Tại sao trẻ bỏ bú mẹ

Bé 1 tuổi bỏ bú mẹ hay vì sao trẻ bỏ bú mẹ sớm, có trường hợp bé 2 tháng tuổi, vài tuần thậm chí vài ngày bỏ bú mẹ? Chúng ta cùng tìm hiểu vì sao bé bỏ bú mẹ nhé!

 Do chế độ ăn của mẹ

Chế độ ăn của mẹ chứa nhiều chất nồng làm thay đổi mùi vị sữa, chẳng hạn như quá nhiều gia vị hoặc cách cho bú mẹ không đúng. Cũng có thể do trẻ khó chịu trong người, do trẻ bệnh, còi xương… Cần xác định rõ nguyên nhân để có hướng xử trí thích hợp. Trong nhiều trường hợp, cần đưa trẻ đi khám bệnh để bác sĩ nhi có thể tìm hiểu, chẩn đoán rõ nguyên nhân biếng bú và đưa ra lời khuyên đúng đắn.

Vì sao bé bỏ bú mẹ

Khi nuôi con bằng sữa mẹ, mẹ nên tránh ăn uống kiêng cữ quá mức sẽ làm sữa ít đi và thiếu chất dinh dưỡng, tránh sử dụng những chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá. Mẹ cũng không nên sử dụng quá nhiều gia vị như hành, tiêu, tỏi, ớt. Ngoài ra, sữa mẹ tạo ra còn chịu ảnh hưởng của vấn đề tâm lý, nếu mẹ thấy thoải mái, tin tưởng vào chất lượng và số lượng sữa của mình thì sẽ có sữa nhiều hơn, nên cần giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng buồn phiền.. Khi sử dụng thuốc cần có ý kiến của bác sĩ, không nên lao động nặng quá sức.

Tư thế bú mẹ chưa đúng

Cho bé bú là tuy là việc đơn giản nhưng không phải bà mẹ nào cũng biết áp dụng đúng cách, khiến bé dễ suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém, phải chuyển sang dùng sữa công thức

=> Lời khuyên, khi cho bé ngậm ti, nên áp sát bé vào người, bụng bé sát vào bụng mẹ, đầu và thân thẳng để bé dễ bú. Nhiều bà mẹ chỉ giữ mỗi đầu em bé, cả phần thân người cứ oặt ra oặt vào không có thế cho bé bú tốt làm bé bực mình. 
Nên cho trẻ bú hết một bên này rồi mới chuyển sang bên kia để giúp trẻ nhận được lượng “sữa cuối” giàu chất dinh dưỡng. Ngoài ra, nếu lượng sữa còn tồn đọng trong vú sẽ ức chế, ngăn cản sự tạo sữa. Nếu bé bú không hết bầu sữa thì mẹ phải vắt hết sữa để giúp tạo sữa tiếp tục.

Mặc dù bạn tốt sữa nhưng em bé vẫn nhất định không chịu bú mẹ. Vấn đề có thể nằm ở phía bạn, cũng có thể do bé bị đau. Theo các chuyên gia, bé từ chối bú sữa mẹ có thể do một số trở ngại như:

Bé bỏ bú mẹ do bị đau: Trong trường hợp sinh khó hoặc sinh non, trẻ có thể bị đau sau khi lọt lòng mẹ do chấn thương xương đòn, bị bầm, trật khớp… Khi mẹ bế cho bú, bé sẽ càng đau và phản ứng bằng cách quấy khóc, không chịu bú. Nên đưa con đi khám, bác sĩ sẽ có cách điều trị và hướng dẫn bạn tư thế giúp bé bú không bị đau.

Bé bỏ bú mẹ do ác cảm với đầu ti: Một số trẻ cứ ngậm chặt miệng khi mẹ cố gắng đưa bầu sữa vào miệng bé. Có thể những lần trước mẹ đã cho ngậm đầu vú sâu quá khiến bé gặp khó khăn khi bú và thở. Để khắc phục, mẹ nên chạm nhẹ đầu vú vào môi để bé mở miệng, sau đó đưa đầu ngực vào miệng bé. Nên để bé tự ngậm sao cho phù hợp nhất với mình, sau vài lần, bé sẽ bú bình thường trở lại.

Bé bỏ bú mẹ do sữa mẹ xuống chậm: Nhiều bé lúc đầu rất thích bú nhưng vì sữa mẹ xuống ít, không đủ cho nhu cầu nên bé không còn hứng thú. Nếu trẻ khó bú do núm vú tụt vào trong, không co giãn, mẹ cần tập se và kéo giãn đầu vú theo hướng dẫn của bác sĩ.

Bé bỏ bú mẹ do Khó thở khi bú: Một số trẻ gặp khó khăn khi xoay xở với việc mút, nuốt sữa và thở lúc bú mẹ. Dần dần, bé sẽ không thích thú với việc bú mẹ. Khi cảm thấy sữa xuống nhiều, nên dùng tay đặt lên bầu ngực, ngón tay trỏ để phía trên quầng vú, ngón tay giữa ở dưới quầng vú. Ấn nhẹ ngực từ trước ra sau để giảm bớt lượng sữa đang phun, giúp bé không bị ngộp, sặc sữa.

Bé bỏ bú mẹ do Quen bú bình: Cơ chế bú Bình và bú mẹ là khác nhau. Khi bé quen bú bình bé sẽ không thích bú mẹ nữa

 Bé bỏ bú mẹ do Sữa có mùi lạ: Nếu mẹ ăn thực phẩm cay, dùng thuốc lá, trẻ cũng có thể bỏ bú vì mùi sữa thay đổi.

Bé bỏ bú mẹ do Trẻ ốm: Trong giai đoạn nứt nướu răng, sốt, viêm tai…, trẻ cũng có thể đột ngột bỏ bú. Tình trạng này sẽ chấm dứt khi cơ thể bé bình thường trở lại.

Bé ti mẹ trực tiếp không chỉ giúp mẹ có lượng sữa dồi dào và duy trì sữa trong thời gian dài mà hơn thế nữa giúp gắn kết tình mẫu tử thiêng liêng. Mẹ hãy học cách cho bé bú đúng để con được ăn sữa mẹ hoàn toàn nhé!

Nếu em bé dưới một tuổi, ngay cả khi bé dường như mất hứng thú với việc bú mẹ hay đột ngột từ chối bú mẹ, rất có thể bé vẫn chưa sẵn sàng cai sữa. Tóm lại, trong 12 tháng đầu, trẻ vẫn rất cần sữa mẹ. Nếu em bé đang cho con bú tốt và đột nhiên từ chối bú mẹ, ngoài tuổi của em bé, một manh mối khác cho thấy việc tự nhiên trẻ không chịu bú mẹ nữa không phải là cai sữa tự nhiên là em bé không hài lòng về điều đó. 

Khi bé từ chối bú mẹ, trước tiên hãy tập trung vào hai điều:

1 – Vắt sữa

2 – Cho bé ăn

Nghe đọc bài này tại đây.

Vắt hút thường xuyên khi bé không muốn bú mẹ.

Điều này tránh làm đầy vú khó chịu và giúp duy trì sản xuất sữa ổn định về mặt số lượng. Lí tưởng nhất là nếu em bé hoàn toàn không chịu bú, máy hút sữa điện đôi sẽ giúp việc này nhanh hơn và dễ dàng hơn và sẽ có nhiều khả năng duy trì nguồn cung sữa mẹ.

Tiếp tục cho bé ăn sữa mẹ.

Cách bạn cho bé ăn phụ thuộc một phần vào tuổi của bé. Cốc, thìa là một lựa chọn tốt cho em bé ít nhất sáu đến tám tháng tuổi. Em bé có thể ăn sữa mẹ bằng cốc, thìa hoặc thậm chí là ống nhỏ mắt, xi lanh.

Hầu hết các bà mẹ nghĩ đến việc sử dụng bình sữa trước tiên, nhưng việc chọn phương pháp cho con ăn sữa mẹ nhưng không thỏa mãn nhu cầu bú của con bạn có thể chấm dứt việc bỏ bú sớm hơn. Khi em bé không có bình sữa hoặc núm vú giả, bé sẽ có động lực hơn để quay trở lại với vú. Nếu em bé đã sử dụng núm vú giả thường xuyên, hãy cân nhắc cho bé tạm ngưng sử dụng chúng cho đến khi kết thúc thời gian từ chối ti mẹ và bé trở lại bú mẹ bình thường. 

Nguyên nhân trẻ từ chối bú mẹ là gì? 

Tại sao những đứa trẻ bú tốt đột nhiên từ chối vú mẹ hoặc bắt đầu trở nên khó khăn hơn với việc ngậm bú? Trước khi chọn một biện pháp nào đó để kích thích em bé bú mẹ trở lại, hãy xem liệu có thể xác định nguyên nhân của nó từ danh sách dưới đây hay không. 

     -  Nhiễm trùng tai, cảm lạnh hoặc bệnh khác 

     -  Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

     -  Sữa mẹ bị thừa cung với dòng chảy nhanh, áp đảo

     -  Mẹ bị ít sữa, không đủ đáp ứng cho bé no bụng

     -  Sử dụng bình sữa, núm ti giả thường xuyên, gây nhầm lẫn hoặc bỏ ti mẹ

     -  Dị ứng hoặc nhạy cảm với thực phẩm hoặc thuốc mẹ tiêu thụ

     -  Đau khi bị chấn thương, thủ tục y tế hoặc tiêm chủng

     -  Đau miệng do mọc răng, tưa miệng hoặc chấn thương miệng

     -  Phản ứng với sản phẩm như chất khử mùi, kem dưỡng da hoặc bột giặt… 

     -  Căng thẳng, buồn bã hoặc quá kích thích

     -  Mẹ không cho bé bú theo nhu cầu của con, cho ăn theo giờ hoặc gián đoạn thường xuyên

     -  Bé bị đói và khóc trong thời gian dài.

     -  Thay đổi lớn trong thói quen, như đi du lịch, di chuyển hoặc mẹ trở lại làm việc

     -  La hét trong khi cho con bú

     -  Phản ứng tiêu cực mạnh khi bé cắn… 

Biết nguyên nhân sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc lựa chọn một biện pháp cải thiện hiệu quả. Ví dụ, nếu nhiễm trùng tai là nguyên nhân, điều trị y tế đúng và thời gian phục hồi có thể là giải pháp tốt nhất. 

Khi trẻ từ chối/ bỏ bú mẹ là do căng thẳng, hầu như luôn luôn có thể vượt qua nó và trở lại cho con bú. Các phương pháp cơ bản sau đây có thể làm giảm căng thẳng và rút ngắn thời gian trẻ bỏ bú mẹ: 

Cách tập bé bú trở lại như thế nào cho hiệu quả? 

     -  Tạo không khí vui vẻ, thoải mái hạnh phúc khi em bé bú ở vú. Khi bé gần vú, hãy nói, cười, chơi và nhìn vào mắt bé. Giữ em bé ngủ dựa vào vú của mẹ trong thời gian ngủ trưa để giúp rút ngắn thời gian từ chối bú mẹ. 

     -  Dành thời gian chạm và tiếp xúc da kề da. Khi không cho bé bú, bế em bé với thân mình trần trên da và giữ càng nhiều càng tốt. Điều này làm trấn an cả mẹ và em bé và các hormone được tiết ra khiến bé cởi mở hơn khi bú mẹ trở lại. 

     -  Cho bé bú trong khi bé buồn ngủ hoặc trong một giấc ngủ nhẹ. Nhiều em bé chấp nhận bú mẹ trở lại trong khi ngủ hoặc trong trạng thái thư giãn, buồn ngủ. Hãy thử cho con bú trong khi bé ngủ trưa, sử dụng tư thế cho bé ăn thích nhất và thử nghiệm. Để tận dụng tối đa các phản xạ bú tự nhiên của bé, hãy bắt đầu ở tư thế nằm ngả - bé nằm sấp là một gợi ý tốt cho bạn. 

     -  Kích hoạt dòng sữa chảy ngay lập tức. Vắt hút sữa trước khi cho con bú để em bé không phải chờ đợi lâu khi mút bú. Hoặc trước tiên hãy thử vắt một ít sữa lên môi em bé. Nuốt sữa mẹ sẽ kích hoạt phản xạ bú, nuốt tốt hơn. 

     -  Định hình vú sao cho dễ chốt bú hơn có thể giúp bé ngậm vú sâu hơn và kích hoạt hoạt động bú. 

     -  Hãy thử cho con bú khi bé không bị quấy khóc. Để bú tốt, bé cần cảm thấy bình tĩnh và thư thái hơn là đói và căng thẳng. Nếu em bé bị kích động, hãy bình tĩnh trước. Một số bé sẽ bú vú dễ dàng hơn nếu chúng không đói lắm, vì vậy hãy thử cho bé ăn một ít sữa trước, sử dụng bất kỳ phương pháp cho ăn nào phù hợp với bạn. Bắt đầu với một phần ba đến một nửa số lần cho ăn thông thường của con, chỉ để giảm bớt cơn đói trước khi cho con bú trực tiếp. 

     -  Cho con bú theo nhu cầu. Bất kì khi nào em bé muốn được mút bú và gần bên mẹ, đừng bỏ lỡ việc đó là cho bé mọi thứ chúng muốn. 

     -  Nếu em bé đang bú bình, hãy thử bắt đầu bằng cách bú bình ở tư thế bú mẹ và trong khi bé đang tích cực mút và nuốt, hãy rút núm vú ra và đưa vào núm vú của bạn cho bé tiếp tục việc bú. 

Nếu những cách làm này không hiệu quả, đã đến lúc nhận trợ giúp Tập bé bú mẹ trở lại và chỉnh khớp ngậm bú đúng từ chuyên gia tư vấn sữa mẹ . Kỹ thuật của bạn có thể cần một tinh chỉnh đơn giản hoặc bạn có thể cần một số kĩ thuật cao hay dụng cụ hỗ trợ cho việc tập con bú. 

Nuôi con bằng sữa mẹ là chuẩn mực sinh học, vì vậy gần như tất cả các công cuộc cho con bú đều có giải pháp, chỉ là vấn đề tìm kiếm nó. 

Ở đây, Hulab PharmaChuyên gia sữa mẹ - DS. Lan Hương với hơn 10 năm kinh nghiệm chuyên môn và thực tiễn điều trị sẽ trực tiếp hỗ trợ và hướng dẫn cho bạn tập bú trở lại cho bé một cách hiệu quả tuyệt đối! 

Tham khảo: CHỈNH KHỚP NGẬM ONLINE. Khóa "chỉnh khớp ngậm online" sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn về vấn đề chỉnh khớp ngậm, tập bé bỏ bú chi tiết theo từng kiểu ti của mẹ: ti bình thường, ti thụt, ti đĩa, ti to, ti dài, ti quầng ngắn... Khóa học cũng giúp mẹ hiểu đúng và làm tốt hơn trong việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ.

---------

Đọc thêm: Mẹ 9x thành công với cách kích sữa lạ    

Tư vấn trực tiếp: Facebook hoặc Hotline: 094 1800 797

Video liên quan

Chủ Đề