Tiêm vaccine bao lâu thì có thẻ xanh

Cách điều chỉnh lại thông tin cá nhân trên Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19

Hà Nội (TTXVN 12/9)

Ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử được kết nối trực tiếp với Hệ thống Tiêm chủng COVID-19 của Bộ Y tế. Mã QR trên Sổ sức khỏe điện tử sẽ thay thế cho giấy chứng nhận tiêm vaccine COVID-19, ông Nguyễn Trường Nam, Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ Y tế) cho biết.

Tuy nhiên, hiện nay có nhiều trường hợp đã tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19 từ lâu nhưng không được cập nhật trên hệ thống, không có mã QR trên Sổ sức khỏe điện tử trong mục Chứng nhận tiêm vaccine COVID-19.

Tình trạng này đang khiến nhiều người lo lắng. Bởi nếu thông tin tiêm chủng chưa được cập nhật có thể gây nhiều khó khăn và phiền toái sau này khi cần xuất trình chứng nhận tiêm vaccine. Nhất là khi Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều địa phương trong cả nước đã lên kế hoạch triển khai "thẻ xanh COVID-19" để người dân tham gia các hoạt động lao động, sản xuất và sinh hoạt xã hội dựa theo mức độ kiểm soát dịch. Theo ông Nguyễn Trường Nam, hiện đa số người đã tiêm vaccine COVID-19 trên cả nước đều được cập nhật thông tin trên hệ thống tiêm chủng quốc gia. Về nguyên tắc, khi triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19, các đơn vị thực hiện tiêm chủng sẽ chủ động cập nhật thông tin của người dân được tiêm tại đơn vị lên hệ thống tiemchungcovid19.moh.gov.vn và sau khi tiêm, người dân sẽ có kết quả tiêm ngay trên Sổ sức khỏe điện tử.

Tuy nhiên, thời gian qua, hệ thống mới vận hành, chưa phải tất cả các đơn vị tiêm đã tổ chức tiêm trên phần mềm nên dẫn đến dữ liệu bị cập nhật chậm lên hệ thống.

"Bộ Y tế đã có Văn bản (số 7229/BYT-VPB1) gửi các địa phương đôn đốc các đơn vị triển khai tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, đồng thời cập nhật kết quả tiêm trước đó lên hệ thống trước ngày 20/9. Đồng thời, Bộ Y tế cũng nhấn mạnh số liệu trên hệ thống phần mềm Tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 là số liệu chính thức hoàn thành tiêm chủng của các tỉnh, thành phố", Phó Cục trưởng Nguyễn Trường Nam thông tin.

Về băn khoăn của một số người dân khi đã tiêm mũi 1 vaccine nhưng đã làm thất lạc giấy chứng nhận tiêm hoặc thông tin chưa được cập nhật lên hệ thống tiêm chủng, ông Nam cho hay, hầu hết người đã tiêm mũi 1 vaccine COVID-19 đều nằm trong đối tượng ưu tiên theo Nghị quyết 21 của Chính phủ và của Bộ Y tế quy định nên khi đến lịch tiêm mũi 2 sẽ được cơ quan, tổ chức, khu dân cư thông báo.

Hầu hết, sau khi tiêm mũi 1, người dân sẽ nhận được giấy chứng nhận đã tiêm của cơ sở tiêm chủng và lần sau đi tiêm mũi 2 thì mang theo. Tuy nhiên, trường hợp bị thất lạc giấy xác nhận tiêm lần 1 và không có thông tin chứng nhận tiêm trên cổng thông tin tiêm chủng hay Sổ Sức khỏe điện tử, người dân vẫn được tiêm mũi 2 vì đã nằm trong danh sách kế hoạch tiêm của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Liên quan đến việc không ít trường hợp đã được cập nhật thông tin tiêm chủng, tuy nhiên các thông tin về ngày sinh, họ và tên, giới tính... chưa chính xác, Phó Cục trưởng Nguyễn Trường Nam cho biết: Những thông tin này đều có thể được kiểm tra và thay đổi thông qua ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử. Với người tiêm vaccine trước khi tiêm, các y bác sĩ cũng sẽ kiểm tra lại thông tin cá nhân của người được tiêm một lần nữa, có thể cập nhật lại thông tin tại nơi tiêm.

Trường hợp muốn điều chỉnh thông tin tiêm chủng, người dân cần cung cấp đầy đủ thông tin, đính kèm ảnh chụp "Giấy xác nhận đã tiêm vaccine COVID-19" vào phần phản ánh thông tin tiêm vaccine COVID-19 trên Cổng thông tin tiêm chủng tiemchungcovid19.gov.vn hoặc đến số điện thoại đường dây nóng 19009095.

Sau đó, điền đầy đủ các thông tin cá nhân cần thiết như họ tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân/căn cước công dân (CMND/CCCD), đơn vị công tác, số điện thoại và cuối cùng là mục thông tin cần điều chỉnh.

"Tại đây, người dùng có thể gửi yêu cầu điều chỉnh thông tin về mũi tiêm 1, mũi tiêm 2 hoặc cả hai mũi, sau đó nhập thông tin cần điều chỉnh và bấm thêm tệp để tải lên giấy chứng nhận được cấp trước đó và bấm gửi", ông Nam hướng dẫn.

Đơn vị tiêm chủng vaccine COVID-19 sẽ chịu trách nhiệm cập nhật và nhập dữ liệu của người được tiêm vaccine lên hệ thống. Vì vậy, người dân có thể liên hệ với điểm tiêm chủng để đơn vị cập nhật đầy đủ các mũi tiêm vaccine COVID-19.

Bộ Y tế cho biết, đến thời điểm này, Việt Nam đã tiếp nhận trên 34 triệu liều vaccine COVID-19 từ các nguồn khác nhau. Đến sáng 12/9, cả nước đã tiêm chủng gần 28,3 triệu liều vaccine.

Số vaccine chưa tiêm còn lại tập trung tại một số địa phương đơn vị, trong đó có khoảng 2 triệu liều mới được phân bổ từ ngày 8/9.

Về kết quả tiêm ít nhất 1 liều cho nhóm từ 18 tuổi trở lên tại các địa phương tính đến ngày 11/9, Bộ Y tế cho biết Thành phố Hồ Chí Minh đã tiêm 7,4 triệu liều (đạt 100%); Bình Dương đã tiêm 1,5 triệu liều (đạt 82%); Đồng Nai đã tiêm 1,3 triệu liều (đạt 60%); Long An đã tiêm 1,5 triệu liều (đạt 100%); Hà Nội đã tiêm 4,4 triệu liều (đạt 77%).

Riêng số mũi 2 đã tiêm được tại Thành phố Hồ Chí Minh là 896.835 liều (13%) và Hà Nội là 555.481 liều (10%)./.

PV

Đầu tiên, công dân thực hiện tra cứu Chứng nhận tiêm chủng để biết mình chưa được cập nhật chứng nhận nào. Cụ thể:

- Truy cập Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19 tại địa chỉ: https://tiemchungcovid19.gov.vn/portal/search

- Điền thông tin tra cứu và chọn Tra cứu:

+ Họ và Tên, Ngày sinh, Giới tính, Số điện thoại (Các thông tin bắt buộc nhập).

+ Số CMND/CCCD/Hộ chiếu; Số thẻ BHYT (Không bắt buộc nhập).

Tiêm vaccine bao lâu thì có thẻ xanh

Bước 1: Truy cập vào hệ thống và điền thông tin:

Công dân dùng máy tính, điện thoại có kết nối mạng để cập nhật thông tin tiêm vắc xin Covid-19 online tại https://tiemchungcovid19.gov.vn/portal/portal-report

Sau đó, nhập đầy đủ thông tin. Các thông tin đánh dấu (*) là những thông tin bắt buộc điền.Cụ thể

+ Họ tên, này tháng năm sinh, giới tính

+ Số điện thoại

+ CMND/CCCD

+ Địa chỉ hiện tại

+ Tỉnh/thành phố, quận/huyện, xã/phường.

Tiêm vaccine bao lâu thì có thẻ xanh

Bước 2: Lựa chọn cập nhật mũi tiêm:

Tại mục này công dân lựa chọn cập nhật chứng nhận tiêm vắc xin nào mà mình chưa được cập nhật trên hệ thống. Cụ thể, công dân chọn 1 trong 3 mục sau:

+ Đã tiêm mũi 1 nhưng chưa có chứng nhận tiêm

+ Đã tiêm mũi 2 nhưng chỉ có chứng nhận tiêm mũi 1

+ Đã tiêm cả 2 mũi nhưng chưa có chứng nhận tiêm mũi 1 và mũi 2

Tiêm vaccine bao lâu thì có thẻ xanh

Bước 3:  Điền thông tin mũi tiêm

Ở mục này, nếu người tiêm chưa cập nhật mũi 1 hoặc 2 thì chỉ cần nhập thông tin mũi chưa được cập nhật. Nếu chưa cập nhật 2 mũi thì phải nhập thông tin cả 2 mũi.

Tiêm vaccine bao lâu thì có thẻ xanh

Sau đó, công dân đính kèm hình ảnh hoặc file về giấy chứng nhận tiêm vắc xin những mũi chưa được cập nhật.

Tiêm vaccine bao lâu thì có thẻ xanh

Lưu ý:

+ Đính kèm tối đa 4 file

+ Chỉ cho phép file dạng .png, .jpg, .jpeg, .pdf và dung lượng không quá 10MB

Bước 4Nhập mã xác nhận và bấm “Gửi phản hồi”

Công dân nhập mã xác nhận:

Tiêm vaccine bao lâu thì có thẻ xanh

Cuối cùng kiểm tra lại toàn bộ thông tin và nhấn nút Gửi phản hồi.

Tiêm vaccine bao lâu thì có thẻ xanh

Bước 5: Nhập mã OTP nhận được từ số điện thoại cung cấp tại bước 2 vào phần “Xác thực OTP” và bấm “Xác nhận” để kết thúc phản ánh.

Tiêm vaccine bao lâu thì có thẻ xanh

Xem thêm:
>> 04 lưu ý quan trọng khi đã tiêm vắc xin Covid-19 mũi 1, mũi 2

>> Giấy xác nhận đã tiêm vắc xin Covid-19: Những điều cần biết

Trung Tài

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Về thông tin thẻ xanh Covid-19, công dân đã được tiêm 2 mũi vaccine phòng dịch sẽ được tích hợp thẻ xanh, tiêm một mũi được tích hợp thẻ vàng trên căn cước gắn chip. Đây là những thông tin được đại diện Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an (C06) cho biết vào chiều 2-10.

Tính đến nay, Bộ Công an đã trả khoảng 45 triệu thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử tới tay người dân. Chip điện tử được tích hợp trong căn cước công dân gồm các trường thông tin cơ bản của công dân, có chứa thông tin sinh trắc học, ảnh chân dung và vân tay theo tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế - ICAO. Tất cả các thông tin lưu trữ đều được bảo mật, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin bởi Ban Cơ yếu Chính phủ.

Hiện Bộ Công an đang triển khai các ứng dụng, tiện ích trên nền tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và thẻ căn cước công dân gắn chip, phục vụ các mặt của đời sống xã hội và phục vụ nhân dân thực hiện các thủ tục, giao dịch được thuận tiện, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, công sức.

Tiêm vaccine bao lâu thì có thẻ xanh
Tiêm vaccine bao lâu thì có thẻ xanh
Tiêm vaccine bao lâu thì có thẻ xanh
Tiêm vaccine bao lâu thì có thẻ xanh
Tiêm vaccine bao lâu thì có thẻ xanh
Công dân đã được tiêm 2 mũi vaccine phòng dịch sẽ được tích hợp thẻ xanh, tiêm một mũi được tích hợp thẻ vàng trên căn cước gắn chip. Ảnh minh họa: baochinhphu.vn

Đặc biệt với tình hình phòng chống dịch cấp bách như hiện nay, công dân sử dụng duy nhất thẻ căn cước công dân gắn chip được tích hợp những tiện ích, như: tích hợp thông tin thẻ xanh Covid-19, tiêm chủng, giấy đi đường, thông tin xét nghiệm, giấy phép lái xe, thông tin về người được hưởng chính sách theo Nghị quyết 68 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch Covid-19...; tích hợp người phụ thuộc đi cùng với người có căn cước công dân gắn chip (con chưa đủ 14 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự…).

Cục C06 khẳng định, công dân có thể sử dụng duy nhất thẻ căn cước gắn chip để thực hiện giao dịch đối với những tiện ích nêu trên. Cơ quan chức năng đảm bảo dữ liệu công dân được đối sánh với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư qua quy trình xác minh đảm bảo chính xác.

Bên cạnh đó, dữ liệu công dân được bảo đảm bảo mật tuyệt đối, không ai có thể đọc và sao lưu dữ liệu cá nhân, dữ liệu được tích hợp trên căn cước công dân. Dữ liệu được cập nhật, bổ sung từ rất nhiều nguồn như cơ quan y tế, tổ chức, doanh nghiệp, thông tin tiêm chủng, F0 hay F0 khỏi bệnh.

Ngoài các tiện ích trên, Cục C06 cho biết công dân có thể dễ dàng đăng ký điểm checkpoint cho nơi ở hoặc dán trên các trụ sở, cơ quan, doanh nghiệp, siêu thị hoặc nơi công cộng. Chức năng quản lý điểm checkpoint giúp doanh nghiệp, tổ chức theo dõi, quản lý về nguy cơ lây nhiễm Covid-19 của cán bộ, nhân viên và khách ra vào trụ sở cơ quan. Từ đó chủ động đưa ra các biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả, kịp thời.

Cũng trong thời gian qua, trong bối cảnh dịch phức tạp, Bộ Công an đã xây dựng, triển khai nhiều ứng dụng, tiện ích trên nền tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và thẻ căn cước công dân gắn chip. Đó là các ứng dụng khai báo y tế, di chuyển nội địa, thông tin quản lý tiêm vaccine phòng Covid-19 được cập nhập tại địa chỉ http://suckhoe.dancuquocgia.gov.vn và ứng dụng VNEID sử dụng trên điện thoại di động (ứng dụng đã được đăng tải trên 2 kho ứng dụng AppStore và CHPlay phục vụ đa số người dùng), kết hợp đọc mã QR bằng camera tại các chốt, giảm tải việc tiếp xúc và tăng hiệu quả kiểm soát.

TTXVN