Tại sao phải dùng patch panel


Điểm tiếp xúc trên Jack - Phosphorous bronze được mạ vàng với độ dày 1.27µm. Các thanh đầu nối AMP đều có xuất xứ từ US, được sản xuất theo dây chuyền công nghệ hiện đại, đòi hỏi tay nghề kỹ thuật cao, có đầy đủ CO, CQ. Các bước để lắp thanh nối Patch panel vào tủ rack B1: Cố định cáp mạng từ switch tầng vào mặt sau của patch panel. B2: Bắt patch panel vào 2 thanh phía trước của tủ rack. B3: Cắm cáp mạng từ mặt trước của patch panel đến các port của switch. Ethernet Patch Panel mang đến cho cuộc sống của chúng ra rất nhiều tiện ích thiết thực. Chẳng hạn như, trên thực tế, khi sử dụng  Patch Panel gắn vào đầu Switches thì các các thao tác kết nối đi tới bộ switches sẽ rất thuận tiện, đồng thời hỗ trợ được cho các thiết bị testers kiểm tra được hệ thống mạng. Đặc biệt, nếu sử dụng sợi patch cord sẽ làm tối ưu hoá đường truyền và đầu RJ45 được tráng một lớp bảo vệ sự oxy hoá. Hi vọng với một số thông tin cơ bản trên đây về loại thiết bị hữu ích Ethernet Patch Panel, và trong đó là Patch Panel AMP sẽ giúp cho quý vị khách hàng có thể có cái nhìn tổng quát để hiểu rõ hơn về sản phẩm này. Đặc biệt, người dùng có thể biết được công dụng chủ yếu của loại thiết bị Patch Panel để lựa chọn và sử dụng chúng một cách đúng đắn, phù hợp với nhu cầu công việc của bạn. Vậy có thể hiểu Patch Panel là thiết bị không thể thiếu đối với hệ thống mạng chuyên nghiệp. Bởi nó thực chất chính là cầu nối quan trọng của một datacenter server trong các bộ phận hoạt động như bộ lưu điện, server, switch,... Bên cạnh đó, việc sử dụng Patch panel có nhiều lợi ích cho người dùng. Ưu điểm nổi bật của sản phẩm này là:     Khi bạn sử dụng Patch panel, các thao tác sẽ được thực hiện tại các cổng trên Patch Số lần cắm rút nhiều lần có thể làm hư hỏng các cổng trên sản phẩm Patch panel chứ không ảnh hưởng đến các cổng trên sản phẩm switch mà chi phí thay thể một cổng mới trên thiết bị Patch panel sẽ tiết kiệm, rẻ hơn rất nhiều so với thay thế một switch. Như vậy việc sử dụng Patch panel sẽ tiết kiệm chi phí hơn cho người dùng.     Đồng thời, khi bạn sử dụng Patch panel, đây là giải pháp quản lý cáp hiệu quả nhất, giúp chúng ta có thể xử lý sự cố dễ dàng, chuyển đổi nhanh chóng ứng dụng mạng sang thoại. Chính vì vậy mà Patch panel được sử dụng khá nhiều trong hệ thống cáp cấu trúc.

Giới thiệu các bước để lắp thanh Patch panel vào tủ Rack/tủ mạng như sau. Đây là quá trình không quá khó khăn, cầu kì nhưng đòi hỏi phải có những kĩ thuật chính xác để đảm bảo hệ thống mạng hoạt động ổn định, không chập chờn. Các bước tiến hành lắp đặt Patch panel được tiến hành như sau: – Bước 1: Cố định cáp mạng từ switch tầng vào mặt phía sau của patch panel Theo đặc điểm của các Patch panel thì phía mặt trước của nó là các jack để cắm đầu RJ45 [ được cắm từ Patch panel đến switch trong phòng server], tương ứng với các jack cắm RJ45 của mặt trước thì ở phía sau chính là các rãnh để cố định cáp mạng kéo từ switch tầng đến. Ở mặt sau của các Patch panel có nhãn ghi thứ tự màu của chuẩn 586A hay 586B và số thứ tự port, do đó nếu chúng ta sử dụng chuẩn 586A cho việc bấm cáp mạng thì khi nhấn cáp mạng vào rãnh cũng sử dụng chuẩn 586A, tương tự nếu chúng ta sử dụng chuẩn 586B cho việc bấm cáp mạng thì khi nhấn cáp mạng vào rãnh cũng sử dụng chuẩn 586B. Khi nhấn cáp mạng vào rãnh, bạn hãy chú ý để lưỡi dao của dụng cụ punch down tool hướng bên ngoài để cắt luôn các dây dư thừa và sau đó có thể dùng dây buộc để buộc các dây cáp mạng lại cho gọn gàng. – Bước 2: Bắt Patch panel vào hai thanh phía trước của tủ rack Thông thường chúng ta để ý ở Patch panel thì ở 4 góc của Patch panel sẽ có bốn lỗ để bắt bu-lông cố định Patch panel vào hai thanh phía trước của tủ rack. Bạn có thể sử dụng tay để siết đai ốc vào bu-lông, hoặc dùng thêm cờ – lê để có thể siết chặt hơn đai ốc để đảm bảo hệ thống được chắc chắn, an toàn, ổn định lâu dài, không ảnh hưởng đến quá trình sử dụng mạng. -Bước 3: Cắm cáp mạng từ mặt trước của Patch panel đến các port của switch Ở bước cắm cáp mạng này, bạn có thể tự bấm cáp mạng để cắm từ switch đến Patch panel. Tuy nhiên, để tín hiệu hoạt động ổn định, nên mua cáp mạng để cắm từ Patch panel đến switch bởi cáp mạng loại này được đúc sẵn 2 đầu và được tráng sẵn một lớp bảo vệ chống oxy hóa. Kết quả hình ảnh cho patch panel Vì sao nên sử dụng Patch panel? Sử dụng Patch panel cho hệ thống mạng hiện nay là một phương pháp thông minh giúp đảm bảo sự hoạt động ổn định của hệ thống mạng. Hiện nay, ở nhiều lĩnh vực, người ta sử dụng phổ biến và rộng rãi Patch panel. Vậy tại sao nên sử dụng Patch panel?     Thông thường, người ta sẽ không sử dụng dây cáp mạng như dây cáp cat5e để bấm đầu RJ45 rồi cắm thẳng vào vì đầu RJ45 không thể bấm chuẩn được. Cũng tương tự, nếu bấm cáp mạng cat6 thì khả năng thành công hạn chế, không cao nên người ta thường sẽ không sử dụng.     Đầu RJ45 sau một thời gian sử dụng thường sẽ xảy ra hiện tượng bị oxy hóa, các signals tới đầu sẽ bị dội tín hiệu và switch thường xuyên phải nhận và xử lý những tín hiệu lỗi. Điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến quá trình sử dụng hệ thống mạng, hậu quả là làm cho hệ thống mạng càng chậm không đáp ứng được nhu cầu sử dụng hằng ngày của người dùng.     Khi bạn sử dụng Patch panel hệ thống mạng sẽ trở nên ổn định, dễ dàng và thuận tiện hơn, đồng thời quá trình kiểm tra, khắc phục sự cố cũng thuận lợi hơn và dễ dàng kiểm soát hệ thống mạng hơn. Khi sử dụng dây nhảy – sợi patch cord, các sợi cáp được cáp đúc sẵn 2 đầu RJ45 tại nhà máy sản xuất cáp nên có khả năng tối ưu hóa đường truyền và đầu RJ45 được tráng một lớp bảo vệ khỏi sự oxy hóa cùng với thời gian.

AMP Cat6 Patch Panel được thiết kế với 6 cổng trên 1 modules, nó cho phép dán nhãn 9mm và 12mm hoặc là các biểu tượng màu. Những module 6 cổng RJ45 này cũng có thể được thay thế khi cần thiết. Cat 6 patch panel 24-port cao 1U với mã màu T568A hoặc T658B đầu RJ45 8-position. Bạn nhấn dây mạng vào module cat6 sau đó gắn vào thanh đấu nối, patch panel. Hoặc bạn có thể gắn nhân, module cat6 vào patch panel trước khi được nhấn dây mạng.

    Với việc sử dụng Patch panel, người dùng sẽ nhận thấy rằng việc quản lý sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều so với ban đầu. Đồng thời, nếu có di chuyển thiết bị trong tương lai, bạn chỉ cần kéo cáp mạng từ Patch panel đến vị trí mong muốn. Thông thường khi sử dụng mạng, chúng ta thấy rằng các đầu nối RJ45 khi cắm trực tiếp vào switch trong phòng server thường sẽ xảy ra hiện tượng bị oxy hóa làm ảnh hưởng đến tín hiệu mạng, tín hiệu bị lỗi, hệ thống mạng chập chờn không ổn định. Patch panel sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này bằng cách sử dụng patch panel để dễ dàng kiểm tra, quản lý hệ thống cũng như tín hiệu mạng hơn, đồng thời giúp hệ thống dây được gọn gàng hơn, thẩm mỹ hơn. Hoạt động của Patch panel Hoạt động của Patch panel khá đơn giản. Các cable mạng đi âm tường, một đầu được đấu nối với office box, đầu còn lại được đấu nối với Patch panel. Từ Patch panel sẽ có một sợi dây mạng [hay còn gọi là dây nhảy – patch cord] được nối với switch. Quá trình đấu nối trong hệ thống mạng có Patch panel được tiến hành như sau: từ switch của các tầng, cáp mạng được kéo đến mặt sau của Patch panel, sau đó từ mặt phía trước của Patch panel đến switch trong phòng server. Trong hệ thống mạng, Quý vị thường nghe đến tên của những thiết bị như server, switch, bộ lưu điện… và patch panel. Patch Panel là thiết bị không thể thiếu trong hệ thống mạng chuyên nghiệp, đây được gọi là thanh đấu nối . Vậy  Đặc điểm, cấu tạo và cách sử dụng nó như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ đem đến cho bạn những thông tin hữu ích về thiết bị mạng Patch panel. Patch panel là một bảng quản lý đầu nối tập trung, nó có tác dụng hữu ích cho việc dễ test khi có sự cố, dễ dàng thay đổi các node qua lại bằng việc thay đổi các patch cord [ dây nhảy], độ rủi ro thấp, các dây đi âm tường được bắt trực tiếp nên rất khó bị hỏng. Các thao tác gắn dây mạng vào các hạt mạng trên patch giống như cố định cáp mạng vào các thiết bị mạng, cố định modular jack ở tường hay ở bàn chỗ người dùng. Thường thì mặt sau của patch sẽ có nhãn ghi thứ tự chuẩn 586A hoặc chuẩn 586B và số thứ tự của port mạng. Cần lưu ý nếu ta sử dụng chuẩn 586B cho việc bấm cáp mạng thì khi nhấn cáp mạng vào rãnh cũng phải sử dụng chuẩn 586B. Khi gắn dây mạng lên các hạt mạng của port thì chúng ta phải dùng thiết bị của dụng cụ dao cài phiến đấu dây chuẩn hướng bên ngoài để cắt luôn các dây mạng mạng thừa, luôn cẩn thận tránh chiều vào trong không có thể sẽ cắt đứt phía trong dây mạng. Sau đó có thể dùng dây buộc để buộc các cáp mạng cho gọn gàng. Tủ rack để lắp Patch Panel sẽ có 4 con ốc để bắt Bu-lông cố định patch vào 2 thanh ở phía trước mỗi tủ rack. Trong bước này chúng ta có thể dùng tay để siết đai ốc vào hoặc dùng cờ lê để siết chặt đai ốc giúp hệ thống chắc chắn, đảm bảo an toàn lâu dài. Mỗi patch panel sẽ chiếm một U trên rack. Để sắp xếp cho dây mạng gọn gàng hơn thì ta cần một thanh quản lý cáp [cable management]. Đây là thiết bị mạng giúp cho việc chỉnh hướng đi của dây mạng được gọn gàng hơn khi cắm dây nhảy kết nối sang switch hoặc router… Ỏ bước này ta có thể tự bấm dây mạng theo chuẩn để kết nối từ switch đến Patch Panel, chúng ta nên dùng các loại color boot hoặc vòng đánh số dây mạng để đánh dấu nhưng để tín hiệu mạng luôn ổn định và thẩm mỹ thì nên dùng loại dây đúc sẵn. Các dây đúc này sẽ giúp cho dây mạng ổn định hơn vì cả hai đầu đều được đúc và tráng một lớp bảo vệ chống oxi hóa, hạn chế dây mạng tiếp xúc không khi sẽ tránh được sự oxi hóa của dây mạng.

Patch Panel 24 port Cat6

Đối với một hệ thống mạng có sử dụng patch panel trong phòng server, ta thấy việc quản lý sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, và trong tương lai nếu có di chuyển thiết bị, chỉ việc kéo cáp mạng từ nó đến vị trí mong muốn hoặc di chuyển đến. Tác dụng của patch panel với ví dụ cụ thể: Khi còn đi học ở trường, học ngành mạng máy tính chỉ thấy nói đến các thiết bị chính như: Router, Hub, Switch. Bây giờ khi đi làm đúng ngành chúng ta biết thêm về Patch panel, kiếm tài liệu đọc về Patch Panel, Outlet, Jack… Đọc định nghĩa nhiều cũng khó hiểu, ví dụ này sẽ giúp các bạn dễ hiểu hơn: Có một dự án như sau: Hệ thống mạng của một công ty, có tòa nhà gồm 20 tầng, mỗi tầng 8 phòng, các tầng được nối với nhau bởi các Switch có hỗ trợ Fiber port, dùng single mode cable. Từ đó từ mỗi Switch tương ứng với các tầng ta sẽ nối tới các Switch tương ứng với mỗi phòng , Switch ở mỗi phòng nối với Patch Panel, Patch panel nối đường dây line đi âm trong tường vào các outlet [ổ cắm mạng âm tường] đã được xác định sẵn trong phòng. Câu hỏi đặt ra là: Tại sao lại phải đi qua patch panel làm gì cho tốn tiền mua thiết bị? Từ Switch ta có thể nối trực tiếp đến các outlet luôn. Câu trả lời là: patch panel chỉ đóng vai trò như là một cầu nối mạng mà thôi? Chúng ta có thể nói nối như vậy là để dễ dàng kiểm soát , nhưng ta cũng có thể kiểm soát bởi Switch. Hơn nữa nếu qua một lần nối là tốc độ mạng đã giảm đi một phần.Vậy tác dụng chính của Công dụng của Patch Panel là quản lý đấu kết nối tập trung. Hầu hết các cáp mạng đi âm tường, một đầu nối với Office Box[ Outlet hay ổ cắm mạng trên tường], đầu kia được đấu Patch Panel. Từ Patch Panel sẽ có một sợi dây mạng ngắn [ Patch cord- hay còn gọi là dây nhảy RJ45] nối lên Switch. Người ta quản lý hệ thống cáp mạng dựa trên con số ở Patch Panel và con số trên Outlet . Khi có các con số cụ thể ở 2 đầu , chúng ta sẽ note vào sơ đồ bản vẽ hệ thống mạng. Nhìn trên bản vẽ, bạn có thể biết được vị trí chính xác của Office Box[Outlet] đó tương ứng với Port [cổng] nào trên Patch Panel. Patch panel giúp ích rất nhiều cho đấu nối tập trung, cụ thể là – Thứ nhất là dễ dàng kiểm tra khi có sự cố. – Thứ hai là linh động, có thể dễ dàng đổi node mạng qua lại chỉ cần đổi patch cord [Dây nhảy] thôi. Ví dụ : – Lỗ outlet thứ 3 có thể chưa dùng đến thì không cần gắn dây nhảy lên switch, lỗ outlet thứ 5 tự nhiên đổi ý muốn gắn qua một cái Switch-2 đặt ở xa cái Switch-1 đó 5-10m thì chỉ cần nối dây patch cord dài ra, chứ sửa dây kiểu không có patch panel là rất khó nối. • Ưu điểm nữa là dùng patch panel an toàn vì patch panel chắc chắn, tuổi thọ cao, các dây đi âm tường đc bắt trực tiếp nên rất khó hư hỏng, dùng đầu bấm mạng RJ45 một thời gian sẽ bị oxi hóa.. • Khi muốn đổi dây bạn chỉ cần thao tác đổi dây nhảy, không cần thay cả đoạn dài dây mạng đến các nút mạng, nếu ko có Patch Panel thì rút dây ra vào dễ bị hỏng thiết bị và đầu bấm. • Một điều nữa là rất thẩm mỹ nếu hệ thống nhiều dây. Patch Panel rất hữu ích có thể làm Data Or Voice và khi cần có thể chuyển Voice thành Data hoặc ngược lại chỉ cần một sợi Patch cord là xong. 4. Cách sử dụng patch panel Hướng dẫn kỹ thuật lắp đặt Patch panel cho Rack Sever. Thông thường đối với mỗi doanh nghiệp thì việc lắp đặt cho mình một tủ mạng là điều cần thiết, để đáp ứng nhu cầu của mỗi doanh nghiệp đối với hệ thống mạng máy tính mà sẽ có tủ từ 6U đến 42U [số U là chiều cao của tủ, 1U = 1,75 inch = 4,45 cm     [1 inch = 2,54cm] hoặc có phòng server riêng biệt hay không. Đối với doanh nghiệp có phòng server thì thường được chứa các tủ rack trong tủ rack thì sẽ được chứa những thiết bị như Server, Switch, Router, Firewall… và thiết bị luôn có đó chính là patch panel. Thiết bị này có một đầu sẽ đấu nối trực tiếp các dây mạng từ chỗ người dùng hoặc từ các thiết bị đầu cuối khác như bộ phát wifi, máy chấm công, cửa từ… phần còn lại của thiết bị sẽ được cắm thông qua dây nhảy để tới thiết bị mạng như switch, router… Patch panel được sử dụng phổ biến trong các tủ rack thường thấy là loại 24port và 48port. Để lắp đặt patch panel ta cần có các dụng cụ để lắp đặt như: – Một cờ-lê để siết chặt đai ốc lục giác vào bulong cố định patch vào tủ rack thông qua 2 thanh ở 2 bên của tủ rack., – Một dụng cụ dao cài phiến đấu dây để cố định cáp mạng vào các rãnh mặt sau của Patch panel. Dao cài phiến để đấu dây vào patch panel Dao cài phiến để đấu dây vào patch panel Để hiểu thêm về cách nối thì trươc khi hướng dẫn kỹ thuật lắp đặt patch panel chúng ta cần biết hệ thống mạng có patch panel thường được đấu nối như sau: Từ switch của các tầng cáp mạng được kéo đến mặt sau của patch panel sau đó từ mặt trước của patch panel đến switch trong phòng server. Lắp đặt patch panel sẽ có các bước sau: – Theo tiêu chuẩn Quốc tế thì người ta sẽ không sử dụng dây cáp [thường là dây cáp cat5e] để bấm đầu rj45 rồi cắm vào switch vì thường đầu rj45 không thể bấm chuẩn. Nếu bấm cáp cat6 thì khả năng thành công không cao. – Hơn nữa, Sau một thời gian đầu mạng rj45 sẽ bị oxi hoá, các tín hiệu tới đầu sẽ bị dội tín hiệu vào switch. hàng ngày phải nhận và xử lý những tín hiệu lỗi này và hậu quả là hệ thống mạng ngày càng chậm đi.

– Khi gắn patch panel các thao tác kết nối tới switches sẽ rất dễ dàng, đồng thời giúp cho các thiết bị tester, marping network system. Việc sử dụng sợi patch cord [hay gọi là dây nhảy mạng – là sợi cáp được đúc sẳn hai đầu rj45 tại nhà máy sản xuất cáp, sẽ làm tối ưu hoá đường truyền, loại dây nhảy này có đầu rj45 được tráng một lớp bảo vệ sự oxi hoá. Một đầu sẽ cắm vào patch panel, một đầu cắm vào switch.


Đất nền tân định bến cát bình dương
© 2007 - 2022 //nepnhua.vachnganphongkhach.com

Patch Panel 24 port Cat6 - Phone: +84-908-744-256

Video liên quan

Chủ Đề