Thu nhập trung bình của đà nẵng tăng bao nhiêu năm 2024

Cục Thống kê TP Đà Nẵng vừa cho biết GRDP Đà Nẵng cả năm 2022 ước tăng 14,05% so với năm 2021, tỉ lệ lao động thất nghiệp của thành phố là 2,25%, giảm mạnh so với thời điểm năm 2019 trước khi dịch COVID-19 xảy ra.

Thu nhập trung bình của đà nẵng tăng bao nhiêu năm 2024

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Đà Nẵng cho biết các phiên giao dịch việc làm lưu động đã kết nối nhiều lao động thất nghiệp có việc làm mới - Ảnh: ĐOÀN NHẠN

Ngày 30-12, Cục Thống kê TP Đà Nẵng công bố số liệu kinh tế, xã hội TP Đà Nẵng năm 2022.

Ông Trần Văn Vũ - cục trưởng Cục Thống kê TP Đà Nẵng, cho biết tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng cuối năm 2022 lần đầu tiên đạt mức tăng kỷ lục với 20,77% so với cùng kỳ năm trước, là động lực chính giúp kinh tế cả năm 2022 phục hồi và phát triển so với thời điểm trước khi dịch bệnh COVID-19 xảy ra.

Theo đó, GRDP Đà Nẵng cả năm 2022 ước tăng 14,05% so với năm 2021; tăng 15,34% so với năm 2020 và tăng 6,34% so với năm 2019; đứng thứ 3 cả nước về tốc độ tăng trưởng và phục hồi kinh tế.

Đáng chú ý, tình hình lao động, việc làm và thu nhập của người lao động năm 2022 có nhiều chuyển biến. Tỉ lệ lao động thất nghiệp năm 2022 là 2,25% (14.352 người), thấp hơn tỉ lệ 7,71% của năm 2021 và giảm mạnh so với năm 2019 (năm 2019 là 3,37% ứng với 51.762 người).

Giải thích việc kinh tế tăng trưởng mạnh, tỉ lệ lao động thất nghiệp giảm nhưng đời sống người lao động vẫn khó khăn; ông Vũ cho biết tuy thu nhập bình quân của người lao động làm hưởng lương tương đối được cải thiện, ước đạt bình quân 7,321 triệu đồng/người/tháng, tăng 15,3% so với năm 2021 nhưng vẫn thấp hơn mức thu nhập bình quân của năm 2019 (7,558 triệu đồng/người/tháng).

"Khi dịch bệnh COVID-19 xảy ra, ngành dịch vụ chịu tác động sớm nhất, nhưng khi kiểm soát được, đây lại là ngành phục hồi nhanh nhất. Trong khi đó, ngành công nghiệp, xây dựng chịu tác động sâu nay vẫn chưa phục hồi. Người lao động ở ngành dịch vụ lại ít hơn rất nhiều lao động trong các ngành công nghiệp, xây dựng. Vì vậy lao động đa phần vẫn chịu ảnh hưởng", ông Vũ phân tích.

Theo Cục Thống kê TP Đà Nẵng, lao động trong ngành dịch vụ mặc dù đã một phần khôi phục được việc làm nhưng mức lương vẫn chưa thể phục hồi so với trước dịch.

Tỉ lệ lao động phi chính thức của năm 2022 rất cao, với đặc thù công việc không ổn định nên ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động.

Cục Thống kê Đà Nẵng cho biết, quy mô nền kinh tế toàn TP theo giá hiện hành năm 2022 ước đạt hơn 125.200 tỷ đồng, mở rộng gần 17.400 tỷ đồng so với năm 2021 và tăng hơn 14.000 tỷ đồng so với 2019 là năm chưa xảy ra dịch COVID-19.

Trong đó, giá trị tăng thêm (VA) khu vực dịch vụ tăng hơn 13.600 tỷ đồng; công nghiệp - xây dựng tăng gần 2.650 tỷ đồng; nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng hơn 140 tỷ đồng và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 954 tỷ đồng so với năm 2021.

Thu nhập trung bình của đà nẵng tăng bao nhiêu năm 2024

Cục Thống kê Đà Nẵng họp báo sáng 30/12 công số số liệu kinh tế - xã hội TP năm 2022

“Năm 2022 GRDP của Đà Nẵng xếp thứ 3 cả nước về tốc độ phát triển và xếp thứ 17/63 về quy mô. Ở Vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Nam Trung bộ, Đà Nẵng xếp thứ 2/14 về tốc độ phát triển (sau Khánh Hòa) và xếp thứ 3 về quy mô (sau Thanh Hóa, Nghệ An). Trong 5 TP trực thuộc Trung ương, Đà Nẵng dẫn đầu về tốc độ phát triển và xếp thứ 4/5 về quy mô; trong 5 địa phương Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, Đà Nẵng dẫn đầu cả về tốc độ phát triển và quy mô GRDP”, Cục trưởng Cục Thống kê Đà Nẵng Trần Văn Vũ cho biết.

Đáng chú ý, theo ông Trần Văn Vũ, so với trước khi xảy ra dịch COVID-19, đời sống của người lao động dường như đang dần trở lại trạng thái bình thường mới và được đảm bảo, tuy nhiên vẫn chưa cán mốc năm 2019. Mức thu nhập bình quân của người làm công hưởng lương năm 2022 đạt 7.321 nghìn đồng/người/tháng, giảm hơn 3% tương ứng giảm gần 240 nghìn đồng/người/tháng so với năm 2019.

Trả lời PV Doanh nghiệp Việt Nam vì sao GRDP của Đà Nẵng năm 2022 tăng mạnh nhưng thu nhập của người làm công ăn lương lại giảm, ông Trần Văn Vũ cho biết, tại kỳ họp HĐND TP Đà Nẵng cuối năm 2022, một số đại biểu cũng đặt câu hỏi vì sao các số liệu công bố kinh tế TP hồi phục và phát triển nhưng đời sống nhiều người lao động vẫn còn khó, còn khổ?

Theo bà Nguyễn Thị Kiều Liên, Trưởng phòng Thống kê tổng hợp (Cục Thống kê Đà Nẵng), năm 2022 lao động (15 tuổi trở lên) ở Đà Nẵng có việc làm tăng gần 17% so với năm 2021 nhưng tỷ lệ lao động phi chính thức chiếm tỷ trọng lớn với hơn 52%. “Chính vì vậy cũng ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động. Họ có việc làm nhưng không thuộc lĩnh vực kinh tế chính thức nên công việc không ổn định, thu nhập rất thấp”, bà Nguyễn Thị Kiều Liên nói.

Cục trưởng Cục Thống kê Đà Nẵng Trần Văn Vũ trả lời các câu hỏi tại cuộc họp báo

Cục trưởng Cục Thống kê Đà Nẵng Trần Văn Vũ thì nêu rõ, GRDP năm 2022 của TP tăng hơn 14% là so với năm 2021 (chỉ tăng 0,18%). “Mức tăng năm nay cao là do điểm xuất phát của năm trước thấp quá chứ tốc độ tăng đó chưa phản ảnh được hết chất lượng nền kinh tế. Tuy năm 2022 Đà Nẵng tăng trưởng kinh tế đạt khá nhưng chưa đồng đều, chủ yếu mới lĩnh vực dịch vụ, còn một số ngành công nghiệp tiếp tục đối mặt khó khăn, chưa thể phục hồi”, ông Trần Văn Vũ nói.

Theo ông, nền kinh tế Đà Nẵng được xây dựng với cơ cấu dịch vụ chiếm 63 – 65%, công nghiệp, xây dựng 25 – 27%, nông nghiệp 2 – 3%. Năm 2020 – 2021 xảy ra dịch COVID-19 thì lĩnh vực dịch vụ bị tác động lớn nhất. Sau khi dịch bệnh được kiểm soát thì dịch vụ cũng là ngành có sự phục hồi nhanh nhất; còn công nghiệp, xây dựng bị tác động chậm hơn song cũng phục hồi chậm hơn, đến nay hầu như vẫn chưa phục hồi hoàn toàn.

“Không có nhà hàng, khách sạn nào tuyển cả ngàn lao động như các nhà máy, KCN. Hiện lĩnh vực dịch vụ phục hồi thì lao động bước đầu có việc làm, có thu nhập tuy chưa đạt được như khi chưa có dịch. Trong khi đó, ngành công nghiệp, xây dựng phục hồi chậm nên đời sống người lao động còn nhiều khó khăn. Đặc biệt 2 tháng cuối năm 2022, nhiều doanh nghiệp sản xuất thiếu đơn hàng nên đời sống của người lao động sẽ tiếp tục gặp khó”, ông Trần Văn Vũ nói.

Theo ông Trần Văn Vũ, mặc dù theo Nghị quyết, dịch vụ chiếm tỷ trọng 63 – 65% trong cơ cấu kinh tế Đà Nẵng, tuy nhiên năm 2022 lĩnh vực này đã chiếm đến 68,39%. Nếu không kịp thời tính toán điều chỉnh để có sự phát triển cân đối và bền vững hơn, lỡ lại xảy ra những biến cố tương tự như dịch COVID-19 thì nền kinh tế Đà Nẵng sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn.

GRDP nghĩa là gì?

Tổng sản phẩm trong tỉnh tiếng Anh viết là Gross regional domestic product (viết tắt là GRDP), đây là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng, phản ánh toàn bộ kết quả hoạt động cuối cùng (mới sáng tạo) trong năm nghiên cứu của tất cả các đơn vị thường trú (bao gồm các đơn vị có hoạt động kinh tế: Các doanh nghiệp, hợp ...

Đà Nẵng đứng thứ mấy cả nước?

Đà Nẵng đứng thứ 3 cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) VOV.VN - Nổi bật là tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của Đà Nẵng tăng hơn 14,05% so với năm 2021, đứng thứ 3 cả nước, trong khi thu ngân sách nhà nước hơn 23.600 tỷ đồng, đạt hơn 120% dự toán.