Tại sao nga không gia nhập eu

Chủ tịch Ủy ban châu Âu [EC] Ursula von der Leyen. [Nguồn: EPA-EFE]

Theo hãng tin Sputniknews, Chủ tịch EC Ursula von der Leyen ngày 10/4 cho biết Liên minh châu Âu [EU] sẽ ủng hộ các nỗ lực tái thiết của Ukraine song song với nỗ lực của Kiev nhằm gia nhập liên minh này một khi xung đột kết thúc.

Trả lời phỏng vấn hãng tin CNN, bà Von der Leyen cho biết Ukraine thuộc châu Âu và việc nước này gia nhập EU có thể được coi là một trường hợp ngoại lệ. Bà cũng thừa nhận thông thường, một quốc gia muốn trở thành thành viên của EU thì phải mất vài năm để loại bỏ các rào cản.

[Liên minh châu Âu cam kết đẩy nhanh quy trình kết nạp Ukraine]

Hôm 8/4, bà Von der Leyen và Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của EU Josep Borrell đã đến thăm Ukraine và cam kết đẩy nhanh quy trình đưa nước này gia nhập EU.

Trong chuyến thăm, Chủ tịch EC đã trao cho Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky một tài liệu gồm các bộ câu hỏi phục vụ việc gia nhập EU.

Chia sẻ trên Twitter, bà Ursula von der Leyen cho biết Ukraine đang bước thêm một bước quan trọng tiến tới gia nhập EU [bằng việc hoàn thiện trả lời bộ câu hỏi trên]. Liên minh này sẽ đẩy quy trình này lên nhanh nhất có thể song song với việc đảm bảo mọi tiêu chuẩn được đáp ứng.

Bên cạnh đó, Chủ tịch EC, cơ quan điều hành EU, cũng cho biết liên minh này đã phân bổ 1 tỷ euro [1,.09 tỷ USD] để hỗ trợ trang bị vũ khí cho các lực lượng Ukraine và đang thảo luận về đề xuất cung cấp thêm 500 triệu euro [544 triệu USD] cho Kiev.

Chuyến thăm ngày 8/4 đánh dấu lần đầu tiên các quan chức hàng đầu EU tới Ukraine kể từ sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine ngày 24/2./.

Trần Quyên [TTXVN/Vietnam+]

Nếu trở thành thành viên của NATO, chính quyền Kiev sẽ được đứng trong “chiếc ô an ninh” của liên minh này theo điều khoản phòng thủ tập thể. Dẫu vậy, ngay từ trước khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, lời đề nghị gia nhập NATO của Kiev vẫn chưa có hồi đáp.

Tiêu chí để được kết nạp vào NATO

Nhiệm vụ của NATO là bảo vệ quyền tự do của các thành viên và sự ổn định khu vực. Các mục tiêu của tổ chức này bao gồm vũ khí hủy diệt hàng loạt, khủng bố và tấn công mạng. Có một chính sách được quy định trong hiệp ước năm 1949 của NATO rằng liên minh này có thể trao cho bất kỳ quốc gia châu Âu nào quyền yêu cầu gia nhập.

“Mỹ và các đồng minh NATO đã khẳng định sẽ không chấm dứt chính sách mở cửa của NATO - một chính sách luôn là trung tâm của liên minh”, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman từng nêu rõ.

NATO cũng có những tiêu chí chặt chẽ để xét duyệt các ứng cử viên muốn gia nhập liên minh. Ảnh: VOX

Mỗi quốc gia ứng cử viên của NATO phải đáp ứng các yêu cầu về quân sự, chính trị, kinh tế và luật pháp đã được NATO vạch ra trong các kế hoạch hành động thành viên, hay còn gọi là MAP. Mỗi kế hoạch hành động của các thành viên có năm chương, bao gồm các vấn đề chính trị và kinh tế, các vấn đề quốc phòng và quân sự, các vấn đề tài nguyên, các vấn đề an ninh và các vấn đề pháp lý.

Trong đó, chương đầu tiên về các vấn đề chính trị và kinh tế yêu cầu các ứng cử viên phải có hệ thống dân chủ ổn định, theo đuổi việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ và sắc tộc bằng biện pháp hòa bình, có quan hệ tốt với các nước láng giềng, thể hiện cam kết với pháp quyền và nhân quyền, thiết lập dân chủ và dân sự kiểm soát các lực lượng vũ trang của họ, và có một nền kinh tế thị trường. Theo điều khoản này, các quốc gia thành viên NATO phải là láng giềng tốt và tôn trọng chủ quyền bên ngoài biên giới của họ.

Phát ngôn viên NATO Mark Laity nói rằng giải quyết tốt tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng vẫn là một trong những tiêu chí cơ bản để trở thành thành viên NATO. Do đó, NATO luôn xem xét rất kỹ lưỡng và kỳ vọng các quốc gia thành viên phải giải quyết ổn thỏa các tranh chấp với các nước láng giềng trước khi gia nhập liên minh quân sự lớn nhất thế giới này.

Mặt khác, một điều khoản quan trọng nữa đó là việc quyết định kết nạp thành viên mới phải đạt được sự đồng thuận yêu cầu sự nhất trí tuyệt đối, tức là chỉ cần một thành viên không tán thành thì thỏa thuận sẽ không thể thông qua.

“Ước mơ xa vời” đối với Ukraine

Năm 2019, Ukraine đã đưa mục tiêu gia nhập các liên minh phương Tây vào hiến pháp của mình. Đứng trước động thái đó, tháng 12-2021, Nga gửi Mỹ và NATO bản đề nghị an ninh gồm 8 điểm, trong đó nêu rõ các quan ngại an ninh.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg [phải] và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại cuộc họp báo chung ở Brussels [Bỉ] tháng 12-2021. Ảnh: APA

Về phần mình, Nga đưa ra các lằn ranh đỏ như Ukraine không trở thành thành viên của NATO, NATO không tiếp tục mở rộng sang phía Đông..., những điều mà Điện Kremlin cho là đe dọa nghiêm trọng đến an ninh và lợi ích chiến lược của của chính quyền Moscow. Tuy nhiên, hiện nay, khả năng gia nhập NATO của Ukraine vốn đã mong manh, lại càng trở nên xa vời.

Vùng Donbass, khu vực phía đông Ukraine, gồm hai tỉnh Donetsk và Luhansk, trở thành điểm nóng giao tranh từ năm 2014, sau khi người dân ở đây đòi tăng quyền tự trị bất thành và tổ chức phong trào phản kháng vũ trang. Chính phủ Ukraine hai lần phát động chiến dịch quân sự quy mô lớn nhằm giành lại quyền kiểm soát Donbass nhưng đều thất bại. Đến tháng 4-2014, các phiến quân do Nga hậu thuẫn đã chiếm giữ các tòa nhà chính phủ ở Donetsk và Luhansk, tuyên bố thành lập “các nước cộng hòa nhân dân” và chiến đấu với quân đội Ukraine.

Tháng 5-2014, các khu vực ly khai trên tiến hành tổ chức một cuộc bỏ phiếu phổ thông để tuyên bố độc lập và nỗ lực trở thành một phần của Nga. Tuy nhiên, đề nghị này cũng vấp phải sự phản đối của chính quyền Moscow, vốn chỉ sử dụng các khu vực như một công cụ để giữ Ukraine trên quỹ đạo của mình và ngăn cản Kiev gia nhập NATO. Lý do là bởi NATO quy định không kết nạp những quốc gia đang có tranh chấp lãnh thổ hoặc xung đột, do đó tình hình tại Donbass đã khiến Ukraine phạm phải tiêu chí này.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyđến thăm các vị trí tiền tuyến ở Donetsk vào tháng 12-2021 khi căng thẳng với Nga leo thang. Ảnh: Reuters.

Bên cạnh đó, hai thành viên của NATO là Pháp và Đức cũng đã từng phản đối việc kết nạp Ukraine vào NATO trong khi các quốc gia châu Âu khác cũng giữ thái độ thận trọng về vấn đề này. Trước đây, Nga đã nhiều lần khẳng định, việc Ukraine hay Gruzia gia nhập NATO là một “lằn ranh đỏ” mà Moscow vạch ra. Các chuyên gia phân tích phương Tây cho rằng, Nga có thể sẽ khiến châu Âu phải trả giá nếu điều đó xảy ra, hậu quả nhãn tiền nhất là từ việc hoãn xuất khẩu khí đốt.

Trong khi đó, Đức và nhiều nước NATO khác cũng không muốn căng thẳng với Nga. Vì thế, với những lý do này, Ukraine gần như không thể đáp ứng tiêu chí quan trọng thứ ba để gia nhập NATO, đó là sự tán thành của tất cả 30 nước thành viên.

Gần đây, chính đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu Josep Borrell buộc phải thừa nhận rằng các nước phương Tây đã phạm nhiều sai lầm trong quan hệ với Nga, trong đó có việc hứa hẹn kết nạp Ukraine vào NATO.

Kịch bản nào cho tương lai của Ukraine?

Để có thể đáp ứng được các tiêu chí để trở thành thành viên của NATO, Ukraine phải thể hiện cam kết của mình với nền dân chủ, tự do cá nhân và ủng hộ các quy định luật pháp.

Trong một phân tích năm 2020, Tổ chức Minh bạch Quốc tế - một tổ chức giám sát chống tham nhũng đã xếp Ukraine ở vị trí 117 trong số 180 quốc gia, thấp hơn tất cả các nước thành viên NATO. Một câu hỏi nữa cũng được đặt ra rằng liệu Ukraine có thể đóng góp khả năng phòng thủ tập thể của NATO hay không. Ukraine từng cử quân đội tham gia các cuộc chiến do Mỹ dẫn đầu ở Iraq và Afghanistan.

“Có những bước đi mà Ukraine cần thực hiện, đó là nỗ lực thúc đẩy hệ thống luật pháp, hiện đại hóa ngành quốc phòng và mở rộng sự tăng trưởng kinh tế”, người phát ngôn Nhà Trắng Jen Psaki cho biết.

Theo Katrina Heuvel, nhà phân tích trên tạp chí Nation, kịch bản khả dĩ nhất là Ukraine sẽ phải chấp nhận từ bỏ mong muốn gia nhập NATO và thừa nhận quyền tự trị của vùng Donbass. Đổi lại, Nga cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền của Ukraine và không thực hiện bất cứ nỗ lực nào nhằm biến Donbass thành một phần trong liên minh do chính quyền Moscow dẫn dắt.

Ukraine đã “bớt mặn mà” với việc gia nhập NATO

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết ông không còn thúc ép việc Ukraine trở thành thành viên NATO và sẵn sàng “thỏa hiệp” về tình trạng của hai vùng lãnh thổ ly khai Donetsk và Luhansk đã được Tổng thống Nga Vladimir Putin công nhận là độc lập ngay trước khi tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt vào ngày 24-2.

Ukraine cần suy nghĩ lại về mong muốn gia nhập NATO của mình. Ảnh:The Conversation.

“Tôi đã bớt kỳ vọng vào khả năng gia nhập NATO sau khi chúng tôi hiểu rằng, NATO không sẵn sàng kết nạp Ukraine,” Tổng thốngVolodymyr Zelensky chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn được phát sóng vào tối hôm 7-3 vừa qua trên kênh ABC News [Mỹ].

Trước đó, ngày 6-3, một thành viên đoàn đàm phán của Ukraine cho biết, chính quyền Kiev để ngỏ khả năng đàm phán về “các mô hình phi NATO” cho tương lai của đất nước, nhưng nhấn mạnh rằng các cuộc thảo luận về vấn đề này phải được diễn ra tại một diễn đàn rộng hơn, với nhiều đối tác hơn thay vì chỉ là với Nga.

MINH ANH - NGÂN HÀ[tổng hợp]

Video liên quan

Chủ Đề