Tại sao bị thủy đậu

Cập nhật: 23/12/2021 07:50:44

ThS. BS. Nguyễn Thị Trà My

Phó trưởng bộ môn Da Liễu, Trường Đại Học Y Dược – Đại Học Huế

Bệnh thuỷ đậu là phát ban da do Varicella Zoster Virus [VZV] gây nên. Bệnh thường gặp ở đối tượng trẻ nhỏ [90% là trẻ dưới 10 tuổi] và người trưởng thành, hiếm gặp ở người già. Bệnh thuỷ đậu lây qua đường hô hấp và tiếp xúc với dịch tiết của tổn thương mụn nước trên da của người bị thuỷ đậu.

          Những hậu quả mà bệnh thuỷ đậu gây nên là gì?

  • Trẻ nhỏ: đây là đối tượng thường mắc thuỷ đậu nhất. Trẻ phát ban kèm theo sốt, chán ăn, bỏ bú, tạm dừng đến trường vì nguy cơ lây bệnh cho người xung quanh. Một thành viên trong gia đình mắc thuỷ đậu có thể lây bệnh cho những người còn lại trong gia đình nếu chưa có miễn dịch và khả năng lây bệnh đã xuất hiện từ trước lúc trẻ phát ban da.
  • Người trẻ: đối tượng này có miễn dịch khá tốt nên những trường hợp người trẻ mắc thuỷ đậu thì bệnh thường nặng hơn so với trẻ em, đặc biệt là biến chứng viêm phổi thuỷ đậu. Tuy nhiên vấn đề người trẻ quan tâm nhiều khi mắc thuỷ đậu lại là vấn đề sẹo xấu do thuỷ đậu để lại. Thuỷ đậu thường tạo sẹo lõm sâu, kích thước khá lớn và chủ yếu nằm ở vùng mặt. Những sẹo này sẽ tồn tại vĩnh viễn gây kém thẩm mỹ về sau.
  • Người già: đây là đối tượng hiếm khi mắc thuỷ đậu do chủ yếu đã mắc ở giai đoạn trước. Vậy đối tượng này bị ảnh hưởng gì? Bệnh thuỷ đậu sau khi lành [hết phát ban] thì virus không đào thải hoàn toàn ra khỏi cơ thể mà còn tồn lưu một lượng ít virus ở hạch thần kinh, chính miễn dịch của cơ thể tạo ra sau mắc bệnh sẽ giúp ức chế hoạt động của lượng virus này. Cho đến lúc già, miễn dịch suy yếu, virus này tái hoạt và gây ra bối cảnh mới trên lâm sàng: bệnh zona. Bệnh zona là một nỗi ám ảnh đối với người bệnh đã từng mắc bệnh này vì triệu chứng đau thần kinh khó chịu và kéo dài dai dẳng. Như vậy nói chung, mắc thuỷ đậu từ lúc nhỏ sẽ có nguy cơ bị zona về già.

Phụ nữ mang thai: nhiễm VZV trong giai đoạn mang thai có thể ảnh hưởng đến mẹ như viêm phổi, sinh non… và thai nhi [hội chứng thuỷ đậu bẩm sinh hoặc thuỷ đậu sơ sinh]. Trẻ sinh ra có thể có sẹo da, kém phát triển của chi, não, mô mắt… cũng như mắc thuỷ đậu lan toả dẫn đến tỉ lệ tử vong lên đến 20% trẻ mắc thuỷ đậu sơ sinh.

Sẹo da ở trẻ sơ sinh có mẹ mắc thuỷ đậu trong thai kỳ

Zona mặt

Sẹo lõm do thuỷ đậu

Vì sao vẫn còn sự chủ quan về bệnh thuỷ đậu?

Như đã trình bày ở trên, chúng ta thấy rõ rằng bệnh thuỷ đậu có thể mang lại những hậu quả về lâu dài. Tuy nhiên, thực tế cho thấy người dân vẫn còn rất thờ ơ với bệnh cho đến lúc phát bệnh mới nhận thức được tầm quan trọng của việc dự phòng. Minh chứng rõ ràng là hằng năm, tại các phòng khám Da Liễu tiếp nhận rất nhiều trường hợp thuỷ đậu trẻ em cũng như người trưởng thành đến khám, đặc biệt bệnh tạo thành những đợt dịch theo mùa.

Bệnh thuỷ đậu đã có vaccin dự phòng từ lâu. Vaccin này hiện không nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng mà chỉ có ở những cơ sở tiêm chủng dịch vụ. Do đó, nếu người dân không có kiến thức về dự phòng bệnh sẽ chủ quan là con em mình đã tiêm chủng đầy đủ [tiêm chủng mở rộng] và có thể phòng bệnh được nhưng thực tế thì không.

Lịch tiêm chủng của bệnh thuỷ đậu bắt đầu từ trẻ 12 tháng tuổi, gồm 2 mũi tiêm cách nhau tối thiểu 3 tháng. Khuyến cáo nên tiêm mũi 1 lúc 12-15 tháng và mũi 2 lúc 4-6 tuổi. Tỉ lệ bảo vệ của huyết thanh đạt khoảng 85% sau mũi 1 và đạt >99% sau mũi 2. Với biện pháp dự phòng đơn giản là tiêm chủng chủ động, con em và người thân của chúng ta đã được bảo vệ khỏi 80% khả năng mắc bệnh thuỷ đậu và dự phòng 100% khả năng mắc thuỷ đậu mức độ nặng. Ở những nước phát triển, tần suất lưu hành của bệnh thuỷ đậu cực kỳ thấp do sự phổ cập tiêm chủng của vaccin này.

Hiện nay, các bệnh viện hiện không có xét nghiệm để xác định những ai đã mắc bệnh thuỷ đậu hay chưa, do đó, nếu bạn không có tiền sử mắc thuỷ đậu rõ ràng tốt nhất bạn nên đi tiêm chủng để bảo vệ cho bản thân về sau. Dù bạn đã từng mắc thuỷ đậu thì việc tiêm chủng thêm càng giúp củng cố miễn dịch bảo vệ chứ không mang lại nguy hiểm nào. Nếu bạn nghi ngờ về phát ban da do thuỷ đậu, hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa càng sớm càng tốt để nhận được sự điều trị kịp thời và sự tư vấn đầy đủ để hạn chế lây bệnh cho những người xung quanh.

          Tài liệu tham khảo

  1. Christopher Downing, Natalia Mendoza, Karan Sra and Stephen K. Tyring [2019], “Human Herpesvirus”, Dermatology, 4th edition, chapter 80, pp. 1400-1424.
  2. William D. James, Timothy G. Berger, Dirk M. Elston [2016], “Viral diseases”, Andrew’s diseases of the skin: Clinical Dermatology, 12th edition, pp. 359-417.
  3. //vnvc.vn/tre-tiem-mui-vac-xin-ngua-thuy-dau-khi-nao-o-dau-gia-bao-nhieu/?fbclid=IwAR1Vp54jq6_Z5y8VYzD6xP0nLPM0RsPKV7mD-ySlV9NeucP8EcnBCo1QyQg

Bệnh thủy đậu là bệnh do siêu vi khuẩn gây ra. Siêu vi bệnh thủy đậu còn gọi là siêu vi bệnh trái rạ. Triệu chứng thủy đậu thường bắt đầu từ một mụn đỏ, nhưng nhiều mụn sẽ phát rất nhanh, kèm với nóng sốt, nhức đầu, sổ mũi, ho và cảm thấy rất mệt. 

Diễn tiến của bệnh thủy đậu sẽ có 4 giai đoạn, các triệu chứng thủy đậu cũng khác nhau ở mỗi giai đoạn. Cụ thể:

Thời kỳ ủ bệnh là khi trong cơ thể đã nhiễm virus và phát bệnh. Thời gian ủ bệnh sẽ kéo dài từ 10 – 20 ngày và người nhiễm virus thủy đậu sẽ không có bất kỳ triệu chứng nào nên rất khó để nhận biết.

Giai đoạn phát bệnh, người mắc bệnh thủy đậu sẽ có những triệu chứng đặc trưng như sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi, nhức đầu.

Trong 24 – 48 giờ đầu, cơ thể người bệnh đã xuất hiện những nốt ban đỏ có kích thước vài milimet. Triệu chứng hạch sau tai, kèm viêm họng còn xảy ra đối với một số bệnh nhân.

Các mụn đỏ thủy đậu sẽ bắt đầu nổi trên ngực, sau lưng, rồi lan lên mặt, da đầu, cánh tay và chân

Tới giai đoạn toàn phát, triệu chứng sốt cao, buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi, đau cơ và đau đầu sẽ xuất hiện. Đồng thời, các nốt ban đỏ sẽ chuyển sang dạng nốt mụn nước hình tròn, đường kính từ 1 – 3 mm gây ngứa, rát và cực kỳ khó chịu.

Khắp cơ thể của bệnh nhân sẽ mọc mụn nước, đôi khi mọc cả ở trong niêm mạc miệng ảnh hưởng tới việc ăn uống hằng ngày. Mụn nước sẽ có kích thước lớn hơn trong trường hợp bị nhiễm trùng, mụn nước chứa mủ khiến dịch bên trong chuyển màu đục.

Giai đoạn toàn phát kéo dài từ 7 – 10 ngày rồi chuyển qua giai đoạn hồi phục khi các mụn nước tự vỡ ra, khô lại và bong vẩy.

Ở giai đoạn hồi phục, người bệnh thủy đậu cần chú ý vệ sinh vết thủy đậu cẩn thận, không để nhiễm trùng xảy ra. Có thể sử dụng kết hợp các thuốc trị sẹo, trị thâm để hạn chế để lại sẹo rỗ sau khi nốt mụn biến mất.

Cha mẹ thường không biết lúc nào con em gặp phải bệnh thủy đậu. Có em có thể tiếp xúc với bệnh thủy đậu nhưng không bị lây. Thông thường, thời gian ủ bệnh thủy đậu khoảng 10 đến 21 ngày sau khi trẻ em có tiếp xúc với người đang nhiễm bệnh.

Bệnh thủy đậu là một bệnh thông thường của trẻ em từ 2 đến 10 tuổi. và rất dễ bị lây nhiễm. Trẻ em bị nhiễm trùng từ hai ngày trước khi mụn đỏ nổi lên và tiếp tục lây cho đến khi tất cả các mụn nước đóng thành vảy. Thông thường, thời gian lây nhiễm bệnh kéo dài 7 ngày. Cần cho trẻ em tránh đến nơi giữ trẻ hay trường học trong lúc bệnh đang lây. Siêu vi khuẩn này dễ lây lan khi người bệnh ho hoặc hắt hơi .

Ngoài ra, người không mắc bệnh sẽ bị lây bệnh thủy đậu từ quần áo có dính chất mủ tươi từ các mụn của người mang bệnh.

Khả năng lây nhiễm của người bệnh thủy đậu kết thúc khi tất cả các mụn nước xẹp đi và đóng thành vảy. 

Bệnh thủy đậu có thể lây lan từ người này sang người kia qua tiếp xúc với chất mủ của các nốt

Đa số trẻ em bị bệnh thủy đậu đều không cần chữa trị. Có thể dùng thuốc nước Calomine Lotion TM thoa lên mụn để giảm ngứa.

Nếu bị sốt nóng hay đau đớn, hãy cho trẻ uống thuốc Panadol TM hoặc Tylenol TM theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không cho trẻ uống thuốc aspirin vì có nguy cơ gây ra Hội chứng Reyes [Reyes Syndrome], một bệnh trầm trọng và hiếm xảy ra. 

Cách tốt nhất để trẻ không mắc bệnh thủy đậu là tiêm phòng vắc xin ngừa thủy đậu đúng thời gian và đủ số mũi cần thiết. 

Tiêm phòng vắc-xin thủy đậu là biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa bệnh

Các nốt mụn thủy đậu có thể bị nhiễm trùng nếu gãi và làm vỡ các mụn nước, nguy cơ cao có sẹo sau khi khỏi bệnh. Để tránh nguy cơ này, cần thực hiện theo những điều sau: 

– Lựa chọn quần áo rộng rãi, thoáng mát, mỏng nhẹ để không cọ sát vào nốt mụn thủy đậu.

– Cắt móng tay gọn gàng cho trẻ bị thủy đậu để hạn chế việc gãi vào các nốt mụn nước.

– Đối với trẻ nhỏ, hãy cố gắng đeo bao tay cho bé để ngăn ngừa việc động chạm vào các nốt mụn nước trên cơ thể. 

– Tắm rửa sạch sẽ bằng nước ấm mỗi ngày để giảm ngứa, tránh viêm nhiễm trên da

– Thay quần áo hằng ngày và thay ga gối thường xuyên

– Nếu trẻ ngứa ngáy không yên và muốn gãi các mụn, cha mẹ có thể xin bác sĩ tư vấn thuốc chống ngứa.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc có triển khai dịch vụ tiêm vắc xin ngừa thuỷ đậu và các loại vắc xin khác cho mọi lứa tuổi. Khi chọn dịch vụ tiêm chủng tại Hồng Ngọc, quý khách hàng sẽ cảm nhận được nhiều ưu điểm vượt trội, cụ thể:

  • Hệ thống 7 cơ sở tiêm chủng phủ rộng khắp Hà Nội.
  • Khám sàng lọc, tư vấn đầy đủ trước tiêm chủng cho trẻ.
  • Loại bỏ nỗi lo của cha mẹ về sự khan hiếm và tăng giá vắc xin.
  • Nguồn vắc xin được nhập khẩu từ Mỹ, Pháp, Bỉ, Đức… phù hợp theo độ tuổi cần tiêm chủng, đảm bảo nghiêm ngặt tiêu chuẩn chất lượng từ khâu kiểm nhập, bảo quản đến khi sử dụng.
  • Có hệ thống tủ làm lạnh hiện đại, đảm bảo các loại vắc-xin luôn được bảo quản một cách tốt nhất.
  • Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, thấu hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm chủng.
  • Theo dõi chặt chẽ phản ứng sau tiêm của trẻ trước khi ra về.
  • Phòng theo dõi sau tiêm chủng được trang bị đầy đủ các phương tiện cấp cứu; đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng được đào tạo về xử trí cấp cứu phản vệ nhằm đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
  • Phòng tiêm chủng thoáng mát, sạch sẽ giúp trẻ có cảm giác thoải mái trước và sau khi tiêm chủng.

Để được tư vấn dịch vụ Tiêm chủng cho trẻ tại Bệnh viện Hồng Ngọc, quý khách hàng vui lòng liên hệ Hotline: 0949.416.006 hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY

Video liên quan

Chủ Đề