Tại sao mọi người lại ghét dân thanh hóa

– Quê hương là gốc rễ, nguồn cội và là niềm tự hào của mỗi người. Thế nhưng trong xã hội hiện nay vẫn tồn tại một bộ phận người có hành động chê bai, kì thị những vùng quê khác. Thậm chí có những người miệt thị cả quê hương, nơi sinh ra và lớn lên của chính mình.

Chối từ ở ghép

Bạn đang xem: tại sao người thanh hóa bị ghét

Thanh Hiền [quê Nghệ An, SV ĐH Ngoại Thương Hà Nội] chia sẻ, đầu năm học, Hiền và người bạn đi từ sáng sớm tới trưa mới tìm được một phòng trọ khá ưng ý ở khu vực Cầu Giấy. Khi quyết định ký hợp đồng thuê thì cả hai ớ người khi được hỏi quê ở đâu. “Bọn mình thật thà trả lời bọn cháu ở quê Nghệ An thì ngay lập tức nhận được ánh nhìn khó chịu và lời từ chối khéo của nhà chủ khiến hai đứa đành ra về mà trong lòng ấm ức”, Hiền bức xúc.

Thậm chí nhiều người khi đăng những mẩu tin tìm người ở ghép đã thẳng thừng ghi rõ không tiếp nhận dân Thanh Hoá – Nghệ An mà không kèm theo lý do cụ thể nào.

Cũng chung hoàn cảnh, Trung Quân [SV năm 3 Đại học Bách khoa Đà Nẵng] cho biết: “Mình thỉnh thoảng vẫn gặp phải thái độ kỳ thị của một số người khi biết mình là người Nghệ An vì họ nghĩ dân mình hay gây gổ đánh nhau nhưng vẫn chưa có gì quá đáng lắm”.

Khu công nghiệp tẩy chay

Từ năm 2006, có một thực tế là trong các khu công nghiệp ở Bình Dương, tình trạng phân biệt trong việc tuyển dụng lao động đối với những người quê Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh diễn ra khá mạnh mẽ gây rất nhiều khó khăn cho người lao động ba tỉnh này.

Đang hot: Vì sao nói gãy xương liên quan đến lứa tuổi

Một độc giả có nickname Kevin Le cho biết: “Tôi hiện đang sống ở Dĩ An, Bình Dương, cách không xa các KCN Sóng Thần, Đồng An, Bình Đường, Linh Trung I, II. Cách đây khoảng 2 năm đã nghe 1 anh làm tổ trưởng sản xuất cho một công ty nước ngoài ở KCN Linh Trung nói rằng theo chỉ thị từ các sếp người nước ngoài, anh không được nhận công nhân từ 3 tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh vào làm trong công ty. Cũng thời gian ấy, tôi chở đứa em đi nộp hồ sơ xin việc trong KCN Sóng Thần, thấy ít nhất 2 công ty dán giấy trước cổng “Không nhận nam công nhân Thanh-Nghệ-Tĩnh”.

Còn bạn có nickname TuanDang thì cho rằng: “Thật ra thì tình trạng tẩy chay người Thanh-Nghệ-Tĩnh không mới mà đã tồn tại khá lâu rồi. Và cũng không riêng gì ở các khu công nghiệp, khu chế xuất mà còn là trên rất nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nữa”.

“Công nhân nam từ Nghệ An – Hà Tĩnh đã từ lâu khó xin việc ở trong Nam rồi, lý do cũng chỉ vì hay gây gổ đánh nhau, gây mất trật tự, chứ cũng chả có lý do gì khác đâu. Còn đối với nữ thì xin việc vẫn dễ”, bạn đọc luucong chia sẻ.

Điển hình như vụ mới đây nhất [4/11], anh Nguyễn Đức Nghĩa [20 tuổi, ngụ phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng] khi câu cá về đi ngang qua cổng Công ty Lilama 45-3 [đóng trên cùng địa bàn] đã bị các công nhân của công ty này vô cớ vây đánh trọng thương. Vụ việc khiến người dân địa phương bức xúc kéo đến bao vây chỗ ở các công nhân này để tìm gặp để hỏi cho ra lẽ, một số người dân không kìm chế đã đập phá đồ đạc trong nhà máy gây nên cảnh hỗn loạn. Người dân ở đây cho biết nhóm thanh niên địa phương và một số công nhân [hầu hết là người Thanh Hóa và Nghệ An] từng mâu thuẫn dẫn đến xích mích và có xảy ra va chạm với nhau.

Dù chưa biết thực hư bên nào đúng – sai, nhưng vụ việc lại một lần nữa khiến những người sẵn có ấn tượng không mấy tốt về thanh niên, công nhân vùng Thanh – Nghệ được đà nói tới.

Và vô vàn chuyện kỳ thị “dở khóc dở cười” khác…

Cách đây không lâu, ba sinh viên theo học tại trường Cao đẳng Xây dựng Nam Định đã dùng phầm mềm chỉnh sửa logo về Lễ kỷ niệm 750 năm Thiên Trường của người dân Nam Định thành một hình ảnh rất phản cảm và vô văn hoá sau đó đăng lên trang facebook cá nhân của mình.

Tham khảo: Lỗi không vào được 192.168.1.1: Nguyên nhân và cách khắc phục

Những nam sinh này đã chèn thêm dòng chữ: “Nam Định rẻ rách phong cách rẻ lau” lên phía trên của logo và sửa dòng chữ Nam Định trên logo thành Hai Ngón. Chính sự coi thường và có phần kỳ thị này đã khiến cho nhiều bạn trẻ Nam Định tức giận và truy lùng xem những anh chàng này là ai mà lại dám xúc phạm quê hương của họ như vậy. Sự việc chỉ tạm lắng xuống khi một trong ba nam sinh đã quay một clip gửi lời xin lỗi chân thành tới toàn thể nhân dân Nam Định.

Hay như một nam sinh tên H. [quê Tuyên Quang], sinh viên trường ĐH Công Nghệ – ĐHQG Hà Nội đã phải công khai xin lỗi vì đã “ném đá”, miệt thị người dân Thanh Hoá trên trang mạng xã hội. H. đã lập một trang có tên “Hiệp hội những người ghét dân Thanh Hóa” và qua đó đã có những lời lẽ bôi nhọ, đả kích các bạn sinh viên quê Thanh Hoá.

Đỉnh điểm sự việc là nhiều người Thanh Hoá kéo đến ký túc xá ĐHQG Hà Nội và đòi H. phải ra mặt làm rõ trắng đen, vì thấy quá đông người đến nên H. đã phải nhờ tới sự giúp đỡ của Ban Quản lý Ký túc xá và lực lượng công an phường. H. đã phải xin lỗi trực tiếp tới những người Thanh Hoá có mặt ngày hôm đó đồng thời trang Hội những người ghét dân Thanh Hoá cũng bị xóa bỏ.

Hãy dừng lại hành động xấu xí này!

Thời gian gần đây, trong cộng đồng cư dân mạng nổi lên clip “Quê tôi Thanh Hoá” do nhóm sinh viên ĐH Sân khấu Điện ảnh thực hiện thể hiện tình yêu đối với quê hương Thanh Hoá của mình. Chỉ sau 5 ngày được chia sẻ trên youtube, clip đã có hơn 300 nghìn lượt xem. Với ca từ, nội dung khá ấn tượng và ý nghĩa, clip đã khiến những người lâu nay có cái nhìn phiến diện, chủ quan có cái nhìn mới về mảnh đất và con người Thanh Hoá.

Trả lời phỏng vấn một tờ báo mạng về sự kỳ thị, phân biệt vùng miền, Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược và khoa học – Bộ Công an cho rằng: “Về lâu về dài, cần có những biện pháp giải quyết thực trạng này. Tất nhiên, chắc chắn là không thể nào xóa bỏ triệt để sự phân biệt vùng miền, nhưng phải làm sao để điều này không ảnh hưởng tới việc công, tới sự phát triển của đất nước, xã hội. Muốn làm được điều này thì phải khắc phục trước tiên từ cấp lãnh đạo. Đây là con đường ngắn nhất, nhanh nhất để hạn chế sự phân biệt vùng miền. Chừng nào giới lãnh đạo vẫn còn phân biệt vùng miền thì không thể nào giải quyết được vấn đề này”.

Thiết nghĩ, lối suy nghĩ đánh giá người khác theo kiểu cực đoan “vơ đũa cả nắm” đang dần ăn sâu vào nhận thức một bộ phận người không chỉ gây mất đoàn kết giữa các vùng miền mà còn nảy sinh những hệ lụy lâu dài nếu không được nhận thức lại.

Hương Ngân

Đọc thêm: Vì sao nói tuyến tụy là tuyến pha

Chiều 18/8, Trường ĐH KHXH&NV ĐHQG-HCM đã tổ chức tọa đàm “Xây dựng phương pháp nghiên cứu tính cách vùng miền: Trường hợp tính cách người Thanh Hóa”, GS.TSKH Trần Ngọc Thêm là báo cáo viên.

    Đặt vấn đề về nghịch lý tính cách người Thanh Hóa: Vì sao xưa xứ Thanh là đất anh hùng, nơi sinh ra nhiều đời vua chúa, nhưng nay người lao động Thanh Hóa không được đón tiếp ở nhiều nơi?, GS.TSKH Trần Ngọc Thêm cho rằng: “Bí ẩn của nghịch lý là ở chỗ vị trí trung gian đặc biệt của vùng đất này”.

    Theo GS Trần Ngọc Thêm, Thanh Hóa giữ vị trí trung gian giữa thủ phủ của đất nước là miền Bắc với phần còn lại là miền Trung và miền Nam. Một mặt, trong những hoàn cảnh khó khăn, người Thanh Hóa trong lịch sử đã tích hợp được những phẩm chất giá trị của hai miền. Đó là sự bản lĩnh, quyết đoán của người miền Trung, tính linh hoạt, biến báo và khôn ngoan của người miền Bắc.

    “Sự phối hợp hai phẩm chất này trên một vùng đất lý tưởng cho việc khởi nghiệp đã trở thành thế mạnh sản sinh một số lượng vua chúa khổng lồ [48/97 vị vua tính từ thời Trưng Vương và 20/20 chúa], một số lượng nhà chính trị và quân sự khổng lồ” - GS Thêm nhấn mạnh.

    Đồng thời, GS Thêm cũng cho rằng chính vị trí trung gian đặc biệt này đã đem đến Thanh Hóa những hạn chế nghiêm trọng. Đó là sự tích hợp cái xấu, cái phi giá trị của hai miền. “Nguồn gốc người Thanh Hóa bên cạnh người bản địa, là những dòng di dân với nhiều lý do khác nhau [những người cùng đinh, ương bướng, những kẻ lưu đày] từ đồng bằng Bắc bộ, nhất là các tỉnh đông dân giáp ranh và nam Trung Quốc”- ông cho biết.

    Tuy nhiên, GS Trần Ngọc Thêm cho rằng: “Ý nghĩa của việc giải mã nghịch lý Thanh Hóa ở chỗ nhiều tật bệnh của người Thanh Hóa cũng là những tật bệnh của người Việt Nam nói chung. Những gì đã và đang xảy ra với người Thanh Hóa ở Việt Nam cũng đã và đang xảy ra với người Việt Nam ở trên thế giới. Thanh Hóa về cơ bản có thể xem là một Việt Nam thu nhỏ”.

    Và ông kết luận: “Việt Nam nói chung và Thanh Hóa nói riêng phải điều chỉnh hệ giá trị của mình” và “mục tiêu của buổi tọa đàm không phải là xác định hệ thống tính cách người Thanh Hóa mà là bàn về phương pháp nghiên cứu tính cách vùng miền. Để xác định tính cách người Thanh Hóa cần có những nghiên cứu chuyên sâu hơn”.

GS.TSKH Trần Ngọc Thêm, Giám đốc Trung tâm Văn hóa học Lý luận và Ứng dụng, Trường ĐH KHXH&NV ĐHQG-HCM. Ảnh: Đức Lộc

Toàn cảnh buổi tọa đàm. Ảnh: Đức Lộc

ĐỨC LỘC - ANH VŨ
 

Create by : //globalizethis.org

Một câu hỏi lâu nay cứ quanh quẩn trong đầu tôi. Sao người Thanh Hóa bị ghét ?. Không ai có quyền được chọn cha mẹ và quê hương, người Việt Nam ở đâu cũng da vàng tóc đen máu đỏ, người Thanh Hóa càng không khác đi được, họ cũng là người dân việt Nam chỉ khác nhau về vùng địa lý trong cùng lãnh thổ, giọng nói, vậy tại sao người ta lại ghét người THANH HÓA?

Tôi có nghe một số người nhận xét về người Thanh Hóa như sau:

Người thứ nhất là một người có quê gốc Thanh Hóa:

Tôi là 1 người Thanh hóa và tôi vào tphcm sinh sống học và làm việc từ nhỏ[ 17 tuổi].Tình hình đúc kết kinh nghiệm sống của bản thân sau 57 năm sống và làm việc với người Thanh Hóa tôi nhận ra rằng cái người ta ghét ở dân Thanh Hóa là tính tự cao, bất cần, ích kĩ hay dựa dẫm. Chính những người bạn tôi quen cũng như ở ngay bản thân mình tôi biết được điều này, bản chất người Thanh Hóa không xấu nhưng trong mắt họ luôn tự coi mình là nhất[ giống kiểu vua] vì thế họ bất cần mọi người, không xem trọng cảm xúc của 1 ai cả [ tuy nhiên với bản thân thì đó là bề ngoài bên trong tôi vẫn biết mình quá đáng nhưng không thay đổi được điều đó]. Người Thanh Hóa rất ích kĩ, có thì họ ăn không hết thì đạp bỏ, tuyệt đối không cho người khác dù dư thừa. Khi 1 người đặc trưng của Thanh Hóa xa ngã và thất bại họ rất cần giúp đỡ và nghe lời như thể 1 con mèo hiền lành đáng thương, nhưng khi qua khỏi khó khăn họ quay 180 độ và không nhớ gì đến cái gọi là trả ơn cả[ cái này tới năm 22 tuổi tôi mới sửa được], còn chưa kể thậm chí hại luôn cả ân nhân chỉ để vùng lên 1cm. Đọc đến đây thì các bạn Thanh Hóa thông cảm sự thật mất lòng, còn các bạn nơi khác thì hãy lắng nghe và thấu hiểu, khi ra xác định 1 mối quan hệ với ai, thì hãy hết lòng thế thôi, nên biết chấp nhận không thì đừng chơi, mà ghét cũng phải, đến cả tôi còn không thích nổi bản thân huống hồ chi 1 người dưng nước lã. Thân Ái !

Người thứ 2 là một người đi công tác đến 1 vùng của Thanh Hóa:

Có một địa phương nọ tôi đến làm việc và được tôi giúp đỡ., để cảm ơn tôi những người đại diện cho địa phương đó đã mời tôi ra quán, họ nói rằng để cảm ơn tôi, ăn xong rồi họ bảo tôi thanh trả tiền..?! Nơi ấy là thôn Trung Sơn- xã Nghi Sơn huyện Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa. Không biết đó có phải là tính cách của người Thanh Hóa không? tôi đã làm việc ở 50 tỉnh thành nhưng chuyện này tôi chỉ gặp ở Thanh Hóa nhà các bạn.

Còn tôi tuy chưa tiếp xúc với nhiều người Thanh Hóa tuy nhiên tôi cũng có những nhận xét của riêng mình. Tôi có 3 người bạn là người Thanh Hóa, tôi quen họ khi bước chân vào đại học, không biết có phải trường đại học của tôi là một trường Top của cả nước nên họ có nhận thức cao hay không nhưng những người ban Thanh Hóa này cũng được tôi đánh giá là người tử tế, họ tôn trọng tôi và mọi người. 2 người bạn tôi quen khi họ cùng vào ký túc năm thứ nhất với tôi, họ ở cùng với tôi 1 năm đầu ở ký túc, họ cũng tuân theo quy định ở phòng, phòng cũng chưa tùng xảy ra mất cắp hay tranh chấp gì. Còn 1 người bạn Thanh Hóa thì học cùng lớp với tôi, đến giờ sau khi ra trường tôi và anh bạn này vẫn thỉnh thoảng gặp nhau và đi uống nước.

Bạn đang xem: Vì sao người thanh hóa lại bị ghét

Chính vì những người Thanh Hóa tôi tiếp xúc không hoàn toàn giống với gì mọi người nói nên tôi mới đặt ra câu hỏi tại sao nhiều người ghét dân Thanh Hóa. Nhưng tôi cũng chợt nhận ra rằng người Việt Nam ta cũng được nhận xét những điều tương tự từ người Nhật.

Xem thêm :  Take on là gì ? Take on tiếng Anh có nghĩa là gì ? [2021]

Thật đáng buồn khi nhiều người Việt Nam sinh sống và làm việc ở nước ngoài nói chung cũng như ở Nhật Bản nói riêng cảm thấy “xấu hổ” khi được mọi người biết mình là người Việt Nam, lý do tại sao lại có trường hợp như thế?Thật vậy, khi mà người lao động và du học sinh Việt Nam đang làm việc và học tập tại Nhật Bản đang lọt vào nhóm “Visa xấu”. Người Nhật không thích người Việt Nam ở các điểm:– Có thói ăn cắp vặt, chỉ nghĩ về cái lợi trước mắt của bản thân– Bỏ trốn ra ngoài thành người cư trú bất hợp pháp– Hay gây sự, đánh lộn– Và nhiều chiêu trò khác của người Việt Nam…

Nếu một ngày đẹp trời nào đó bạn đang dạo quanh các khu trung tâm mua sắm, các siêu thị và bắt gặp tấm biển cảnh báo cấm trộm đồ thì đó là điều bình thường, nhưng tấm biển đặt tại siêu thị của Nhật Bản với dòng chữ tiếng Việt thì đó hẳn là một điều khiến cho bạn xấu hổ

thanh hóa

Biển cảnh báo tại một siêu thị ở Nhật BảnNhững lời cảnh cáo được viết bằng tiếng Việt cụ thể là: “Ăn cắp vặt là phạm tội. Nếu ăn cắp vặt thì bị phạt tù dưới 10 năm. Ngay khi phát hiện ăn cắp vặt thì chúng tôi sẽ thông báo cho cảnh sát ngay lập tức. Camera phòng chống tội phạm đang hoạt động. Tăng cường điều tra”. Bên dưới là phần dịch sang tiếng Nhật được viết nhỏ hơn.

Xem thêm: Khác Nhau Giữa Nghệ Sĩ Ưu Tú Là Gì, Chuẩn Nào Cho Danh Hiệu Nsnd, Nsưt

Hình ảnh người Việt Nam trong mắt người Nhật càng xấu đi khi mà người Việt Nam ngày càng để lại những ấn tượng không tốt trong thời gian sinh sống và học tập tại Nhật Bản. Chính vì một số người này mà người Nhật cũng đã quy chụp cho người Việt Nam những thói xấu đó.

Tất cả những điều nói xấu hay tốt có thể đúng mà cũng có thể không, tôi không bình luận vì ý kiến của tôi chỉ mang tính một chiều. Nhưng tôi thấy sợ miệng lưỡi con người. Không gì có thể làm tổn thương người khác sâu sắc bằng những lời độc địa. Tôi cũng không dám bình luận việc các bạn ghét người Thanh Hóa, yêu ai, ghét ai là quyền của các bạn, là tình cảm riêng tư của mỗi người. bản thân tôi cũng có tình cảm yêu ghét chứ. Nhưng tôi chỉ mong một điều rằng khi nhận xét về một cộng đồng, một tập thể người, nơi đó là quê hương, là nơi gắn với nhiều người thì các bạn nên có những lời lẽ tôn trọng. Đừng vì một số người, thậm chí là một nhóm người Thanh Hóa mà các bạn không hài lòng rồi từ đó quy chụp cho người Thanh Hóa . Tôi biết, có không ít bạn gặp phải người xấu là người Thanh Hóa, nhưng tôi cũng dám khẳng định có những bạn chỉ đơn thuần là người a dua, chưa kịp hiểu, tiếp xúc xem người Thanh Hóa tốt xấu như thế nào đã đi khắp nơi rêu rao rằng ghét người Thanh Hóa.. Những lời bình luận cay độc, có lẽ đã làm mất đi niềm tin và ảnh hưởng hệ lụy lâu dài cuộc đời của biết bao nhiêu bạn trẻ cũng nằm trên lãnh thổ Việt Nam, và có lẽ họ cũng chỉ biết lựa chọn thái độ sống tiêu cực là như con nhím xù lông ra với tất cả những người xung quanh.Hy vọng, các bạn có thể ứng xử một cách có văn hóa để thấy tự hào vì người Việt nam chúng ta.

Xem thêm :  Ca Sĩ Trang Nhung Sinh Năm Bao Nhiêu, Ca Sĩ Trang Nhung

Video liên quan

Chủ Đề