Tại sao khi muốn đi tiểu thì nên đi ngay không nên nhịn lâu Sinh 8

/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhin-tieu-nhieu-tac-hai/

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Hùng - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Với kinh nghiệm trên 36 năm trong nghề, bác sĩ có kinh nghiệm trong điều trị các bệnh lý về nội tiết – đái đường và thận.

Hiện nay, có rất nhiều người vẫn đang giữ thói quen nhịn tiểu mà không hề biết về những hệ lụy đáng kể mà nó có thể mang lại sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe trong tương lai. Trong thực tế, nhịn tiểu khá bình thường và không ảnh hưởng đến sức khỏe cho đến khi nó trở thành một thói quen gây ra tác hại lâu dài như bí tiểu hoặc thậm chí tổn hại đến thận.

Bàng quang người trưởng thành trung bình chứa được khoảng 420 ml chất lỏng, tuy nhiên giới hạn này có thể tăng lên tới 800 ml nhờ khả năng co giãn của bàng quang. Khi bàng quang căng đầy, cơ thể sẽ tự động phát tín hiệu cho não bộ để tạo cảm giác muốn đi tiểu, việc thường xuyên kìm nén sự giải tỏa tự nhiên này có thể gây nên các hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe trong tương lai.

Không thể xác định được nhịn tiểu bao lâu là ảnh hưởng đến sức khỏe vì khả năng này tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người cũng như tình trạng mất nước, lượng nước đã uống và chức năng của bàng quang. Tuy nhiên, càng nhịn tiểu lâu thì càng tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển gây hại cùng với việc căng giãn bàng quang quá mức chịu đựng.

Tại sao khi muốn đi tiểu thì nên đi ngay không nên nhịn lâu Sinh 8

Thói quen nhịn tiểu xảy ra trong nhiều năm sẽ làm bệnh nhân mất khả năng kiểm soát các cơ vòng ngoài bàng quang

Về mặt bản chất, khi nhịn tiểu không chỉ có bàng quang giãn ra mà các cơ vòng bên ngoài cũng bị kéo căng, điều này xảy ra thường xuyên sẽ rất nguy hại khi các cơ có chức năng giữ bàng quang để tránh nước tiểu rò rỉ ra ngoài. Thói quen nhịn tiểu xảy ra trong nhiều năm sẽ làm bệnh nhân mất khả năng kiểm soát các cơ vòng ngoài bàng quang khiến nước tiểu rò rỉ tạo thành nguyên nhân khởi nguồn cho một chuỗi các bệnh lý tại thận và ngoài thận như nhiễm khuẩn niệu đạo, bàng quang, thận.

Bàng quang hạn chế khả năng giữ nước tiểu không những khiến bệnh nhân phải tiểu nhiều hơn mà còn có thể gây bí tiểu, thậm chí trong tình huống nghiêm trọng khi nước tiểu ứ đọng ở bàng quang có thể chảy ngược vào thận dẫn tới suy thận và tử vong. Chính vì vậy để bảo vệ cho chức năng thận, cần chú ý không nên nhịn tiểu lâu dài và khi có bất kỳ dấu hiệu nào cũng nên đến ngay các cơ sở y tế để khám và điều trị.

Tại sao khi muốn đi tiểu thì nên đi ngay không nên nhịn lâu Sinh 8

Cần hạn chế tối đa việc nhịn tiểu và đáp ứng nhu cầu tiểu tiện nhanh nhất có thể

Đây là câu hỏi rất thường gặp của người có thói quen nhịn tiểu khi lo sợ việc nhịn tiểu sẽ dẫn tới sỏi thận, thực tế cho thấy lo lắng này là hoàn toàn có cơ sở khi sỏi thận được hình thành do sự bất thường về cân bằng nước, muối và chất khoáng trong nước tiểu. Chính việc nhịn tiểu đã vô tình tạo ra sự bất thường trong bàng quang khi lượng nước tiểu vượt quá khả năng cho phép dễ tạo thành sự mất cân bằng và dẫn tới sỏi thận.

Sỏi thận khiến người bệnh khi đi tiểu bị đau đớn và có máu trong nước tiểu do viên sỏi làm tổn thương ống tiết niệu trong quá trình di chuyển. Điều trị sỏi thận tùy thuộc vào kích cỡ của viên sỏi, nếu sỏi nhỏ có thể chỉ dùng thuốc và uống đủ nước là được, nếu kích thước lớn thì tán sỏi hoặc phẫu thuật là phương pháp được chọn.

Ngoài ra, nhịn tiểu cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới một số bệnh lý sau đây:

  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: không thể không nhắc đến nhiễm khuẩn khi nhịn tiểu lâu chính là tác nhân tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển và lây lan. Triệu chứng của bệnh thường bao gồm tiểu đục, tiểu máu, tiểu buốt hoặc hay buồn tiểu, kèm với đó là triệu chứng của nhiễm trùng lên toàn thân như sốt nhẹ, mệt mỏi. Kháng sinh được chỉ định trong hầu hết các trường hợp nhiễm khuẩn này với kháng sinh uống cho nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới và kháng sinh tiêm tĩnh mạch với nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên
  • Viêm bàng quang kẽ: việc giữ nước tiểu quá lâu cũng có thể gây viêm bàng quang kẽ với các triệu chứng đi tiểu thường xuyên và khung xương chậu đau đớn. Bệnh chỉ chủ yếu được điều trị nhằm giảm nhẹ triệu chứng
  • Suy thận: Là biến chứng sau cùng của các bệnh lý liên quan tới tiết niệu, ở đây nguyên nhân dẫn tới suy thận được xác định là do nhịn tiểu quá lâu làm nước tiểu chảy ngược về thận gây suy thận. Triệu chứng của bệnh đặc trưng bởi tình trạng thận không lọc được các độc tố và chất thải ra khỏi máu khiến cơ thể bầm tím, phân có máu và thể trạng cực kì giảm sút. Phương pháp điều trị khi bệnh nhân suy thận là cân bằng lượng chất lỏng trong máu và thải độc tố ra khỏi cơ thể để phục hồi chức năng thận. Khi thận suy quá nặng thì chạy thận hoặc thậm chí ghép thận là phương pháp bắt buộc.

Nhịn tiểu không phải là một thói quen tốt cho cơ thể đặc biệt là đối với hệ tiết niệu, chính vì vậy dù trong bất kể trường hợp nào cần hạn chế tối đa việc nhịn tiểu và đáp ứng nhu cầu tiểu tiện nhanh nhất có thể. Khi đã có các dấu hiệu ban đầu liên quan tới tiết niệu thì cần được thăm khám ngay để chẩn đoán và điều trị sớm nhất có thể.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 1/8 - 31/12/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

Giải Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 2 - Chương 7 - Sinh học 8

Đề bài

I. Phần tự luận (5 điểm)

Câu 1.(2,5 điểm) Hoàn thành bảng sau:

STT

Các thói quen sống khoa học

Cơ sở khoa học

1

Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu

2

Khẩu phần ăn uống hợp lí:

-          Không ăn quá nhiều prôtêin, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi.

-   Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại.

-   Uống đủ nước.

3

Khi muốn đi tiểu thì nên đi ngay, không nên nhịn lâu.

Câu 2.(2,5 điểm) Sự dị hoá khác bài tiết như thế nào ? Tại sao sự thiếu ôxi lâu dài sẽ khiến hoạt động hấp thụ và bài tiết tiếp của ống thận kém hiệu quả ?

II. Phần trắc nghiệm (5 điểm)

Câu 1.(2 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất:

1. Mỗi đơn vị chức năng của thận gồm có

A. Nang cầu thận, ống thận.

B. Cầu thận, nang cầu thận, ống thận,

C. Cầu thận, nang cầu thận.

D. ống thận, cầu thận.

2. Nhịn đi tiểu lâu có hại vì

A. Dễ tạo sỏi thận và hạn chế hình thành nước tiểu liên tục.

B. Dễ tạo sỏi thận và có thể gây viêm bóng đái.

C. Hạn chế hình thành nước tiểu liên tục và có thể gây viêm bóng đái.

D. Dễ tạo sỏi thận, hạn chế hình thành nước tiểu liên tục và có thể gây viêm bóng đái.

3. Cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu là

A. Hai quả thận.

B. ống dẫn nước nước tiểu,

C. Bóng đái.

D. ống đái.

4. Sự tạo thành nước tiểu có đặc điểm

A. diễn ra liên tục.

B. diễn ra gián đoạn.

C. tuỳ từng thời điểm có thể liên tục hoặc gián đoạn.

D. diễn ra khi trao đổi chất quá nhiều.

Câu 2.(1,5 điểm)

Chọn cụm từ cho sẵn điền vào chỗ trống cho phù hợp với các câu sau :

Sự tạo thành nước tiểu diễn ra ở ... (1) ... đầu tiên là quá trình ... (2) ... ở cầu thận để .. .(3).... ở nang cầu thận.

a. cầu thận                                           

b. tạo nước tiểu chính thức

c. tạo thành nước tiểu đầu                    

d. lọc máu

Câu 3.(1,5 điểm) Ghép nội dung ở cột 1 với cột 2 và ghi kết quả vào cột 3

Cột 1

Cột 2

Cột 3

1. Khi cầu thận bị viêm

A. Quá trình hấp thụ lại các chất bị rối loạn

1…………

2. Đường dẫn ống tiểu bị nghẽn

B. Quá trình lọc máu bị ngừng trộ

2……………

3. Tế bào ống thận bị tổn thương

C. Hoạt động bài tiết nước tiểu bị ách tắc

3…………..

Lời giải chi tiết

I. Phần tự luận (5 điểm)

Câu 1. (2,5 đim)

Srr

Các thói quen sống khoa học

Cơ sở khoa học

1

Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu.

Hạn chế tác hại của các vi sinh vật gây bệnh.

2

Khẩu phần ăn uống hợp lí:

- Không ăn quá nhiều prôtêin, quá mặn, quá chua, quá nhiẻu chất tạo sỏi.

- Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại.

- Uống đủ nước.

- Không để cho thận làm việc quá nhiêu và hạn chế khả năng tạo sỏi.

- Hạn chế tác hại của các chất độc

- Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lọc máu được liên tục.

3

Khi muốn đi tiểu thì nên đi ngay, không nên nhịn lâu.

-Tạo điều kiện thuận lợi cho sự tạo thành nước tiểu được liên tục.

- Hạn chế khả năng tạo sỏi ở bóng đái.

Câu 2.(2,5 điểm)

- Dị hoá phân giải các chất đặc trưng thành chất đơn giản và bẻ gãy các liên kết hoá học giải phóng năng lượng, xảy ra ở các tế bào. Bài tiết thải các sản phẩm phân huỷ và sản phẩm thừa của dị hoá ra môi trường ngoài như phân, nước tiểu, mồ hôi, CO2, xảy ra ở các cơ quan.

- Sự thiếu ôxi lâu dài sẽ khiến hoạt động hấp thụ và bài tiết tiếp của ống thận kém hiệu quả là do : Bằng tính toán và thực nghiệm người ta thấy rằng : khối lượng của thận chỉ bằng 0,5% khối lượng của cơ thể nhưng đã sử dụng lượng ôxi bằng 8% nhu cầu toàn cơ thể. Đặc biệt lượng ôxi dành cho thận chủ yếu lại là cho hoạt động của ống thận, tới 70%.

II. Phần trắc nghiệm (5 điểm)

Câu 1. (2 điểm)

Câu 2.(1,5 điểm)

Câu 3.(1,5 điểm)

 Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 8 - Xem ngay