Thanh niên khởi nghiệp là gì năm 2024

Hoạt động khởi nghiệp là quá trình bắt đầu và phát triển một doanh nghiệp mới hoặc dự án kinh doanh với mục tiêu tạo ra giá trị thị trường thông qua việc sáng tạo sản phẩm hoặc dịch vụ mới, thường liên quan đến tính đột phá hoặc sáng tạo.

Hoạt động khởi nghiệp thường đòi hỏi sự sẵn sàng đối mặt với rủi ro và khó khăn, tìm kiếm cơ hội và thử nghiệm các ý tưởng mới.

Khởi nghiệp có thể dẫn đến sự phát triển nhanh chóng và đột phá, và nó có vai trò quan trọng trong đổi mới và sáng tạo trong nền kinh tế.

Hoạt động khởi nghiệp thường bắt đầu với việc tạo ra ý tưởng kinh doanh hoặc giải pháp cho một vấn đề cụ thể. Sau khi có ý tưởng, người sáng lập thường phải phát triển kế hoạch kinh doanh chi tiết để xác định cách thực hiện ý tưởng và tạo ra giá trị thị trường.

Để thực hiện ý tưởng kinh doanh, người sáng lập thường cần huy động vốn, có thể từ nguồn vốn tự có, đầu tư từ nhà đầu tư, hoặc thông qua các nguồn tài trợ khác. Sau khi có nguồn vốn, người sáng lập thường phải phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ và thử nghiệm chúng trên thị trường.

Xây dựng mô hình kinh doanh bao gồm xác định cách tạo doanh thu và lợi nhuận thông qua sản phẩm hoặc dịch vụ, cũng như xác định cách tiếp cận và phục vụ khách hàng. Người sáng lập cần quản lý hoạt động kinh doanh hàng ngày, đảm bảo tính hiệu quả và bền vững của doanh nghiệp.

Nội dung thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo

Thanh niên khởi nghiệp là gì năm 2024

Hoạt động khởi nghiệp là gì? Người bao nhiêu tuổi thì được thành lập công ty? (Hình từ Internet)

Người bao nhiêu tuổi thì được thành lập công ty?

Căn cứ khoản 1 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp:

Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp
1. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
..
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
...

Căn cứ khoản 1 Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 quy định người chưa thành niên:

Người chưa thành niên
1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
...

Như vậy, cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền thành lập và quản lý công ty tại Việt Nam.

Tuy nhiên, những đối tượng sau không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

- Cán bộ, công chức, viên chức;

- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam;

- Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;

- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

- Người chưa thành niên;

- Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

- Người bị mất năng lực hành vi dân sự;

- Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định. Các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

- Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định;

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp gồm những gì?

Cá nhân khởi nghiệp muốn thành lập doanh nghiệp thì cần chuẩn bị các giấy giờ sau:

(1) Đối với cá nhân muốn đăng ký doanh nghiệp tư nhân, bao gồm: (Quy định tại Điều 19 Luật Doanh nghiệp 2020)

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.

(2) Đối với cá nhân muốn đăng ký công ty hợp danh, bao gồm: (Quy định tại Điều 20 Luật Doanh nghiệp 2020)

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

- Điều lệ công ty.

- Danh sách thành viên.

- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên.

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định;

(3) Đối với cá nhân muốn đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn, bao gồm: (Quy định tại Điều 21 Luật Doanh nghiệp 2020)

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

- Điều lệ công ty.

- Danh sách thành viên.

- Bản sao các giấy tờ sau đây:

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;

+ Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền;

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.

+ Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định;

(4) Đối với cá nhân muốn đăng ký công ty cổ phần, bao gồm: (Quy định tại Điều 22 Luật Doanh nghiệp 2020)

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

- Điều lệ công ty.

- Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.

- Bản sao các giấy tờ sau đây:

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;

+ Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền;

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.

+ Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

Khởi nghiệp và lập nghiệp khác gì nhau?

Khởi nghiệp đặt ra mục tiêu tạo ra giá trị mới và giải pháp mới cho thị trường, thường được dùng trong ngữ cảnh kinh doanh và khởi đầu từ con số “0”. Trong khi đó, lập nghiệp mang khía cạnh rộng hơn, liên quan đến việc xây dựng và phát triển một sự nghiệp theo nhiều hướng khác nhau, không giới hạn trong kinh doanh.

Hiện nay hoạt động khởi nghiệp là gì?

Hoạt động khởi nghiệp là quá trình bắt đầu và phát triển một doanh nghiệp mới hoặc dự án kinh doanh với mục tiêu tạo ra giá trị thị trường thông qua việc sáng tạo sản phẩm hoặc dịch vụ mới, thường liên quan đến tính đột phá hoặc sáng tạo.

Con đường lập nghiệp là gì?

Lập nghiệp có cách gọi tiếng Anh là Entrepreneur, được hiểu một cách đơn giản là hình thức làm ăn. Đó là quá trình mà một người lên kế hoạch và tiến hành khởi tạo, vận hành một doanh nghiệp của riêng họ. Bắt đầu từ một công ty nhỏ, người lập nghiệp là người chủ điều hành công ty.

Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp là gì?

Doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có thời gian hoạt động không quá 05 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.