Sự phát triển của tiếng Anh ở Việt Nam

Tin liên quan:

Tiếng Anh  là một thứ tiếng thuộc nhánh miền Tây của nhóm ngôn ngữ German trong hệ Ấn-Âu], đã du nhập vào Anh qua các thứ tiếng của nhiều dân xâm chiếm vào thế kỷ thứ 6.

Tiếng Anh truyền khắp nơi dưới chủ nghĩa thực dân trong thời kỳ thịnh vượng của Đế quốc Anh, từ đảo Anh qua nước Úc, Canada, Hồng Kông, New Zealand, Hoa Kỳ và một số nơi Tiếng Anh trở thành "ngôn ngữ phụ" quan trọng nhất và ngày càng được nhiều người học sử dụng. Từ đây, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ cho rằng tiếng Anh đã mất dần vai trò là biểu tượng văn hóa độc quyền của những người nói tiếng Anh, thay vào đó, nó tập hợp những nét văn hóa khác nhau trên thế giới.

Một số nhà nghiên cứu khác thì đưa ra nhận xét rằng theo thời gian tiếng Anh sẽ không đủ sức đáp ứng mọi yêu cầu về giao tiếp của tất cả mọi người.

Tiếng Anh được sử dụng phổ biến nhờ vào ảnh hưởng của Mỹ và Anh trên các lĩnh vực quân sự, kinh tế, khoa học, tin học, chính trị và văn hóa. Ở nhiều nước, người ta bắt buộc phải học tiếng Anh để đi làm.

Lịch sử

Tiếng Anh là hậu thân của một ngôn ngữ chung của các giống người Angle, Saxon và Jute – thường được gọi chung là người Anglo-Saxon. Ba giống dân này thuộc các dân tộc German, từng sống ở vùng nay là Bắc Đức và Hà Lan, nhưng một số được vua Vortigern mời sang Anh vào khoảng giữa thế kỷ thứ 5 để giúp ông ta trong cuộc chiến chống người bản xứ Pict [ngày nay không còn nữa].

Sau khi chiến thắng, những người này được phép ở lại và đã mở đầu cho một cuộc "xâm chiếm" đảo Anh khi thêm nhiều người Anglo-Saxon di cư sang hòn đảo này. Họ định cư vào vùng đông-nam của đảo, trở thành số đông và làm ngôn ngữ của một giống dân bản xứ khác trên đảo, người Celt, đi đến tình trạng gần như mai một.

Ngôn ngữ của ba giống người Anglo-Saxon này rất giống tiếng Frysk và được dùng tại đảo Anh trong 5 thế kỷ tiếp theo sau đó. Trong thời gian này, tiếng Na Uy cổ đã có một ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của tiếng Anh vì có một số người Viking – một giống dân nói tiếng Na Uy cổ và rất nổi tiếng về mạo hiểm và xâm lăng – cũng đến xâm chiếm và định cư tại Anh bắt đầu từ thế kỷ thứ 9.

Chiến tranh giữa người Anglo-Saxon và người Viking xẩy ra thường xuyên vì sự tranh giành đất đai. Các vua của người Anglo-Saxon thường phải chạy sang xứ Normandie, tại phía bắc của nước Pháp, để tránh chiến tranh. Một vị vua, Aethelred, còn lấy con gái của quận công của Normandy để đổi lấy sự giúp đỡ của ông này. Điểm đáng chú ý thứ nhất là tiếng Na Uy cổ và tiếng của người Anglo-Saxon có cùng gốc German, do đó những người này có thể giao dịch với nhau để tạo ra những ảnh hưởng sâu đậm trong ngôn ngữ.

Điểm đáng chú ý thứ hai là tên của tiếng Anh [English], của nước Anh [England] và của nhiều địa danh tại đó có gốc từ tên Angle của người Angle. Tiếng Anh phát triển trong thời gian này, khoảng thế kỷ thứ 6 đến đầu thế kỷ thứ 11, được gọi là tiếng Anh thượng cổ [Old English].

Khi vị vua cuối chết không có con kế tự vào năm 1066, người Anglo-Saxon đề cử một người trong nhóm họ có tên là Harold Godwinson lên làm vua. Tuy nhiên vua Harald III của Na Uy, tuy là người Viking nhưng có liên hệ họ hàng với người Anglo-Saxon chính ở Đức, cũng muốn có thêm ngôi vua xứ Anh. Harald III kéo quân sang chiếm đóng vùng phía bắc của đảo Anh vào giữa năm 1066 nhưng chẳng bao lâu thì bị Harold Godwinson đánh bại tại trận chiến Stamford Bridge.

Harald III tử trận và từ đó người Viking bỏ hẳn ý định xâm chiếm đảo Anh. Trong khi đó, về phía nam, quận công William của Normandy cũng tuyên bố là ngôi vua xứ Anh phải thuộc về ông ta vì ông ta là người cháu của bà vợ của vua Aethelred. Quận công William mang quân sang chiếm vùng phía nam của đảo, đánh bại Harold Godwinson tại trận chiến Hasting và trở thành vua của xứ Anh. Tiếng Anh từ đó chịu thêm ảnh hưởng của tiếng Pháp và tiếng Latinh, dưới các triều đình người Norman đến từ Normandie. Các nhà ngôn ngữ học gọi tiếng Anh phát triển trong ba thế kỷ sau năm 1066 là tiếng Anh trung cổ [Middle English].

Hai quyển sách nổi tiếng được viết bằng tiếng Anh thượng cổ và tiếng Anh trung cổ là Beowulf [sử thi, viết vào khoảng thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ thứ 10] và The Canterbury Tales của Geoffrey Chaucer.

Tiếng Anh cận đại [Modern English] được các nhà ngôn ngữ học cho là bắt đầu vào thế kỷ 16 và người có công nhất trong sự tiến triển này là văn hào nổi tiếng của Anh, William Shakespeare. Đây chính là tiếng Anh được dùng phổ thông trên thế giới hiện nay.

Nhiều nhà ngôn ngữ học còn chia tiếng Anh cận đại thành tiền cận đại [Early Modern] và cận cận đại [Late Modern]. Tiếng Anh cận cận đại diễn ra vào đầu thế kỷ 19 khi Đế quốc Anh có thuộc địa trên khắp hoàn cầu. Tiếng Anh do đó trải qua thêm một biến đổi khá lớn nữa vì nó không những trở thành một ngôn ngữ quan trọng trên thế giới mà còn thâu nhập rất nhiều ngôn từ của các nền văn hóa khác nhau.

Đăng ký thông tin vào ô bên dưới để nhận các khóa học về tiếng anh, học bổng tiếng anh tại các trung tâm anh ngữ.

Kenhtuyensinh [Theo: wikipedia]

TAGS: tieng anh tieng anh du hoc trung tam anh ngu học bổng tiếng anh học ngoại ngữ trường anh ngữ

Nếu đề xuất tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trở thành hiện thực, điều này sẽ đồng nghĩa hàng triệu người Việt Nam có thể sử dụng tiếng Anh thành thạo không kém tiếng Việt.

Xem thêm :

Trong bối cảnh tiếng Anh vẫn chỉ dừng ở mức là “ngoại ngữ” thông dụng chứ chưa phải “ngôn ngữ” tại Việt Nam, câu hỏi giới chuyên gia đặt ra là Việt Nam cần vượt qua những trở ngại nào và quan trọng hơn cần bắt đầu từ đâu?

Phổ cập tiếng Anh vẫn là thách thức

Tại Diễn đàn Thanh niên khởi nghiệp 2018, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng khởi nghiệp muốn đột phá phải tính tới vấn đề toàn cầu chứ không thể chỉ trong nước. Để giải quyết câu chuyện toàn cầu, hiện còn điểm nghẽn là tiếng Anh. Bộ trưởng đề xuất với Thủ tướng sớm công bố tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai của Việt Nam.

Theo GS Stephen Krashen, chuyên gia Ngôn ngữ học từ Đại học Southern California, Mỹ, ngôn ngữ thứ hai và ngoại ngữ thông dụng có sự khác biệt không hề nhỏ, không nên đánh đồng chúng với nhau.

Ông cho rằng ngoại ngữ là ngôn ngữ được sử dụng ở một quốc gia ngoài ngôn ngữ chính thức được quy định. Để một ngoại ngữ trở thành ngôn ngữ thứ hai, nó phải được sử dụng rộng rãi trên cả nước, bên cạnh tiếng mẹ đẻ và người sử dụng phải thành thạo cả 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết.

Nghiên cứu về sự tiếp thu ngôn ngữ thứ hai, GS Krashen định nghĩa ngôn ngữ thứ hai được học/tiếp thu sau tiếng mẹ đẻ. Ngôn ngữ thứ hai và tiếng mẹ đẻ có thể được sử dụng song song cùng lúc.

GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình Giáo dục phổ thông, trả lời VTC rằng việc biến tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai là yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn Việt Nam hội nhập sâu rộng như hiện nay. Tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Khoảng 20% dân số thế giới có thể sử dụng thành thạo ngôn ngữ này, theo ước lượng năm 2015 của Hội đồng Anh.

Thực tế ở Việt Nam, phổ cập tiếng Anh vẫn còn là thách thức. Việt Nam hiện nằm trong nhóm những quốc gia có khả năng sử dụng tiếng Anh ở mức trung bình, đứng thứ 41/88 theo báo cáo về năng lực tiếng Anh của tổ chức giáo dục Education First [EF] công bố tháng 11/2018.

Theo ông Minh N Tran – Giám đốc Nghiên cứu cấp cao của EF, năng lực tiếng Anh của Việt Nam đang có chiều hướng đi lên. Tuy vậy, nếu so sánh với một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á như Singapore, Malaysia hay Philippines, Việt Nam vẫn còn một chặng đường dài ở phía trước.

Tiếng Anh mới chỉ phổ biến ở các thành phố lớn: Hà Nội, TP.HCM hay Đà Nẵng và chủ yếu là dưới hình thức dạy – học chứ không phải ở khía cạnh tiếp nhận ngôn ngữ. Ngay ở các thành phố lớn, việc giảng dạy tiếng Anh còn hạn chế do thiếu giáo viên.

Đầu năm học 2018-2019, Sở GD&ĐT TP.HCM cho biết gần như trường nào cũng thiếu giáo viên tiếng Anh; việc tuyển dụng cũng được đánh giá rất khó. Thiếu giáo viên ngoại ngữ, đi kèm trình độ giáo viên chưa đảm bảo dẫn đến hiệu quả đào tạo môn học này chưa cao.

Kết quả thi THPT vừa rồi cho thấy tiếng Anh là môn thi có điểm trung bình 3,91/10, thấp thứ hai trong 10 môn thi tốt nghiệp, với gần 80% thí sinh đạt điểm dưới trung bình.

Bắt đầu từ đâu?

Câu chuyện tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai không phải xa lạ với nhiều quốc gia trên thế giới. Singapore, Ấn Độ, Philippines hay Malaysia đều là những quốc gia đầu tiên ở châu Á coi tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai.

Tại Philippines, khoảng 60% dân số có thể sử dụng thành thạo tiếng Anh, tờ Inquirer trích dẫn thống kê năm 2017. Trong khi đó, ở Ấn Độ, tiếng Anh cũng là ngôn ngữ thứ hai, được gần 250 triệu người [hay ⅕ dân số nước này trong năm 2015] sử dụng.

Những quốc gia sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai, ngoài các nước châu Âu, phần lớn đều từng là thuộc địa của Anh: Ấn Độ, Malaysia, Singapore hay các nước thuộc vùng Caribe. Khi giành độc lập, cộng đồng người sử dụng tiếng Anh ở các nước này vẫn tương đối lớn và tiếng Anh vẫn được sử dụng thường xuyên trong sinh hoạt bên cạnh tiếng mẹ đẻ.

“Điều kiện tiên quyết để một ngoại ngữ thành ngôn ngữ thứ hai là người dân phải tiếp thu được ngoại ngữ đó rồi xây dựng được cộng đồng đủ lớn những người sử dụng nó hàng ngày”, GS Stephen Krashen nói.

Malaysia là ví dụ điển hình. Từng là thuộc địa của Anh, cộng đồng người nói tiếng Anh ở quốc gia này không nhỏ. Thủ tướng Mahathir Mohamad của Malaysia từng tuyên bố: “Phải thành thạo tiếng Anh để đón đầu và làm chủ cuộc chơi. Tiếng Mã lai của chúng ta vẫn đẹp nhưng để hội nhập, chúng ta cần tiếng Anh”.

Từ năm 2002, ông Mahathir ra quyết định đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai của nước này và được dùng để giảng dạy các môn Toán, khoa học tự nhiên ngay từ bậc tiểu học. Năm 2012, Chính phủ Malaysia bỏ chính sách này, trình độ tiếng Anh của người dân đi xuống. Ngay lập tức, chính phủ lại điều chỉnh chương trình đào tạo để tiếp tục thúc đẩy khả năng tiếng Anh của người dân.

Sau khi giành được độc lập từ thực dân Anh, Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu lập tức đề cao việc dạy tiếng Anh cho toàn dân với tầm nhìn người Singapore có thể đi khắp thế giới để học tập, nghiên cứu, cũng như giao dịch mua bán, đồng thời thu hút du lịch đến Singapore.

Ở Việt Nam, việc xem xét đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai không phải mới. Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, khi mới đảm đương chức vụ, đã đề ra mục tiêu đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong nhà trường. Nhưng nội dung này mới chỉ được bàn chứ chưa trở thành mục tiêu chính thức trong Đề án dạy và học ngoại ngữ trong trường phổ thông giai đoạn 2008-2020. Đến nay, chưa có một chính sách cụ thể nào về việc này.

“Ngôn ngữ được hấp thu qua hai thể gián tiếp [học] và trực tiếp [nghe, nói], chủ yếu người Việt hiện tiếp xúc tiếng Anh qua hình thức gián tiếp. Học sinh dù được dạy tiếng Anh ở trường, nhưng sinh hoạt ngoài nhà trường, thậm chí ngoài tiết học tiếng Anh, các em chủ yếu sử dụng tiếng Việt”, bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt, lấy bằng giảng dạy ngôn ngữ Anh [TESOL] tại Australia và đang là giám đốc một công ty tư vấn du học, chia sẻ.

Muốn đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai cần tăng việc hấp thu ngôn ngữ trực tiếp của người dân. Dẫn ví dụ về Hong Kong, Trung Quốc, bà Minh Nguyệt khẳng định ngoài “lợi thế” là thuộc địa của Anh, chính phủ còn phải có chiến dịch để tăng cường nhận thức về ngôn ngữ Anh trong cộng đồng và tạo điều kiện để tiếng Anh được sử dụng rộng rãi bên cạnh ngôn ngữ chính thức.

Năm 2000, Chiến dịch Anh ngữ Công sở [WEC] được triển khai ở các công ty, doanh nghiệp tại Hong Kong. WEC tập trung vào kênh trực tuyến trên đài phát thanh, TV, sản xuất một số chương trình tivi và phát thanh miễn phí nhằm phát triển khả năng nói tiếng Anh ở người trưởng thành.

Nhiều chuyên gia đúc kết rằng để công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai, vấn đề không chỉ dừng lại ở việc đào tạo học sinh. Một trong những điều kiện tiên quyết là xây dựng được cộng đồng người sử dụng tiếng Anh thành thạo rộng khắp trên cả nước.

Nguồn: news.zing.vn

Video liên quan

Chủ Đề