Tháng 12 là tháng con gì

Trong âm lịch, tháng Tý [tức tháng 11 âm lịch; còn gọi là tháng một] là tháng bắt buộc phải có ngày đông chí. Đây là một quy tắc bắt buộc để xây dựng lịch. Ngày nay, do chịu ảnh hưởng của cách đánh số các tháng, nên đôi khi một số người vẫn gọi nhầm tháng giêng là tháng một âm lịch do đánh số tháng giêng là 1 và họ gọi tháng một âm lịch thực thụ này là tháng 11 do đánh số của nó là 11. Hiện nay, tháng này là tháng thứ 11 trong năm âm lịch thường và là tháng thứ 12 trong năm âm lịch nhuận, nhưng vẫn được đánh số 11 do tháng nhuận có cùng cách đánh số với tháng trước đó.

Tháng này còn gọi là tháng trọng đông. Một số người [nhất là các nhà lập lịch] còn thêm Can vào tên gọi của tháng nên có tháng Giáp Tý, Bính Tý, Mậu Tý, Canh Tý, Nhâm Tý tùy theo từng năm âm lịch. Nhưng gọi là tháng Tý là dễ nhớ hơn so với Giáp Tý, Bính Tý v.v do nếu không nhìn vào lịch thì rất ít người nhớ nổi đó là tháng ??? + Tý.

Ngày 28/12, trao đổi với PV, Giáo sư, nhà nghiên cứu văn hóa Trần Lâm Biền cho biết, từ Chạp có nguồn gốc từ chữ Lạp trong tiếng Hán.

“Ở Trung Quốc, Lạp là lễ tế thần vào dịp cuối năm [tháng 12 Âm lịch] nên còn gọi là Lạp nguyệt. Việt Nam chịu sự ảnh hưởng của Trung Quốc nên trong thời gian này, người Việt thường hay có Giỗ Chạp. Tên gọi tháng Chạp xuất phát từ đây”, Giáo sư Biền nói.

Giáo sư Biền cho biết thêm, vào tháng Chạp – thời điểm cận Tết Nguyên đán, người Trung Hoa và người Việt thường đi thăm mộ tổ tiên, mời tổ tiên về ăn Tết cùng gia đình. Nhiều dòng họ mang cả con cháu đi lễ mộ cùng để chỉ dẫn về phần mộ và nói về vai vế, công lao của người trong mộ đối với dòng họ để con cháu biết ơn, cung kính tổ tiên.

Người Việt Nam thường làm giỗ 4 đời, còn tất cả những người trước đó đưa vào hệ thống tiên tổ và cúng lễ trong tháng Chạp này. Những người ở gần thì đi thăm mồ mả, người ở xa thì cúng bái tiên tổ, tằng tổ… Đây là hành động mang ý nghĩa uống nước nhớ nguồn.

Giải thích vì sao tháng Chạp còn hay được gọi là “tháng củ mật”, giáo sư Biền chia sẻ, “củ mật” thực chất không phải là một loại củ giống như củ khoai, củ sắn, củ cải… “Củ mật” là một từ Hán Việt, trong đó, củ là kiểm, ý nghĩa là kiểm soát; mật là cẩn mật, cẩn thận.

Tháng 12 Âm lịch mọi người hay nói “tháng củ mật” ý là nhắc nhở nhau cẩn thận, bởi, đây là tháng giáp Tết, tháng làm ăn năng động của cả người lương thiện và kẻ ẩn thiện [kẻ xấu].

“Người lương thiện mải làm ăn dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, hay lơ là tài sản. Kẻ xấu cũng năng động để kiếm chác, vơ vét tài sản để chuẩn bị đón xuân.

Ngoài ra, thời tiết cuối năm thường hanh khô, trời rét sinh khí thường cạn kiệt dễ gây hỏa hoạn. Đây cũng là thời điểm tiệc tùng gia tăng, uống nhiều rượu bia dễ gây tai nạn…

Nói đến “củ mật” là ý nhắc nhau cảnh giác, kiểm soát cẩn thận tất cả mọi mặt trong cuộc sống để chống lại ăn trộm, ăn cướp, cháy nổ, tai họa không may do sự hớ hênh của con người”, Giáo sư Biền nói.

Tháng Chạp còn gọi là "tháng củ mật" là từ để chỉ tháng cuối cùng của năm âm lịch - tháng thứ mười hai [12] đối với các năm âm lịch thường hoặc tháng thứ mười ba [13] trong những năm âm lịch nhuận. Tháng âm lịch nào cũng chỉ có thể có từ 29 đến 30 ngày, tùy theo thời điểm diễn ra hai kỳ trăng non kế tiếp nhau theo giờ địa phương. Ở Việt Nam đó là GMT+7. Xem thêm lịch Trung Quốc. Tháng Chạp là tháng luôn luôn diễn ra sau ngày đông chí. Cách tính số lượng ngày trong tháng âm lịch và số tháng trong năm cũng như việc xác định tháng nào là tháng nhuận [nếu có trong năm âm lịch đó] tương đối phức tạp.

Người Trung Quốc xưa gọi tháng 12 âm lịch là tháng Quý đông [tháng cuối mùa đông], nhưng còn một cái tên khác là "Lạp nguyệt". Chữ "lạp" có xuất xứ từ thịt, vì từ thời xưa người Trung Quốc đã thích ướp thịt khô vào dịp mùa đông để dành ăn quanh năm. Việc ướp thịt rộ lên vào tháng 12, và đó là lý do vì sao người Trung Quốc gọi đây là Lạp nguyệt. Lạp cũng là lễ tế cuối năm của người Trung Quốc. Từ thời nhà Chu, tháng 12 là dịp nhà vua nghỉ ngơi săn bắn, còn đặt lệ: lễ tế tất niên gọi là "đại lạp".

Trong Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt do Nguyễn Tài Cẩn biên soạn, chính từ 2 chữ "Lạp nguyệt" này, người Việt đã đọc chệch từ Lạp thành Chạp. Tương tự là tháng Giêng, bắt nguồn từ hai chữ "Chính nguyệt".

Người xưa gọi tháng Chạp là "tháng củ mật" bởi tháng ấy nhiều trộm đạo. "Củ" là củ soát, kiểm soát, còn "mật" là cẩn mật, nghĩa là kiểm soát cẩn mật. Đến tháng Chạp này, các quan phủ thường hay nhắc nhở những người dân cần cẩn mật, các tuần đinh phải tăng cường kiểm soát cẩn mật để phòng ngừa trộm cắp.

Cho đến nay, tháng Chạp vẫn được coi là "tháng củ mật". Đây là tháng làm ăn không chỉ của người lương thiện mà của cả người bất lương vì cuối năm ai cũng có nhu cầu Tết. Do đó, đạo chích tăng cường tăm tia để có món nọ món kia. Ngoài ra "tháng củ mật" vì theo quan niệm của dân ta cho rằng đây là tháng xui xẻo hay là tháng có thể dễ mất mát tiền của, hay bị "tai bay vạ gió", có khi hao người tốn của với những lý do hết sức khác nhau nhưng thường cho là… đen và đắng như Củ Mật..

Tại sao lại gọi tháng 12 là tháng Chạp?

Từ thời nhà Chu, tháng 12 là dịp nhà vua nghỉ ngơi săn bắn, còn đặt lệ: lễ tế tất niên gọi là "đại lạp". Trong Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt do Nguyễn Tài Cẩn biên soạn, chính từ 2 chữ "Lạp nguyệt" này, người Việt đã đọc chệch từ Lạp thành Chạp. Tương tự là tháng Giêng, bắt nguồn từ hai chữ "Chính nguyệt".

tháng 12 năm 2023 là tháng con gì?

Vậy nên, hãy cùng Bách hóa XANH khám phá những ngày tốt 12 tháng âm lịch Quý Mão 2023 để làm việc gì cũng suôn sẻ nhé!

tháng 12 âm lịch năm 2023 có bao nhiêu ngày?

Tháng 12 Âm lịch còn được gọi là tháng Chạp, là tháng cuối cùng của năm âm lịch. Lịch âm tháng 12 năm 2023 có 30 ngày bắt đầu từ 01/12 [ngày 11/01/2024 theo lịch dương lịch] và kết thúc vào ngày 30/12 [ngày 09/02/2024 theo lịch dương lịch].

tháng 12 âm lịch được gọi là gì?

Tháng Chạp chính là tháng 12, nhưng cách gọi này chỉ dành cho lịch âm. Tháng 12 âm lịch thường được gọi là tháng củ mật. Tháng Chạp đến đồng nghĩa với việc Tết Nguyên đán sắp tới cửa.

Chủ Đề