Theo quy ước thông thường chiều dòng điện là chiều dịch chuyển có hướng của

       

Câu hỏi: Quy ước chiều dòng điện là

Các đáp án:

A. Chiều dịch chuyển của các ion.
B. Chiều dịch chuyển của các electron.
C. Chiều dịch chuyển của các điện tích dương.
D. Chiều dịch chuyển của các ion âm.

Đáp án chính xác: C. Chiều dịch chuyển của các điện tích dương.

Giải thích:

Dòng điện là sự chuyển dời có hướng của các hạt mang điện. Trong mạch điện, dòng điện được tạo ra do sự chuyển động của các electron dọc theo chiều dài của vật dẫn, và hạt tải điện cũng có thể là ion hoặc chất điện phân. Các êlectron chuyển động và có hướng theo chiều của dây dẫn đi qua các thiết bị tiêu thụ điện năng để đáp ứng nhu cầu của con người.

Từ định nghĩa trên ta xác định được chiều của cực dương và cực âm và thống nhất được chiều dòng điện là dựa vào vị trí của điện tích dương thay vì điện tích âm.

Khi các electron thực sự di chuyển theo một hướng trong pin, dòng điện chạy theo hướng ngược lại. Dòng điện chạy theo hướng ngược lại với dòng của các hạt mang điện tích âm, chẳng hạn như các electron trong kim loại, và dòng điện chạy cùng chiều với các hạt mang điện tích dương.

Chiều dòng điện bình thường:

  • Chiều chung của dòng điện Dòng điện chạy từ cực dương qua dây dẫn đến thiết bị điện rồi đến cực âm của nguồn điện.
  • Electron trong kim loại là dòng chuyển động có hướng của các êlectron tự do từ cực âm đến cực dương của nguồn điện. Về chiều pháp tuyến của dòng điện, chiều chuyển dời của các êlectron tự do trong kim loại là ngược lại.

Dòng điện chạy trong các mạch điện trong gia đình là dòng điện xoay chiều.

Dòng điện có hướng không đổi được cung cấp bởi pin và bộ tích điện được gọi là dòng điện một chiều.

Cường độ dòng điện là chỉ số đo cường độ dòng điện bằng ampe kế. Mỗi nguồn điện có một cường độ dòng điện khác nhau, được đo bằng ampe.

Tổng kết: Quy ước chiều dòng điện là Chiều dịch chuyển của các điện tích dương.

Quy ước chiều dòng điện là:

Tác dụng đặc trưng nhất của dòng điện là:

Cường độ dòng điện được xác định bởi biểu thức nào sau đây?

Suất điện động của nguồn điện định nghĩa là đại lượng đo bằng:

Số electron chuyển qua tiết diện trong thời gian t là?

Đơn vị của cường độ dòng điện, suất điện động, điện lượng lần lượt là:

Câu hỏi: Quy ước chiều dòng điện là gì?

Chiều dịch chuyển của các electron

Chiều dịch chuyển của các ion.

Chiều dịch chuyển của các ion âm.

Chiều dịch chuyển của các điện tích dương

Lời giải:

Đáp án D. Quy ước chiều dòng điện là chiều dịch chuyển của các điện tích dương

Chiều dòng điện được quy ước chính là chiều chuyển động có hướng của các điện tích dương.

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn về dòng điện và quy ước chiều dòng điện nhé!

Điện là yếu tố chi phối hầu hết tất cả mọi hoạt động, mọi lĩnh vực trong cuộc sống hiện nay. Điện cung cấp cho sinh hoạt hàng ngày; cho các nhà máy, xí nghiệp; điện có vai trò quan trọng trong y tế, giáo dục,… Nói chung là ngày nay chúng ta khó có thể hoàn thành công việc nếu như không có điện, mọi hoạt động sẽ bị đình trệ nếu như điện bị mất.

Vậy điện là gì mà lại có tầm quan trọng như vậy? Điện được định nghĩa là các hiện tượng vật lý mà nguyên nhân là do dự dịch chuyển hoặc đứng yên của các điện tích cũng như từ trường, điện trường do chúng tạo nên.

Điện trong tự nhiên có thể kể đến hiện tượng tia sét trong những ngày giông bão, hoặc cá chình điện.Còn nguồn điện mà chúng ta sử dụng hàng ngày thì được sản xuất từ những nhà máy thủy điện, nhiệt điện, điện nguyên tử.

Hiện nay, nhiều nguồn năng lượng từ tự nhiên cũng được tận dụng để tạo ra điện như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều,…

1. Dòng điện là gì?

Nguyên tử có cấu tạo gồm một hạt nhân mang điện dương nằm ở trung tâm và các electron mang điện âm chuyển động xung quanh. Hạt nhân có cấu tạo gồm hai loại hạt là notron không mang điện và proton mang điện dương.

Dòng điện được định nghĩa chính là dòng dịch chuyển có hướng của các hạt mang điện tích. Các hạt mang điện ở đây là các hạt electron mang điện tích âm [-] cùng proton mang điện tích dương [+] có khả năng dịch chuyển để tạo ra dòng điện.

2. Quy ước chiều dòng điện

Chiều dòng điện được quy ước chính là chiều chuyển động có hướng của các điện tích dương.

3. Dòng điện trong các môi trường đặc biệt

a. Dòng điện trong kim loại

- Hạt tải điện trong kim loại là các electron tự do. Mật độ của các electron tự do trong kim loại rất cao nên kim loại dẫn điện rất tốt

- Bản chất dòng điện trong kim loại là dòng dịch chuyển có hướng của các electron dưới tác dụng của điện trường.Khi có dòng điện chạy trong dây dẫn kim loại thì các electron tự do trong dây kim loại dịch chuyển từ cực âm sang cực dương của nguồn điện, ngược với chiều quy ước của dòng điện [từ cực dương sang cực âm của dòng điện]

b.Dòng điện trong chất điện phân

- Các dung dịch muối, axit, bazơ hay các muối nóng chảy được gọi là các chất điện phân.

-Hạt tải điện trong chất điện phân là các ion dương, ion âm bị phân li từ các phân tử muối, axit, bazơ.

-Dòng điện trong chất điện phân là dòng ion dương và ion âm chuyển động có hướng theo hai chiều ngược nhau trong điện trường.

-Hiện tượng dương cực tan xảy ra khi các anion đi tới anôt kéo các ion kim loại của điện cực vào trong dung dịch.

-Dòng điện trong chất điện phân không chỉ tải điện lượng mà còn tải cả vật chất đi theo. Tới điện cực chỉ có electron có thể đi tiếp, còn lượng vật chất động lại ở điện cực, gây ra hiện tượng điện phân.

c. Dòng điện trong chất khí

-Trong điều kiện thường thì chất khí không dẫn điện. Chất khí chỉ dẫn điện khi trong lòng nó có sự ion hóa các phân tử.

-Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương, ion âm và các electron do chất khí bị ion hóa sinh ra.

-Trong các hạt mang điện, các ion dương chuyển động cùng chiều với điện trường, các ion âm và các electron chuyển động ngược chiều điện trường.

d. Dòng điện trong chân không:

-Là dòng chuyển động ngược chiều điện trường của các electron bứt ra từ điện cực.

-Diot chân không chỉ cho dòng điện đi qua theo một chiều, nó gọi là đặc tính chỉnh lưu.

-Dòng electron được tăng tốc và đổi hướng bằng điện trường và từ trường và nó được ứng dụng ở đèn hình tia catot [CRT].

e. Dòng điện trong chất bán dẫn:

-Một số chất ở phân nhóm chính nhóm 4 như Si, Ge trong những điều kiện khác nhau có thể dẫn điện hoặc không dẫn điện, gọi là bán dẫn.

-Bán dẫn dẫn điện hằng hai loại hạt tải là electron và lỗ trống.

-Ở bán dẫn tinh khiết, mật độ electron bằng mật độ lỗ trống. Ở bán dẫn loại p, mật độ lỗ trống rất lớn hơn mật độ electron. Ở bán dẫn loại n, mật độ electron rất lớn hơn mật độ lỗ trống.

-Lớp tiếp xúc n – p có đặc điểm cho dòng điện đi theo một chiều từ p sang n. Đây gọi là đặc tính chỉnh lưu. Đặc tính này được dùng để chế tạo diot bán dẫn. Bán dẫn còn được dùng chế tạo transistor có đặc tính khuyếch đại dòng điện.

Toán 12

Ngữ văn 12

Tiếng Anh 12

Vật lý 12

Hoá học 12

Sinh học 12

Lịch sử 12

Địa lý 12

GDCD 12

Công nghệ 12

Tin học 12

Cộng đồng

Hỏi đáp lớp 12

Tư liệu lớp 12

Xem nhiều nhất tuần

Video liên quan

Chủ Đề