Tại sao đô thị hóa không xuất phát từ công nghiệp hóa

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỉ lệ phần trăm giữa số dân đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực. Nó cũng có thể tính theo tỉ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời gian. Nếu tính theo cách đầu thì nó còn được gọi là mức độ đô thị hóa; còn theo cách thứ hai, nó có tên là tốc độ đô thị hóa.
Đô thị hóa là quá trình phát triển rộng rãi lối sống thị thành thể hiện qua các mặt dân số, mật độ dân số, chất lượng cuộc sống...

Các nước phát triển [như tại Châu Âu, Hoa Kỳ hay Úc] thường có mức độ đô thị hóa cao [trên 87%] hơn nhiều so với các nước đang phát triển [như Việt Nam] [khoảng ~35%]. Đô thị các nước phát triển phần lớn đã ổn định nên tốc độ đô thị hóa thấp hơn nhiều so với trường hợp các nước đang phát triển.

Sự tăng trưởng của đô thị được tính trên cơ sở sự gia tăng của đô thị so với kích thước [về dân số và diện tích] ban đầu của đô thị. Do đó, sự tăng trưởng của đô thị khác tốc độ đô thị hóa [vốn là chỉ số chỉ sự gia tăng theo các giai đoạn thời gian xác định như 1 năm hay 5 năm].

Đới nóng là nơi có tốc độ đô thị hóa cao trên thế giới.

Tỉ lệ dân đô thị ngày càng tăng và các siêu đô thị ngày càng nhiều.

Theo khái niệm của ngành địa lý, đô thị hóa đồng nghĩa với sự gia tăng không gian hoặc mật độ dân cư hoặc thương mại hoặc các hoạt động khác trong khu vực theo thời gian. Các quá trình đô thị hóa có thể bao gồm:

  • Sự mở rộng tự nhiên của dân cư hiện có. Thông thường quá trình này không phải là tác nhân mạnh vì mức độ tăng trưởng dân cư tự nhiên của thành phố thường thấp hơn nông thôn.
  • Sự chuyển dịch dân cư từ nông thôn ra thành thị hoặc như là sự nhập cư đến đô thị.
  • Sự kết hợp của các yếu tố trên.
  • Ngoài ra còn có sự ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. [Do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm cho đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao dẫn tới sự mở rộng các khu công nghiệp mới, khu đô thị mới].

Đô thị hóa có các tác động không nhỏ đến sinh thái và kinh tế khu vực. Đô thị học sinh thái cũng quan sát thấy dưới tác động đô thị hóa, tâm lý và lối sống của người dân thay đổi. Sự gia tăng quá mức của không gian đô thị so với thông thường được gọi là "sự bành trướng đô thị" [urban sprawl], thông thường để chỉ những khu đô thị rộng lớn mật độ thấp phát triển xung quanh thậm chí vượt ngoài ranh giới đô thị. Những người chống đối xu thế đô thị hóa cho rằng nó làm gia tăng khoảng cách giao thông, tăng chi phí đầu tư các cơ sở hạ tầng kỹ thuật và có tác động xấu đến sự phân hóa xã hội do cư dân ngoại ô sẽ không quan tâm đến các khó khăn của khu vực trong đô thị.

Bài viết hay đoạn này có thể chứa nghiên cứu chưa được công bố. Xin hãy cải thiện bài viết bằng cách xác minh các khẳng định và thêm vào các chú thích tham khảo. Những khẳng định chứa các nghiên cứu chưa công bố cần được loại bỏ.

Đô thị hóa làm ảnh hưởng sâu sắc tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đến số lượng, chất lượng dân số đô thị. Quá trình này còn làm thay đổi nhu cầu sử dụng đất đô thị và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của vùng và quốc gia.

Tích cực

Đô thị hóa góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế,chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, thay đổi sự phân bố dân cư. Các đô thị không chỉ là nơi tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động mà còn là nơi tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng, là nơi sử dụng lực lượng lao động có chất lượng cao, cơ sở kĩ thuật hạ tầng cơ sở hiện đại có sức hút đầu tư mạnh trong nước và nước ngoài.

Tiêu cực [tự phát]

Đô thị hóa làm sản xuất ở nông thôn bị đình trệ do lao động chuyển đến thành phố. Thành thị phải chịu áp lực thất nghiệp, quá tải cho cơ sở hạ tầng, ô nhiễm môi trường sống, an ninh xã hội không đảm bảo, các tệ nạn xã hội ví dụ như thiếu việc làm sẽ nảy sinh ra nhiều vấn đề như nghèo đói lạc hậu, mù chữ; tệ nạn như trộm cắp, ô nhiễm môi trường, phân chia giàu nghèo...

Tính đến ngày 10/09/2018 tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam đạt 34,75 %. Cả nước chỉ có 14 tỉnh thành có tỷ lệ đô thị hóa cao hơn cả nước. Nếu xét thêm top 14 tỉnh thành có dân số thành thị cao nhất nước thì sẽ xảy ra 2 điều kiện sau:

1. Tỉnh Đồng Nai có dân số thành thị đạt 945.780 người [xếp thứ 4] nhưng tốc độ đô thị hóa đạt 32,09 % [thấp hơn cả nước 0,99%]

2. Tỉnh An Giang có dân số thành thị đạt 657.456 người [xếp thứ 9] nhưng tốc độ đô thị hóa đạt 68,43% [xếp thứ 2 sau TP.HCM]

2 tỉnh có dân số thành thị thấp nhưng tốc độ đô thị hóa cao hơn cả nước:

1. Tỉnh Kon Tum có dân số thành thị 161.101 người [xếp thứ 48] nhưng tốc độ đô thị hóa đạt 33,27 % [cao hơn nước 0,19%]

2. Tỉnh Ninh Thuận có dân số thành thị 211.374 người [xếp thứ 35] nhưng tốc độ đô thị hóa đạt 35,54 % [cao hơn nước 2,46%]

Dưới đây là danh sách 12 tỉnh thành vừa có tốc độ đô thị hóa cao và vừa có dân số thành thị cao nhất nước

STT Tên tỉnh, thành phố Dân số thành thị [1/04/2019] Tốc độ đô thị hóa [đơn vị: %] Dân cư tập trung chủ yếu
01 Thành phố Hồ Chí Minh 7.052.750 80,45 16 quận của thành phố và thành phố Thủ Đức
02 Thành phố Hà Nội 5.465.400 69,70 12 quận của thành phố và thị xã Sơn Tây
03 Tỉnh Bình Dương 1.430.898 74,10 3 Thành phố: Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An, và 2 thị xã: Bến Cát, Tân Uyên
04 Thành phố Hải Phòng 922.619 45,48 7 quận của thành phố
05 Thành phố Đà Nẵng 1.252.010 84,11 6 quận của thành phố
06 Thành phố Cần Thơ 1.005.445 70,75 5 quận của thành phố
07 Tỉnh Quảng Ninh 801.761 61,56 4 thành phố và 2 thị xã trực thuộc tỉnh Quảng Ninh
08 Tỉnh Thừa Thiên Huế 626.700 50,30 Tp. Huế, thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà
09 Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 687.925 50,11 Tp. Vũng Tàu, Tp. Bà Rịa và thị xã Phú Mỹ
10 Tỉnh Khánh Hòa 625.176 44,54 Tp. Nha Trang, Tp. Cam Ranh, TX. Ninh Hòa và 2 thị trấn Diên Khánh, Vạn Giã
11 Tỉnh Lâm Đồng 598.255 42,61 Tp. Đà Lạt, Tp. Bảo Lộc và thị trấn Liên Nghĩa
12 Tỉnh Bình Thuận 525.659 41,20 Tp. Phan Thiết, TX. La Gi và thị trấn Phan Rí Cửa

  • Thành bang
  • Chùm đô thị
  • Phân công lao động
  • Quan hệ xã hội nam nữ

Các nhân tố đóng góp vào sự đô thị hóa:

  • Cách mạng Nông nghiệp Anh
  • Cách mạng công nghiệp
  • Công nghiệp hóa
  • Di cư nông thôn

Theo lịch sử:

  • Thành bang Hy Lạp

Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Đô_thị_hóa&oldid=68764853”

 

ĐÔ THỊ HÓA

Câu 1: Tại sao nói công nghiệp hóa tạo nền tảng vững chắc cho quá trình đô thị hóa phát triển?

  Trả lời:

     - Công nghiệp hóa tạo nền tảng vững chắc cho quá trình đô thị hóa vì:

      + Sự phát triển và phân bố công nghiệp là cơ sở quan trọng nhất để hình thành và phát triển đô thị, vì chức năng kinh tế chủ yếu của đô thị là công nghiệp và dịch vụ.

      + Sự mở rộng và phát triển sản xuất công nghiệp hóa kéo theo sự phát triển các ngành dịch vụ , từ đó thu hút lực lượng lao động lớn ở nông thôn và thành thị. Dẫn đễn yêu cầu mở rộng không gian đô thị, làm cho các vùng nông thôn ven đô thị dần trở thành các đô thị vệ tinh.

     + Sự mở rộng sản xuất công nghiệp nhiều khi được thực hiện bằng cách xây dựng các xí nghiệp, khu công nghiệp ngay tại cùng nông thôn. Điều này thu hút lao động tại chỗ phát triển sản xuất đồng thời các hoạt động dịch vụ đi kèm sẽ phát triển theo. Dần dần quá trình đô thị hóa được diễn ra ngay tại vùng nông thôn.

Câu 2: Tại sao nông thôn có chức năng, cấu trúc ngày càng giống hơn thành thị?

 Trả lời:

-          Ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa: ở các điểm quần cư nông thôn, ngoài hoạt động chủ yếu là nông nghiệp cần có thêm chức năng khác như công nghiệp [ chủ yếu là chế biến sản phẩm nông nghiệp], thủ công nghiệp và du lịch…Từ đó tỉ lệ dân hoạt động phi nông nghiệp ngày càng tăng.

-          Do ảnh hưởng quá trình đô thị hóa: quá trình đô thị hóa làm cho kiến trúc, quy hoạch nông thôn thêm trở nên giống với kiến trúc, quy hoạch tiên tiến.

Câu 3: Tại sao nói đô thị hóa làm thay đổi quá trình sinh tử, hôn nhân ở các thành phố.

 Trả lời:              

-          Mức sinh: Nhìn chung, mức sinh của dân cư thành thị thấp hơn nhiều so với dân cư nông thôn và tiếp tục giảm xuống

-          Mức tử vong: Ở giai đoạn đầu quá trình đô thị hóa mức tử vong ở các đô thị cao hơn ở nông thôn. Càng về sau khác biệt này càng rút ngắn lại.

-          Quá trình hôn nhân[ kết hôn, li hôn] cũng có sự khác nhau giữa thành thị và nông thôn. Ở thành thị tuổi kết hôn cao hơn, tỉ lệ li hôn lớn hơn.

Câu 4: Tác động tích cực của quá trình đô thị hóa đến phát triển KT- XH:

-          Góp phần thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.

-          Thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu KT và cơ cấu lao động.

-          Làm thay dổi sự phân bố dân cư và lao động.

-          Thay đổi các quá trình sinh, tử và hôn nhân ở đô thị…

Tây Âu trở thành một trong những khu vưc có mật độ dân số cao hàng đầu trên thế giới vì:

-          Kinh tế phát triển

-          Hoạt động kinh tế chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ.

-          Điều kiện tự nhiên thuận lợi.

-          Các nhân tố khác như: lịch sử khai thác lãnh thổ sớm, thu  hút dân nhập cư,…

So sánh sự khác nhau về đặc điểm đô thị hóa giữa nhóm nước phát triển và đang phát triển

·         Khái Quát:

-          Ở phần lớn các nước kinh tế phát triển do quá trình công nghiệp hóa diễn ra sớm nên quá trình đô thị hóa cũng bắt đầu sớm.

-          Các nước đang phát triển quá trình đô thị hóa diễn ra cùng với quá trình công nghệp hóa.

·         Sự khác nhau về đặc điểm:

-          Về dân số thành thị

  + Các nước phát triển dân số thành thị cao, tỉ lệ dân số thành thị trung bình đạt > 75% . Nhịp độ gia tăng dân số đô thị thời gian gần đây có xu hướng chậm lại.

  + Còn các nước đang phát triển trình độ đô thị hóa ở nhiều nước còn thấp, tỉ lệ dân thành thị trung bình khoảng 40%. Ở nhiều nước nhịp đọ đo thị hóa cao. Đô thị hóa diễn ra nhanh hơn tốc độ công nghiệp hóa.

-          Sự hình thành các đô thị:

  + Các nước phát triển tăng cường quá trình hình thành các đô thị cực lớn[ cụm đô thị, siêu đo thị]. 

  + Còn ở các nước đang phát triển nhiểu thành phố cực lớn đã và đang mọc lên.

-          Xu hướng di chuyển của dân cư:

  + Các nước phát triển dân cư có xu hướng chuyển từ trung tâm thành phố ra vùng ngoại ô, từ các thành phố lớn về các thành phố vệ tinh.

  + Các nước đang phát triển, có xu hướng chuyển từ nông thôn vào các thành phố lớn trước hết là thủ đô.

Các nước đang phát triển phải điều khiển quá trình đô thị hóa vì :

-          Thực trạng đô thị hóa ở nhiều nước đang phát triển, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh hơn quá trình công nghiệp hóa.

-          Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh hơn quá tình công nghiệp hóa gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

  + Về KT-XH: tình trạng thiếu việc làm gây gắt, vấn đề nhà ở trở nên cấp thiết, kết cấu hạ tầng đô thị trở nên quá tải, tệ nạn xã hội gia tăng,…

  + Môi trường: ô nhiễm nghiêm trọng.

-          Điều khiển quá trình đo thị hóa phù hợp với công nghiệp hóa có ý nghĩa:

  + Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động.

  + Góp phần thay đổi sự phân bố dân cư và lao động, thay đổi quá trình sinh tử và hôn nhân ở các đô thị.

Hiện nay nhịp độ đô thị hóa ở nhiều nước tăng nhanh còn ở các nước phát triển có xu hướng chậm lại vì:

-          Các nước phát triển:

  + Chênh lệch về mức sống giữa nông thôn và thành thị không có khoảng cách lớn nên có dòng chuyển cư từ trung tâm thành phố ra ngoại ô, thành phố lớn, tạo nên các thành phố vệ tinh.

  + Khả năng kiếm việc làm, tăng thu nhập của các dô thị không còn hấp dẫn như thời kì bắt đầu công nghiệp hóa.

-          Các nước đang phát triển:

  + Khoảng cách về mức sống vật chất và tinh thần giữa các dô thị và nông thôn rất xa nên dòng người từ nông thôn vào thành phố còn rất lớn.

  + Sự thu hút dân cư nông thôn vào các thành phố lớn, trước hết vào thủ đô ngày càng đông, do nhu cầu sức lao động của các thành phố lớn, người dân nhu cầu vào thành phố tìm việc làm và thu nhập khá hơn.

Câu 5: So sánh quá trình đô thị hóa giữa nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển.

Trả lời:

·         Giống nhau:

-          Đều xuất phát từ quá trình công nghiệp hóa ở hầu hết các quốc gia

-          Đều thể hiện ở ba đặc điểm chính: xu hướng tăng dân số thành thị, dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn, lối sống thành thị phổ biến rộng rãi.

-          Đều đây ra những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường ở mỗi nước.

Quá trình đô thị hóa

Nhóm nước phát triển

Nhóm nước đang phát triển

Diễn biến

- Diễn ra sớm hơn vì quá trình công nghiệp hóa bắt đầu sớm, phát triển vào TK XIX nửa đầu thế kỉ TK XX.

- Diễn ra muộn hơn, phát triển nửa cuối thế kỉ XX.

Xu hướng

chuyển cư

- Dân cư có xu hướng chuyển từ trung tâm thành phố ra vùng ngoại ô hoặc từ các thành phố lớn về các thành phố vệ tinh.

- Dân cư có xu hướng chuyển từ nông thôn sang thành thị.

Nhịp độ đô thị hóa

- Nhịp độ đô thị hóa đang chậm lại, quá trình đô thị hóa cân đối với quá trình công nghiệp hóa.

- Nhịp độ đo thị hóa đang rất cao, nhiều nước có quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh hơn quá trình công nghiệp hóa.

Tỉ lệ dân thành thị

Tỉ lệ dân thành thị cao [ trên 70%] và hiện đang tăng chậm.

Tỉ lệ dân thành thị thấp [khoảng 25-60%] nhưng đang có xu hướng tăng nhanh.

Trình độ đô thị hóa

Trình độ đo thị hóa cao.

Trình độ đô thị hóa ở nhiều quốc gia còn thấp.

Câu 6: Trình bày các đặc điểm của đô thị hóa, những mặt tích cực và tiêu cực của quá trình này ?

Trả lời:

-          Dân cư thành thị có xu hướng tăng nhanh.

-          Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn.

-          Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.

Những mặt tích cực và tiêu cực của quá trình đô thị hóa:

-          Mặt tích cực: Đô thị hóa góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, làm thay đổi lại phân bố dân cư và lao động, thay đổi các quá trình sinh tử và hôn nhân ở các đô thị…

-          Mặt tích cực: Đô thị hóa nếu không xuất phát từ công nghiệp hóa, không phù hợp cân đối với quá trình công nghiệp hóa, thì việc chuyển cư ồ ạt từ nông thôn ra thành thị sẽ làm cho:

 + Nông thôn mất đi một phần lớn nhân lực, gây khó khăn phát triển KT-XH

  + Ở thành thị nạn thiếu việc làm, thất nghiệp, nghèo nàn ngày càng phát triển các điều kiện sinh hoạt[ nhà ở, điện, nước, giao thong công cộng…] ngày càng thiếu thốn, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, nhiều hiện tượng tiêu cực trong đời sống KT-XH xảy ra,…

................................................ Tài liệu Địa Lý được idialy.com sưu tầm dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. - Webiste: idialy.com - Apps CHplay: idialy.com - youtube.idialy.com - facebook.idialy.com - tiktok.idialy.com - nhom.idialy.com - group.idialy.com - idialy.HLT.vn - trang.idialy.com - fanpage.idialy.com - dialy.HLT.vn. Tải app iDiaLy.com cài vào điện thoại của bạn để không hiện quảng cáo nhé

iDiaLy.com - Tài liệu Địa Lý miễn phí


Video liên quan

Chủ Đề