấy giá đóng cửa của ngày giao dịch trước ngày tách, gộp điều chỉnh theo tỷ lệ tách, gộp cổ phiếu.- Trong một số trường hợp cần thiết, SGDCK TP.HCM có thể áp dụng phương thức xác định giá tham chiếu khác sau khi có sự chấp thuận của UBCKNN.12. Cơ chế lệnh giao dịchio12.1.1Lệnh giới hạn:- Là lệnh mua hoặc lệnh bán chứng khoán tại một mức giá xác định hoặc tốt hơn.- Lệnh giới hạn có hiệu lực kể từ khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch cho đến lúc kết thúc ngày giao dịch hoặc cho đến khi lệnh bị hủy bỏ.12.1.2 Lệnh thị trường [viết tắt là MP]:-Là lệnh mua chứng khoán tại mức giá bán thấp nhất hoặc lệnh bán chứng khoán tại mức giá mua cao nhất hiện có trên thị trường.-Nếu sau khi so khớp lệnh theo nguyên tắc ở điểm 12.1.1 mà khối lượng đặt lệnh của lệnh thị trường vẫn chưa được thực hiện hết thì lệnh thị trường sẽ được xem là lệnh mua tại mức giá bán cao hơn hoặc lệnh bán tại mức giá mua thấp hơn tiếp theo hiện có trên thị trường.-Nếu khối lượng đặt lệnh của lệnh thị trường vẫn còn sau khi giao dịch theo nguyên tắc tại điểm 12.1.2 và không thể tiếp tục khớp được nữa thì lệnh thị trường sẽ được chuyển thành lệnh giới hạn mua tại mức giá cao hơn một bước giá so với giá giao dịch cuối cùng trước đó hoặc lệnh giới hạn bán tại mức giá thấp hơn một bước giá so với giá giao dịch cuối cùng trước đó.Trường hợp giá thực hiện cuối cùng là giá trần đối với lệnh thị trường mua hoặc giá sàn đối với lệnh thị trường bán thì lệnh thị trường sẽ được chuyển thành lệnh giới hạn mua tại giá trần hoặc lệnh giới hạn bán tại giá sàn.Các thành viên không được nhập lệnh thị trường vào hệ thống giao dịch khi chưa có lệnh giới hạn đối ứng đối với chứng khoán đó.Lệnh thị trường được nhập vào hệ thống giao dịch trong thời gian khớp lệnh liên tục.12.1.3 Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá mở cửa [viết tắt là ATO]:-Là lệnh đặt mua hoặc đặt bán chứng khoán tại mức giá mở cửa.-Lệnh ATO được ưu tiên trước lệnh giới hạn trong khi so khớp lệnh.-Lệnh ATO được nhập vào hệ thống giao dịch trong thời gian khớp lệnh định kỳ để xác định giá mở cửa và sẽ tự động bị hủy bỏ sau thời điểm xác định giá mở cửa nếu lệnh không được thực hiện hoặc không được thực hiện hết.12.1.4 Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá đóng cửa [viết tắt là ATC]: -Là lệnh đặt mua hoặc đặt bán chứng khoán tại mức giá đóng cửa.-Lệnh ATC được ưu tiên trước lệnh giới hạn trong khi so khớp lệnh.-Lệnh ATC được nhập vào hệ thống giao dịch trong thời gian khớp lệnh định kỳ để xác định giá đóng cửa và sẽ tự động bị hủy bỏ sau thời điểm xác định giá đóng cửa nếu lệnh không được thực hiện hoặc không được thực hiện hết.12.2. Cơ chế về ký hiệu lệnh giao dịchCác ký hiệu lệnh giao dịch đối với lệnh nhập vào hệ thống giao dịch bao gồm:Loại khách hàng Ký hiệu lệnhThành viên giao dịch tự doanh PNhà đầu tư trong nước lưu ký tại thành viên giao dịchCNhà đầu tư nước ngoài lưu ký tại thành viên giao dịch, tổ chức lưu ký trong nước hoặc tổ chức lưu ký nước ngoài; Tổ chức lưu ký nước ngoài tự doanhFNhà đầu tư trong nước lưu ký tại tổ chức lưu ký trong nước hoặc tại tổ chức lưu ký nước ngoài; Tổ chức lưu ký trong nước tự doanhM

Video liên quan

Chủ Đề