Tại sao trẻ sơ sinh phải che thóp

Giữ ấm đúng cách cho trẻ sơ sinh

Đa số cha mẹ đều tìm mọi cách để giữ ấm cho con như mặc quần áo dày nhiều lớp, quấn tã, ủ chăn... Thậm chí nhiều gia đình giữ cho bé sơ sinh và sản phụ ở trong phòng kín, tránh gió và đặt lò sưởi cả tháng. Đây là một quan niệm sai lầm.

Trên thực tế, trừ những trường hợp như bé mắc bệnh (bé sinh non, hoặc nhẹ cân), còn những bé khỏe mạnh sinh đủ tháng đều có đủ lớp mỡ để giữ nhiệt cho cơ thể.

Tại sao trẻ sơ sinh phải che thóp

Nguy cơ gây bệnh

Mặc quá nhiều quần áo khiến bé có thể bị nóng, ra nhiều mồ hôi và mồ hôi làm bé bị tự nhiễm lạnh, dễ bị viêm phổi. Ngoài ra, mặc quần áo quá chật, quá kín (chật đến nỗi ép lồng ngực và bụng làm bé không thở nổi), bé sẽ cảm thấy khó chịu và gây khó khăn trong vận động. Đôi khi, bé cáu gắt, khóc lóc chỉ vì bị mặc quá nóng.   Không những thế, để nhiệt độ phòng quá cao, ủ quá ấm, đắp nhiều chăn, mặc nhiều quần áo cho bé khi đi ngủ có thể gây đột tử nhũ nhi (SIDS).

Giữ ấm đúng cách

Giữ ấm đúng cách là giữ đủ ấm cho bé, nhất là những vùng dễ bị nhiễm lạnh như lòng bàn chân, bàn tay, thóp và ngực.

Đầu bé sơ sinh là nơi tạo ra khoảng 40% thân nhiệt, nhưng đồng thời lại là nơi giải phóng đến 85% nhiệt độ cơ thể. Chính vì vậy, việc đội mũ và dùng băng quấn thóp là cần thiết với bé mới sinh (đặc biệt là các bé sinh non) nhưng với bé khỏe mạnh và đã được vài tháng tuổi, việc đội mũ khi ngủ là không cần thiết, mà ngược lại sẽ khiến nhiệt độ của não bé tăng cao, ảnh hưởng đến hoạt động của vùng thần kinh kiểm soát hô hấp.

Mặc cho bé sơ sinh những lớp quần áo để có thể dễ dàng cởi bỏ ra mỗi khi bé nóng. Chẳng hạn, bạn nên mặc một chiếc sơmi dài tay (hoặc chiếc áo thun dài tay ở bên trong) và khoác một chiếc áo khoác bên ngoài. Khi ngủ, cho bé mặc quần áo nhẹ, thoáng. Tốt nhất là cho bé sơ sinh mặc đồ bằng chất liệu cotton, có khả năng thấm hút mồ hôi. Không quấn quá nhiều lớp tã hoặc đắp quá nhiều chăn cho bé.

Khi bé ốm, sốt lại càng không nên mặc quá nhiều quần áo. Khi kiểm tra xem bé có nóng quá hay không thì nên sờ vào bụng, không nên sờ vào chân tay, vì các bộ phận này của bé thường lạnh hơn so với thân mình. Các dấu hiệu khác cho thấy bé quá nóng là đổ mồ hôi, thở nhanh, trán nóng, bứt rứt khó chịu.

Cho bé sơ sinh ở trong phòng thoáng, đảm bảo đủ nhiệt độ và tránh những nơi có gió lùa. Những khi cần cho bé ra ngoài, bạn nên để bé ngồi sau xe, mặc ấm, nhất là ở phần đầu, cổ, chân, che chắn để bé tránh bụi, gió và hít phải khí lạnh.

Khi vào phòng ấm, phụ huynh cần cởi bớt trang phục ngoài cho bé, nếu không bé có thể bị nóng, ra nhiều mồ hôi rồi nhiễm lạnh. Thường xuyên kiểm tra thân nhiệt cho bé, đơn giản là sờ lên trán xem bé nóng hay lạnh.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống

Trẻ con ốm vẫn nên tắm, bế cắp nách không làm chân bé bị vòng kiềng hay không cần che thóp cho trẻ sơ sinh là những điều đúng nhưng vẫn được ít mẹ chấp nhận.

Với khoa học phát triển như hiện nay, có rất nhiều “mẹo” chăm sóc bé được chứng minh là không có tác dụng, ví dụ: trẻ bị cảm ho hay viêm họng thì không được uống đồ lạnh, mọc răng gây sốt ở trẻ. Nhưng để lí giải những vấn đề này với bậc ông bà hay các thành viên chăm sóc trực tiếp bé khi ba mẹ đi làm thì quả thật là điều không dễ dàng gì và đôi khi lại gây ra những căng thẳng không đáng có dù đôi khi vấn đề này khá “vụn vặt”. Sau đây là một số câu trả lời của BS Nguyễn Trí Đoàn, giám đốc y khoa phòng khám quốc tế Victoria Healthcare Mỹ giúp bạn hiểu rõ hơn một số quan niệm trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng bé.

Hỏi: Tôi nghe nói là khi trẻ bị bệnh thì không được tắm hoặc nếu tắm thì phải tắm nước pha loãng với rượu để ấm người.

BS Nguyễn Trí Đoàn: Đây được xem là một trong những truyền thuyết điển hình vì sợ trẻ tắm khi bệnh sẽ bị nhiễm nước gây viêm phổi. Trong khi viêm phổi là do virus đi qua đường hô hấp vào sâu trong phổi gây viêm. Bên cạnh đó còn là quan niệm tắm hay lau người bằng nước pha rượu. Đây là điều cấm kỵ! Vì bé sẽ hít phải hơi rượu hoặc bị rượu ngấm qua da và bị rơi vào trạng thái xỉn hoặc ngộ độc rượu. Nói chung nếu trẻ bị cảm cúm thì phụ huynh hoàn toàn có thể tắm cho trẻ như bình thường.

Hỏi: Tôi thường bế bé ở tư thế dạng chân để dễ làm việc nhà, tôi nghe nói bế như vậy chân bé sau này sẽ bị vòng kiềng, không biết thông tin này có đúng hay không?

BS Nguyễn Trí Đoàn: Khi mới sinh cẳng chân của bé lúc nào cũng cong là do tư thế nằm của bé khi còn trong bụng mẹ. Không có phương pháp nào để nắn xương cẳng chân của bé thẳng lại. Khi lớn lên (1-2 tuổi), chân bắt đầu phát triển dài hơn thì cẳng chân sẽ thẳng dần dần. Chân vòng kiềng thường là vì bé có cân nặng vượt trội so với độ tuổi của mình, khiến chân bé chịu một lực lớn dồn xuống nên sẽ bị cong do cần tạo thế cân bằng khi đứng.

Tại sao trẻ sơ sinh phải che thóp

Việc che thóp cho trẻ sơ sinh là không cần thiết, tất cả những gì mẹ cần làm là bảo vệ thóp con tránh bị va đập mạnh. (Ảnh minh họa)

Hỏi: Tôi có đọc thông tin nói rằng thóp của trẻ sơ sinh vẫn chưa dính liền với nhau, như vậy trong giai đoạn này ngoài việc che thóp cho bé tôi cần áp dụng thêm những biện pháp gì?

BS Nguyễn Trí Đoàn: Việc đội nón che thóp cho trẻ cũng bắt đầu từ truyền thuyết “gió máy” ngấm qua thóp làm trẻ bị cảm, cúm. Điều này cũng hoàn toàn sai, vì như chúngt a biết cảm hay cúm là do virus gây ra. Bảo vệ thóp cho trẻ là điều cần thiết, nhưng đó là việc tránh va đập mạnh ở phần đầu trẻ. Việc che thóp quá kỹ sẽ khiến bé bị chảy mồ hôi đầu – điều mà nhiều phụ huynh nghĩ rằng bé bị đổ mồ hôi trộm rồi lại cho rằng bé bị thiếu canxi. Do đó, đội nón trùm đầu không có tác dụng nhiều trong việc bảo vệ trẻ khỏi cảm cúm, thay vào đó chúng ta nên hạn chế việc hôn bé hay hắt hơi trước mặt trẻ để hạn chế cơ hội virus xâm nhập vào cơ thể bé.

Hỏi: Con tôi được 3 tháng, hiện nay cuốn rốn của bé đã lành hẳn nhưng bà ngoại vẫn yêu cầu tôi quấn bụng cho bé để sau này bụng bé không bị phệ. Tôi thấy bé không thoải mái trong khi quấn bụng nhưng không biết phải thuyết phục bà như thế nào và cũng không biết có ảnh hưởng gì đến bé không?

BS Nguyễn Trí Đoàn: Đây là lần đầu tiên tôi nghe câu hỏi về quấn bụng cho bé như thế này. Việc quấn bụng không có vai trò gì trong việc làm nhỏ bụng của bé. Bụng bé to là điều đương nhiên vì cơ bụng lúc này chưa săn chắc nên những bộ phận bên trong (dạ dày, ruột…) sẽ bị đẩy về phía trước tạo cảm giác bụng to hoặc là do bé bị nhồi ăn quá mức, ăn liên tục trong ngày. Sau này, khi lớn lên nếu bé tập thể hình như Lý Đức thì… cơ bụng sẽ nhỏ lại. Chúng ta cũng thấy người lớn dù “đai nịt” hằng ngày, ăn uống kiêng khem nhưng bụng vẫn cứ to đấy thôi! Nếu quấn bụng bé quá mức sẽ làm bé khó chịu, nóng bức, dễ quấy khóc.

Hỏi: Sau khi sanh bé tôi thấy bé có những mảng da bị bong ra, tôi được bạn bè khuyên là nên kỳ hết lớp da bong này, tôi muốn biết lớp da này có gây hại gì cho bé không?

BS. Nguyễn Trí Đoàn: Chất gây là những mảng da của bé bị bong ra sau sinh và có tác dụng bảo vệ cho bé. Ví dụ: giữ cho bé không quá lạnh. Chúng ta không cần kỳ hết lớp này vì từ từ chất gây sẽ tự bong ra qua những lần tắm cho bé. Việc chà mạnh đôi khi có thể gây nhiễm khuẩn vì bé bị trầy xước da.

(Theo Trí thức trẻ)

Mũ che thóp có thể dùng để bảo vệ đầu cho bé, cũng như giữ ấm cho bé. Có chiếc mũ bao che bên ngoài, phần đầu của trẻ sẽ được ấm hơn.

Có nên che thóp cho trẻ sơ sinh là câu hỏi được nhiều mẹ tại các diễn đàn cha mẹ hay hỏi cũng như các mẹ có em bé hay truyền tai nhau. Có nhiều quan điểm khác nhau về việc che thóp cho trẻ sơ sinh để giữ ấm đúng cách.

Mẹ Be-agood hỏi:


Bé 1,5 tháng thì có cần đội mũ thóp thường xuyên ko? Nên đội vào những lúc nào? Mình thì chỉ thỉnh thoảng nhớ ra mới đội cho bé. Mà mình nghĩ bé ở trong nhà thì đâu cần phải đội phải ko các mẹ? Chỉ khi nào đem bé ra sân mới phải đội chứ? Bà chị mình thì lại khác, cứ hễ thấy mình ko đội mũ cho con là mắng inh ỏi. Sao hả các mẹ?

Mẹ Ngdung:
Bé nhà mình từ lúc sinh tới giờ dc 2 tháng 23 ngày chỉ đội mũ vài lần, lúc từ bệnh viện về nhà và những lần tái khám trong tháng. Từ tháng thứ 2 mình bỏ cả bao tay, bao chân cho bé quen với môi trường, chỉ khi đi bv mới mang thôi. Trộm vía, bé rất hoạt bát, cầm nắm đồ chơi và sờ ty mẹ được rồi. Nếu đầu bé đổ mồ hôi nhiều mà bạn đội mũ bé nóng tội lắm. Lúc nằm viện, mình cũng đội mũ, quấn bé trong khăn nhưng bị bs la đấy.

Mẹ Đôi dép:


bé nhà mình mới hơn 1w nhưng khi nào mình thấy lạnh và tắm xong thì mới cho con đội mũ thôi, còn lại thì cứ để thế cho thoáng, Trộm vía con.

Mẹ Mèo Béo

Em bé mới sinh thì đội mũ liên tục trong vòng 3h đầu thôi, sau đó thì bsi bỏ ra ý mà, còn đi đâu ra ngoài thì đội cho những em dưới 1 tháng thôi. Con mình 2 tháng ra ngoài cũng ko đội  Giờ đi chơi thì đội thôi để đỡ gió và nắng.

Bác sĩ ở bv VP bảo mình là trẻ em có 2 thóp, nhưng các cụ chỉ chú ý cái thóp trước, chẳng ích gì! Hơn nữa nguyên tắc là đầu mát, chân ấm, bỏ mũ ra cho đầu em thở, phát triển não

Thóp trẻ sơ sinh

Tại sao trẻ sơ sinh phải che thóp

Có rất nhiều cách giữ nhiệt trẻ sơ sinh mà các cha mẹ áp dụng, truyền kinh nghiệm cho nhau. Tuy nhiên chăm sóc thế nào cho đúng?
 Đa số cha mẹ đều tìm mọi cách để giữ ấm cho con như mặc quần áo dày nhiều lớp, quấn tã, ủ chăn... Thậm chí nhiều gia đình giữ cho bé sơ sinh và sản phụ ở trong phòng kín, tránh gió và đặt lò sưởi cả tháng. Đây là một quan niệm sai lầm. Trên thực tế, trừ những trường hợp như bé mắc bệnh (bé sinh non, hoặc nhẹ cân), còn những bé khỏe mạnh sinh đủ tháng đều có đủ lớp mỡ để giữ nhiệt cho cơ thể. Mặc quá nhiều quần áo khiến bé có thể bị nóng, ra nhiều mồ hôi và mồ hôi làm bé bị tự nhiễm lạnh, dễ bị viêm phổi. Ngoài ra, mặc quần áo quá chật, quá kín (chật đến nỗi ép lồng ngực và bụng làm bé không thở nổi), bé sẽ cảm thấy khó chịu và gây khó khăn trong vận động. Đôi khi, bé cáu gắt, khóc lóc chỉ vì bị mặc quá nóng.   Không những thế, để nhiệt độ phòng quá cao, ủ quá ấm, đắp nhiều chăn, mặc nhiều quần áo cho bé khi đi ngủ có thể gây đột tử nhũ nhi (SIDS). Giữ ấm đúng cách là giữ đủ ấm cho bé, nhất là những vùng dễ bị nhiễm lạnh như lòng bàn chân, bàn tay, thóp và ngực. Đầu bé sơ sinh là nơi tạo ra khoảng 40% thân nhiệt, nhưng đồng thời lại là nơi giải phóng đến 85% nhiệt độ cơ thể. Chính vì vậy, việc đội mũ và dùng băng quấn thóp là cần thiết với bé mới sinh (đặc biệt là các bé sinh non) nhưng với bé khỏe mạnh và đã được vài tháng tuổi, việc đội mũ khi ngủ là không cần thiết, mà ngược lại sẽ khiến nhiệt độ của não bé tăng cao, ảnh hưởng đến hoạt động của vùng thần kinh kiểm soát hô hấp.

Mặc cho bé sơ sinh những lớp quần áo để có thể dễ dàng cởi bỏ ra mỗi khi bé nóng. Chẳng hạn, bạn nên mặc một chiếc sơmi dài tay (hoặc chiếc áo thun dài tay ở bên trong) và khoác một chiếc áo khoác bên ngoài. Khi ngủ, cho bé mặc quần áo nhẹ, thoáng. Tốt nhất là cho bé sơ sinh mặc đồ bằng chất liệu cotton, có khả năng thấm hút mồ hôi. Không quấn quá nhiều lớp tã hoặc đắp quá nhiều chăn cho bé.

Khi bé ốm, sốt lại càng không nên mặc quá nhiều quần áo. Khi kiểm tra xem bé có nóng quá hay không thì nên sờ vào bụng, không nên sờ vào chân tay, vì các bộ phận này của bé thường lạnh hơn so với thân mình. Các dấu hiệu khác cho thấy bé quá nóng là đổ mồ hôi, thở nhanh, trán nóng, bứt rứt khó chịu.

Cho bé sơ sinh ở trong phòng thoáng, đảm bảo đủ nhiệt độ và tránh những nơi có gió lùa. Những khi cần cho bé ra ngoài, bạn nên để bé ngồi sau xe, mặc ấm, nhất là ở phần đầu, cổ, chân, che chắn để bé tránh bụi, gió và hít phải khí lạnh.

Mặc ấm cho bé sơ sinh khi ra ngoài

Tại sao trẻ sơ sinh phải che thóp


Khi vào phòng ấm, phụ huynh cần cởi bớt trang phục ngoài cho bé, nếu không bé có thể bị nóng, ra nhiều mồ hôi rồi nhiễm lạnh. Thường xuyên kiểm tra thân nhiệt cho bé, đơn giản là sờ lên trán xem bé nóng hay lạnh. Thóp còn gọi là “cửa đình đầu”, là nơi xương đỉnh đầu của bé chưa khép hết. Thóp phân ra 2 phần là “thóp trước” và “thóp sau”. Thóp trước là khe hở hình thoi giữa xương đỉnh và xương trán, thóp sau là khe hở hình tam giác giữa xương đỉnh và xương chẩm.

Ở giai đoạn đầu đời, các bé có xu hướng bị thương nhiều, nhất là khi bé bắt đầu học lẫy, bò hay học đứng – dễ bị ngã và bị thương ở đầu. Thóp có tác dụng như cái đệm khi bé bị ngã và bảo vệ bé khỏi chấn thương não.

Tại sao trẻ sơ sinh phải che thóp

Bình thường não của bé được bảo vệ bằng 3 lớp vỏ bọc: lớp mềm (mô liên kết, trải khắp các rãnh não), mạng nhện (tạo cơ sở cho vị trí của các mạch máu) và lớp cứng (bao vỏ não cứng và đàn hồi). Ngoài ra, khoảng không gian giữa các lớp bọc đầy chất lỏng thực hiện vai trò giảm chấn động. Da là lớp bảo vệ cuối cùng trước những chấn động ngoại biên.

Mũ che thóp có thể dùng để bảo vệ đầu cho bé, cũng như giữ ấm cho bé. Có chiếc mũ bao che bên ngoài, phần đầu của trẻ sẽ được ấm hơn. Điều đặc biệt ở trẻ là, đầu trẻ sơ sinh thường có hình dạng không cân đối và to, nên phần da dầu cũng chiếm diện tích không nhỏ. Nhất là những lúc sau khi tắm, da đầu cần phải được lau khô ngay và giữ ấm bằng mũ để trẻ không bị mất nhiệt, dẫn đến cảm lạnh hoặc bệnh.

Việc đội mũ cho trẻ là cần thiết để giữ ấm cho bé, tuy nhiên các mẹ cũng nên lưu ý là không phải lúc nào cũng đội mũ cho bé. Chỉ nên đội mũ cho trẻ vào những lúc sau khi tắm, trời lạnh hoặc nơi có gió. Còn những lúc trời nóng, có phần oi, hoặc trẻ đùa ra mồ hôi thì không nên đội mũ mà bỏ mũ ra để phần đầu của trẻ được thoáng.

CUBIMART - siêu thị mẹ và bé online chuyên cung cấp  đồ sơ sinh, xe đẩy trẻ em, xe trượt, đồ chơi trẻ em, chúng tôi sẽ luôn đồng hành cùng chia sẻ kinh nghiệm giúp các mẹ nuôi dạy con tốt hơn. CUBIMART cam kết chỉ bán sản phẩm an toàn cho bé.

Hãy đặt hàng hoặc gọi ngay cho CUBIMART  0914 403 667 / 0437 247 235 để dành chọn cho bé yêu nhà mình những sản phẩm cần thiết và phù hợp nhất.

Xem thêm tất cả các sản phẩm LƯỚI CẦU THANG, CHẮN CẦU THANG
Xem thêmtin tức liên quan NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ THÓP TRẺ SƠ SINH