Tại sao bị sốt nóng lạnh

8 cách trị bệnh sốt nóng lạnh tại nhà hiệu quả nhất

Thứ Hai ngày 20/11/2017

  • Khi trẻ bị sốt cao phải làm gì để hạ sốt nhanh và an toàn
  • Hiểu đúng thuốc tiêm hạ sốt để đảm bảo an toàn tính mạng trẻ
  • Trẻ bị sốt cao phải làm gì để hạ sốt nhanh an toàn

Các cách chữa trị bệnh sốt nóng lạnh tại nhà đơn giản dưới đây có thể giúp bạn hạ sốt nhanh chóng mà không cần dùng đến thuốc, vừa an toàn, vừa mang lại hiệu quả cao.

Sốt là hiện tượng bệnh lý rất phổ biến, không phân biệt tuổi tác, giới tính, sốt có thể xảy ra ở tất cả mọi người. Không phải tất cả các trường hợp sốt đều cần dùng đến thuốc, các cách chữa sốt tại nhà đơn giản dưới đây có lẽ sẽ là lựa chọn thông minh hơn trong nhiều trường hợp.

Sốt là hiện tượng bệnh lý cực kỳ phổ biến

1. Cách chữa bệnh sốt tại nhà bằng nước ấm

Bạn nên dùng khăn ấm để lau người theo chiều từ trên xuống dưới, đồng thời kết hợp lau nước ấm với các động tác massage cơ thể nhẹ nhàng để hạ sốt nhanh chóng.

2. Hạ sốt bằng cách lấy tất ướt cuốn quanh mắt cá chân

Nhiều người có thể chưa tin, nhưng công dụng hạ sốt của biện pháp này sẽ khiến họ bất ngờ. Chọn 2 chiếc tất cotton dài, nhúng chúng vào nước lạnh rồi lấy ra quấn quanh 2 mắt cá chân. Cho đến khi tất hết ướt lại tiếp tục nhúng ướt để cuốn vào mắt cá và thực hiện liên tục vài lần như thế. Sau 15 – 20p bạn sẽ thất thân nhiệt giảm đáng kể.

3. Cách chữa bệnh sốt tại nhà bằng đá lạnh

Lấy chiếc khăn mặt hoặc túi chườm bọc đá lạnh vào trong và chườm lên trán khoảng 5 – 10p sẽ giúp nhanh chóng hạ sốt.

4. Quấn chăn mỏng vào người

Đắp chăn mỏng sẽ giúp hạ nhiệt độ cơ thể nhanh chóng

Khi bị sốt, tốt nhất bạn nên cởi bớt quần áo ra và cuốn 1 chiếc chăn mỏng quanh người để hạ bớt nhiệt độ cơ thể.

5. Cách chữa bệnh sốt tại nhà bằng chanh tươi

Bạn cắt chanh thành những lát mỏng rồi dùng những miếng chanh đó chà vào trán, khuỷu tay cùng với vùng dọc theo xương sống. Thêm vào đó, bạn nên ngậm một miếng chanh nhỏ ở miệng. Biện pháp này rất phù hợp đối vớicảngười lớn và trẻ em bị sốt cao.

6. Cách chữa bệnh sốt tại nhà bằng cách đắp khoai tây

Khoai tây đem rửa sạch, cắt lát và ngâm với dấm trong 10p sau đó dùng trực tiếp để đắp lên trán. Bạn nên đắp thêm 1 lớp khăn mỏng đè lên trong khoảng 20p để cơ thể mát mẻ hơn.

7. Hạ sốt hiệu quả với nước

Uống đủ nước giúp cơ thể không bị háo nước

Nên nhớ khi bị sốt phải uống thật nhiều nước. Đủ nước sẽ giúp bạn giảm nhiệt độ cơ thể. Ngoài ra bạn nên tránh ăn các thức ăn đặc. Nước ép trái cây, sữa chua, súp hoặc cháo là những thực phẩm rất được khuyến khích với những người bị sốt.

8. Hạ sốt hiệu quả với mật ong

Uống một thìa canh mật ong nguyên chất thêm vài giọt chanh cốt và nước gừng giúp điều trị các trường hợp sốt thông thường

Ngoài các cách hạ sốt cấp tốc ngay tại nhàđơn giản này, bạn cũng nên chú ý nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống điều độ và đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn. Tuy nhiên,cần nhớ rằng nóchỉ phù hợp với những trường hợp sốt nhẹ, gai sốt. Trường hợp nặng hơn, bạn có thể tham khảo dùng một số loại thuốc hạ sốt. Nếu có dấu hiệu sốt trên 38 độ C kéo dài, xuất hiện triệu chứng ngủ li bì, mất ý thức hoặc co giật thì nên đưa bệnh nhân đi bệnh viện cấp cứu.

Linh Đan

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • cách hạ sốt
  • trẻ bị sốt

Có một mẹo nhỏ thường được lưu truyền trong dân gian để kiểm tra trẻ bị sốt cao hay không đó chính là kiểm tra tay, chân của trẻ. Nếu tay, chân lạnh toát chắc chắn trẻ đang bị cơn sốt hành, còn nếu toàn cơ thể ấm cha mẹ có thể yên tâm.

Khi trẻ bị sốt lúc nóng lúc lạnh có thể là do cơ thể đang điều chỉnh thân nhiệt để thích ứng và dần đào thải với các tác nhân gây bệnh. Trong giai đoạn đầu của cơn sốt, các dây thần kinh nhiệt độ trên cơ thể sẽ cảm nhận thân nhiệt là thấp, trẻ cảm thấy lạnh đây là biểu hiện sốt bình thường.

Giai đoạn tiếp theo, cơ thể nóng lên là tác nhân gây bệnh đã được đẩy lùi, cơ thể và thân nhiệt đang dần dần hồi phục lại bình thường và cảm thấn ấm, nóng.

Trẻ bị sốt lúc nóng lúc lạnh là bệnh gì?

Nhiệt độ cơ thể thay đổi đột ngột khiến trẻ cảm thấy khó chịu

Trẻ bị sốt lúc nóng lúc lạnh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau; hiểu được lý do sẽ giúp mẹ tìm ra những phương pháp chữa trị phù hợp.

Có một số nguyên nhân phổ biến gây nên hiện tượng trẻ bị sốt lúc nóng lúc lạnh như sau:

Do môi trường: Trẻ bị sốt lúc nóng lúc lạnh có thể bắt nguồn từ các biến đổi của môi trường như thời tiết thay đổi đột ngột, những cơn gió mùa, những cơn gió độc hại, ô nhiễm môi trường,…

  • Thời tiết giao mùa chính là lúc cơ thể trẻ dễ bị nhiễm lạnh dẫn đến sốt cao. Việc cho trẻ ăn mặc không đủ ấm là nguyên nhân phổ biến. Nhiệt độ thay đổi đột ngột lúc nóng, lúc lạnh từ từ đi vào cơ thể làm trẻ bị suy nhược và sinh ra các triệu chứng nguy hiểm.
  • Tại trường học hoặc những nơi vui chơi công cộng; trẻ đứng chỗ có luồng gió mạnh chạy vào cơ thể sẽ bị đau đầu, chóng mặt ớn sốt lúc nóng lúc lạnh vào buổi chiều gây mệt mỏi.

Do phản ứng với sốt: Trẻ sốt cao là do các chất trong cơ thể diễn ra các phản ứng hóa học tác động lên cơ quan thần kinh gây ra các cảm giác bất thường về nhiệt độ. Nếu trẻ bị sốt [nhiệt độ trên 38 độ C]. Trẻ có thể bị sốt lúc nóng lúc lạnh tay chân. Điều này xảy ra vì hệ thống tuần hoàn máu và miễn dịch mới của trẻ đang bận rộn chống lại vi trùng ở những nơi khác trong cơ thể. Điều này có thể làm giảm nhiệt độ ở các bộ phận bên ngoài như bàn tay và bàn chân.

Do bệnh lý: Trẻ bị sốt lúc nóng lúc lạnh có thể là báo hiệu của bệnh viêm màng não [meningitis]. Đây là tình trạng viêm màng bao bọc tủy sống và não. Các triệu chứng bao gồm sốt, đau đầu và cứng cổ. Viêm màng não là một bệnh lý nghiêm trọng; nếu mẹ thấy những dấu hiệu trên cùng với nôn ói, mệt mỏi và chán ăn, mẹ cần đưa trẻ bị bác sĩ ngay lập tức.

Trẻ bị sốt lạnh run người có thể là một biểu hiện khi trẻ nhiễm Covid. Như đề cập ở phần trên, trẻ bị sốt lúc nóng lúc lạnh có thể là phản ứng của cơ thể để chống lại sự viêm nhiễm khi bị sốt.

Để trả lời câu hỏi trẻ bị sốt lúc nóng lúc lạnh có thể phải là Covid không, mẹ cần quan sát thêm một số biểu hiện khác như:

  • Ho khan.
  • Mất vị giác/khứu giác.
  • Đau họng.
  • Khó thở.

>> Mẹ xem thêm Trẻ em nhiễm COVID-19 có triệu chứng gì?

Theo Cơ quan Dịch vụ Y tế [National Health Services – NHS], trẻ bị sốt lúc nóng lúc lạnh có thể là một biểu hiện của bệnh nghiêm trọng. Tuy nhiên, mẹ cũng cần chú ý thêm những dấu hiệu sau:

Nhiệt độ của bé:

Hơi thở của bé:

  • Thở nhanh hoặc thở hổn hển.
  • Tiếng ồn ở cổ họng khi thở.
  • Trẻ bị sốt lúc nóng lúc lạnh thấy khó thở và đang hóp bụng.

Các dấu hiệu khác

  • Da mặt xanh xao tái mét, chỉ nằm trên giường, không muốn làm gì.
  • Trẻ bị sốt lúc nóng lúc lạnh không muốn thức dậy, mất phương hướng hoặc bối rối.
  • Con khóc liên tục và mẹ không thể an ủi hay đánh lạc hướng; hoặc tiếng khóc không giống tiếng khóc bình thường.
  • Lần đầu tiên con bị co giật do sốt [phù].
  • Con dưới 8 tuần tuổi và không muốn bú.
  • Tã khô hơn bình thường – đây là dấu hiệu của tình trạng mất nước.
  • Trẻ bị sốt lúc nóng lúc kạnh kèm đau đầu, đau và mệt trong người, không tập trung vào học tập cũng như việc nhà.
  • Trong ăn uống, thường xuyên bị đầy bụng, đầy hơi, khó tiêu, nhiều trẻ ngửi thấy mùi thức ăn muốn nôn. Thường đổ mồ hôi trộm ban đêm.
  • Biểu hiện rõ nhất là bị sốt nhẹ, sợ gió, sợ nước. Không muốn chạm tay vào nước lạnh.

>> Mẹ xem thêm Trẻ bị trúng gió nôn nhiều phải làm sao?

Cách chữa sốt nóng lạnh ở trẻ

1. Tránh những sai lầm trong cách chữa cho trẻ bị sốt lúc nóng lúc lạnh

  • Ủ ấm cơ thể: Khi sờ tay, chân trẻ lạnh toát, sốt run, phụ huynh sẽ tìm cách đắp thêm chăn ấm, mặc thêm áo để bớt lạnh. Cách này chỉ làm trẻ thêm sốt cao hơn và có nguy cơ bị co giật. Chỉ nên chăn mỏng, mặc ít quần áo để đảm bảo thân nhiệt trẻ không bị gia tăng.
  • Không chú ý nhiệt độ cơ thể: Để thân nhiệt trẻ tăng cao quá nhanh, không thường xuyên kiển tra nhiệt độ sẽ dẫn tới co giật, ảnh hưởng hệ thần kinh.
  • Không lau mồ hôi khi uống thuốc hạ nhiệt: Nếu cho trẻ uống thuốc hạ nhiệt cơ thể sẽ đổi mồ hôi và hạ nhiệt dần, tuy nhiên trẻ cần được lau khô mô hồi, tránh để mồ hôi thấm ngược và cơ thể gây bệnh nặng hơn.
  • Lạm dụng miếng dán hạ sốt: Khi trẻ sốt cao, về đêm, chưa kịp đưa đến bác sĩ có thể sử dụng miếng dán hạ sốt nhưng không được lạm dùng vì miếng dán hạ sốt chỉ có tác dụng ở vùng được dán. Dán quá lâu, miếng dán hạ sốt gây kích ứng vùng da dán lâu.

  • Ngoài các biện pháp hạ sốt như cho trẻ uống thuốc, dùng miếng dán hạ sốt bạn có thể dùng khăn mềm nhúng vào nước ấm rồi lau các vị trí như hõm nách, cổ, bẹn của trẻ để cơn sốt mau chóng hạ nhanh.
  • Nới rộng quần áo và cho trẻ mặc quần áo mềm và có độ thấm hút tốt. Bên cạnh đó nơi nghỉ ngơi của trẻ cần khô ráo, thóng mát.
  • Bổ sung nước và chất điện giải để bù đắp phần bị mất do đổ mồ hôi.
  • Khi trẻ biểu hiện co giật hoặc sốt cao 3 ngày không hạ cần đưa bệnh nhân tới bệnh viện ngay.

Ngay từ khi trẻ bị sốt lúc nóng lúc lạnh, mẹ cần theo dõ diễn biến sức khỏe của trẻ để có cách chữa sốt nóng lạnh tốt nhất.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Is your baby or toddler seriously ill?

//www.nhs.uk/conditions/baby/health/is-your-baby-or-toddler-seriously-ill/

Ngày truy cập: 30.03.2022

Is It a Cold, the Flu, or COVID-19?

//kidshealth.org/en/parents/flu-vs-cold.html

Ngày truy cập: 30.03.2022

Childhood Fevers: Your Questions Answered

//www.gleneagles.com.sg/healthplus/article/fever-in-children

Ngày truy cập: 30.03.2022

Fever in Kids: When to Call the Doctor

//www.chop.edu/video/fever-kids

Ngày truy cập: 30.03.2022

Fever – Myths Versus Facts

//www.seattlechildrens.org/conditions/a-z/fever-myths-versus-facts/

Ngày truy cập: 30.03.2022

Video liên quan

Chủ Đề