Thế nào là môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

Trẻ em là nguồn nhân lực tiềm năng để phát triển đất nước, vì vậy phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được nhà nước coi trọng và khuyến khích ứng dụng vào nhiều cơ sở giáo dục. Bài viết này sẽ giúp phụ huynh hiểu rõ hơn về phương pháp giáo dục tiên tiến này.

Đang xem: Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là gì

Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là gì?

Mỗi đứa trẻ là một cá thể duy nhất với nét tính cách, sở thích, năng lực riêng biệt. Chính vì vậy, phải giáo dục như nào để mỗi bé phát huy được khả năng cá nhân của mình là nhiệm vụ của giáo viên, người hướng dẫn và của cả những nhà giáo dục. Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được nghiên cứu và ra đời như là lời giải cho bài toán giáo dục này.

Phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được hiểu là mọi hoạt động giáo dục đề hướng vào trẻ và cũng xuất phát từ trẻ. Hoạt động giáo dục không đi từ giáo viên đến trẻ mà phải từ chính bản thân trẻ; việc dạy trẻ cần dựa trên nhu cầu, hứng thú, hiểu biết, kinh nghiệm riêng của từng trẻ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. 

Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tập trung kết hợp việc học với hoạt động giải trí để giúp trẻ có được tinh thần thoải mái nhất để bé có thể vui chơi phát triển về thể chất và cả trí tuệ, tinh thần.

Đặc biệt, phương pháp này yêu cầu mọi người phải tôn trọng những cái riêng của trẻ, không phân biệt giới tính, tuổi tác, dân tộc, văn hóa, tính cách….

Dự án “Around the World” giúp trẻ tìm hiểu về văn hóa các dân tộc, quốc gia trên thế giới của tranminhdung.vn GARTEN

Bản chất của Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là dựa trên nhu cầu, khả năng, thế mạnh và hứng thú của trẻ để tạo ra những cơ hội học tập dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm cả các hoạt động vui chơi giải trí. Qua đó phương pháp này giúp phản ánh sự phát triển của trẻ, từ đó xây dựng cách giảng dạy phù hợp dựa trên những gì trẻ biết và có thể thực hiện được. 

Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm khác gì với phương pháp giáo dục trước đây

Mục đích của giáo dục đều là hướng tới việc giảng dạy cho trẻ những kỹ năng, phẩm chất và kiến thức để phát triển trong giai đoạn đầu đời. Tuy nhiên, Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm có nhiều điểm khác biệt và tiên tiến hơn so với giáo dục truyền thống.

Điểm đặc biệt đầu tiên là Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm không truyền đạt tri thức một chiều, không áp đặt vấn đề học thuật lên trẻ mà chú ý tới sự phát triển của trẻ ở nhiều phương diện, giúp trẻ tự tìm hiểu, khám phá tri thức, khám phá bản thân theo cách của riêng mình. Trong giờ học, giáo viên chỉ là người hỗ trợ và làm việc cùng với trẻ, không phải là người nắm quyền kiểm soát và dẫn dắt lớp học hay chủ động truyền tải các kiến thức chung như giáo dục truyền thống. 

Bé thỏa sức sáng tạo trong giờ học Robot

Về tri thức, Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm hướng tới những kiến thức giúp ích cho sự phát triển của trẻ trên nhiều phương diện, mỗi bé sẽ được tiếp thu những bài học khác nhau phù hợp với khả năng của từng người, trong khi những kiến thức trẻ được học ở môi trường truyền thống thường là những kiến thức chung chung về xã hội hoặc là những kiến thức khoa học hàn lâm và khá “hóc búa”.

Ngoài ra, Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm còn có sự kết hợp của đa dạng các loại giáo cụ triển khai các hoạt động dưới hình thức vui chơi giải trí, tạo cho trẻ sự thoải mái khi tiếp thu kiến thức hơn so với học giáo dục truyền thống.

Xem thêm: Chứng Khoán: Thị Trường Cổ Phiếu, Thị Trường Chứng Khoán

Trong thời đại toàn cầu hóa, trẻ em trở thành nguồn nhân lực cần thiết để giúp phát triển đất nước, hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trở thành phương pháp giáo dục tiên tiến, phù hợp với xã hội hiện đại. 

Giáo dục STEM: lấy trẻ làm trung tâm

Nhận thức được tầm quan trọng của Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, Hệ thống mầm non tranminhdung.vn GARTEN triển khai mô hình giáo dục STEM – một trong những chương trình giáo dục lấy trẻ làm trung tâm hàng đầu hiện nay cho lứa tuổi mầm non và mẫu giáo.

Học STEM tại tranminhdung.vn GARTEN, trẻ sẽ được trải nghiệm nhiều phương pháp học tập thú vị, vừa học vừa chơi nhưng vẫn phát huy được những khả năng của bản thân. Đặc biệt, đội ngũ giáo viên của tranminhdung.vn GARTEN luôn hướng tới sự phát triển của trẻ, đặt trẻ em là mục đích chính của việc giáo dục.

Các bài học STEM không đi theo mô hình mầm non truyền thống mà thường được thiết kế riêng theo nhiều chủ đề phong phú, đa dạng, để kích thích khả năng tư duy, sáng tạo của trẻ. Ví dụ, tại tranminhdung.vn GARTEN có lớp học lắp ghép rô bốt, học làm bánh, sáng tạo nghệ thuật, vẽ tranh, học Tiếng Anh…. Trong mỗi giờ học này, các em không phải ngồi yên và bắt chước theo những gì được dạy mà các em sẽ được tự do, thỏa sức tìm tòi, nghiên cứu. Giáo viên chỉ là người đưa ra gợi ý và hỗ trợ các em khi cần thiết. Sau mỗi tiết học, đội ngũ giáo viên của trường sẽ quan sát, phân tích và biết được thế mạnh và điểm yếu của từng em để từ đó tiếp tục hướng dẫn từng trẻ theo tiến độ học tập và phù hợp với khả năng tự nhiên của trẻ.

Đặc biệt, điểm nhấn tạo nên sự khác biệt của tranminhdung.vn GARTEN so với các hệ thống mầm non khác khi triển khai chương trình STEM chính là sự kết hợp của môn nghệ thuật [Art] trong quá trình giảng dạy. Tại tranminhdung.vn GARTEN, trẻ sẽ được trải nghiệm nghệ thuật dưới nhiều hình thức: nghe nhạc, vẽ tranh, nhảy… Dần dần, việc áp dụng sáng tạo nghệ thuật [Art] vào các bài học STEM sẽ đạt được hiệu quả hơn. STEAM không chỉ khiến trẻ tiếp thu được các kiến thức về khoa học – công nghệ, mà còn kích thích trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo trong việc phát minh ra các sản phẩm thú vị và hữu ích.

Bé trở thành đầu bếp nhí trong buổi học trải nghiệm làm bánh

Giáo dục STEAM sẽ đưa các em thành trung tâm của tri thức. Các em được khám phá, sáng tạo và tiếp thu kiến thức một cách chủ động, qua đó sẽ hình thành cho mình năng lực tư duy logic và khả năng giải quyết vấn đề. Nhờ đó, các em làm chủ bản thân mình trên mọi mặt cả về trí tuệ, cảm xúc và vật chất.

Xem thêm: Luật Pccc Quy Định Trách Nhiệm Pccc Là Của Ai ? Trách Nhiệm Phòng Cháy Và Chữa Cháy Thuộc Về Ai

Ngoài ra, việc lấy trẻ làm trung tâm cũng đem tới nhiều lợi ích cho trẻ trong cuộc sống hàng ngày. Các em sẽ tự giác, chủ động hơn trong sinh hoạt đời thường. Trẻ có thể tự mặc quần áo, vệ sinh cá nhân, ăn uống và giúp đỡ bố mẹ một cách tự giác và thuần thục không kém gì người lớn. Và khi đối mặt với vấn đề khó khăn, các em sẽ hình thành cho mình được sự bản lĩnh, kiên trì, nhẫn nại và bình tĩnh tìm ra cách giải quyết vấn đề đó.

Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều bậc phụ huynh quan tâm, tìm hiểu. Tại tranminhdung.vn GARTEN, trẻ sẽ được trải nghiệm mô hình giáo dục tiên tiến STEM không chỉ dừng lại ở cung cấp kiến thức mà còn hướng tới sự phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, cảm xúc, tinh thần của trẻ. 

Để tìm hiểu thêm về Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và mô hình STEM, các bậc phụ huynh xin vui lòng điền form thông tin dưới để được tư vấn chi tiết! 

       Thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, dưới sự chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Anh Sơn, tất cả các trường mầm non trong toàn huyện đã xây dựng kế hoạch và triển khai nội dung, hoạt động thiết thực nhằm thực hiện có hiệu quả chuyên đề. Trong đó việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là một trong những nội dung được các nhà trường ưu tiên chú trọng với mục tiêu tạo được môi trường để trẻ được thỏa sức trải nghiệm và sáng tạo. Trong đó, có trường chúng tôi – Trường mầm non Tào Sơn.
      Trường mầm non Tào Sơn chúng tôi nằm ở vùng tả ngạn Sông Lam, cách thị trấn Anh Sơn khoảng 20 km. Là một ngôi trường có diện tích rộng rãi và không gian thoáng mát, sạch sẽ tạo điều kiện thuận lợi để nhà trường thực hiện tốt mục tiêu của chuyên đề.

        Để tạo môi trường lớp học phong phú, nhà trường đã đầu tư nghiên cứu, cử giáo viên đi thăm quan, học tập tại trường mầm non trọng điểm của huyện, tỉnh. Sau khi tham quan nhà trường đã định hướng và hướng dẫn giáo viên lựa chọn các nội dung phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và lớp học để áp dụng. Phát động phong trào thi đua thiết kế và xây dựng môi trường lớp học lấy trẻ làm trung tâm, đã được 100% giáo viên ủng hộ và tham gia. Huy động phụ huynh ủng hộ các nguyên học liệu đã qua sử dụng theo từng chủ đề. Khuyến khích và tạo cơ hội cho trẻ tham gia xây dựng môi trường lớp học như: bổ sung thêm học liệu, đồ chơi, sắp xếp và vệ sinh góc… Khuyến khích trẻ sử dụng các nguyên học liệu theo nhiều cách sáng tạo khác nhau; Kết quả là các góc học tập trong và ngoài lớp học được thiết kế đa dạng, phong phú; Các nguyên vật liệu sẵn có của địa phương được tận dụng hợp lý; Tạo nhiều cơ hội cho trẻ lựa chọn học liệu và hoạt động; Trẻ chủ động tích cực vui chơi, tìm tòi khám phá, trải nghiệm, thực hành, sáng tạo, hợp tác, trò chuyện và chia sẻ ý tưởng. 


                                                                      Hình ảnh bài môi trường học tập trong lớp của trẻ
       Bên cạnh môi trường trong lớp thì môi trường ngoài lớp học cũng là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt động nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện trẻ. Nắm được tầm quan trọng của môi trường ngoài lớp đối với sự phát triển của trẻ, nhà trường chỉ đạo toàn thể giáo viên tập trung xây dựng môi trường giáo dục ngoài lớp học an toàn, đẹp, hấp dẫn trẻ. 
      Với diện tích đất rộng rãi, chúng tôi đã bố trí các khu vực ngoài lớp học cho trẻ hoạt động, vui chơi, sinh hoạt, học tập ngoài trời một cách khoa học và phù hợp hơn. Như bố trí diện tích sân tập thể dục cho trẻ toàn trường và khu chơi thể thao, để giúp trẻ thay đổi không khí sau những giờ hoạt động trong lớp, chúng tôi đã đầu tư xây dựng sân bóng mi ni...; bố trí khu vực chơi với đồ chơi ngoài trời [cầu trượt, đu quay, đu bay, bập bênh, nhà bóng…]. Tất cả cái đó được chúng tôi quy hoạch thành khu phát triển thể chất nhằm giúp trẻ vui chơi và hoạt động thoả mái. 

                                                                              Hình ảnh khu phát triển thể chất của trường
         Bên cạnh đó, nhằm giúp trẻ thực hành trải nghiệm tốt với môi trường tự nhiên, chúng tôi sắp xếp khu vực cho trẻ trải nghiệm với đất, cát, nước, đá, sỏi... Tại đây, giáo viên làm rất nhiều đồ dùng đồ chơi để trẻ được chơi như: Sử dụng ống tre, vỏ dừa để tạo thành đồ chơi giúp trẻ biết được quy luật nước, nhằm giúp trẻ biết được các đặc điểm, tính chất của nước. Hay các trò chơi với cát, sỏi như đồng hồ cát, đong cát, in hình bằng cát, khám phá về sỏi, khám phá âm thanh... Ngoài ra trẻ còn được tham gia vào hoạt động gieo hạt, chăm sóc cây, hoa... nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ được thực hành trải nghiệm với môi trường tự nhiên. 


                                                                                     Hình ảnh khu vực trải nghiệm
          Xây dựng MTLTLTT đồng nghĩa với việc trẻ được tham gia học tập, trải nghiệm mọi lúc, mọi nơi. Vì vậy, để thay đổi không khí học tập, vui chơi cho trẻ chúng tôi đã tận dụng các gốc cây xanh, sử dụng các nguyên vật liệu thiên nhiên như tre, nứa, mét, các nguyên vật liệu tái sử dụng như: Lon coca, bia, lốp xe tạo thành những chiếc bàn thật đẹp, thật xinh xắn và ngộ nghĩnh để trẻ được ngồi học, chơi dưới cây xanh, bóng mát tạo không khí thoả mái cho trẻ hoạt động.
           
                                                    Hình ảnh chiếc bàn làm dưới gốc cây bàng bằng các lon nước giải khát


                                                                     Hình ảnh những bộ bàn ghế được làm bằng lốp xe
       Bên cạnh môi trường vật chất, môi trường xã hội cũng kích thích sự hứng thú chơi của trẻ, tạo cho trẻ không khí giao tiếp tích cực, sáng tạo. Để phát triển các kỹ năng xã hội cho trẻ chúng tôi đã xây dựng góc chợ quê, gian hàng của bé. Tại đây, trẻ được mô phỏng lại công việc của người lớn như: bán hàng, mua hàng… Từ đó khuyến khích trẻ phát triển tư duy, tích cực để trẻ ngày càng tự tin và phát triển một cách toàn diện. Qua đó trẻ được phát triển về ngôn ngữ, TCXH, nhận thức.     


                                                                 Hình ảnh góc gian hàng chợ quê của bé
            Kết quả đạt được sau gần 3 năm thực hiện như sau: Làm phong phú các góc hoạt động trong lớp và ngoài trời; Lựa chọn, chuẩn bị học liệu cho trẻ sử dụng theo nhiều cách khác nhau và sáng tạo; Tạo nhiều cơ hội cho trẻ lựa chọn học liệu và hoạt động để trẻ có thể chủ động vui chơi, tìm tòi khám phá, thực hành, trải nghiệm, sáng tạo, hợp tác với bạn bè, trò chuyện và chia sẻ ý kiến;Trẻ được thể hiện ý tưởng mà không bị gò bó bằng việc “chơi mà học, học bằng chơi” hiệu quả. Nhà trường đã đạt giải nhất cấp huyện và giải 3 cấp tỉnh về cuộc thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”.
         Có thể nói việc xây dựng môi trường giáo dục ở trường mầm non đã đáp ứng được yêu cầu chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” và thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ, thông qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện. Một môi trường sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí khu vực chơi và học trong lớp và ngoài trời phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển thể chất của trẻ, mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo, là phương tiện, điều kiện để trẻ phát triển toàn diện về thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ, khả năng thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội, tạo tiền đề vững chắc sự phát triển nhân cách của trẻ.

                                               

Tin từ phòng GD&ĐT Anh Sơn

Video liên quan

Chủ Đề