Thuốc mỡ máu uống trong bao lâu

Lời khuyên về thời hạn dùng thuốc trị mỡ máu, không phải cứ bệnh mãn tính là dùng thuốc suốt đời

[VOH] - Mỡ máu cao là một bệnh mãn tính, đòi hỏi người bệnh phải điều trị lâu dài. Vậy người bệnh mỡ máu cao cần uống thuốc trong thời gian bao lâu thì ngưng?

Chào bác sĩ!

Tôi bị mỡ máu cao, uống thuốc đã 2 đợt. Sau 3 tháng tôi đi xét nghiệm lại thì mỡ máu vẫn cao, bên cạnh đó tôi còn bị tắc nghẽn phổi mãn tính. Tôi muốn hỏi bác sĩ, bệnh của tôi có phải uống thuốc lipistad suốt đời không? nhờ bác sĩ giải đáp.

PGS.TS bác sĩ Nguyễn Thị Bay [Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM] giải đáp:

Chào chị!

Mỡ máu cao thực tế là một vấn nạn. Chúng ta biết rằng, khi bị mỡ xấu [thường là LDL hoặc Triglyceride] thường được chỉ định dùng Lipistad để kiểm soát. Chị đã dùng loại thuốc này nhưng sau 3 tháng chị đi xét nghiệm lại thì tình trạng mỡ máu vẫn cao. Thực tế, vẫn có nhiều trường hợp giống chị, đã dùng thuốc một thời gian nhưng mỡ máu vẫn cao. Do đó, khi dùng thuốc chữa mỡ trong máu thì chị không nên kỳ vọng quá nhiều vào thuốc, bên cạnh đó chị cần phối hợp với chế độ ăn uống và tập luyện để hỗ trợ quá trình chuyển hóa tốt hơn.

Chữa mỡ máu cao bao lâu thì khỏi? [Nguồn: Internet]

Về chế độ ăn uống, chị nên ăn dầu nhưng chỉ nên ăn dầu từ thực vật [nên dùng dầu loãng, không nên dùng dầu ăn cô đặc rồi pha loãng]. Chị cũng cần giảm tinh bột, vì khi ăn nhiều tinh bột thì nó sẽ chuyển hóa nghịch, đường bột sẽ chuyển hóa thành triglyceride [gây ra tình trạng mỡ trong máu]. Bên cạnh đó, chị cần phải vận động đúng cách mỗi ngày.

Nếu chị đã dùng lipistad 2 đợt mà vẫn không cải thiện mỡ trong máu thì có thể do cơ thể không đáp ứng với loại thuốc này. Vì thế, chị không phải sử dụng thuốc lipistad suốt đời. Chị chỉ sử dụng ở từng đợt nhất định, mỗi đợt sử dụng khoảng 8 tuần, sau đó đi khám, nếu không hiệu quả thì sử dụng thêm một đợt nữa. Nếu vẫn không thấy cải thiện thì chị nên đi khám và xét nghiệm lại, nhờ bác sĩ chẩn đoán loại mỡ trong máu mà chị đang gặp phải để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp hơn.

Bên cạnh đó, chị còn bị tắc nghẽn phổi mãn tính, mắc song song 2 bệnh mãn tính cùng một lúc thì chị rất cần chú ý đến chế độ ăn uống cũng như tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày.

Bạn có thể nghe lại lời giải đáp của bác sĩ Nguyễn Thị Bay tại audio bên dưới:

NGUỒN THAM KHẢO

/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/thuoc-tri-mo-mau-statin-uong-khi-nao-la-tot-nhat/

Statin là nhóm thuốc làm hạ cholesterol trong máu, được sử dụng khá thông dụng. Việc uống thuốc đúng thời điểm rất quan trọng, sẽ làm tăng hiệu quả của thuốc, tránh tác dụng không mong muốn

Statin tác dụng theo 2 cách. Nó có thể ức chế enzym mà cơ thể cần để sản xuất ra cholesterol hoặc giúp làm giảm các mảng bám [do cholesterol tích tụ] hình thành ở trong lòng động mạch. Statin có thể giúp làm giảm nguy cơ lên cơn đau tim hoặc đột quỵ.

Ngày nay, có rất nhiều loại thuốc thuộc nhóm statin với nhiều tên biệt dược khác nhau. Một số loại statin phổ biến bao gồm:

  • Simvastatin
  • Lovastatin
  • Fluvastatin
  • Atorvastatin
  • Pitavastatin
  • Rosuvastatin.

Các thuốc statin có nhiều dạng bào chế và ở các liều khác nhau. Tùy từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có lựa chọn loại statin cho phù hợp, chủ yếu phụ thuộc vào các yếu tố như: Nồng độ cholesterol hiện tại trong máu, các vấn đề về tim mạch, tình trạng bệnh lý [đái tháo đường týp 2, tiền sử gia đình có mắc các bệnh tim mạch, các thuốc đang dùng... nhằm tránh các tương tác thuốc].

Thuốc statin sẽ được bác sĩ điều trị kê đơn phù hợp với tình trạng bệnh lý của người bệnh

Với một bệnh nhân có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch, bác sĩ sẽ kê loại thuốc trị mỡ máu statin liều cao hoặc một statin tác dụng dài. Ngược lại, nếu bệnh nhân có ít các vấn đề về tim mạch thì có thể khởi đầu điều trị với liều thấp hoặc một statin tác dụng ngắn.

Một số thuốc statin có hiệu quả tốt nhất khi uống vào buổi tối, trong khi các thuốc còn lại trong nhóm cũng có hiệu quả tương tự khi dùng vào buổi sáng. Thời điểm tốt nhất để uống các thuốc trị mỡ máu phụ thuộc vào từng loại thuốc cụ thể.

3.1 Các statin tác dụng ngắn [thuốc uống vào buổi tối]

Các statin tác dụng ngắn sẽ làm giảm cholesterol hiệu quả nhất khi được uống vào buổi tối. Đó là do enzyme gan - HMG - CoA - reductase - có vai trò trong tổng hợp cholesterol - hoạt động mạnh vào buổi tối, tức là việc sản xuất cholesterol từ gan trong lúc ngủ là lớn nhất.

Hầu hết các statin tác dụng ngắn có thời gian bán thải là 6 giờ. Thời gian bán thải là khoảng thời gian mà một nửa nồng độ thuốc được thải trừ ra khỏi cơ thể. Do đó, các statin này được chỉ định dùng trước khi đi ngủ để đạt nồng độ thuốc cao nhất khi cơ thể tổng hợp cholesterol nội sinh mạnh nhất và thuốc mang lại hiệu quả giảm cholesterol tốt nhất.

Các statin tác dụng ngắn này bao gồm: Lovastatin, fluvastatin [viên giải phóng tức thời], pravastatin, simvastatin.

Thuốc Lovastatin thuộc nhóm statin tác dụng ngắn

3.2 Các statin tác dụng dài [thuốc uống vào buổi sáng]

Các statin tác dụng dài có thời gian bán thải lên tới 19 giờ. Các statin tác dụng dài có hiệu quả hạ cholesterol tương đương khi được uống vào buổi sáng hoặc buổi tối.

Vì thế, bệnh nhân đang được điều trị với các statin tác dụng dài có thể tự chọn thời điểm uống thuốc trong ngày cho thuận tiện. Điều quan trọng là nên duy trì việc dùng thuốc vào một thời điểm cố định trong ngày, nhằm duy trì nồng độ thuốc ổn định trong máu.

Các thuốc statin tác dụng dài bao gồm: Atorvastatin, fluvastain [viên giải phóng kéo dài], rosuvastatin.

  • Đối với hầu hết các trường hợp, statin không có nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm: Đau cơ, mệt mỏi, chuột rút, táo bón hoặc tiêu chảy, buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, viêm cơ [có thể nghiêm trọng].
  • Statin có thể tương tác với nhiều thuốc nên cần thông báo với bác sĩ về các thuốc đang dùng, vitamin, thảo dược hoặc các chế phẩm bổ sung khác nhằm tránh các tương tác nguy hiểm.
  • Statin có thể tương tác với loại bưởi chùm [loại quả lai giữa bưởi và cam]. Vì thế, tránh ăn hoặc uống nước ép bưởi khi đang uống statin. Những người có các vấn đề về tim mạch có thể trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để điều chỉnh chế độ ăn như: Ăn ít cholesterol và chất béo bão hòa, không chứa transfat, giàu trái cây, rau củ.
  • Bỏ hút thuốc, vì thuốc lá là nguy cơ hàng đầu dẫn đến các vấn đề tim mạch. Tập thể dục đều đặn nhằm duy trì cân nặng khỏe mạnh. Bằng cách này, có thể làm giảm các nguy cơ về tim mạch.

Trước khi sử dụng thuốc, người bệnh cần được tư vấn về cách dùng thuốc hiệu quả

Mọi thắc mắc cần được bác sĩ chuyên khoa giải đáp cũng như quý khách hàng có nhu cầu khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

XEM THÊM:

Tuy nhiên, tôi không biết uống thuốc này vào thời điểm nào thì có lợi nhất?

Nguyễn Thị Lan [Hà Đông - Hà Nội]

Loại thuốc chị đang dùng thuợc nhóm statins. Khi bị tăng mỡ máu mà không điều chỉnh được bằng chế độ ăn uống và luyện tập thì việc dùng thuốc là cần thiết và statins là nhóm thuốc thường được sử dụng cho tình trạng này. Thuốc có tác dụng ngăn chặn hoạt chất mà gan cần sử dụng để tổng hợp cholesterol, điều này làm cho gan loại bỏ cholesterol trong máu. Statins cũng có thể giúp cơ thể tái hấp thu mảng xơ vữa lắng đọng trên thành mạch, cải thiện bệnh mạch vành. Tuy nhiên, việc uống thuốc đúng thời điểm rất quan trọng, sẽ làm tăng hiệu quả của thuốc, tránh tác dụng không mong muốn...

Thời gian tốt nhất để dùng các thuốc trị mỡ máu sẽ phụ thuộc vào loại thuốc cụ thể:

Đối với statin loại tác dụng dài như atorvastatin [thuốc chị đang dùng] hay fluvastatin, rosuvastatin...  có thời gian bán hủy dài lên tới 19 giờ [thời gian bán hủy của thuốc là thời gian cần thiết để cơ thể xử lý và loại bỏ một nửa số thuốc]. Cơ thể cần nhiều thời gian hơn để xử lý statin tác dụng dài này nên có thể uống vào buổi sáng hay buổi tối đều được. Những người dùng statin tác dụng dài có thể chọn thời điểm nào để uống thuốc trong ngày sao cho thuận tiện và phù hợp nhất với mình.Tuy nhiên, cần dùng vào một thời điểm trong ngày để dễ nhớ giờ uống thuốc. Ví dụ, nếu người bệnh chọn dùng vào thời điểm 8 giờ sáng thì nên dùng chúng vào thời điểm này mỗi ngày.

Còn đối với loại statin tác dụng ngắn như lovastatin, fluvastatin, simvastatin... Hầu hết các statins tác dụng ngắn có thời gian bán hủy là 6 giờ. Vì vậy, đối với các thuốc tác dụng ngắn, nên uống vào buổi tối. Do enzyme gan có vai trò trong tổng hợp cholesterol hoạt động mạnh vào buổi tối, tức là việc sản xuất cholesterol từ gan trong lúc ngủ là lớn nhất. Do đó, các thuốc này được chỉ định dùng trước khi đi ngủ để đạt nồng độ thuốc cao nhất khi cơ thể tổng hợp cholesterol nội sinh mạnh nhất và thuốc mang lại hiệu quả giảm cholesterol tốt nhất.

DS. Hoàng Thu Thủy


Video liên quan

Chủ Đề