Tại sao lại bị mắt cá chân

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Mai Anh Kha - Bác sĩ ngoại Chấn thương chỉnh hình - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Trật khớp mắt cá chân là tình trạng khá phổ biến thường gặp trong hoạt động bình thường hàng ngày. Trật mắt cá chân cũng có thể khiến bạn vô cùng đau đớn. Đau có thể nhẹ hoặc nặng, tùy thuộc vào tình trạng của bạn. Mắt cá chân có thể bị biến dạng và không thể di chuyển mắt cá chân của mình. Để điều trị dứt điểm tình trạng đó, bạn cần biết sơ cứu và điều trị trật mắt cá chân.

Chẩn đoán trật mắt cá chân qua khám lâm sàng. Sau đó bác sĩ sẽ yêu cầu các xét nghiệm hình ảnh để có những đánh giá chính xác hơn về xương và các mô mềm. Bao gồm:

  • X-quang: Cung cấp hình ảnh giúp bác sĩ đánh giá tình trạng xương được tốt hơn;
  • Chụp cộng hưởng từ: Nếu bác sĩ nghi ngờ nứt xương, tổn thương dây chằng nghiêm trọng hoặc tổn thương bề mặt khớp mắt cá sẽ chỉ định chụp MRI;
  • Chụp CT: Sự kết hợp những hình ảnh X-quang từ nhiều góc độ khác nhau bằng máy tính để tạo ra những hình ảnh mặt cắt cho thấy chi tiết hơn bên trong cơ thể bao gồm xương và khớp.

Khi trật khớp mắt cá chân, bạn có thể áp đá vào mắt cá bị thương để giảm sưng và đau

Điều trị trật mắt cá chân có thể đi qua 3 giai đoạn:

  • Nắn lại khớp cổ chân về lại tư thế bình thường;
  • Giai đoạn 1: Điều trị và chăm sóc nhằm mục đích giảm sưng và bảo vệ mắt cá chân bị thương. Phương pháp điều trị chính trong giai đoạn này là nghỉ ngơi;
  • Giai đoạn 2: Các phương pháp điều trị được sử dụng để tăng tính linh hoạt và cải thiện phạm vi chuyển động;
  • Giai đoạn 3: Điều trị được sử dụng để giúp bạn trở lại cuộc sống hàng ngày của mình. Bạn có thể sử dụng mắt cá chân như bạn đã từng sử dụng trước đây.

2.1 Cách chữa trật mắt cá chân bằng các phương pháp đơn giản

  • Nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi tại giường nếu bạn bị bong gân mắt cá chân. Bạn không nên di chuyển hoặc làm bất cứ điều gì ảnh hưởng đến mắt cá chân bị thương. Điều này giúp ngăn ngừa tình trạng trở nên tồi tệ hơn;
  • Chườm đá lạnh: Bạn áp đá vào mắt cá bị thương để giảm sưng và đau. Bạn đặt đá lạnh vào mắt cá chân bị đau từ 15 đến 30 phút mỗi 4 hoặc 5 giờ. Nếu bạn gặp một số vấn đề về sức khỏe như bệnh tiểu đường hoặc bệnh tim mạch, hãy nói với bác sĩ trước khi bạn sử dụng bất kỳ điều trị nào;
  • Đè ép: Sau khi sưng biến mất, bạn có thể sử dụng nẹp hoặc băng để giúp giữ cho mắt cá ổn định và hỗ trợ cho mắt cá bị thương. Bạn chú ý không quấn mắt cá chân quá chặt, vì như vậy sẽ khiến máu không thể chảy bình thường vào vùng bị ảnh hưởng;
  • Nâng cao: Bạn nâng mắt cá chân cao trên tim trong 48 giờ đầu sau khi bị thương [bằng cách nằm và kê cao chân].

2.2 Điều trị không phẫu thuật

  • Nạng và nẹp: Bác sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng nạng hoặc nẹp nếu bạn cảm thấy khó đi bộ;
  • Bất động: Phương pháp điều trị này sử dụng thiết bị đặc biệt để giữ cho mắt cá chân bị thương của bạn ổn định và ngăn ngừa thương tích thứ phát xảy ra. Bác sĩ của bạn có thể yêu cầu bạn đặt một ít áp lực trên mắt cá chân bị ảnh hưởng. Những thiết bị đặc biệt này có thể được gỡ bỏ khi không cần thiết nữa;
  • Vật lý trị liệu: Vật lý trị liệu có thể được khuyến cáo ngay sau khi sưng phù đã giảm. Nhà trị liệu có thể sử dụng thiết bị hoặc dạy cho bạn một số bài tập để giúp bạn lấy lại chức năng hoạt động như trước;
  • Sử dụng băng dán cơ Rock Tape: Băng Rock Tape có nguồn gốc từ Nhật Bản, được nhiều chuyên gia vật lý trị liệu khuyên dùng. Với tác dụng loại bỏ các chỗ sưng/bầm tím và giảm đau, Rock Tape được coi là loại băng dán cơ hỗ trợ vận động tốt nhất thế giới hiện nay.

Một số trường hợp cần phẫu thuật, ví dụ trong trường hợp mắt cá chân không tốt hơn sau khi điều trị bằng các phương pháp không phẫu thuật hoặc mắt cá bị sưng tồi tệ hơn

Hầu hết tình trạng đau mắt cá chân bị bong gân có thể trở nên tốt hơn với phương pháp điều trị và chăm sóc không phẫu thuật, vì vậy phẫu thuật thường không được khuyến cáo.

  • Nhưng một số trường hợp cần phẫu thuật, ví dụ trong trường hợp mắt cá chân không tốt hơn sau khi điều trị bằng các phương pháp không phẫu thuật hoặc mắt cá bị sưng tồi tệ hơn. Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ các mảnh xương và sụn lỏng lẻo hoặc sửa chữa các dây chằng bị rách, gân ở chân và mắt cá chân [bằng phương pháp mổ nội soi hoặc mổ hở];
  • Nạng, thanh nẹp, cố định và phục hồi cơ thể có thể được khuyến cáo sau khi phẫu thuật để bảo vệ mắt cá chân và lấy lại sức mạnh, tính linh hoạt và phạm vi chuyển động bị mất do chấn thương.

  • Với phương pháp điều trị không phẫu thuật, mắt cá chân bị bong gân có thể cải thiện trong vòng từ 2 - 4 tuần; mắt cá bị bong gân nặng có thể mất thời gian từ 6 - 12 tuần để hồi phục.
  • Nếu bạn cần phải phẫu thuật, có thể mất vài tuần hoặc vài tháng để mắt cá trở lại bình thường.

Điều trị bệnh bằng thuốc:

Trong phần lớn các trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc giảm đau như ibuprofen, naproxen hay acetaminophen để kiểm soát cơn đau và giảm sưng.

Điều trị bệnh bằng liệu pháp vật lý:

Khi chỗ sưng đã đỡ, bạn sẽ cần thực hiện một số bài tập để tránh cứng khớp, tăng sức mạnh mắt cá chân và ngăn chặn các vấn đề kinh niên về mắt cá. Các liệu pháp đều có những bài tập riêng nhằm giúp rèn luyện sự cân bằng và ổn định.

Trong phần lớn các trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc giảm đau

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh bong gân mắt cá chân?

Sau khi phẫu thuật, bạn sẽ cần mang nẹp bảo vệ để cố định khớp và làm lành dây chằng. Bên cạnh đó, bạn cần tiến hành điều trị phục hồi chức năng để giúp bạn trở lại bình thường. Bạn có thể mất mất từ vài tuần đến nhiều tháng phụ thuộc vào mức độ và số lượng chấn thương.

Bong gân mắt cá chân tuy nhẹ nhưng bạn không nên xem thường. Mắt cá chân nói riêng và vùng cổ chân nói chung khi bị bong gân hoặc trật khớp thường xuyên sẽ dễ dẫn đến lỏng khớp. Sau này, với một chấn thương nhẹ cũng có thể làm bong gân tái phát. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa về cách chăm sóc và sinh hoạt để bảo vệ mắt cá chân bị tổn thương. Tránh tháo băng hoặc hoạt động mạnh sớm làm cản trở sự hồi phục của dây chằng.

Trung tâm Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City là chuyên khoa chuyên điều trị các chấn thương và tình trạng bệnh liên quan đến hệ thống cơ xương khớp và dây chằng.

Trung tâm có thế mạnh chuyên môn trong phẫu thuật, điều trị các bệnh lý:

  • Thay thế một phần hoặc toàn bộ đoạn xương và khớp nhân tạo;
  • Thay khớp háng, gối, khuỷu tay;
  • Thay khớp vai đảo ngược, các khớp nhỏ bàn ngón tay đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam;
  • Phẫu thuật nội soi khớp tái tạo và sửa chữa các tổn thương dây chằng, sụn chêm;
  • Ung thư xương, u xương và mô mềm cơ quan vận động;
  • Phục hồi chức năng chuyên sâu về Y học thể thao;
  • Phân tích vận động để chẩn đoán, theo dõi và cải thiện thành tích cho các vận động viên; chẩn đoán và hỗ trợ phục hồi cho người bệnh.

Trung tâm đang áp dụng các công nghệ hiện đại, tối tân vào điều trị như công nghệ tái tạo hình ảnh 3D và in 3D xương, khớp nhân tạo, công nghệ trợ cụ cá thể hóa được chế tạo và in 3D, công nghệ chế tạo và ứng dụng xương khớp nhân tạo bằng các vật liệu mới, kỹ thuật phẫu thuật chính xác bằng Robot.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Mắt cá chân bị sưng nhưng không đau xuất hiện tương đối phổ biến, đặc biệt ở những người lớn tuổi. Tình trạng này là do sự tích tụ chất lỏng dư thừa trong các mô mềm ở cẳng chân. Nhiều bệnh lý và rối loạn khác nhau có thể dẫn tới sưng mắt cá chân nhưng không gây đau. Trong một số trường hợp, triệu chứng này sẽ nhanh chóng biến mất và không phải là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe nào nghiêm trọng cả. Tuy nhiên mắt cá chân bị sưng nhưng không đau đôi khi lại ẩn dấu nhiều nguyên nhân tiềm ẩn nguy hiểm.

Ít hoạt động thể chất

Cơ bắp không hoạt động trong thời gian kéo dài có thể gây ra huyết khối ở cẳng chân, thường xuyên dẫn đến rò rỉ chất lỏng vào mô mềm và sưng mắt cá chân. Đi ô tô hoặc ngồi máy bay đường dài cũng có thể dẫn tới tình trạng sưng mắt cá chân nhưng không đau. Những người có nghề đòi hỏi phải ngồi lâu cũng có thể phát triển bệnh sưng mắt cá chân, gọi là phù ngoại vi. Kéo dãn cơ bắp thường xuyên khi phải ngồi nhiều và đi lại nhẹ nhàng có thể giúp làm giảm sưng mắt cá chân do ít hoạt động.

Mang thai

Phụ nữ mang thai cũng thường gặp tình trạng mắt cá chân bị sưng, đặc biệt là vào những tháng cuối của thai kỳ.

Phụ nữ mang thai cũng thường gặp tình trạng mắt cá chân bị sưng, đặc biệt là vào những tháng cuối của thai kỳ. Hàm lượng muối và nước duy trì góp phần làm sưng phù mắt cá chân do mang thai. Áp suất tăng lên trong tĩnh mạch chân thường dẫn đến sự rò rỉ chất lỏng vào các mô mềm của mắt cá chân. Mặc dù sưng phù mắt cá chân thường là vô hại trong thời gian mang thai nhưng nếu tình trạng này diễn ra đột ngột hoặc sưng rất nghiêm trọng thì có thể đây là dấu hiệu của chứng tiền sản giật – một biến chứng nghiêm trọng trong thai nghén.

Thừa cân và béo phì

Sưng mắt cá chân cũng gặp nhiều ở những người bị béo phì, thừa cân. Mỡ cơ thể dư thừa làm gia tăng sức ép lên tĩnh mạch ở chân và vùng bụng, tăng áp lực trong các mạch máu và thúc đẩy sự rò rỉ chất lỏng vào các mô mềm. Cơ thể ít vận động còn làm tăng thêm áp lực rong tĩnh mạch chân. Các tác động kết hợp của chất béo cơ thể dư thừa và không hoạt động thường xuyên dẫn đến sưng mắt cá chân. Giảm cân và tăng hoạt động thể lực có thể giúp làm giảm bong gân mắt cá do khối lượng cơ thể thừa.

Sưng mắt cá chân cũng gặp nhiều ở những người bị béo phì, thừa cân.

Suy tim

Mắt các chân sưng nhưng không đau là triệu chứng phổ biến ở những người bị suy tim ở mức độ từ vừa đến nặng. Khả năng bơm máu của tim suy yếu làm cho máu tụ lại ở chân và thận tích nước. Những yếu tố này thường xuyên dẫn đến sưng mắt cá chân, cẳng chân và bàn chân. Tình trạng sưng mắt cá chân đột ngột trở nặng có thể cho thấy suy tim đã tiến triển phức tạp.

Bệnh thận

Sưng mắt cá chân nhưng không đau là một triệu chứng phổ biến của bệnh thận cấp tính hoặc mãn tính. Thận điều hoà khối lượng H2O và muối khoáng trong cơ thể. Bệnh thận thường gây ra tình trạng ứ nước và muối bất thường. Hạn chế tiêu thụ muối có thể giúp làm giảm sưng phù mắt các chân tuy nhiên bất cứ thay đổi nào về chế độ ăn uống cũng phải được thảo luận với bác sĩ điều trị.

Nên thăm khám sớm để biết nguyên nhân gây sưng mắt cá chân.

Nguyên nhân khác

Một số bệnh khác có thể dẫn đến sưng mắt cá chân. Xơ gan hoặc suy gan có thể dẫn đến triệu chứng này do các cơ chế phức tạp dẫn tới việc cơ thể tích muối và nước. Suy dinh dưỡng nặng, đặc biệt với những trường hợp thiếu đạm, cũng có thể dẫn đến sự rò rỉ chất lỏng vào các mô mềm ở chân dưới.
Suy giáp hoặc cường giáp cũng có thể gây ra triệu chứng sưng mắt cá chân nhưng không đau. Phẫu thuật khung xương chậu hoặc điều trị phóng xạ ở vùng bụng dưới hoặc khung chậu có thể dẫn đến mắt cá chân bị sưng phù do tổn thương hệ thống bạch huyết ở những khu vực này.

Cách xử lý

Trừ khi có một nguyên nhân rõ ràng, chẳng hạn như mang thai hoặc vừa trải qua một chuyến đi dài ngày bằng ô tô hay máy bany, nên tới bệnh viện để kiểm tra càng sớm càng tốt nếu bị sưng mắt cá chân. Mặc dù đa số các nguyên nhân gây ra tình trạng này thường không nguy hiểm, một số bệnh lý tiềm ẩn có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng. Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay nếu bị suy tim, thận hoặc gan và phát hiện thấy sưng phù mắt cá chân kèm theo hụt hơi, khó thở, chóng mặt, chóng mặt hoặc lú lẫn.

Video liên quan

Chủ Đề