Huyết thanh kháng dại có tác dụng bao lâu

Rabies serum.

Dạng thuốc và hàm lượng Huyết thanh kháng dại

Cứ 5 ml dung dịch tiêm chứa tối thiểu 1000 đvqt huyết thanh kháng dại tinh khiết [nguồn gốc huyết thanh ngựa], 15 mg [tối đa] cresol [chất bảo quản] và tá dược.

Hình

Chỉ định Huyết thanh kháng dại

Tạo miễn dịch thụ động kháng dại sau khi bị cắn ở người trước đó chưa được tiêm vaccin dại, đặc biệt bị vết cắn nặng [ở mặt, cổ và chi trên]. Thuốc dùng cùng với vaccin dại.

Chống chỉ định Huyết thanh kháng dại

Mẫn cảm với huyết thanh ngựa; suy giảm miễn dịch do thiếu hụt IgA.

Thận trọng Huyết thanh kháng dại

Tránh tiêm vào tĩnh mạch vì các phản ứng nặng toàn thân có thể xảy ra. Nên dùng thận trọng đối với người giảm tiểu cầu hoặc rối loạn về chảy máu vì có thể chảy máu sau khi tiêm bắp.

Liều lượng và cách dùng Huyết thanh kháng dại

Cách dùng : Giải mẫn cảm bằng phương pháp Besredka [tiêm 0,1 ml, sau đó 0,25 ml và sau cùng là phần còn lại của liều, tiêm cách nhau 15 phút mỗi lần]. Nếu có phản ứng phụ, điều trị ngay bằng adrenalin, thuốc kháng histamin và nếu cần, tiêm corticoid.

Liều dùng : Phải tiêm càng sớm càng tốt sau khi tiếp xúc với virus dại, cùng ngày với liều đầu tiên tiêm vaccin. Tổng liều cần tiêm là 40 đvqt/kg thể trọng. Tiêm bắp 1/2 liều ở vị trí khác với nơi tiêm vaccin, còn 1/2 liều kia được tiêm nhỏ giọt sâu vào vết thương và tiêm ngấm xung quanh vết thương. Nếu cần thiết, phải tiêm phòng uốn ván.

Tác dụng không mong muốn Huyết thanh kháng dại

Tổn thương loét hay căng cứng cơ sau khi tiêm; sốt nhẹ, mày đay, phù mạch, hội chứng thận hư, sốc phản vệ.

Độ ổn định và bảo quản Huyết thanh kháng dại

Bảo quản trong điều kiện lạnh từ 2 – 8 o C; tránh đông lạnh [bỏ nếu bị đông lạnh].

//nidqc.org.vn/duocthu/595/

Phóng to

Ông Nguyễn Văn Vĩnh Châu - Ảnh do nhân vật cung cấp

Chúng tôi đã trao đổi với TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu - giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM - xung quanh vấn đề này. TS Châu cho biết:

- Ngay sau khi bị chó cắn phải sơ cứu lập tức bằng cách rửa vết thương liên tục dưới dòng nước sạch và xà phòng [hoặc các loại dung dịch sát khuẩn như iodine có hiệu quả tiêu diệt virut tốt] trong vòng 15 phút. Sau đó lập tức đến cơ sở y tế để được điều trị dự phòng bằng chích kháng huyết thanh dại và chích văcxin ngừa dại.

Hai ngày nữa mới tiêm văcxin cho nạn nhân

Ngày 1-5, bác sĩ Nguyễn Hùng, giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Phú Yên, cho biết đến ngày 4-5 sẽ mời sáu nạn nhân bị chó dại ở nhà ông Nguyễn Văn Trường cắn cách đây ba tháng đến trung tâm để tư vấn và có thể sẽ tiêm văcxin chống dại cho họ.

Trả lời thắc mắc của chúng tôi về quan điểm tiêm văcxin chống dại cho các nạn nhân càng sớm càng tốt như đề nghị của một cán bộ tại Viện Pasteur Nha Trang trước đó, ông Hùng cho rằng so với thời gian bị con chó cắn kéo dài hơn ba tháng, việc tiêm văcxin chậm một vài ngày là không đáng kể. Việc phải để đến ngày 4-5 mới tiêm văcxin không phải vì các đơn vị nghỉ bù lễ mà để có thời gian tư vấn tại cơ sở và tư vấn đồng thời cho cả sáu nạn nhân.

Việc sử dụng kháng huyết thanh dại phải được thực hiện càng sớm càng tốt, tốt nhất là sau vài giờ bị chó cắn và không quá 24 giờ.

Cần lưu ý dù đã chăm sóc vết thương đúng cách và chích kháng huyết thanh lập tức ngay sau khi bị chó cắn, y văn vẫn ghi nhận một số trường hợp tử vong do chó dại cắn [hiệu quả không đạt 100%].

Ngoài ra, thời gian điều trị càng muộn thì hiệu quả càng kém và thông thường sau 24-48 giờ, việc điều trị có lẽ không còn ý nghĩa do virut đã xâm nhập và ẩn nấp an toàn bên trong tế bào thần kinh.

* Các nạn nhân nói trên đã bị chó dại cắn cách đây hơn ba tháng, vậy họ có được chích huyết thanh kháng dại không, hiệu quả ra sao?

- Việc sử dụng kháng huyết thanh muộn [sau 48 giờ] không có chống chỉ định [nghĩa là không cấm sử dụng]. Như vậy vẫn có thể sử dụng kháng huyết thanh [dù quá muộn], nhưng như đã trình bày ở trên, hiệu quả của kháng huyết thanh khi đó rất thấp, thậm chí không còn.

Ngoài ra, kháng huyết thanh hiện đang sử dụng tại nước ta chủ yếu sản xuất từ huyết thanh ngựa, do đó khi sử dụng có thể gặp những tai biến huyết thanh [tuy ít gặp] như dị ứng hoặc sốc phản vệ, có thể dẫn đến tử vong.

Các bệnh nhân ở Phú Yên không cần phải vào TP.HCM chích cho tốn kém mà nên đến Viện Pasteur Nha Trang để xin chích kháng huyết thanh dại.

* Phòng tránh bệnh dại an toàn như thế nào, thưa ông?

- Bệnh dại có thể phòng ngừa chủ động bằng cách tiêm phòng văcxin và có thể kiểm soát, ngăn chặn nguồn lây bằng cách tiêm phòng dại cho chó. Nếu chó không bị bệnh dại thì người sẽ không bị lây bệnh dại khi bị chó cắn.

* Phải xử lý chó như thế nào sau khi nó cắn người?

- Bà con mình thường có thói quen tai hại là đập chết chó khi chó cắn bậy. Cách xử lý đúng là nên nhốt chó lại để theo dõi, nếu có điều kiện thì mang chó đến các cơ sở thú y để được xác định có nhiễm virut dại hay không. Nếu sau đó chó vẫn khỏe mạnh thì người bị cắn có thể an tâm hơn.

Việc ăn thịt chó dại đã nấu chín trên lý thuyết có thể không sao vì virut đã chết. Tuy nhiên, người làm thịt chó nếu bị dính nước bọt hoặc dịch trong não tủy của chó vào mắt hay bị các vết trầy xước ở tay do chạm vào răng chó thì có thể nhiễm bệnh. Tốt nhất nên chôn và rắc vôi xử lý xác chó bệnh dại.

Nên cấp tốc tiêm huyết thanh

Bệnh dại có thời gian ủ bệnh trung bình từ 10 ngày đến 2 năm, tùy theo vị trí vết thương bị chó cắn. Nếu chó cắn ở chân thì ủ bệnh rất lâu, nếu ở đầu hay mặt thì thời gian ủ bệnh rất ngắn.

Với một ít kinh nghiệm lâm sàng, tôi đã tư vấn cho gia đình của một cháu trai 4 tuổi bị chó cắn ở bàn tay, sau một tuần chó chết nhưng người nhà sợ tác dụng phụ của văcxin nên không đưa cháu đi tiêm phòng. Mãi một tháng rưỡi sau, người nhà nghe lời khuyên mới đưa cháu đi tiêm và đến nay đã năm năm cháu vẫn khỏe bình thường.

Đối với những người ở Phú Yên bị chó cắn cách đây khoảng ba tháng thì nên cấp tốc tiêm huyết thanh dại, vì chúng tôi vẫn hi vọng rằng virut dại chưa xâm nhập hệ thần kinh trung ương. Đây là cơ hội diệt được virut dại.

DUY THANH

Huyết thanh kháng dại giúp tạo nhanh miễn dịch thụ động để bảo vệ người bệnh cho tới khi các kháng thể kháng dại chủ động được tạo ra sau khi tiêm vắc xin phòng dại.

Bạn thân mến,

Huyết thanh kháng dại là một dung dịch không màu hoặc màu vàng nhạt, có nguồn gốc từ huyết thanh/ huyết tương người hoặc ngựa chứa kháng thể kháng virus dại. Đây  là  một  chế  phẩm  sinh  học được sử dụng để cung cấp ngay lập tức kháng thể đã được  tạo  ra  sẵn  [miễn  dịch  thụ động]  cho  đến khi  hệ  miễn  dịch  của  bệnh  nhân  có  thể tạo  ra  kháng  thể  qua  việc  tiêm  phòng  [miễn  dịch  chủ động].

Kháng thể có trong huyết thanh có tác dụng trung hòa và làm chậm sự lan tỏa virus dại, làm cho các tính chất gây bệnh và gây nhiễm sẽ bị ức chế, nhờ đó bảo vệ được người bệnh cho tới khi các kháng thể kháng dại được sản sinh sau khi tiêm vắc-xin phòng dại.

Huyết thanh kháng dại được sử dụng cùng với vắc xin phòng dại để điều trị dự phòng bệnh dại trong các trường hợp: Những người bị chó dại hoặc động vật dại cắn, cào rách các vùng da trên cơ thể; Niêm mạc [mắt, miệng, bộ phận sinh dục...] của người bị dính nước dãi súc vật nghi bị dại hoặc súc vật liếm trên vùng da bị trầy xước, chảy máu của con người.

Huyết thanh kháng dại chống chỉ định với người có hệ thống miễn dịch suy giảm; Những người quá mẫn với huyết thanh có nguồn gốc từ ngựa hay bất cứ thành phần nào của huyết thanh.

Hiện nay, tại Việt Nam chủ yếu chỉ có huyết thanh kháng dại SAR do Viện vắc xin và sinh phẩm y tế Nha Trang sản xuất. Huyết thanh SAR có chứa kháng thể kháng virus dại tinh chế, có nguồn gốc từ ngựa.

Chỉ định tiêm huyết thanh kháng dại 1 lần, thường vào ngày đầu khi bị cắn cùng với tiêm vắc xin phòng dại. Tuy nhiên, sử dụng khác bơm kim tiêm và khác vị trí tiêm. Tuy nhiên nếu không tiêm SAR được ngày đầu, có thể tiêm bất cứ ngày nào cho đến ngày thứ 7 sau khi tiêm liều vắc xin đầu tiên.

Quá ngày thứ 7, không được chỉ định huyết thanh kháng dại bởi vì sau 7-8 ngày vắc xin đã có thể giúp cơ thể sản sinh ra kháng thể chủ động phòng bệnh dại. Nếu tiêm huyết thanh kháng dại thời điểm này có thể ức chế quá trình sản xuất kháng thể chủ động do vắc xin tạo ra. Chính vì vậy cũng không được tiêm SAR vượt quá liều khuyến cáo đế tránh ức chế quá trình tạo kháng thể chủ động.

Theo tìm hiểu của AloBacsi, hiện tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng còn huyết thanh kháng dại SAR [VN] với giá là 405.000 đồng/ lọ 5ml. Bạn nên liên hệ đến tổng đài phòng tiêm chủng 1900.988.975 [ấn phím 1 hoặc 2] để kiểm tra tình trạng vắc xin tại thời điểm đến.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng 315 Phan Châu Trinh, Phường Bình Hiên, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng ĐT : 023 6382 1469 Cơ sở tiêm chủng: Số 103 Hùng Vương - TP.Đà Nẵng

Phòng tiêm chủng: 1900.988.975 - Ấn phím 1 hoặc 2

Trân trọng!

Video liên quan

Chủ Đề