Tại sao các nhà chiến lược tài chính cần lắng nghe và thấu hiểu thế hệ gen Z

“Tôi nên làm việc ở đâu?”

Vậy Gen Z muốn gì? Môi trường tự do và đầy màu sắc của các quán coffee có làm cho vị trí của các văn phòng hiện nay giảm đi sức hút?

Trong bài viết này, TNEX sẽ cùng bạn đào sâu vào xu hướng lựa chọn môi trường làm việc của Gen Z và vai trò của môi trường làm việc khi tác động đến sức sáng tạo, tiến độ, năng suất công việc.

Khi tiến hành khảo sát 260.000 người thì 76% trong số những người được hỏi đều cho rằng làm việc tại các quán coffee tốt hơn ở công ty. Những nhà nghiên cứu đã nhận định rằng, văn phòng với những bức tường vô hình lẫn có hình đã làm giảm đi đáng kể sự hứng thú với công việc và đôi khi ngay cả những đồng nghiệp ngày đêm sát cánh cũng không thể nào làm vơi đi nỗi cô đơn của họ khi đối diện với một núi deadline chồng chất.

Ngồi coffee làm việc có thực sự hiệu quả?

Trào lưu này khiến người ta lặp lại một câu hỏi tương tự với thế hệ Gen Z. Tại Việt Nam, người dân Sài thành thích ngồi đung đưa trên cái ghế kẽo kẹt trên hè phố, ngắm dòng người qua lại và nhâm nhi một tách cà phê. Người Hà thành cũng thích văn hóa cà phê ở khắp mọi ngóc ngách, mọi ngả đường, vào mỗi buổi sáng. Rồi ngày nay  họ sà vào quán cà phê vỉa hè đâu đó như…một nơi để giải tỏa “nỗi cơ đơn” với công việc. Nhất là đối với thế hệ Gen Z.

Chạy theo một ly coffee hay làm việc một cách độc lập?

Đã qua rồi cái thời người ta chỉ gặp mặt và làm việc nhóm trực tiếp. Nếu trước kia 52% tổng số người được hỏi cho biết họ thích làm việc nhóm thì ngày nay, tỉ lệ này vẫn là khá nhỏ so với thế hệ Millennials.

Sự khác biệt này là kết quả của việc ưu tiên làm việc một cách độc lập, với 40% người thuộc nhóm Thế hệ Z chọn cách làm việc đơn lẻ, cao hơn đến 21% so với nhóm Millennials. Có thể thấy, Gen Z đang bứt mình so với thế hệ trước để tạo ra một môi trường làm việc mà ở đấy bản ngã của họ độc lập, tự do sáng tạo và thoải mái thể hiện. Và một ly nâu đá trong một quán coffee đáp ứng mọi tiêu chuẩn đã làm được điều đó.

Gen Z sẽ là thế hệ cô đơn?

Lớn lên trên đường đua công nghệ, Gen Z được xem là thế hệ công dân số hóa với lối sống tân tiến bậc nhất. Điểm khác biệt và đặc biệt của gen Z là ưa thích sự trải nghiệm, khám phá và muốn đương đầu với thử thách. Với họ, môi trường làm việc không chỉ là nơi “kiếm cơm” mà còn phải là một trong những điểm dừng chân sáng tạo trên chặng đường khám phá bản thân của Gen Z.

Một không gian gò bó với 4 bức tường trắng xóa vây quanh, hay chốn văn phòng đầy tính cạnh tranh khắc nghiệt, đấu đá lẫn nhau vô hình chung khiến cho Gen Z e sợ bộc lộ cá tính thật sự của mình. 

Đây có phải là nguồn cơn của nỗi cô đơn?

Đâu là một môi trường làm việc lý tưởng đối với Gen Z?

Công sở là nơi khơi nguồn cảm hứng sáng tạo, nơi có những bài học ứng xử nơi công sở đầu đời. Đối với Gen Z, môi trường làm việc lý tưởng phải là một môi trường đề cao tính chuyên nghiệp, thoải mái và đặc biệt được trao quyền để làm những điều tự do, miễn không đi ngược lại với mục tiêu phát triển của công ty.

Chiến lược gia người Anh Antony Slumbers khẳng định:“Thứ các công ty cần không phải là một văn phòng, mà là một môi trường làm việc thúc đẩy năng suất, sự kết nối, sáng tạo, và cảm hứng”. Một môi trường mà Gen Z sẵn sàng bỏ 100%  sức lực, làm bất kể đêm ngày, được sếp ghi nhận và nỗ lực hết mình chắc chắn là nơi mà bất cứ Gen Z cũng ao ước.

Không có một giới hạn nào có thể quy chụp cho Gen Z. Họ tuy là những người trẻ nhất, nhưng tầm vóc lại không hề nhỏ bé chút nào. Chúng ta hoàn toàn tự tin và hy vọng thật nhiều về một thế hệ mới khát khao chinh phục, dám thay đổi, dám nghĩ, dám làm. 

Các bước tạo môi trường làm việc phù hợp cho Gen Z

Để tạo dựng môi trường làm việc phù hợp cho Thế hệ Z, trước hết, ta phải tìm hiểu sở thích của nhóm người này thông qua các hình thức nào như: trao đổi, liên lạc qua tin nhắn, box chat, email khảo sát… 

Tiếp đó, hãy tạo điều kiện cho họ làm việc nhóm xen kẽ với làm việc độc lập. Hãy để họ thỏa sức sáng tạo cá nhân đối với công việc được giao và hỗ trợ thật sự cần thiết.

Cuối cùng, cũng chính là bước quan trọng nhất: đóng góp những lời khuyên, feedback mà từ đó có thể giúp họ tiến bộ hơn trong quá trình làm việc. 

 Vì thế, TNEX hy vọng các doanh nghiệp hãy lắng nghe nỗi lòng của người trẻ, thấu hiểu và tạo điều kiện cho họ có một không gian làm việc lành mạnh, biết đâu chiếc chìa khóa đưa sự thăng hoa của công ty đi lên lại nằm ở những sự quan tâm nhỏ nhặt này thì sao?

Có thể bạn quan tâm

5 Ứng dụng cực hay cùng Gen Z học tập hiệu quả

Cứ đến thời điểm này hàng năm, học sinh, sinh viên trên cả nước lại tất bật với sách vở, đắm mình trong những tập đề luyện thi. Ai cũng biết việc học là không phải với ai cũng là dễ dàng. Bởi vậy, TNEX sẽ “mách nước” cho các bạn trẻ Gen Z 5 ứng dụng giúp việc học trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết nhé!

Xem bài viết →

Với sự táo bạo trong suy nghĩ, quyết liệt trong hành động và luôn đón đầu xu hướng, Gen Z được xem là nguồn nhân lực tiềm năng cho sự phát triển của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc quản lý, tổ chức để các nhân sự này làm việc có hiệu quả, đặc biệt là trong giai đoạn khó khăn vừa qua không phải là chuyện đơn giản. Để giúp các bạn hiểu hơn tâm tư của các nhà lãnh đạo cũng như những yếu tố để bản thân thích nghi với môi trường doanh nghiệp, khoa Quản trị kinh doanh đã tổ chức talkshow “Z-Leadership: Motivation, Discipline and Opportunities” vào tối ngày 14/12 vừa qua. 

 



Chương trình nhận được sự quan tâm của đông đảo Gen Z Nhà UEF

 

Chương trình có sự tham dự của TS. Nhan Cẩm Trí – Phó Hiệu trưởng Nhà trường, TS. Huỳnh Nhựt Nghĩa, ThS. Lưu Hoàng Thiện Minh – Phó Trưởng khoa Quản trị kinh doanh. Diễn giả chia sẻ là những gương mặt quen thuộc với UEFers, có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tuyển dụng, quản lý nhân sự, đó là chị Trần Thị Minh Yến – CEO, Founder Công ty TNHH Dịch vụ và tư vấn Minh Kiến An, anh Cris Nguyễn – Manager Michael Page International Vietnam. 

 


Diễn giả là những chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm về quản lý, tuyển dụng nhân sự

 

Chia sẻ mở đầu talkshow, TS. Nhan Cẩm Trí cho biết: “Hoạt động kết nối cùng doanh nghiệp là một trong những thế mạnh của UEF. Các chương trình sẽ giúp sinh viên Nhà trường được tiếp cận gần gũi góc nhìn từ những nhà tuyển dụng, gắn kết học tập lý thuyết và thực tiễn để có kiến thức bao quát về ngành, nghề. Riêng tại talkshow này, thầy tin rằng với rất nhiều kinh nghiệm của mình, 2 diễn giả sẽ giúp các em hiểu hơn về văn hóa trong môi trường doanh nghiệp. Từ đó, các bạn sẽ biết cách chủ động để thích nghi trong giai đoạn này”.

 





Các thầy trong Ban Giám hiệu và lãnh đạo khoa tham dự talkshow tối qua

 

Xuyên suốt chương trình, 2 diễn giả đã mang đến cho UEFers những quan điểm, khía cạnh về việc quản trị nhân sự trong thời đại ngày nay và phương pháp để động viên, khuyến khích, tạo động lực, kiểm soát hiệu suất làm việc của nhân viên trong giai đoạn bình thường mới. Bên cạnh đó là những yếu tố Gen Z cần trang bị để đáp ứng nhu cầu lao động. Bằng những ví dụ thực tiễn cùng sự chia sẻ gần gũi, buổi talkshow là một diễn đàn mà UEFers vừa được cập nhật thông tin vừa sẵn sàng chia sẻ câu chuyện, đặt câu hỏi tương tác với diễn giả. 
Nói về Gen Z, anh Cris Nguyễn đã nêu lên 3 ưu thế nổi bật các bạn đang sở hữu, đó là có chính kiến, dám nghĩ dám làm và sự tiếp thu nhanh chóng. Theo đó, anh cho biết, thế hệ này có những suy nghĩ táo bạo, đột phá và khác biệt so với các thế hệ trước. Vì vậy, việc tạo ra một môi trường làm việc hài hòa giữa khuyến khích, động viên và kỷ luật, bắt buộc là điều doanh nghiệp cần cân nhắc. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là phần nổi của tảng băng trôi, cốt yếu vẫn nằm nhiều ở nội tại và mong muốn của mỗi cá nhân người lao động. 

 


Anh Cris Nguyễn có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tuyển dụng các nhân sự cấp cao cho tập đoàn đa quốc gia

 

Còn đối với chị Minh Yến, điều mà CEO này thấy ở Gen Z đó là tính thực tế chứ không phải là những lời hứa hẹn. Để thu hút được nhân sự trẻ tiềm năng trong bối cảnh hiện nay, chị nhận định rằng các doanh nghiệp cần thể hiện được sự nổi bật, chân thành và có tính cam kết hơn với ứng viên. Bên cạnh vấn đề tài chính, các bạn trẻ cũng mong muốn tìm được bản sắc của cá nhân, vì vậy, văn hóa doanh nghiệp là điều rất quan trọng. Doanh nghiệp cần phải chủ động thích nghi, xây dựng lại chính sách, lương thưởng, quy trình để Gen Z được tham gia nhiều hơn vào sự phát triển của doanh nghiệp.
Chia sẻ vấn đề làm việc trong bối cảnh giãn cách, 2 diễn giả đồng nhất quan điểm về những thuận lợi của work from home [WFH]. Phương pháp này tạo sự linh hoạt, chủ động cho người lao động, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, tinh gọn quy trình. Trên hết là sự an toàn và tạo tâm lý ổn định trong giai đoạn dịch bệnh. Ngược lại, những sự thay đổi mới luôn có rủi ro nhất định. Với hình thức này sẽ đòi hỏi nhiều hơn ở người lao động sự tự giác và tinh thần trách nhiệm cao với công việc.

 


Chị Trần Thị Minh Yến là gương mặt thân quen của UEFers với nhiều vai trò từ Ban giám khảo, cố vấn cuộc thi đến diễn giả chia sẻ

 

Dưới góc nhìn của người làm nhân sự và luôn làm mới để hòa nhập cùng giới trẻ, chị Minh Yến đã đưa ra cho UEFers một số lời khuyên. Theo quan điểm của khách mời, là một nhân sự mới, các bạn nên tập trung và chịu khó lắng nghe thay vì bài xích những quy trình, hình thức đã tồn tại của doanh nghiệp. Nếu có những sáng kiến thay đổi thì hãy từ tốn trình bày, phân tích và thuyết phục. Hãy là một người có chính kiến nhưng đừng để cái tôi lấn át, đừng đòi hỏi quá nhiều khi chưa chứng minh được năng lực của mình. Ngoài ra, sự gắn bó của bạn và doanh nghiệp, công ty cũ cũng sẽ là một căn cứ để nhà tuyển dụng mới đánh giá. 

 




Các tiết mục văn nghệ do UEFers thực hiện giúp chương trình ấm cúng và sống động hơn

 

Với chủ đề thú vị, đánh vào tâm lý và bám sát thực tế Gen Z, talkshow đã nhận được lượng tương tác lớn của sinh viên. Nhiều câu hỏi được đặt ra cho thấy sự quan tâm của các bạn đối với câu chuyện này. Diễn giả cũng đã hiểu hơn về tâm tư, nguyện vọng của Gen Z. Phía UEFers cũng nắm bắt những yêu cầu doanh nghiệp trong bối cảnh mới. Từ đó, sẽ tạo nên sự thấu hiểu lẫn nhau, mở ra những cơ hội mới trong học tập, công việc. 

Video liên quan

Chủ Đề