Tại sao biểu tình myanmar

Ngày 1.2, quân đội Myanmar bắt giữ Tổng thống Win Myint, Cố vấn nhà nước

Aung San Suu Kyi và hàng loạt quan chức cấp cao của đảng Liên minh quốc gia vì dân chủ [NLD]. Quân đội lên nắm quyền kiểm soát đất nước, nhanh chóng vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của người dân và quan ngại từ bên ngoài.

Khởi đầu từ 2 thành phố lớn là Yangon và Mandalay, các cuộc biểu tình đã lan rộng ra khắp Myanmar với nhiều hình thức. Bạo lực trở nên dữ dội sau khi người biểu tình bị lực lượng an ninh của chính quyền quân sự bắn chết. Tính đến nay, hơn 700 người đã thiệt mạng trong các cuộc biểu tình phản đối chính quyền quân sự, hơn 3.800 người bị bắt giữ, truy tố hoặc tuyên án tù, theo Hiệp hội Hỗ trợ tù binh chính trị.

Chiến sự bùng nổ vùng biên giới Myanmar, hàng ngàn người dân sẵn sàng trốn qua Thái Lan

Biểu tình vẫn tiếp diễn dù sức nóng được cho là đã giảm đi, và “chảo lửa” đã chuyển ra các khu vực biên giới những tuần gần đây. Theo tờ South China Morning Post, các cuộc đụng độ giữa lực lượng quân đội Myanmar với các nhóm vũ trang thiểu số gia tăng đáng kể. Hai nhóm vũ trang nổi bật nhất là Kachin ở miền bắc và Karen ở miền đông đã tuyên bố ủng hộ phong trào biểu tình và sẽ tiếp tục chiến đấu, bất chấp việc chính quyền quân đội đáp trả bằng hỏa lực.

Sau 100 ngày, Myanmar vẫn khủng hoảng nhiều mặt. Bên trong Myanmar còn có tổ chức đối lập do các nghị sĩ chính quyền cũ lập ra, nhưng bị chính quyền quân đội xem là khủng bố. Các hoạt động kinh tế - xã hội vốn bị tác động do đại dịch Covid-19 nay càng khó khăn hơn. Theo báo cáo từ khảo sát của các phòng thương mại nước ngoài ở Myanmar, 13% các doanh nghiệp ở Myanmar đã dừng mọi hoạt động kể từ cuộc chính biến. Bên cạnh đó, khoảng 1/3 số doanh nghiệp giảm ít nhất 75% hoạt động sản xuất, 21% giảm từ 50 - 75% và chỉ 5% vẫn hoạt động như trước, theo Nikkei Asia dẫn báo cáo.

Trong khi đó, Chương trình phát triển LHQ [UNDP] hồi đầu tháng 5 cảnh báo nếu tình hình kinh tế và an ninh không sớm ổn định, 25 triệu người Myanmar [48% dân số] có thể sống trong cảnh nghèo đói đến năm 2022. Giá thực phẩm tăng, thu nhập giảm, dịch vụ cơ bản xuống cấp, hệ thống an sinh xã hội không đủ cho người dân có thể đẩy hàng triệu người Myanmar đang trong cảnh khó khăn rơi xuống dưới mức nghèo, theo CNN.

Myanmar chưa “mở lòng”

Trước tình hình bất ổn, cộng đồng quốc tế đã bày tỏ quan ngại, trong đó ASEAN được cho là đóng vai trò quan trọng góp tiếng nói nhằm tháo gỡ bế tắc ở Myanmar. Cuối tháng 4 vừa qua, lãnh đạo các nước ASEAN đã tổ chức phiên họp cấp cao đặc biệt tại Jakarta [Indonesia], thống nhất nhiều điểm liên quan việc giải quyết khủng hoảng ở Myanmar. Theo đó, các lãnh đạo nhất trí kêu gọi ngừng bạo lực ngay lập tức và toàn bộ các bên phải kiềm chế hết mức; đối thoại giữa các bên liên quan để tìm giải pháp hòa bình vì lợi ích của người dân; đặc phái viên của ASEAN sẽ hỗ trợ tiến trình đối thoại; ASEAN sẽ cung cấp hỗ trợ nhân đạo và đặc phái viên cùng phái đoàn sẽ đến Myanmar để gặp các bên liên quan. Hội đồng Bảo an LHQ sau đó thông qua tuyên bố ủng hộ ASEAN.

Thống tướng Myanmar - tướng Min Aung Hlaing khi tham dự hội nghị trên không phản đối vai trò xây dựng của ASEAN cũng như việc đặc phái viên tới Myanmar. Tuy nhiên, chính quyền quân sự Myanmar hôm 7.5 tuyên bố chỉ tiếp đặc phái viên ASEAN khi tình hình trong nước ổn định và Myanmar chỉ cân nhắc các đề xuất tại hội nghị nếu có ích cho tầm nhìn của nước này.

Tin liên quan

Sau thời gian mở cửa với bên ngoài, người dân Myanmar ‘không muốn trở lại chế độ quân sự như trước’ cho nên họ xuống đường bất chấp đàn áp và thực hiện bất tuân dân sự dù phải khổ sở, một người Việt từng sống, làm việc và nghiên cứu về Myanmar nói với VOA.

Những người có trình độ chuyên môn của Myanmar, vốn có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế đất nước, đang dẫn đầu Phong trào Bất tuân dân sự [CDM] chống lại chế độ quân sự sau cuộc đảo chính ngày 1/2.

Phong trào thu hút người tham gia từ đủ các ngành nghề, dẫn đầu là những người làm việc trong các bệnh viện và cơ sở y tế, các nhân viên ngân hàng, luật sư, giáo viên và kỹ sư trên toàn quốc. Họ yêu cầu quân đội trả lại quyền lực cho chính phủ dân cử, nếu không họ sẽ không quay lại làm việc.

Các cuộc biểu tình chống đảo chính ở Myanmar, thu hút hàng chục nghìn người trên toàn quốc, diễn ra liên tục kể từ khi xảy ra đảo chính lật đổ chính phủ dân sự do Liên đoàn Toàn quốc vì Dân chủ [NLD] do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo.

Theo Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị, có ít nhất 217 người biểu tình đã thiệt mạng và 2.655 người bị bắt kể từ cuộc đảo chính hôm 1/2. Tuy nhiên, con số người chết thực sự được cho là cao hơn nhiều.

Khó khăn do dịch

Trao đổi với VOA từ thành phố Hồ Chí Minh, bà H., một người từng sống, làm việc và nghiên cứu về xã hội Myanmar hiện đã trở về nước, phân tích về hai khó khăn kinh tế đối với người dân Myanmar hiện nay: một là tác động của đại dịch COVID-19 và một là phong trào bất tuân dân sự khiến nền kinh tế Myanmar bị đóng băng.

“Sau khoảng 7 tháng sau khi dịch COVID-19 bùng phát ở Myanmar, nguồn thu nhập của người dân Miến không còn được như trước,” bà H. nói với VOA với điều kiện giấu tên do lo ngại an ninh của bản thân và bè bạn ở Myanmar.

Theo lời bà thì khác với dân Việt Nam, người dân Myanmar đi thuê nhà ở nhiều. Trong tình cảnh đó, việc không có thu nhập ‘là một nỗi lo lắng’. “Nhiều người đã phải bỏ các thành phố lớn về quê sống vì dù sao công việc của họ cũng bị ngưng,” bà cho biết.

Những người dễ tổn thương nhất là những người thu nhập thấp, dễ bị sa thải nhất, và những người buôn bán những mặt hàng không thiết yếu hiện giờ không bán được nữa, cũng theo lời bà H.

Bà cho biết thu nhập trung bình của người dân Myanmar là từ 100.000 – 400.000 kyat, tương đương 100 – 400 đô la, một tháng. Với mức thu nhập này, hầu hết người dân Myanmar chỉ đủ sống nên ‘không có tiền tiết kiệm’.

“Họ có tiết kiệm nhưng theo kiểu tháng này bù tháng kia. Nếu gia đình có việc thì lại phải sử dụng số tiền tiết kiệm ít ỏi đó,” bà phân tích.

Mặc dù đã về Việt Nam, bà H. cho biết bà vẫn theo dõi chặt chẽ tình hình Myanmar qua những người bạn Miến của bà.

‘Ở nhà chịu đói’

Cho đến khi xảy ra phong trào Bất tuân Dân sự, đến lượt những người có thu nhập cao ở Myanmar cũng quyết định nghỉ ở nhà và họ phải chịu mất thu nhập từ gần hai tháng nay.

“Dịch bệnh thì có người mất việc, có người vẫn đi làm. Còn đợt này [CDM] có nhiều người tự nguyện nghỉ làm để ở nhà hơn,” bà H. nói.

“Người Miến có đặc điểm là rất cần kiệm, họ ăn uống rất tiết kiệm,” bà nói. “Một bữa ăn của họ chỉ cần 500 kyat [khoảng 9.000 đồng Việt Nam] là đủ ăn rồi.”

Bà cho biết thêm là dân Myanmar khi không có thu nhập thì ‘họ ăn những thứ như cá khô, canh rau rất là rẻ’ và ‘cắt giảm tất cả những chi tiêu không thiết yếu’.

“Họ vẫn có thể chịu được chứ không đến nỗi chết đói. Ví dụ một nhà bốn người thì một tháng họ chỉ mất khoảng 120 đô la tiền ăn,” bà phân tích. “Số tiền đó không phải là họ không có. Nhưng nếu chuyện này [CDM] kéo dài thì tiền đâu ra mà họ sống?”

‘Cuộc sống thay đổi’

Chế độ độc tài quân sự Myanmar đã thực hiện dân chủ hóa đất nước hồi năm 2012, cho phép bầu cử tự do để trao quyền cho chính phủ dân sự do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo và mở cửa đất nước với thế giới bên ngoài.

Bà H. đến Myanmar những năm nước này đã mở cửa. Bà so sánh trải nghiệm mở cửa của Myanmar với Việt Nam: “Thời Việt Nam mở cửa lúc đó còn chưa có mạng Internet, chưa có Facebook. Trong khi Myanmar mở cửa một phát là lên thẳng điện thoại thông minh luôn.”

“Trước đó họ còn không biết đến điện thoại. Đùng một cái họ xài smartphone luôn. Hàng Trung Quốc chỉ có 100 đô la thôi nên rất nhiều người Miến mua được,” bà cho biết. “Từ chỗ không biết gì họ tiến đến biết cả thế giới.”

“Cuộc sống của họ khi đó muôn màu hơn, nhiều hứa hẹn hơn, có tương lai hơn. Họ được trải nghiệm nhiều cái mới như quán bar, trình diễn thời trang, triển lãm xe hơi, có những thương hiệu quốc tế vào thị trường,” bà kể lại những gì bà quan sát thấy khi Myanmar mở cửa.

Khi đó, nhu cầu của họ tiến lên ngang bằng khu vực mà ‘tiền bạc họ lại không có’, cũng theo bà H. Ngoài ra, bộ phận nhà giàu Myanmar đi du lịch nước ngoài rất niều, chủ yếu sang Thái Lan, Singapore, Việt Nam, Malaysia.

“Họ đi Việt Nam rất nhiều. Họ đăng hình ảnh lên Facebook khiến nhiều người Myanmar cũng muốn đi ra ngoài thế giới nhiều,” bà H. cho biết.

Trong khi đó, những người Myanmar đã từng trải qua cuộc sống dưới chính quyền quân sự, họ ‘nhớ lại hậu quả của thời kỳ đó nên họ không muốn quay trở lại nữa’, theo bà H.

‘Chấp nhận chịu khổ’

Bà cho rằng việc phải chịu đựng kham khổ đối với người dân Miến lúc này ‘chỉ là chuyện nhỏ’ để ‘thực hiện, mục tiêu, lý tưởng của họ’. “Khi lý tưởng đủ lớn thì họ sẽ có động lực để chịu khổ,” bà nói.

Do đó, họ vẫn xuống đường bất chấp đàn áp, bất chấp nguy hiểm tính mạng và cả rủi ro về COVID để phản đối đảo chính. Bà lưu ý khi những người dân xuống đường họ ‘không sợ dịch bệnh vì họ đứng rất gần nhau và hét rất to’.

Tuy nhiên, hậu quả đẫm máu của những ngày biểu tình vừa qua ‘cũng khiến cho một số người sợ mà ở nhà’. Bà H. quan sát thấy ‘những ngày đầu xuống đường cực kỳ đông, nhưng khi con số người chết lên đến gần 300 thì số người xuống đường giảm tới khoảng 60%’.

Theo quan sát của bà thì thành phần cuộc biểu tình này ở các thành phố lớn chủ yếu là giới trẻ như sinh viên, những người mới đi làm, còn ở nông thôn là những người trong độ tuổi 30-40.

Theo lời bà H., bây giờ xã hội Myanmar ‘như ngưng lại’.

“Kinh tế như một dây chuyền, nếu công ty này không làm việc thì công ty kia cũng phải nghỉ. Chẳng hạn như ngân hàng không làm việc thì công ty xuất nhập khẩu không chuyển tiền được cũng phải cho công nhân nghỉ,” bà giải thích.

Bà cho biết mặc dù các nước phương Tây đang định ngưng đầu tư, buôn bán hay dừng dự án ở Myanmar nhưng ‘còn quá sớm để biết vì thời gian hai tháng không đủ để cho các tập đoàn ra quyết định’.

Theo nhận định của bà thì hiện giờ cả chính quyền quân đội và người biểu tình Myanmar ‘đều mất bình tĩnh’ và ‘quyết không nhượng bộ’ trong khi lúc đầu quân đội Myanmar ‘khá bình tĩnh, họ để cho biểu tình rầm rộ, thoải mái’.

“Hai bên không chịu đối thoại nên không có tiếng nói chung. Nếu không có tác động từ bên ngoài thì tình thế bế tắc sẽ kéo dài rất lâu,” bà dự đoán.

Người đứng đầu quân đội Myanmar Min Aung Hlaing đã kêu gọi các nhân viên y tế đi làm trở lại, trong khi phó thống đốc Ngân hàng Trung ương Myanmar Win Thaw lên án những người bất tuân dân sự là ‘tàn phá nền kinh tế của chính họ’.

Video liên quan

Chủ Đề