Tiết giao là ai

Nằm trên người nàng suốt buổi, Tiết Giao vẫn chưa chịu xuống, đến nỗi Nguyệt Cô dù vẫn còn ham muốn, nhưng cũng thỏ thẻ bên tai chàng, rằng hãy ngưng cuộc giao hoan, để trở về động đào gặp Thánh Mẫu trình thưa rằng hai người đã yêu nhau, mong Thánh Mẫu thương tình tác hợp.

Trong tài liệu này thì tự sự diễn tiến như thế, Hồ Nguyệt Cô từ lúc ra trận không có trở về dinh Võ Tam Tư lần nào hết, mà biệt dạng luôn không còn ai ở thế gian trông thấy nàng nữa. Cũng không có chuyện Hồ Nguyệt Cô bị Tiết Giao lấy mất ngọc rồi thành chồn cáo trở lại, về nhảy lên giường nằm bị Võ Tam Tư chém chết.

Trở lại lúc Hồ Nguyệt Cô dẫn Tiết Giao lên động đào gặp Thánh Mẫu thì bà biết căn duyên của Hồ Nguyệt Cô có duyên nợ với Tiết Giao nên cũng chấp nhận tác hợp. Thế nhưng Thánh Mẫu khuyên Tiết Giao rằng, là tướng của nhà Đường, trong lúc Tiết Cương đang cử binh đánh Võ Tắc Thiên giành lại ngôi báu cho nhà Đường, cũng như trả thù cái án tru di tam tộc, thì Tiết Giao không thể đứng ngoài mà phải về giúp sức. Đến khi khôi phục nhà Đường thì trở về chung vui hạnh phúc với Nguyệt Cô.

Tiết Giao vâng lời, tạm chia tay với Nguyệt Cô và chàng về dinh Tiết Cương báo rằng giao chiến với Nguyệt Cô suốt hai ngày thì nàng biến mất. Tiết Cương tin như vậy, nên tiếp tục cử binh giao chiến với Võ Tam Tư, và tung tin Hồ Nguyệt Cô đã chết, tin ấy được đồn đãi nhanh chóng trong quân sĩ của hai bên.

Về phía Võ Tam Tư, vì không còn được Hồ Nguyệt Cô giúp sức, khiến cho viên tướng nhà ta mất hết tinh thần, liên tiếp bại trận và cuối cùng phải chịu chết trước binh hùng tướng mạnh của Tiết Cương.

Triều đại Võ Tắc Thiên sụp đổ, nhà Đường khôi phục giang san, trong lúc quan quân nhà Đường ăn mừng thắng trận thì Tiết Giao lặng lẽ rời khỏi dinh. Và khi ra khỏi thì Hồ Nguyệt Cô đã sẵn sàng đâu đó, bởi khi Tiết Giao chia tay người yêu để trở về dinh Đường giúp Tiết Cương đánh giặc, thì Hồ Nguyệt Cô không thể ở yên nơi Đào Nguyên mà phải theo chân, nhưng lánh mặt trong dân gian để Tiết Giao không bận bịu. Và nàng sẵn sàng ra tay nếu thấy Tiết Giao kém tài hơn tướng giặc.

Giờ đây Tiết Giao y hẹn, nàng xuất hiện, cả hai gặp mặt mừng rỡ và cùng nhau du thủy du sơn. Họ không trở lại Đào Nguyên, vì nơi ấy đâu có được diễm phúc ái ân tuyệt vời như ở chốn hồng trần, và từ đó người đời ở thế gian không hề trông thấy họ. Đi đâu, ở đâu chẳng biết!

Trong tài liệu cũng có thêm một chi tiết đáng suy nghĩ, là Hồ Nguyệt Cô chưa hề làm vợ của Võ Tam Tư, mà chỉ giúp sức đánh giặc, do bởi Võ Tam Tư đã không cảm hóa được nàng trong tình yêu.

Một chi tiết khác nói rằng Tiết Giao là cháu nội của Tiết Đinh San, và là cháu ba đời của Tiết Nhơn Quí từng giúp nhà Đường dựng cơ nghiệp [Tiết Nhơn Quí chinh Đông – Tiết Đinh San chinh Tây]. Dòng dõi oai hùng như thế thì chẳng lẽ không hiểu rằng Hồ Nguyệt Cô yêu mình say đắm hay sao? Nàng đã thuộc về mình rồi, bảo gì cũng nghe thì đâu có về bên phía Võ Tam Tư nữa, thì cần chi phải dùng thủ đoạn ái ân hạ sách lừa gạt người con gái để lấy ngọc cho người đời khinh khi, miệng thế gian nguyền rủa là hèn hạ, làm nhơ danh dòng họ.

Tóm lại tài liệu này cũng khá hoang đường, nhưng sự việc diễn tiến nghe có lý hơn “Tiết Giao Đoạt Ngọc” đã có xưa giờ.

***

Hiện nay đờn ca tài tử họp mặt sinh hoạt hằng tuần vào mỗi Thứ Năm lúc 6 giờ chiều tại phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt. Để giúp tài tử giai nhân có thêm một bài ca xưa, và làm phong phú thêm chương trình, chúng tôi xin đăng bài Xàng Xê trích từ trong tuồng Hoa Rơi Cửa Phật, tức Lan và Điệp.

Ca Xàng Xê

Công phu hai buổi sớm chiều, phải tự mình tìm phương giải thoát.
Từ nay chuyện thế gian tua đẹp lại.
Chốn Phật đài tưởng niệm sắc không.
Cái tâm nếu chẳng tạo ra nguyên nhơn.
Thì kết quả phải khỏi trở về với không.
Cõi hư vô có ngày được thảnh thơi.
Con cúi xin vâng lời ân sư chỉ dạy.
Bao nhiêu nỗi niềm thắc mắc.
Bao nhiêu khổ sầu ôm ấp bấy lâu.
Kể từ đây con quyết tâm đoạn tuyệt.
Vùi chôn vết thương trong tâm hồn.
Mùi tục lụy chẳng còn vương mang.
Tiếng khóc than đổi thay câu tụng niệm.
Nhờ thời gian sẽ phôi pha sẽ nhạt phai dần.

Đờn ca tài tử hải ngoại họp mặt 6 giờ chiều Thứ Năm

Kể từ nay giới đờn ca tài tử hải ngoại họp mặt sinh hoạt hằng tuần lúc 6 giờ chiều Thứ Năm, tại phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt, 14771 Moran St., Westminster, CA 92683.

Ban tổ chức mời tất cả giai nhân tài tử, những ai từng học đờn, học ca cổ nhạc hãy đến tham gia. Những người khi xưa từng đi đờn ca nhưng bỏ lâu quá quên bài ca, xin hãy cứ đến nói lên kỷ niệm của mình đối với đờn ca tài tử.

Riêng những người yêu thích, chỉ muốn nghe đờn ca thì đến với tư cách khán giả. Vào cửa tự do, miễn phí. Liên lạc trưởng ban tổ chức, ông Lê Quang Thế [714] 454-7851.

Mời độc giả xem phóng sự Việt Nam “Phong cảnh Việt Nam với nỗi buồn trăn trở”

Đại Đường - những năm Vĩnh Huy Cao Tông do Hoàng đế cùng phu phụ Tiết Đinh San - Phàn Lê Huê ngự giá thân chinh bình định biên cương, thống nhất thiên hạ, non nước thái hòa. Lúc này Tắc Thiên Võ hậu tham quyền nên cùng tham gia nhiếp chính với hoàng đế và buộc triều thần tuân hô Nhị Thánh. Võ Tam Tư từ lâu đã có mưu đồ tham vọng nắm trọn vương quyền nên đã cấu kết cùng với Võ Thừa Tự bày mưu hãm hại trung thần, đặc biệt là nhắm vào dòng họ Tiết Gia.

Tiết Gia một đời trung liệt được hoàng thượng ngự ban Lưỡng liêu vương phủ, Tiết Cương - võ nghệ tài ba xuất chúng - là con trai thứ ba của Tiết Đinh San - tính tình ngay thẳng trung thực, thấy chuyện bất bình đều ra tay nghĩa hiệp. Trương Bảo - đệ tử của Võ Tam Tư đồng thời là cháu của Võ hậu cậy quyền ỷ thế ức hiếp dân lành đã bị Tiết Cương ra tay trừ hại.

Biết Tiết Cương nóng nảy bộc trực, Võ Tam Tư đã âm mưu tẩm độc long bào khiến hoàng thượng suy nhược cơ thể, đồng thời xách động Lục hoàng tử gây rối kích động Tiết Cương ra tay. Không may trong lúc giằng co, Lục hoàng tử tử vong. Chứng kiến cái chết của hoàng tử ngay trước mắt, cộng thêm long thể suy nhược, hoàng đế Lý Trị băng hà. Thời cơ đã tới, Võ hậu nắm quyền cai trị triều đình. Quyết định sắc phong thái tử Lý Hiển nối ngôi nhưng thực chất bà ta mới chính là hoàng đế ở phía sau. Vì thái tử Lý Hiển bất tuân thánh chỉ và làm theo di chiếu hoàng thượng nên chỉ trị tội Tiết Cương, còn gia tộc họ Tiết vô can. Nhưng tham vọng lên ngôi bệ rồng quá lớn khiến Võ Tắc Thiên nghe theo Võ Tam Tư, Võ Thừa Tự và các quan tham nịnh thần truy nã Tiết Cương, xử trảm cả tộc họ Tiết. Câu chuyện về cuộc đời chàng trai Tiết Cương với nhiều sự kiện lịch sử, những biến cố thăng trầm khi tìm đường khôi phục giang san, rửa oan cho gia tộc đã được tái hiện một cách sống động, không khô khan mà đan xen vào đó là tình cảm gia đình, tình yêu của những đôi trai tài gái sắc đã làm cho bộ phim càng thêm lôi cuốn hấp dẫn. Đặc biệt phim còn là câu chuyện tình yêu của Tiết Cương và 3 nàng thê tử xinh đẹp, tài ba. Một công chúa Cửu Hoàn vì tình yêu đã dám trượng nghĩa, chống lại vương quyền sai trái. Một Kỷ Loan Anh mạnh mẽ ngoan cường là con gái của thủ lĩnh núi Ngọa Long Sơn vì ngưỡng mộ tài năng của trang tuấn kiệt mà một lòng trung can không nề sống chết. Và một quận chúa Phi Hà đã không tiếc tuổi xuân, lầu vàng gác ngọc cùng đức lang quân chinh chiến sa trường. Phim sẽ được giới thiệu vào lúc 17h các ngày trên THVL1. Bắt đầu từ 11/11/2016.

T.HỒNG

.

Ðào hát bội Ngọc Dung, một trong các cô đào từng đóng vai Hồ Nguyệt Cô. [Hình: Bộ sưu tập của Ngành Mai]


Nếu là khán giả sành điệu cải lương, chắc ai cũng ít ra một lần được xem vở hát Phàn Lê Huê giả chết, hay là Tiết Ðinh San cầu Phàn Lê Huê, hoặc là Thần Nữ dâng Ngũ Linh Kỳ. Và cũng trong Ðường Chinh Tây lại còn có thêm câu chuyện “Hồ Nguyệt Cô hóa chồn cáo” đầy tính chất hoang đường, huyền thoại, cũng đồng thời là câu chuyện diễm tình đưa đến sự đớn đau, hối tiếc.

Hồ Nguyệt Cô nguyên là một con chồn cáo, bởi dày công ngàn năm tu luyện nên được trở thành tiên. Thành tiên rồi Hồ Nguyệt Cô lại có khát vọng làm người, và được toại nguyện trở thành một cô gái đẹp tuyệt trần, tài phép vô song.

Vừa lột xác thành người còn ngơ ngác trước bao điều mới lạ của loài người, trong đó hấp dẫn nhất là sự mới lạ của yêu đương hạnh phúc. Gặp Võ Tam Tư đang chinh chiến bị bại trận, và sau vài câu trao đổi nàng đã vướng ngay vào vòng phu thê, lấy Võ Tam Tư làm chồng, để rồi thay thế Võ Tam Tư chống lại đạo binh của quan quân Nhà Ðường.

Lúc bấy giờ tướng của Nhà Ðường là Tiết Giao ra trận, giao chiến với Hồ Nguyệt Cô. Vừa thấy chàng trai dũng cảm, trẻ đẹp thì Nguyệt Cô mê mệt, say đắm ngay chàng tướng trẻ Tiết Giao đối thủ của nàng, quên rằng mình đang có chồng là Võ Tam Tư.

Trên đường đời quả thật trớ trêu, thay vì giao chiến, nàng chỉ đỡ ngọn thương của Tiết Giao, vừa đỡ vừa trêu ghẹo, cố tình đưa chàng ta vào con đường tình ái. Nhưng tướng giặc trai trẻ chẳng hề xúc động, xao xuyến trước sắc đẹp của Nguyệt Cô, nên cứ đánh mãi liền tay mà không nói năng tiếng nào, để đáp trả những lời trêu ghẹo.

Về phần Nguyệt Cô thì phép thuật cao cường, nếu nàng ra tay thật sự thì Tiết Giao không thể chịu nổi, phải bỏ mạng sa trường. Nhưng khốn nỗi, Nguyệt Cô đã say mê đắm đuối viên tướng giặc trẻ này. Nàng đánh đỡ lại một cách vừa phải, để chàng ta chạy đi mà thôi, và nàng đuổi theo.

Tiết Giao chạy đến cánh rừng nọ, Nguyệt Cô bay ra phía trước ngăn lại và chủ động trêu ghẹo. Rồi thì Tiết Giao không thể nào cưỡng lại sự thèm muốn của Nguyệt Cô.

Như đã nói, Nguyệt Cô nguyên là con chồn cáo tu luyện thành tiên, rồi thành người, do đó trong tình ái nàng vô cùng mãnh liệt. Sau cuộc giao hoan từ trưa đến chiều tối, Nguyệt Cô thu hút hết tinh túy nam nhi của Tiết Giao, chàng ta chỉ còn cái xác không hồn, nằm bất động như một thây ma. Nguyệt Cô về dinh báo cáo với chồng rằng Tiết Giao đã chết, và Võ Tam Tư mở tiệc mừng chiến thắng.

Trong lúc Hồ Nguyệt Cô và Võ Tam Tư vui say yến tiệc, thì ngoài cánh rừng Tiết Giao được cứu sống. Số là sư phụ của Tiết Giao là tiên ông Lý Tịnh đang ở tận non cao, nhìn trời mây rõ biết Tiết Giao lâm nạn nên đằng vân xuống cứu, bỏ viên linh đơn vào miệng Tiết Giao. Linh đơn quả thật thần dược, vừa cứu sống, lại vừa bồi bổ tráng dương cho Tiết Giao sung sức gấp trăm lần. Tiên ông căn dặn Tiết Giao nên làm như vầy, như vầy.

Căn dặn xong tiên ông đằng vân về núi. Thế là sáng hôm sau Tiết Giao ra trận đến khiêu chiến. Quân vào báo, Võ Tam Tư và Hồ Nguyệt Cô lên mặt thành thấy rõ Tiết Giao chưa chết. Võ Tam Tư mới day qua hỏi Nguyệt Cô rằng:

-Vậy chớ tướng nào đang ở ngoài thành, hôm qua nàng nói rằng nó chết rồi mà!

Nguyệt Cô chẳng biết trả lời thế nào đây với chồng, bởi chiều hôm qua chính mắt nàng thấy Tiết Giao đã là cái xác chết rồi nên mới bỏ ra về.

Khó trả lời sao cho xuôi, nàng xin ra trận tiếp tục, và hứa với Võ Tam Tư hôm nay sẽ mang đầu Tiết Giao về nạp cho chồng.

Ra trận hai bên gặp nhau, Nguyệt Cô sắp sửa dùng phép thuật để nhanh chóng hạ thủ Tiết Giao thì chàng ta kêu lên:

-Bớ Nguyệt Cô! Sao em đành dứt tơ tình.

Và rồi thì Nguyệt Cô bị sa vào lưới tình ngay, nghĩ rằng tướng trẻ đã yêu nàng thật sự.

Lúc ấy Nguyệt Cô thấy Võ Tam Tư đang ở trên mặt thành theo dõi trận chiến, nàng nói:

-Ðể thiếp giả bại, và chàng hãy rượt theo.

Nói xong Nguyệt Cô bỏ chạy và Tiết Giao đuổi theo, chạy đến cánh rừng hôm qua, và cánh rừng này thêm một lần nữa chứng kiến cuộc giao hoan tái diễn.

Nhờ uống linh đơn của Tiên nên hôm nay Tiết Giao dõng mãnh trong hoan lạc, chàng ta sung sức lạ thường, lên yên từ sáng đến xế chiều vẫn chưa xuống ngựa.

Hồ Nguyệt Cô tu luyện ngàn năm, có được viên ngọc, nhờ ngọc nầy giữ được kiếp người, nếu như để mất viên ngọc thì phải trở lại kiếp chồn cáo. Ở đây có một tình tiết còn chưa rõ lắm, viên ngọc đã rơi vào tay Tiết Giao như thế nào? Phải chăng trong lúc ăn nằm với nhau, Tiết Giao giả vờ đau bụng, lăn lộn kêu la, rên xiết thảm thiết. Nguyệt Cô cuống quít lên thì Tiết Giao nói rằng trước đây chàng ta cũng có một lần lâm vướng căn bệnh nguy này, nhưng may nhờ có một vị tiên cô nhả viên ngọc người ra thoa vào bụng nên khỏi bệnh.

Nguyệt Cô quá yêu thương sợ rằng Tiết Giao chết mất, nên nhả viên ngọc ra đưa cho chàng ta trị bệnh. Tiết Giao giựt lấy viên ngọc và bỏ chạy.

Thứ hai là trong cơn ân ái đê mê, má kề má, môi kề môi Tiết Giao đã làm cho Nguyệt Cô phải “lè” ngọc ra, và chàng ta ngậm ngay viên ngọc nuốt vào bụng.

Mất viên ngọc, Nguyệt Cô coi như mất hết phép thuật, uể oải chạy theo kêu trong tuyệt vọng:

-Tiết Giao trả ngọc cho ta! Trả ngọc cho ta.

Nếu như ngày nay hãng bào chế dược phẩm nào lấy được công thức viên thuốc linh đơn của tiên ông Lý Tịnh cho Tiết Giao uống. Sản xuất tung ra thị trường thì chắc chắn hốt bạc vậy. Ngành Mai

Hồ Nguyệt Cô hóa cáo

Kỳ trước quý độc giả đã đọc qua câu chuyện nói về cái anh chàng trẻ tuổi đẹp trai Tiết Giao, mà chắc ai cũng có ấn tượng ít nhiều liên quan đến sự kiện “đoạt ngọc” khá ly kỳ.

Trong hai cuộc giao hoan: Lần thứ nhất, thì chàng ta “gà chết” yếu xìu trước nồng độ ân ái quá cao của Nguyệt Cô, nên Tiết Giao bị hút mất hết sinh lực, nằm bất động như cái xác không hồn...

Nữ nghệ sĩ Thoại Mỹ ở ngoài đời [trái] và Thoại Mỹ nhập vai Hồ Nguyệt Cô. [Hình: Bộ sưu tập của Ngành Mai]


Lần thứ hai nhờ uống linh đơn của Tiên, hữu hiệu gấp trăm lần Viagra, nên trong cuộc giao hoan đã tỏ ra dõng mãnh lạ thường, đầy cường lực, sung sức từ sáng đến xế chiều vẫn chưa xuống ngựa.

Với Nguyệt Cô thì trong một cuộc ái ân quyết liệt ấy, nàng sung sướng đến tột đỉnh, đê mê tận trời xanh, Tiết Giao đã làm cho Nguyệt Cô phải “lè” viên ngọc ra để bị chàng ta đoạt lấy. Hôm nay bài viết nói tiếp về Hồ Nguyệt Cô sau khi bị mất ngọc.

Nhân vật Hồ Nguyệt Cô trong tấn bi kịch hóa thành chồn cáo ấy, đã mắc những lỗi lầm gì? Ít nhất là hai cái lỗi lầm: Thứ nhất, nàng đã đi lấy một người mà mình không yêu, không thích. Nhưng rồi sau này trên đường đời trớ trêu, nàng mới vỡ nhẽ ra rằng, có nhiều anh chàng còn hay hơn chồng mình, ít nhất là về sự đẹp trai mà Tiết Giao là một thí dụ. Không thỏa mãn trong yêu đương với Võ Tam Tư, thì Nguyệt Cô càng yêu Tiết Giao. Yêu đến mê si thèm muốn. Thứ nhì là sự nhẹ dạ cả tin, một chỗ yếu của phái đẹp mà những anh đàn ông hèn thường nhè vào đó mà lừa họ.

Cái hèn của Tiết Giao là ở chỗ đánh không nổi một phụ nữ thì quay ra lừa, mà lại lừa vào cái giờ phút êm đẹp nhất, thiêng liêng nhất, là giờ phút ân ái.

Hồ Nguyệt Cô đã bị mất ngọc, trên đường trở về nhà, đau đớn thấy mình sắp hóa thành cáo. Hồ Nguyệt Cô trách gọi Tiết Giao, “Tiết Giao, trả ngọc! Tiết Giao, trả ngọc cho ta!”

Đi coi hát thấy lúc này sân khấu trống không. Chỉ có âm nhạc và diễn xuất của diễn viên, diễn tả những giây phút lạ lùng, kinh khiếp: giây phút con người hóa thành con cáo.

Hồ Nguyệt Cô luyến tiếc cõi người, cái cõi người mà mình đang phải từ giã. Nỗi đau đớn tinh thần hòa lẫn với sự biến đổi bắt đầu bồn chồn diễn ra trong thân xác. Hồ Nguyệt Cô kêu lên những lời ai oán, có ai nghe mà không cảm thương nàng.

Những bước chân của nàng không phải là bước đi trở về nhà, bước đi trên đường đất cụ thể, mà là bước đi về cõi âm u thăm thẳm cho kiếp chồn cáo, một nỗi hoang vắng ghê rợn dâng lên trong tâm trí Hồ Nguyệt Cô.

Hồ Nguyệt Cô đau đớn nhìn lại cái thân trước, hình sau, cái thân người đã sắp hóa thành hình cáo của mình. Hồ Nguyệt Cô xót xa nhìn lại quang cảnh cũ, cái quang cảnh đã in dấu kỷ niệm làm người của mình, cái quang cảnh chỉ có ý nghĩa khi mình được làm người, với cuộc sống con người.

Và tiếp đó là một đoạn diễn xuất ghê gớm và kỳ ảo, xúc động và khủng khiếp. Cái khó nhất của diễn viên đóng đoạn này là phải diễn tả được một Hồ Nguyệt Cô chập chờn giữa người và cáo, giữa tính người và tính thú. Nguyệt Cô không hẳn là người nữa, nhưng cũng chưa hẳn là thú, cái thân thể quằn quại chờn vờn, vừa vẫn gượng đứng thẳng làm người, vừa tự nhoài xuống làm thú. Tới đây, lớp diễn không còn một lời hát nào nữa, Hồ Nguyệt Cô đã từ giã cả tiếng nói của con người. Những đám lông cáo bắt đầu mọc chồi lên che lấp da thịt, Nguyệt Cô đi lại bờ suối nhìn bóng mình dưới nước, nàng kinh hoàng lùi lại, thấy mặt mũi và thân thể mình đã biến dạng.

Giờ đây những đám lông thú đã mọc lên ở bàn tay, Hồ Nguyệt Cô cuống quýt dứt đi, thì lông cáo lại mọc trên cánh tay. Nguyệt Cô điên cuồng khiếp đảm, cố dứt một cách tuyệt vọng những đám lông tiếp tục mọc đầy trên vai, trên khắp người mình. Lúc này thì nàng vẫn còn hao hao hình dáng con người, nhưng con thú đã hiện rõ lắm rồi! Nỗi đau đớn bi thảm của người đã xen lẫn nỗi giận dữ man rợ của thú. Đôi mắt đảo đi đảo lại đã là mắt thú, những chiếc răng mọc dài đẩy môi trên hếch lên, những móng vuốt xé thịt xuyên ra, đôi chân chun lại.

Người nữ nghệ sĩ điêu luyện đã diễn tả được tất cả sự biến đổi đau đớn, ghê sợ ấy. Hồ Nguyệt Cô kêu lên, nhưng chỉ là tiếng “ngao ngao” của chồn cáo. Sợ hãi cả cái tiếng của mình, sợ hãi cả hình dáng của mình, Hồ Nguyệt Cô lăn lộn trên đất, cố níu kéo lại chút “con người” trong mình, cố chống đỡ lại cái thân phận thú đang mỗi lúc một hiện rõ, nhưng vô ích, lốt thú, chất thú đã thắng thế, con thú đã hoàn toàn thành con thú. Hồ Nguyệt Cô đã hoàn toàn thành con cáo. Tiếng “ngao ngao” kia đã đúng là tiếng kêu vô nhân tính của thú vật. Trong cái con thú đi bằng bốn chân ấy, vẫn còn phảng phất chút người mà nó vừa từ giã, vẫn còn ngơ ngác với kiếp cáo mà nó vừa trở lại, nhưng đã tối tăm, đã hoang dã, đã hung tợn lắm rồi.

Khán giả lặng đi như tê dại trong một niềm xúc động dữ dội. Có sân khấu nào có được một lớp diễn tương tự như lớp diễn trên? Lớp diễn ít lời chỉ dành cho diễn xuất, trình bày một cảnh tượng ghê gớm bằng những phong cách giản dị mà khác thường.

Sau nỗi xúc động lớn, người xem nhận từ sân khấu sức ám ảnh của những hình tượng mãnh liệt mà sâu sắc.

Câu chuyện về nàng Hồ Nguyệt Cô đầy màu sắc huyền thoại - xuất thân từ kiếp hồ ly chồn cáo, nhưng Nguyệt Cô lại có khát vọng làm người. Nguyệt Cô dày công tu luyện hàng ngàn năm mới có được viên ngọc làm người, trở thành người. Ấy thế mà chỉ một phút sa ngã vào tay Tiết Giao để hắn đoạt mất viên ngọc, nàng đã phải vĩnh viễn giã từ kiếp người để hóa thành loài cáo.

Về phần Võ Tam Tư thì khi sáng thấy Nguyệt Cô thua chạy, Tiết Giao đuổi theo... chờ đến tối vẫn không thấy Nguyệt Cô trở về.

Mỏi mòn trong chờ đợi, Võ Tam Tư vào phòng mệt tâm quá nên ngủ thiếp đi.

Hồ Nguyệt Cô nghẹn ngào xấu hổ với chồng, người chồng mình đã trót quên đi khi gần gũi Tiết Giao, nàng trở về dinh với lốt chồn cáo. Về đến dinh Nguyệt Cô vào phòng thấy Võ Tam Tư đang ngủ, nàng nhảy phóc lên nằm cạnh. Võ Tam Tư giựt mình tỉnh giấc nghe thấy mùi hôi tanh, phát hiện ra chồn cáo, vung gươm giết chết.

Dù thế này hay thế kia thì vẫn là một sự hèn hạ của Tiết Giao. Và cái mức độ hèn hạ ấy ngang bằng với mức độ lỗi lầm của Nguyệt Cô, một lỗi lầm phải trả giá. Mất ngọc, Nguyệt Cô đã đánh mất cái quý giá nhất trên đời này là được làm người.

Ngành Mai


Nguồn tin: Ngành Mai - NV

Video liên quan

Chủ Đề