Tại sao nhiều sinh viên bỏ học

Giật mình bỏ học hàng năm

PGS Trần Văn Tớp, Hiệu phó Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, 700-800 sinh viên bị nhà trường buộc thôi học mỗi năm do kết quả học tập kém. Phần lớn học những năm đầu, đang trong chương trình đào tạo cơ bản của trường.

Năm 2016, lãnh đạo ĐH Nông Lâm TP.HCM phải ký một lúc 946 quyết định buộc thôi học. Đây là những sinh viên không chịu học hành, bị cảnh cáo 3 lần liên tục.

Hiện nay, bình quân mỗi năm ĐH Nông Lâm TP.HCM có khoảng 600 sinh viên bị cảnh cáo học vụ, dẫn đến bị buộc thôi học [cả tự nguyện và bắt buộc], chiếm tỷ lệ khoảng 4%-5% tổng số sinh viên đào tạo.

Đầu tháng 10/2017, ĐH luật TP.HCM cũng đưa ra danh sách 112 em bị buộc thôi học và cảnh cáo 66 trường hợp khác, do học lực quá kém cỏi hoặc không tham gia các học phần.

ĐH Bách khoa [ĐH Quốc gia TP.HCM], năm học 2016-2017, buộc thôi học hơn 500 sinh viên, cảnh báo học vụ khoảng 600 em.

Còn nhớ, Tháng 4/2016, ĐH Sư phạm TP.HCM công bố danh sách 617 sinh viên các khóa [từ K37 đến K40] thuộc diện bị buộc thôi học và 666 sinh viên các khóa [từ K37 đến K41] bị cảnh báo học vụ.

Số liệu thống kê trong học kỳ I năm học 2016-2017 của ĐH Giao thông vận tải TP.HCM cũng khiến nhiều người bất ngờ: 1.888 sinh viên bị cảnh cáo học vụ, trong đó rất nhiều em bị cảnh cáo đến lần 2. Nhà trường phải ký quyết định buộc thôi học đối với hơn 180 trường hợp chỉ trong một học kỳ.

Tương tự, hiện nay, số lượng bị xử lý học vụ của ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM cũng khoảng 300 sinh viên/năm, tập trung sinh viên năm nhất.

Thạc sĩ Cổ Tấn Anh Vũ, Trưởng phòng Tuyển sinh Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, cũng cho biết vừa qua trường có hơn 200 SV bị buộc thôi học.

Theo thống kê, mỗi năm có hàng nghìn sinh viên bị đuổi học tại các trường lớn ở Hà Nội, Sài Gòn.

Chia sẻ  tại tọa đàm trực tuyến Đổi mới thi cử - Thực tiễn và những vấn đề đặt ra do báo Đại biểu nhân dân tổ chức mới đây, GS.TS Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội cho hay, trước kia lác đác, bỏ học hiếm lắm nhưng 2 năm vừa rồi, mỗi năm khoảng 10%. Chưa bao giờ nhiều sinh viên bỏ học như thế chỉ sau khi hết năm thứ nhất.

PGS.TS Vũ Hải Quân - phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM cũng cho hay,  mỗi năm có hàng nghìn sinh viên bỏ học, bị buộc thôi học vì nhiều lý do khác nhau.

Do định hướng nghề kém

Nhiều sinh viên phản ánh chương trình học năm thứ nhất, thứ hai ở đại học phần lớn là môn đại cương và cơ bản. Phương pháp giảng dạy thiên về lý thuyết, khô khan, không hấp dẫn.

Họ ca than rằng, ngay năm đầu đã phải học những môn khoa học cơ bản và đại cương rất chán và "khó nhằn". Thậm chí, nhiều sinh viên học xong không nhớ gì, lên giảng đường chỉ để điểm danh và... ngủ.

Thạc sĩ Nguyễn Thái Sơn, Phó giám đốc Trung tâm Tuyển sinh, ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, cho biết trong số hàng trăm sinh viên bỏ học, bị buộc thôi học mỗi năm của trường, khoảng 60% là các em năm thứ nhất.

“Không nhiều sinh viên biết mình có gì, muốn gì và cần học gì. Các em chỉ nghe nói, biết sơ sơ và chọn ngành, trường để có chỗ học. Hết một học kỳ, các em thấy mình chọn nhầm, khi đó mới tìm hiểu về ngành nghề và quan tâm đến xu hướng việc làm trong tương lai”, ông Sơn nói.

Những năm gần đây, tỷ lệ học sinh tìm hiểu ngành nghề trước khi thi đại học có tăng hơn trước nhờ công tác tư vấn và sự phổ biến của Internet. Tuy nhiên, các bạn trẻ không được cập nhật kịp thời những dự báo về nhu cầu nhân lực của xã hội, cũng như đòi hỏi về năng lực, tố chất của từng ngành nghề.

Ông Sơn cho rằng hiện nay, phần lớn học sinh chọn ngành học theo hiểu biết của mình về vị trí việc làm, mà không tìm hiểu năng lực bản thân có phù hợp. Các em thấy nông dân khổ cực thì né nhóm ngành nông nghiệp mà không biết lĩnh vực này có nhu cầu tuyển dụng khá lớn, không phải làm việc "chân lấm tay bùn".

"Học sinh cứ nhìn hình ảnh ở văn phòng, nghe nói việc làm có thu nhập cao và chọn lựa ngành nghề theo xu hướng đó. Các em không chọn theo sở thích, đam mê, năng khiếu của mình, không tìm hiểu xu hướng trong tương lai và nếu có thì vẫn hời hợt, cảm tính chứ chưa cẩn thận và khoa học”, ông Sơn lý giải nguyên nhân sinh viên thường “vỡ mộng”, đặc biệt ở năm thứ nhất.

Trong nhiều lý do sinh viên bỏ học, Thạc sĩ Cổ Tấn Anh Vũ cho hay, quan trọng là các em chọn sai ngành nghề, dẫn đến không chịu học. “Nếu thống kê, có thể thấy đa số SV năm thứ nhất nghỉ nhiều nhất. Các em chọn không đúng ngành, mất động lực học tập. Hoặc nhiều SV chỉ cần vào một trường ĐH cho yên tâm, làm “nơi trú chân”, sau đó ôn thi lại ngành mình muốn thi”, ông Vũ nói.

PGS.TS Nguyễn Trường Thịnh, Trưởng khoa Cơ khí - Chế tạo máy, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM cũng cho rằng, gốc của vấn đề là định hướng nghề nghiệp cho sinh viên ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

"Gần như học sinh cấp 3 không định hướng chính xác nghề nghiệp, họ không biết mình đam mê cái gì, có khả năng với ngành nghề nào", ông Thịnh nói.

Cũng theo TS Thịnh, hiện nay, học sinh chọn ngành theo sự chỉ định của bố mẹ, theo bạn bè hoặc truyền thống gia đình mà bỏ qua việc xem xét khả năng của bản thân. Vào đại học, sinh viên bỡ ngỡ với cách học, phải thay đổi tư duy, phương pháp kiểm tra đánh giá. Do đó, nhiều em bị sốc, chán nán, không muốn học.

Nhìn vào thực trạng hiện nay, có rất nhiều sinh viên phải bỏ dở việc học ĐH giữa chừng. Nguyên nhân vì sao?

KHÔNG VÀO ĐƯỢC TRƯỜNG ĐH MONG MUỐN

Thực tế cho thấy rằng nhiều bạn trẻ khi không đỗ nguyện vọng 1 phải học trường nguyện vọng sau nên có thái độ học tập hời hợt, chán nản, chống đối. Việc không đỗ được trường Đại học yêu thích là nguyên nhân lớn khiến các bạn trẻ bỏ dở việc học giữa chừng để thi lại vào năm sau. 

NỢ MÔN TRIỀN MIÊN

Nợ môn dường như đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều sinh viên. Khi bạn nợ quá nhiều môn, nợ triền miên sẽ dẫn đến chán nản và chẳng thiết tha gì đến việc học nữa. Thậm chí, trường ĐH có thể đuổi học khi bạn nợ quá nhiều môn. Từ đó dẫn tới bỏ học giữa chừng, không thể ra trường đúng hạn so với nhiều bạn bè cùng khóa. Dù là sinh viên năm nhất hay sắp ra trường cũng đừng lười biếng, hãy xác định mục đích học tập rõ ràng nhé. 

YÊU ĐƯƠNG KHÔNG KIỂM SOÁT

Bên cạnh những cặp đôi cùng tiến trong học tập thì nhiều bạn sinh viên trẻ không kiểm soát được mình khi yêu đương. Khi đang mặn nồng thì mải yêu, chểnh mảng học tập, khi đổ vỡ lại thấy chán nản, sa sút. Việc yêu gấp, yêu hời hợt, dễ dãi sẽ khiến sinh viên phải dang dở việc học. Bên cạnh đó là việc quan hệ tình dục dẫn đến có thai ngoài ý muốn cũng là một những lý do khiến các bạn nữ phải nghỉ học giữa chừng để sinh con. 

NGHIỆN GAME

Điều này phổ biến nhất ở các bạn nam khi nghiện game, dành thời gian chủ yếu để "cày" game, bỏ học trốn tiết để "cày" game. Có rất nhiều bạn ở quê lên, ít khi chơi điện tử, nhưng sau một thời gian lên thành phố học, được tiếp xúc với các quán điện tử hiện đại thì đã đắm chìm vào nó và không còn để ý đến việc học nữa. Khi đã nghiện thì lại khó dứt. 

KHÔNG CÂN BẰNG ĐƯỢC GIỮA VIỆC LÀM THÊM VÀ VIỆC HỌC

Rất nhiều bạn trẻ vì muốn tự mình kiếm tiền để trang trải cuộc sống hoặc thêm thu nhập nên đã bắt đầu đi làm thêm từ thời sinh viên. Nhiều bạn sau khi kiếm được tiền lại đặt nặng công việc làm thêm hơn việc học. Sau khi làm xong về thì mệt mỏi, không đủ sức khoẻ cũng như thời gian để hoàn thành việc học. Hãy xác định mục tiêu rõ ràng rằng học Đại học, việc học là quan trọng nhất, là nhiệm vụ hàng đầu. Làm thêm không sai nhưng hãy sắp xếp thời gian hợp lý, cân bằng thời gian để vẫn đảm bảo việc học. 

Suzy

Cuối mỗi học kỳ, các trường đại học đều đưa ra danh sách hàng trăm, thậm chí hàng ngàn sinh viên bị cảnh báo học vụ do tự ý bỏ học hoặc có kết quả học tập kém. Sinh viên bị cảnh báo học vụ, thậm chí bị buộc thôi học không phải chuyện mới, nhưng trong bối cảnh hiện nay, cần nhìn câu chuyện theo hướng khác. Nhiều người bỏ học có phải vì nhà trường không mang tới những gì họ cần? 

Kiến thức 15 năm trước, không còn dùng vẫn dạy

Mỗi kỳ tuyển sinh, các trường đại học “tung quân” đưa thông tin tiếp cận từng học sinh, dồn hết sức lực để tuyển cho đủ chỉ tiêu. Nhưng cứ sau một, hai năm học, số sinh viên lại hao hụt lên đến hàng trăm. Lý do hao hụt này, trường nào cũng có thể lý giải, phần lớn là về phía sinh viên. 

Bà Hoàng Thị Thoa, Phó giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và truyền thông, Trường đại học Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, cho biết ngay khi bước vào giảng đường, rất nhiều sinh viên bỡ ngỡ, không theo kịp chương trình do thiếu kỹ năng tự học, tự nghiên cứu. Những kỹ năng cơ bản của sinh viên như đọc sách, tìm tài liệu, khai thác thông tin từ internet… nhiều bạn không có. Nhiều sinh viên hụt hẫng, tụt dốc và bỏ dở việc học, mặc dù trước đó đều là học sinh khá, giỏi ở bậc phổ thông.

Trường đại học Công nghiệp TP.HCM cho rằng quy mô sinh viên đông, trường không có điều kiện liên lạc với sinh viên bị cảnh báo để tìm hiểu nguyên nhân

Những ngày tháng sống xa gia đình nhiều khó khăn cộng với thiếu kỹ năng mềm và kinh nghiệm sống đã khiến nhiều sinh viên sa đà vào làm thêm, bán hàng đa cấp, game online, tệ nạn xã hội… Như M., sinh viên một trường đại học ở Đà Nẵng, mới đây đã bỏ học khi đang là sinh viên năm thứ hai. M. cho biết, khi đậu đại học đã theo bạn sa đà vào chơi game online, sát phạt nhau thâu đêm. Không những bị trường buộc thôi học vì kết quả kém mà M. còn vay nợ hàng trăm triệu đồng cho cuộc chơi. Khoản vay đó, cha mẹ đã gồng mình chi trả, còn M. phải chạy vào TP.HCM mong tìm được công việc phù hợp.

Tiến sĩ Phan Ngọc Minh, Trưởng phòng Đào tạo Trường đại học Ngân hàng TP.HCM, cho biết thêm sinh viên hiện nay có nhiều cơ hội việc làm để có thu nhập, nhưng nhiều em vì sa đà vào kiếm tiền mà việc học sa sút đến mức không thể theo kịp nên đành bỏ. 

Tuy nhiên, ở góc độ khác, chuyện bỏ học không hoàn toàn do sinh viên. Cũng có không ít sinh viên sau một thời gian đã chủ động bỏ đại học để học trung cấp nhằm rút ngắn thời gian đào tạo, có việc làm sớm. Thạc sĩ Trần Phương, Hiệu trưởng Trường trung cấp Việt Giao, thông tin năm nào trường cũng tiếp nhận những sinh viên đại học bỏ giữa chừng để học trung cấp. Các sinh viên cho biết thời gian học đại học khá dài mà ra trường chưa chắc tìm được việc làm phù hợp. Có nghề trong tay vẫn hơn.

Tại tọa đàm đào tạo kết nối nhà trường với doanh nghiệp do Trường đại học Tôn Đức Thắng tổ chức mới đây, đại diện doanh nghiệp đưa ra một số thông tin khiến ai cũng phải giật mình. Ông Trần Văn Quý, quản lý cấp cao của Công ty TMA [chuyên về lĩnh vực công nghệ thông tin] cho biết, công nghệ thông tin cứ hai năm thay đổi. Sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học không chịu học thêm, cập nhật thêm nên sẽ tự loại mình, vì kiến thức, kinh nghiệm 5 năm trước không còn giá trị nhiều. Ông cho biết thêm, mới đây khi tham gia góp ý về chương trình cho một trường đại học, điều làm ông bất ngờ là kiến thức 15 năm trước, nay không dùng nữa mà trường này vẫn đưa vào dạy cho sinh viên. Nội dung tiếp theo

Một đại diện đến từ doanh nghiệp khác cho rằng, việc dạy trong nhà trường và nhu cầu doanh nghiệp luôn có độ chênh. Đại diện đến từ Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM khẳng định cơ hội việc làm cho sinh viên rất rộng mở. Việc sinh viên chưa tìm được việc làm có phần từ chương trình chậm cập nhật. Giải pháp cho khoảng cách này, theo vị đại diện đến từ Heineken Việt Nam là sinh viên cần tham gia thực tập sớm, có thể từ năm thứ nhất. Thực tập sớm vừa điều chỉnh nội dung học, vừa điều chỉnh hành vi của sinh viên. Đồng thời, sinh viên cũng có thêm thời gian để đánh giá mình có phù hợp ngành đã chọn không.

Trường kéo giảm, trường chưa quan tâm

Nhìn vào sáu quyết định cảnh báo 2.252 sinh viên tự ý bỏ học trong học kỳ I năm học 2019-2020 của Trường đại học Công nghiệp TP.HCM mới đây, ai cũng thấy “choáng”. Tuy nhiên, nhà trường đã trấn an dư luận ngay. “Sau mỗi học kỳ, nhà trường đều có thông báo cảnh báo kết quả học tập đối với những sinh viên có kết quả học tập kém, sinh viên tự ý bỏ học. Việc cảnh báo này nhằm nhắc nhở sinh viên, từ đó có phương án học tập phù hợp để có thể tốt nghiệp trong thời gian học tập cho phép. Sau mỗi đợt cảnh báo học vụ, có khoảng 60% sinh viên trở lại học tập, cải thiện điểm trung bình chung tích lũy năm học… số còn lại bị buộc thôi học”, phó giáo sư - tiến sĩ Lê Văn Tán, Phó hiệu trưởng Trường đại học Công nghiệp TP.HCM, thông tin. 

Hơn nữa, trong số này có sinh viên từ nhiều khóa, nhiều hệ đào tạo: 393 sinh viên đại học chính quy khóa 2017-2021, 282 sinh viên đại học chính quy khóa 2016-2020, 162 sinh viên cao đẳng chính quy khóa 2017-2020, 897 sinh viên cao đẳng chính quy khóa 2018-2021; 507 sinh viên đại học chính quy khóa 2018-2022 và 11 sinh viên đại học liên thông vừa học vừa làm khóa 2018-2020.

Cũng theo ông Lê Văn Tán, trường có bộ phận tư vấn tâm lý sinh viên nhưng ít khi các sinh viên tìm tới để được trợ giúp, trong khi đó quy mô sinh viên lớn nên trường cũng không có điều kiện liên lạc với sinh viên bị cảnh báo để tìm hiểu nguyên nhân.

Tại Trường đại học Bách khoa [Đại học Quốc gia TP.HCM], có giai đoạn được cho là “sát thủ” của sinh viên khi số lượng sinh viên bị buộc thôi học có năm lên tới hơn 500 người. Thế nhưng, trong 7-8 năm trở lại đây, số sinh viên bị buộc thôi học đã giảm dần. Cơ bản do giảng viên thay đổi cách giảng dạy để tạo hứng thú cho sinh viên. Mặt khác, công tác chăm sóc sinh viên hoạt động hiệu quả hơn.

Tiến sĩ Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng Đào tạo Trường đại học Bách khoa TP.HCM, cho biết nhiều năm gần đây, số lượng sinh viên bị buộc thôi học do không đi học, kết quả học tập kém đã giảm đáng kể. Đạt được kết quả này phải kể đến sự vào cuộc của nhiều phòng ban liên quan, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm. Chẳng hạn, khi sinh viên bị cảnh báo học vụ, giáo viên chủ nhiệm phải có trách nhiệm liên lạc với từng sinh viên bị nhắc nhở để tìm hiểu nguyên nhân và tháo gỡ. Sinh viên bị cảnh báo học vụ nhiều khi không phải do học yếu mà do không chịu đi học. Nếu sinh viên còn quyết tâm học thì thường sẽ quay lại trường. Trường hợp khác thì khuyên sinh viên nên chuyển hướng để tránh lãng phí thời gian, tiền bạc. 

Phó giáo sư - tiến sĩ Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, cho hay hiện tại mỗi năm trường có khoảng 400 sinh viên bị buộc thôi học, giảm so với trước đây. Theo ông Dũng, chất lượng đầu vào tăng cùng với công tác chăm sóc sinh viên tốt cũng giúp giảm số sinh viên bị buộc thôi học, bởi nhận thức của sinh viên tốt hơn. 

Như vậy có thể thấy các trường không đến nỗi bất lực, nhưng nhiều trường chưa thực sự quan tâm. Sinh viên bị buộc thôi học hiểu ở ý nghĩa tích cực là sự sàng lọc, nhưng hiệu suất đào tạo thấp cũng cho thấy sự bất ổn trong chất lượng đào tạo. Mặt khác, với các trường thực hiện tự chủ, tự đảm bảo chi thường xuyên thì việc hao hụt số lượng lớn sinh viên vì bị buộc thôi học sẽ ảnh hưởng đến cân đối tài chính và các hoạt động của trường. 

Trương Mẫn

Video liên quan

Chủ Đề