Tại sao có người giọng cao giọng thấp

  • Trang chủ
  • GIỌNG HÁT VÀ 5 KỶ LỤC GUINNESS THẾ GIỚI KHÓ TIN NHẤT

Kỷ lục Guinness Thế Giới được lập ra nhằm mục đích tôn vinh những thành tích siêu phàm, “độc nhất vô nhị” của con người và thế giới tự nhiên. Trong lĩnh vực âm nhạc cũng có rất nhiều kỷ lục “khủng”, đặc biệt về giọng hát – một phần thuộc khả năng thiên bẩm của con người.

Cùng SEAMI điểm qua danh sách một số kỷ lục đáng kinh ngạc nhất thế giới về giọng hát nhé!

1. Người hát nốt trầm nhất

Nốt giọng thấp nhất ở nữ

Người phụ nữ có giọng hát trầm nhất thế giới hiện tại là Mariyana Pavlova [UK] – giành kỷ lục Guinness vào ngày 3/6/2019.

Giọng hát của cô có thể đạt nốt trầm nhất ở tần số 57,9 Hz [giọng nói ở người thường nằm trong khoảng tần số 1000 – 2000 Hz].

Nốt giọng thấp nhất ở nam

Ca sĩ người Mỹ Tim Storms hiện đang giữ Kỷ lục Guinness khi là người có thể hát được “nốt nhạc thấp nhất thế giới”.

Cụ thể, anh hát được đến nốt G -7 [thấp hơn cả đàn piano 81 phím], đạt tần số 0,189 Hz [thấp hơn ngưỡng nghe được ở người – từ 16 đến 20.000 Hz].

Tim Storms – Người có giọng hát đạt đến nốt trầm nhất thế giới

2. Người hát nốt cao nhất

Nốt giọng cao nhất ở nam

Amirhossein Molaei [Iran] là người giành kỷ lục nam hát được nốt cao nhất vào ngày 31/7/2019. Giọng hát của anh đạt đến nốt F#8, ở tần số 5989 Hz.

Anh cũng đã dành rất nhiều năm luyện tập hát giọng sáo [whistle register] trước khi thử thách với kỷ lục này.

Nốt giọng cao nhất ở nữ

Dựa trên danh sách Kỷ lục Guinness Thế Giới, cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có người đạt được thành tích ở mục này.

Các điều kiện Guinness đặt ra là:

  • Kỷ lục này dành cho phụ nữ hát được nốt nhạc cao nhất.
  • Kỷ lục này được thực hiện bởi một cá nhân là nữ.
  • Âm thanh sẽ được đo dựa trên thang các nốt nhạc [bắt đầu từ C4] và giá trị tần số [đơn vị Hz].
  • Các nốt nhạc phải được hát, tạo ra bằng cách sử dụng thanh quản. Không được huýt sao bằng răng hoặc môi.

3. Giọng hát với quãng giọng rộng nhất

Quãng giọng rộng nhất ở nữ

Georgia Brown [Brazil], có giọng hát với âm vực 8 quãng tám, kéo dài từ G2 đến G10, được xác minh tại Trường Âm nhạc Aqui Jazz Atelier ở Sao Paulo, Brazil, vào ngày 18 tháng 8 năm 2004.

Nốt cao nhất mà cô ấy hát được là G10. Về mặt kỹ thuật, đây không phải là một nốt nhạc mà là một tần số. Toàn bộ dải tần đã được các chuyên gia âm nhạc kiểm chứng bằng piano, violin và Hammond organ.

Quãng giọng rộng nhất ở nam

Quãng giọng rộng nhất ở nam đo được là 10 quãng tám, từ G/G#-5 đến G/G#5 [0,7973 Hz – 807,3 Hz]. Và người đang nắm giữ kỷ lục này từ tháng 8/2008 chính là Tim Storms. Anh cũng đồng thời là người đạt kỷ lục hát được nốt trầm nhất.

Các nốt anh ta hát được thật ra nằm giữa G và G#. Vì vậy dựa trên concert pitch, quãng giọng của anh ấy là 9 quãng tám và 11 nửa cung. Tuy nhiên vì Guinness đo theo đơn vị Hz, quãng giọng của Storms được công nhận đủ 10 quãng tám.

Bên dưới là clip minh họa tổng hợp từ các bài hát và buổi biểu diễn của Tim Storms:

4. Người hát nốt kéo dài được lâu nhất

Nốt kéo dài lâu nhất ở nam

Người đạt được kỷ lục này chính là Richard Fink IV [Mỹ], 17/11/2019. Anh có thể hát một nốt kéo dài trong khoảng thời gian 2 phút 1,07 giây. Với điều kiện giọng hát phải lớn hớn 80dB và cách máy đo vài mét.

Richard đã từng giữ kỷ lục này trước đây nhưng bị đánh bại. Sau đó anh đã luyện tập rất chăm chỉ để giành lại danh hiệu này.

5. Giọng hát lớn/to nhất

Giọng Bass lớn nhất

Nốt giọng bass to nhất 117dB [tương đương với loa của concert nhạc rock mạnh, tiếng máy bay cất cánh ở khoảng cách 60m], được Alpaslan Durmuş [Thổ Nhĩ Kỳ] đạt được vào ngày 29 tháng 2 năm 2016.

Phép đo được thực hiện từ khoảng cách 2,5 mét và bắt buộc phải hát được nốt A2 hoặc thấp hơn.

Giọng Mezzo-soprano [nữ trung] lớn nhất

Nốt giọng nữ trung cao nhất [nữ] là 113,8 dB và được Smilyana Zaharieva [Bulgaria] đạt được vào ngày 27 tháng 9 năm 2018.

Điều kiện thực hiện: Cô phải hát trong một studio cách âm, với giọng hát có độ lớn hơn 110 dB – mức trung bình của ngưỡng nghe gây khó chịu ở người.

Bài hát mà Smilyana Zaharieva hát trong đoạn clip có tên ‘Izlel ye Delyo Haydutin’.

Nguồn: Danh sách kỷ lục Guinness Thế Giới

Sưu tầm & Biên tập: MTran

Sự khác biệt về độ dài dây thanh âm giữa nam giới và nữ giới là nguyên nhân khiến giọng nói của nữ giới thường cao và thanh hơn.


Giọng nói được tạo ra nhờ sự trợ giúp của dây thanh âm.

Giọng nói của nữ giới thường cao và thanh hơn. Điều này xảy ra là do tần số. Tần số là số lượng rung động mỗi giây, tần số càng cao thì giọng nói hoặc âm thanh càng chói hơn.

Ở người, giọng nói được tạo ra nhờ sự trợ giúp của dây thanh âm [bộ phận phát ra tiếng của thanh quản]. tuy nhiên, độ dài dây thanh âm của phụ nữ và nam giới khác nhau.

Dây thanh âm của nữ giới dài khoảng 15mm, trong khi nam giới có dây thanh âm dài khoảng 20mm. Vì dây thanh âm của nam giới dài hơn tương đối, chúng rung ít hơn mỗi giây. Do đó, tạo ra âm thanh có tần số thấp hơn. Ngược lại, dây thanh âm của nữ giới ngắn hơn nên rung nhiều hơn mỗi giây, tạo ra âm thanh có tần số cao. Vì tần số âm thanh cao hơn, phụ nữ thường có giọng nói cao và thanh hơn nam giới.

Cập nhật: 11/05/2019 Theo Youtube

Có nhiều người sinh ra đã có một giọng ca hát trời phú. Nhưng có nhiều người, mặc dù có niềm đam mê với âm nhạc mãnh liệt nhưng giọng hát thì quá dở. Thực tế, việc bạn hát hay hay hát dở còn phụ thuộc vào việc bạn luyện tập và đầu tư công sức như thế nào. Trong bài viết này, Unica sẽ chia sẻ cho bạn cách học hát hay cho người hát dở tại nhà cực đơn giản. 

Bài tập trong cách hát hay cho người hát dở

Bước 1: Tập thở

Bạn hát không hay, bạn muốn cải thiện kỹ năng hát cho mình? Tuy nhiên, để có thể hát hay thì cần một quá trình dài để luyện tập và rèn luyện. Chúng ta có thể nhận thấy, nguyên nhân đầu tiên khiến những người có năng lực hát rất tốt trở nên hát dở đó chính là việc không biết điều khiển hơi thở khiến cho bản thân tạo nên một áp lực lên giọng hát, khiến cho âm phát ra ngoài không được bắt tai. 

Việc bạn cần làm đó chính là luyện tập điều chỉnh hơi thở một cách thường xuyên để có thể hát tốt hơn. Ví dụ, vào những đoạn điệp khúc, bạn cần lấy hơi thở đều để hát cho chính xác. Những nốt cao, bạn cần lấy hơi thật sâu để đủ sức lên được nốt.

Bước 2: Tập hát và điều chỉnh tư thế

Bạn cần phải tập hát theo gam nhạc từ những nốt cơ bản từ thấp lên cao. Ví dụ, bạn sẽ học những nốt cơ bản như: Đồ Rê Mi Pha Son La Si Đố rồi tương tự quay trở lại từ cao xuống thấp. Bài tập hát này rất cơ bản nếu bạn muốn cải thiện được giọng hát của mình trở nên trầm bổng và có nhịp điệu.

>>> Xem ngay: Giọng gió là gì? Hướng dẫn cách hát giọng gió cực đơn giản

Bạn hãy cố gắng tập những nốt cơ bản trong âm nhạc

Ngoài ra, để hát tốt bạn cũng cần điều khiển tư thế của mình một cách hợp lý như có thể ngồi hoặc đứng hát. Tóm lại, khi tập hát bạn nên ngồi để có tinh thần thoải mái, dễ chịu, cơ thể được buông lỏng.

Bước 3: Khởi động trước khi hát

Để có thể hát hay, hát đúng nhịp, giọng hát không bị phô thì bạn cần khởi động cơ thể rồi bắt đầu luyện tập. Có nhiều người nhận định sai lầm rằng khi bắt đầu hát thì nên hát nốt thấp nhất. Tuy nhiên, nhiều giảng viên thanh nhạc khuyên rằng, cách hát hay cho người hát dở đó là hãy bắt đầu từ những nốt ở giữa, lên cao dần rồi mới xuống thấp.

Bước 4: Luyện tập phát âm đúng

Dù bạn nói hay bạn hát thì phát âm chuẩn sẽ khiến người nghe cảm thấy được tôn trọng. Nếu bạn phát âm đúng thì khi hát sẽ tác động đến giọng hát của bạn hay hơn nhiều khi bạn phát âm sai. Bạn hãy cố gắng tập hát rồi ghi âm lại xem bài hát đó mình hát đã phát âm đúng chưa. Đặc biệt, với những bạn hát bằng tiếng Anh thì việc bạn hát đúng rất quan trọng.

Bước 5: Liên tục luyện tập

Nếu bạn cảm thấy bản thân không hề cải thiện được giọng hát, giọng hát vẫn thô, cứng thậm chí khó nghe thì bạn cần dành thời gian thật nhiều trong ngày để luyện tập, mỗi ngày khoảng 30 đến 60 phút luyện tập thanh nhạc để cải thiện giọng hát của mình.

Thường xuyên lập tập mỗi ngày để cải thiện giọng hát

Một số lưu ý khi cải thiện giọng hát

Bạn nên bỏ túi cho mình một số lưu ý cơ bản trong cách hát hay cho người hát dở mà chúng tôi đã đúc kết ra được từ những kinh nghiệm của những người hát hay. Cụ thể như sau:

- Bạn hãy hát theo đúng tông giọng của mình: Bạn đừng thấy giọng mình không hay mà cố gắng “bắt chước” giọng hát của một người nào đó. Đừng ép bản thân mình phải hát theo giọng gió, hát những nốt thật cao bởi vì như vậy sẽ gây khó chịu rất nhiều cho người nghe.

- Để tông giọng linh hoạt: Bạn chỉ cần tập luyện thường xuyên, chăm chỉ mỗi ngày sẽ gặt hái được thành công, điển hình như hát được nốt cao, xuống được nốt thấp một cách tự nhiên.

- Không nên hát ngoài tông giọng: Có thể bạn sẽ học được một số mẹo để hát giọng hay hơn nhưng những mẹo như vậy sẽ khiến bài hát của bạn trở nên không tự nhiên, giọng hát của bạn bị lạc tông khiến cho bài hát trở nên “thảm hại”.

- Luyện tập độ rung: Để rung môi, bạn hãy thổi không khí qua đôi môi, cách này sẽ làm cho môi va chạm và rung lên. Âm thanh giống như tiếng br, phát ra khi bạn gặp lạnh. Nếu môi bạn ở trạng thái căng khi bạn thở ra, chúng sẽ không rung. Vì vậy, bạn nên cố gắng thư giãn đôi môi của mình, và nếu điều này không hiệu quả, hãy đẩy khóe miệng về phía mũi khi tập luyện.

- Uống nhiều nước: Uống nhiều nước giúp bôi trơn và giữ ẩm cho dây thanh quản để chúng dễ dàng mở và đóng khi hát. Các loại thức uống không đường, không chứa Caffein, không chứa cồn cũng không nên sử dụng trong quá trình luyện hát. Cố gắng uống ít nhất 2-3 lít nước mỗi ngày để tốt cho giọng hát và sức khỏe. Ngoài ra, bạn nên uống nước ấm và mật ong, chanh vào mỗi buổi sáng sẽ rất tốt cho thanh quản của bạn, đồng thời hạn chế được tình trạng viêm họng khi thời tiết giao mùa. 

Uống nhiều nước giúp bôi trơn thanh quản

Tập luyện mỗi ngày như nào để hát hay?

- Một cách hát hay cho người hát dở đó là bạn hãy tìm kiếm cho mình một chiếc micro không cần quá đắt tiền nhưng nó có thể kết nối được với máy tính.

- Bạn bắt đầu hát và ghi âm giọng hát của mình trên máy tính, điện thoại sau đó phát lại âm thanh vừa ghi.

-  Bài hát bạn chọn cần phải dễ hát. Không những thế, bạn cần cố gắng thuộc lời trước ghi âm để cho việc hát trở nên thuận lợi.

>>> Xem ngay:4 Cách lấy hơi khi hát và một số lưu ý lấy hơi bạn nên biết

Có phương pháp tập luyện mỗi ngày khoa học

- Sau khi đã thu âm thành công, bạn hãy tua lại từ đầu để xem giọng hát của mình như thế nào. Dù bạn có hát dở, không tốt hoặc tệ đến đâu thì khi nghe lại bản thu âm bạn sẽ có thể rút ra được kinh nghiệm cho những lần sau. 

Với những chia sẻ về cách hát hay cho người hát dở ở bài viết trên, hy vọng các bạn có thể cải thiện được giọng hát của mình một cách hiệu quả. Không những thế, thông qua khóa học được giới thiệu, các bạn sẽ tự tin hơn với chất giọng của mình vì mỗi người sinh ra không ai có thể hát hay khi chưa có sự luyện tập. 

Unica gợi ý cho bạn: Khóa học " Học hát từ xa - nhanh và giản đơn"

XEM TOÀN BỘ KHÓA HỌC TẠI ĐÂY


Tags: Hát

Video liên quan

Chủ Đề