Tại sao nhiều người bỏ đạo công giáo

Đề tài công giáo xưa nay gây tranh cãi rất nhiều trên toàn thế giới. Nhưng người Công giáo trên thế giới rất đông đảo và cuồng tín nên ít ai dám đụng chạm.

Thời gian đầu, mỗi tuần tôi đi lễ 1 buổi, nhưng với tính cách không tin tâm linh cho lắm nên khi đi lễ chả hiểu cái gì, nó cứ hao hao nhau, không có gì mới so với ngày lễ trước đó. Đã thế đôi khi lễ 2 tiếng còn chưa xong, quỳ , đứng, ngồi rất mệt mỏi. Chỉ toàn nghe đọc và hát ca ngợi Chúa, nhưng khi mình tìm hiểu thì sự thật mới thấy Thiên chúa giáo. Mỗi tuần bảy ngày mà y chang nhau thì ai mà chịu cho nỗi. 

Cái khó chịu của đạo Công giáo là ngoài phần giảng đạo tẻ nhạt thì ngày nghỉ bắt buộc quá nhiều. Chủ nhật, lễ thánh này thánh nọ, lễ này lễ kia, rồi kiêng đủ thứ khiến cho công việc bị ảnh hưởng ghê gớm. Sơ sơ 1 năm cũng mất trên 70 ngày không đi làm được, mà nông dân như tôi không đi làm thì lấy gì mà nuôi gia đình.

Ăn chay của Công giáo cũng rất lạ. Thịt gà thì cấm ăn nhưng trứng thì ăn được, cá cũng ăn được, nhưng kẹo thì không. Sinh con ra hầu như 15 ngày tuổi trở lại đã phải theo đạo rồi. Khi lớn ít tuổi, chúng đã buộc phải học giáo lí song song với học phổ thông ngày đêm. Với họ học giáo lí quan trọng hơn học nhà trường.  Nhà trường có thể bỏ nhưng giáo lí thì không, điển hình như vụ Linh mục Phan Đình Giáo ép học sinh nghỉ học để phản đối chính quyền Nghệ An.

Công giáo quy định một vợ một chồng nên đa số phụ nữ không có tiếng nói trong gia đình. Rất nhiều gia đình chỗ tôi, phụ nữ hay bị đánh đập mà vẫn phải chịu.  Trong điều răn quan trọng có điều răn không được quan hệ tình dục trước hôn nhân nhưng hầu như không có tác dụng. Vì sao, các bạn biết không đến cả linh mục đang còn loạn luân, ấu dâm [300 linh mục Mỹ bị cáo buộc ấu dâm hơn 1.000 trẻ em].  Ấy vậy xưng tội là xong! Trong ban hành giáo hay dân thường thì những người giàu vẫn được cha yêu quý hơn hẳn người nghèo. Thế mới có câu: tiền nhiều lễ nhiều, tiền ít lễ ít, không tiền không lễ

Theo đạo Thiên chúa, nó sinh ra hàng trăm loại tiền. Lễ thường có đội ngũ dàn hàng đi xin tiền từng bàn gọi là dầu đèn gì đó. Ngày nào cũng xin, xin hết chỗ này chỗ kia. Rồi lễ mua xe, làm ăn, làm nhà, đám cưới, đám giỗ, đám ma…. cũng phải có ít nhiều biếu Cha xin lễ. Có món gì ngon, độc, lạ cũng đem tặng Cha….chưa kể tiền đóng các loại lễ, xây dựng…

Có theo đạo này mới hiểu nó không lung linh và đơn giản như trên phim đâu các bạn. Người Công giáo họ cũng rất ghét Cộng sản, rất ít trường hợp họ treo cờ Việt Nam nhưng hiếm. Bởi các Cha cứ ra rả nhồi sọ cho con trẻ và con chiên chuyện Cộng sản giết đạo hay xuyên tạc lịch sử thì chiên nào chẳng có tư tưởng ghét chính quyền.

Mình tin rằng  90% bè lũ Việt Tân và lũ hèn chế nhạo, bôi nhọ Bác Hồ và các anh hùng dân tộc ta đều là người Công giáo. Bởi những cuộc nhậu hay nói chuyện với người xứ đạo thì những đề tài đó là bình thường. Chẳng qua khi gặp người ngoại đạo họ né tránh mà thôi.

Tuy vẫn có những đạo như Cao Đài, Hòa Hảo, Tin Lành cũng có số ít họ không cùng quan điểm với chế độ nhưng ít ra họ không cực đoan như Công giáo. Việc các Cha đi Pháp, Mỹ, Úc, Canada như cơm bữa là bình thường. Sang đó chủ yếu xin tiền để làm này làm nọ và gặp thành phần nào thì ai cũng biết rồi đó. Đời linh mục ngoài chuyện không vợ con thì sướng hơn vua chúa, à quên có đội ngũ nữ tu thì phải gọi như tiên ấy nhờ.

Giờ thì mình mới xin ra khỏi đạo được 03 tháng. Thấy cuộc sống nó thêm chút niềm vui, cũng một phần muốn tránh cho các con bị tẩy não, tập trung cho tương lai. Vợ mình thì vẫn đi lễ bình thường, không cấm đoán vì mình biết vẫn còn một số người tâm hướng thiện, có một cuộc sống tốt đời đẹp đạo như Bác Hồ đã dạy. Còn mình thì thấy đúng khi bỏ đạo, nhiều bạn cho rằng mình bịa chuyện nhưng các bạn phải biết rằng vậy: Tại sao các nước phương Tây như Pháp, Mỹ, Đức Thiên chúa đang chết dần tại cái nôi mà nó sinh ra???

Trần Đức Anh OP - Vatican

Hiện tượng xin ra khỏi Giáo Hội tại Đức

Những con số trên đây được HĐGM Công Giáo Đức và các Giáo Hội Tin Lành Đức công bố hôm 19-7-2019.

Với sự ra đi này, Giáo Hội Công Giáo Đức còn hơn 23 triệu tín hữu, tức là giảm từ 28,2% trong năm 2017 xuống còn 27,7% dân số trong năm ngoái. Trong khi đó Giáo Hội Tin Lành còn 21 triệu 140 ngàn tín hữu, tương đương với 25,4% dân số. Như vậy, tổng số tín hữu Công Giáo và Tin Lành ở Đức, là 2 Giáo Hội lớn nhất, chiếm 53,2% trên tổng số hơn 83 triệu dân ở Đức.

Phản ứng

Cha Hans Langendoerfer SJ, Tổng thư ký HĐGM Đức, gọi những con số trên đây là “một thống kê gây lo âu”, còn mục sư Bedford-Strohm, thủ lãnh các Giáo Hội Tin Lành Đức, nói rằng “mỗi tín hữu rời bỏ Giáo Hội đều là điều gây đau buồn”.

Xu hướng đã có từ lâu và sẽ tiếp tục

Nhiều vị lãnh đạo Kitô ở Đức đã đưa ra những nhận định về sự suy giảm này, và tìm hiểu những nguyên do khiến cho nhiều người làm đơn xin ra khỏi Giáo Hội liên hệ. Theo nghiên cứu do Tổng giáo phận Freiburg ủy nhiệm thực hiện, thì sự giảm bớt số tín hữu Công Giáo và Tin Lành ở Đức sẽ còn tiếp tục và giảm một nửa: từ 45 triệu như hiện nay, xuống còn 22 triệu 700 ngàn vào năm 2060, tức là trong vòng 40 năm tới đây.

Vài nguyên nhân

Trong số các nguyên nhân gây ra sự suy giảm này, người ta kể đến sự rời bỏ Giáo Hội như vừa nói, tình trạng dân số Đức già nua và giảm sút, số sinh giảm nên số người chịu phép rửa tội cũng giảm sút.

Có những người Công Giáo cổ võ theo Tin Lành

Điều đáng để ý là trong Giáo Hội Công Giáo, có những người đang cổ võ cải tổ Giáo Hội, như điều gọi là “hành trình công nghị toàn quốc” với những chủ trương như bãi bỏ luật độc thân giáo sĩ, gọi là để tránh nạn lạm quyền đưa tới nạn lạm dụng tính dục trẻ em, hoặc truyền chức linh mục cho phụ nữ, và đặt phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo Giáo Hội, cải tiến luân lý tính dục, hôn nhân và gia đình, chấp nhận đồng tính luyến ái, hôn nhân đồng phái, hoặc như ĐHY Reinhard Marx, TGM giáo phận Munich, Chủ tịch HĐGM Đức, vừa tuyên bố hôm 20-7 vừa qua, đề nghị xét lại việc cấm giáo dân hay những người không có thánh chức không được giảng trong thánh lễ, lý do vì có những linh mục giảng kém, trong khi có những giáo dân có tình độ cao về thần học và giảng hay, tại sao lại không để họ giảng trong thánh lễ.

Áo tưởng

Theo nhận xét của ĐHY Brandmueller người Đức, những người Công Giáo chủ trương thực hiện những cải tổ như thế với mục đích giữ tín hữu Công Giáo ở lại và đừng làm đơn xin ra khỏi Giáo Hội, đó thực là một ảo tưởng, vì tất cả những gì nhiều người Công Giáo ở Đức đang đòi hỏi qua việc cải tổ, qua “con đường công nghị”, thì phía Tin Lành đều đã có: có các nữ GM giảng dạy và cai trị, các mục sư nam nữ đều là những người có gia đình, và Tin Lành nhìn nhận ly dị, phá thai, hôn nhân đồng phái đều là những gì có thể chấp nhận được, thế mà số tín hữu Tin Lành rời bỏ Giáo Hội của họ đông đảo hơn Công Giáo và sự suy giảm ngày càng nhiều hơn, xét vì trước đây Tin Lành chiếm đa số tại Đức.

Nhận định của Đức TGM giáo phận Berlin

Hôm 21-7-2019, Đức Cha Heiner Koch, TGM giáo phận thủ đô Berlin, tuyên bố rằng “tôi ủng hộ các cuộc cải tổ Giáo Hội, nhưng tôi không tin rằng nhờ những cải tổ như thế, sẽ có nhiều người trở về với Giáo Hội Công Giáo. Chúng ta cứ nhìn sang Giáo Hội Tin Lành thì thấy điều đó”. Đức TGM Koch cho rằng trào lưu chung rời bỏ Giáo Hội sẽ không ngưng lại, dù chúng ta có đổi mới, để theo trào lưu thời đại và làm những gì người ta mong đợi chúng ta. Đức TGM Koch nói rằng “một nguyên do là vì sự gắn bó với Giáo Hội và Thiên Chúa, Truyền thống và sự gắn bó gia đình ở Đức bị tan vỡ trên nhiều bình diện. Chúng ta phải sống Giáo Hội một cách hoàn toàn mới mẻ và chúng ta cần những liên hệ gắn bó mới mẻ về mặt xã hội. Đó là một đói hỏi lớn và là cơ may, là niềm vui làm cho Giáo Hội tái trở thành mới mẻ”.

Khủng hoảng đức tin

Cũng có những vị GM nhận xét rằng cuộc khủng hoảng của các Giáo Hội Kitô ở Đức không phải là khủng hoảng cơ cấu, nhưng là khủng hoảng Đức tin. Đức tin của tín đồ không còn nữa, thì họ không thấy tại sao phải tiếp tục là thành phần của Giáo Hội để phải đóng thuế hằng năm cho Giáo Hội số tiền tương đương với 9% số thuế lợi tức đóng cho Nhà Nước.

Hiện tượng tương tự tại nhiều nước

Nhìn rộng hơn, cuộc khủng hoảng và sa sút của Giáo Hội tại Đức không phải là điều duy nhất. Hòa Lan và Bỉ đã đi trước nước Đức, và ngay cả tại Italia, trong 7 năm qua, số người Công Giáo đóng góp cho Giáo Hội Công Giáo giảm mất 2 triệu người. Khi khai thuế lợi tức cho nhà nước Italia, họ không dành cho Giáo Hội Công Giáo số tiền 0,8% tiền thuế lợi tức đóng cho chính phủ nữa. Đó là một dấu hiệu tiêu cực mà chắc chắn các vị hữu trách của Giáo Hội phải quan tâm. Và sở dĩ người ta không biết bao nhiêu tín hữu Công Giáo ở Italia rời bỏ Giáo Hội, vì tại nước này không có chế độ làm đơn xin ra khỏi Giáo Hội như ở Đức, hay Thụy Sĩ hoặc nước Áo.

Có những dấu chỉ hy vọng

Dầu vậy, vẫn không thiếu những dấu chỉ hy vọng, như Đức TGM Koch của giáo phận Berlin nhắc đến, đó là theo các nghiên cứu 37% các cha mẹ Công Giáo ở Đức vẫn còn thông truyền đức tin cho con cái của họ. Tại Hòa Lan, ĐHY giáo chủ Wilhelm Eijk, TGM giáo phận Utrecht cũng nói đến những dấu chỉ hy vọng trong Giáo Hội Công Giáo tại đây, với những tín hữu Công Giáo nhiệt thành, tuy họ trở thành thiểu số trong xã hội tục hóa cao độ tại nước này.
 

Video liên quan

Chủ Đề