Staking trên Binance là gì

Mục lục bài viết
    1. Binance Staking là gì?
    2. Cơ chế hoạt động của Binance Staking
    3. Ưu & Nhược điểm của Binance Staking
    4. Các hình thức Staking trên Binance
    5. Hướng dẫn Staking trên Binance
      1. Staking trên app Binance
      2. Staking trên web Binance
      3. Một số lưu ý khi staking trên Binance
    6. Tổng kết

Với nhu cầu từ việc kiếm lợi nhuận thông qua việc nắm giữ tài sản trong dài hạn, các hoạt động staking ngày càng trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Đây là một từ khoá khá hot trong thời gian gần đây, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ liệu staking là gì và làm sao để staking kiếm lợi nhuận. Chính vì thế trong bài viết này, MarginATM sẽ giới thiệu cho bạn về Binance Staking - một hình thức staking khá phổ biến trong cộng đồng crypto.

Hãy cùng mình tìm hiểu về Binance Staking thông qua một số nội dung cơ bản sau nhé:

  • Binance Staking là gì?
  • Cơ chế hoạt động của Binance Staking
  • Ưu nhược điểm của Binance Staking
  • Các hình thức Staking trên Binance
  • Cách Staking trên Binance

Binance Staking là gì?

Binance Staking có thể hiểu một cách đơn giản là hình thức gửi tiền tiết kiệm bằng tiền điện tử và nhận lãi suất bằng chính đồng tiền ấy.

Cụ thể hơn, staking là việc khoá một loại coin/ token nào đó trên nền tảng giao dịch trong thời gian nhất định để nhận lại các phần thưởng tương ứng.

Hiện nay có khá nhiều sàn giao dịch đã hỗ trợ dịch vụ staking cho phép người dùng có thể kiếm thêm thu nhập từ tài sản tiền điện tử của mình và Binance là một trong số những sàn khá uy tín và được đông đảo nhà đầu tư tin dùng.

Binance Staking - Hình thức gửi tiền tiết kiệm bằng tiền điện tử và nhận lãi suất.

Với Binance Staking bạn sẽ lưu giữ tài sản tiền điện tử của mình trên ví của Binance trong một khoảng thời gian nhất định. Sau thời hạn đó, bạn sẽ nhận lại được phần lãi suất tương ứng với số tiền cũng như thời gian lưu trữ đã thỏa thuận ban đầu.

Đây cũng là một hình thức kiếm tiền khá hấp dẫn đối với những nhà đầu tư dài hạn. Theo đó, Binance Staking không chỉ giúp bạn gia tăng lượng coin/ token đang có, mà còn giúp bạn có thể giữ được tâm lý và mục tiêu hold dài hạn của mình mà không bị tác động bởi các yếu tố khác.

Cơ chế hoạt động của Binance Staking

Hoạt động staking trên Binance diễn ra khá đơn giản và không yêu cầu phải có các trang bị phức tạp như trong quá trình khai thác tiền điện tử. Với Binance Staking, bạn chỉ cần sử dụng số tiền điện tử nhàn rỗi mà bạn đã có sẵn trong ví của mình.

Theo đó, hệ thống sẽ ghi nhận số tiền ấy và đưa ra các thoả thuận cũng như điều kiện cho hoạt động staking này. Bạn sẽ nhận được lợi nhuận của mình là các coin/ token tương ứng vào mỗi cuối tháng hoặc khoảng thời gian đã được chỉ định trong thoả thuận ban đầu khi staking tài sản.

Cơ chế của Binance Staking cũng tương tự như cách hoạt động của giao thức Proof Of Stake. Proof of Stake [PoS] - là cơ chế xác thực hay thuật toán đồng thuận của blockchain - được thực hiện thông qua việc stake coin/token. Lượng tài sản được stake của bạn càng lớn thì bạn càng có cơ hội nhận được phần thưởng khối càng cao.

Tìm hiểu thêm Proof of Stake [POS] - Sự khác nhau giữa POW và POS.

Ưu & Nhược điểm của Binance Staking

Ưu - nhược điểm của Binance Staking

Ưu điểm

  • Có thể tham gia staking chỉ với số lượng coin/token nhỏ, tuy nhiên cũng tuỳ từng loại tiền điện tử mà bạn cần phải đáp ứng mức tối thiểu mà Binance đưa ra.
  • Có thể nhận lãi từ việc staking mỗi ngày và mức lãi suất này thường cao hơn so với gửi ngân hàng.
  • Có thể đóng staking bất cứ lúc nào, tuy nhiên nếu đóng sớm hơn thời hạn cho phép sẽ không được tính lãi.
  • Không cần quá nhiều kỹ năng chuyên môn và đặc biệt phù hợp với các nhà đầu tư dài hạn.

Nhược điểm

  • Cần phải mất một khoảng thời gian để hệ thống xử lý và trả tài sản lại khi bạn đột ngột đóng staking.
  • Khi đóng staking trước hạn, bạn chỉ nhận lại được tài sản gốc mà không có phần lợi nhuận nào.
  • Khi tham gia staking, bạn sẽ khoá toàn bộ số tài sản của mình và không thể sử dụng chúng một cách linh hoạt trước những biến động của thị trường.

Các hình thức Staking trên Binance

Hiện nay có 3 hình thức staking phổ biến trên Binance chính là Lock Staking, DeFi Staking và ETH 2.0 Staking. Mỗi loại đều sẽ có những tính năng cũng như ưu điểm riêng biệt khác nhau. Bạn có thể lựa chọn hình thức staking nào phù hợp với điều kiện và mục đích của mình.

Locked Staking

Là một hình thức khóa coin/ token của bạn trên sàn Binance để nhận lại các phần thưởng tương ứng. Với Lock Stacking bạn buộc phải đóng băng số coin/ token của mình trong một thời hạn nhất định, có thể là 30, 60 hoặc 90 ngày. Thời hạn này sẽ ảnh hưởng đến phần lợi nhuận của khoản staking của bạn. Đây sẽ là hình thức staking phù hợp cho các holder vì nó mang lại lợi nhuận trung bình năm cao hơn so với các loại Flexible Staking khác.

DeFi Staking

DeFi Staking được xem là hình thức staking mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho các nhà đầu từ [hơn cả Flexible Staking và Locked Staking] vì tính ứng dụng của các sản phẩm DeFi.

Hình thức này giúp cho mọi người có thể tiếp cận với DeFi một cách dễ dàng và đơn giản nhất. Tuy nhiên đi kèm với lợi nhuận cao, DeFi Staking lại tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người dùng. Chính vì thế, bạn cần phải trang bị cho mình kiến thức cơ bản về DeFi thì mới nên staking bằng hình thức này nhé.

ETH 2.0 Staking

ETH 2.0 Staking là là hình thức đơn giản hoá mà Binance tạo để để giúp người dùng có thể dễ dàng tiếp với ETH 2.0 thông qua staking. Thông thường, bạn cần stake tối thiểu 32 ETH thì mới có thể trở thành validator của Ethereum 2.0. Tuy nhiên, khi stake trên Binance, bạn chỉ cần 0.1 ETH.

Ngoài ra, Binance sẽ đứng ra hỗ trợ các chi phí vận hành cũng như đảm bảo rủi ro cho người dùng trong quá trình stake, đây là một ưu điểm khá hay của ETH 2.0 Staking.

Hướng dẫn Staking trên Binance

Staking trên app Binance

Bước 1: Để tham gia staking, đầu tiên bạn cần phải có tài khoản của Binance đã được KYC. Nếu chưa có, bạn có thể đăng ký theo link:

ĐĂNG KÝ BINANCE

Để biết thêm về cách đăng ký và xác minh tài khoản Binance tham khảo hướng dẫn chi tiết tại đây.

Bước 2: Đăng nhập vào ứng dụng Binance trên điện thoại Ở màn hình chính, chọn vào Staking [1].

Bước 3: Lựa chọn đồng coin/ token mà bạn muốn stake, ở đây mình chọn BNB nha Chọn Stake ngay [2].

Lưu ý: Đồng coin/ token của bạn phải được lưu trữ ở ví Spot [Giao ngay] thì mới có thể mang đi stake được nhé.

Truy cập vào app Binance và chọn coin/ token muốn stake

Bước 4: Lựa chọn thời gian khóa cho tài sản của bạn [1] Nhập số lượng BNB mà bạn muốn stake [2] Ở đây sẽ hiện ra phần lợi nhuận mà bạn sẽ nhận được [3] Chọn đồng ý với điều khoản của Binance [4] Chọn Xác nhận [5].

Nhập các thông tin cần thiết để bắt đầu staking

Staking trên web Binance

Các bước để staking trên web Binance cũng khá đơn giản và tương tự như trên app điện thoại.

Bước 1: Truy cập và đăng nhập vào trang web của Binance theo đường link sau: //www.binance.com/vi

Bước 2: Tại mục Earn [1] Chọn Staking [2]

Truy cập vào mục Staking trên web Binance

Bước 3: Lựa chọn đồng coin/ token mà bạn muốn stake theo thời gian phù hợp [30/ 60/ 90 ngày] [1] Chọn Stake ngay [2].

Lựa chọn đồng coin/ token muốn staking

Bước 4: Xác nhận lại mốc thời gian [1] Nhập số tiền [2] Xem sô lãi ước tính nhận được [3] Chọn vào đồng ý thỏa thuận của Binance [4] Chọn Stake ngay [5]

NNhập các thông tin cần thiết để bắt đầu staking

Một số lưu ý khi staking trên Binance

  • Thời gian staking: Đây là một yếu tố khá quan trọng trong quá trình stake của bạn. Vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến APY [Lãi suất ước tính] mà bạn nhận được. Thời gian stake càng lâu thì APY càng cao và ngược lại. Trong thời gian staking, tài sản của bạn sẽ bị khoá trên chuỗi và bạn sẽ không thể thực hiện các giao dịch nào bằng những tài sản ấy
  • Số tiền khóa: Tuỳ vào từng loại coin/ token mà Binance sẽ yêu cầu 1 mức stake tối thiểu khác nhau. Chính vì thế, số dư khả dụng trong ví Spot của bạn phải đáp ứng mức tối thiểu này thì bạn mới có thể tham gia staking trên Binance được nhé.
  • Bạn sẽ mất vài ngày thì mới có thể nhận được tiền khi kết thúc quá trình staking trước hạn. Vì chúng dựa trên các hợp đồng thông minh và các thay đổi phải được thực hiện theo cơ chế đồng thuận của Blockchain, nên các blockchain sẽ yêu cầu có thời gian rút khác nhau.
  • Tiền lãi từ việc staking của bạn sẽ tính và phân bổ trong khoảng thời gian từ 07:00 đến 15:00 [Giờ Việt Nam] vào ngày thứ hai sau ngày đăng ký.

Tìm hiểu thêm Hướng dẫn giao dịch P2P trên sàn giao dịch Binance [2022].

Tổng kết

Binance Staking là một tính năng khá hay và hữu ích cho các holder dài hạn. Vì ngoài mục đích hold để đợi tài sản đạt được mức giá mà bạn mong muốn, Binance Staking còn giúp bạn gia tăng thêm số lượng của tài sản ấy một cách thụ động mà bạn không cần phải làm gì cả.

Như vậy, mình đã cùng bạn tìm hiểu về Binance Staking và cách để stake coin/ token trên sàn Binance rồi. Nếu trong quá trình thực hiện các thao tác trên có gì khó hiểu, bạn có thể để lại bình luận dưới bài viết này, đội ngũ MarginATM sẽ cố gắng phản hồi bạn sớm nhất có thể.

Bên cạnh đó, bạn có thể theo dõi danh mục Sàn giao dịch của MarginATM để cập nhập các kiến thức bổ ích để giao dịch trên thị trường nữa nhé!

Bên cạnh đó, bạn đừng quên theo dõi và tham gia qua các kênh Youtube, Facebook, Tiktok, Twitter & nhóm chat Telegram Channel để cập nhật tin tức nóng hổi cũng như thảo luận về thị trường crypto cùng đội ngũ MarginATM nhé!

#BinanceStaking

Video liên quan

Chủ Đề