Tổ ngành may là ai

Từ lâu, lễ giỗ tổ nghề đã được xem là một nét tín ngưỡng văn hóa, giúp lưu giữ được nét truyền thống của người Việt Nam từ xưa đến nay. Đây cũng chính là dịp để mỗi người chúng ta nhớ về cội nguồn, nhớ về nguồn gốc ra đời của một ngành nghề cụ thể nào đó. Cũng thông qua đó, còn thể hiện được đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt.

Ngành may mặc cũng là một trong những ngành nghề có ngày lễ giỗ tổ riêng. Việc tổ chức giỗ tổ nghề may đã và đang trở thành một thông lệ đối với tất cả những người làm việc trong ngành này. Vậy ai là người đã sáng tạo ra nghề này, nguồn gốc ra đời như thế nào, hãy cùng Thieunien.vn đi tìm hiểu nhé!

1. Bà tổ nghề may là ai?

Có lẽ bất cứ người dân Việt Nam nào cũng biết được nghề may là một nghề truyền thống có từ lâu đời, nó bắt nguồn từ khi tổ tiên chúng ta biết trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải. Thế nhưng, bà tổ nghề may là ai thì không phải người nào cũng biết. Người được xác định là tổ nghề của ngành may mặc chính là bà Nguyễn Thị Sen - Tứ phi Hoàng hậu.

Từ thời xa xưa, nghề may đã rất phát triển ở Việt Nam.

2. Nguồn gốc ra đời của nghề may

Theo truyền thuyết kể lại, bà sinh ra và lớn lên ở làng Trạch Xá, thuộc xã Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa, trấn Sơn Tây. Ngôi làng này do Quý Minh Đại Vương - một vị thần có công giữ nước thời Hùng Vương lập nên. Người trong làng không ai là không biết tới bà Nguyễn Thị Sen bởi bà có phẩm hạnh nết na, dịu dàng lại xinh đẹp, giỏi giang, biết may vá thêu thùa.

Năm xưa, khi vua Đinh Tiên Hoàng đích thân đến làng Trạch Xá để chọn người hiền tài thì đã gặp được và kết duyên với bà Nguyễn Thị Sen. Bà sau đó đã theo vua về triều và được vua phong làm Tứ phi Hoàng Hậu Cồ Quốc, đảm nhận vị trí quản bộ may mặc trang phục cho Hoàng triều.

Vốn là người có bản tính khéo léo lại thông minh, sáng tạo cùng với sự hỗ trợ đắc lực của các vương phi, bà đã tạo nên những bộ trang phục vừa sang trọng, vừa tiện lợi cho các bậc Hoàng tôn, Công tử, Hoàng Hậu và cả triều nghi. Khi vua Đinh Tiên Hoàng bị sát hại, bà quyết định quay trở lại quê nhà và không để cho nghề may bị mai một. Toàn bộ những kinh nghiệm may mặc, thêu thùa được bà Nguyễn Thị Sen truyền dạy cho con cháu trong làng.

Sau khi vua Đinh Tiên Hoàng đưa về cung, bà Nguyễn Thị Sen được giao đảm nhiệm vị trí quản bộ may mặc trang phục cho Hoàng triều.

Nghề may tiếp tục được phát triển và truyền lại cho con cháu sau này, cứ từ đời này sang đời khác cho đến tận ngày nay. Ngày 12 tháng Chạp bà mất, để tưởng nhớ đến công ơn lớn lao của bà nên người dân ở quê hương đã lập đền thờ và tôn bà là vị Đức Thánh Tổ nghề may. Cũng từ đó, ngày 12/12 âm lịch được chọn là ngày giỗ tổ nghề may tại nước ta.

4. Ý nghĩa của ngày giỗ tổ nghề may

Việt Nam ta từ xưa đến nay vẫn luôn lưu giữ được truyền thống văn hóa tốt đẹp là ghi nhớ công ơn, cội nguồn của mình. Từ các ngành nghề, lĩnh vực cho đến các gia đình, dòng họ đều có ngày giỗ Tổ để tưởng nhớ. Và ngày giỗ tổ của ngành may được lập ra cũng nhằm mục đích để ghi nhớ công ơn của bà tổ ngành và các bậc hiền tiền đã sáng lập, phát triển ngành nghề. Đồng thời, lễ giỗ tổ cũng là để cầu mong tổ nghề phù hộ cho con cháu làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn.

5. Mâm cúng giỗ tổ nghề may cần chuẩn bị những gì?

Đối với những người thợ may cá nhân muốn cúng tổ nghề ở cửa tiệm của mình thì thường chỉ cần chuẩn bị những lễ vật đơn giản như hoa, ly rượu, chén nước, heo quay, con gà luộc, xôi, chả lụa, đĩa trầu cau,... Những lễ vật này được chuẩn bị tùy theo ý nguyện cũng như khả năng kinh tế của mỗi người và mô hình cúng bái. Mâm lễ cúng thường được các thợ may lập gần với chiếc bàn máy may mà hằng ngày vẫn làm việc.

Còn đối với những làng nghề may từ lâu đời thì ngày giỗ tổ được tổ chức linh đình giống như một lễ hội, rất cầu kỳ và trang nghiêm. Lễ vật chuẩn bị cho ngày giỗ gồm có hoa tươi, nhang rồng phụng lớn, rượu, trà, gạo, muối, bánh, trái cây, heo quay, gà luộc,...

Mâm cơm cúng giỗ tổ nghề may.

Các lễ vật khi đã được mọi người chuẩn bị đầy đủ, đợi tới giờ lên hương, đèn thì các nghệ nhân sẽ mặc áo dài và thành kính đứng khấn bái. Nội dung của bài khấn bái là để cảm tạ công ơn to lớn của bà tổ ngành may đã khai sáng ra nghề. Đồng thời cũng cảm tạ công ơn của các bậc hiền tiền đã đóng góp công sức nhằm phát triển nghề may mặc.

Qua những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về ngày giỗ tổ nghề may của chúng ta rồi đúng không nào? Là thế hệ trẻ, chúng ta hãy luôn cố gắng học tập để sau này giúp ích cho xã hội, để không phụ lòng ông cha ta dựng nước và gìn giữ đất nước.

Những người trong và ngoài nghề may dường như đều biết ngày Giỗ tổ nghề may đó là ngày 12 tháng 12 âm lịch. Nhưng trên thực tế, rất hiếm người biết được Bà tổ nghề may là ai cùng truyền thuyết thú vị về tổ nghiệp nghề may. Ngay trong nội dung bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về truyền thuyết ly kỳ ấy để có thêm kiến thức cho riêng mình bạn nhé!

1. Ngày Giỗ Tổ Nghề May

Vào ngày 12 tháng 12 hằng năm, những người thợ may hay người kinh doanh trong lĩnh vực may mặc thường thành kính sắm lễ Giỗ tổ nghề may để cung kính tưởng nhớ các vị tiền bối có công lưu truyền thủ nghệ. 

Giỗ tổ nghề may

Giỗ tổ nghề may dường như đã trở thành thông lệ và nét hành xử đẹp trong văn hóa của một bộ phận ngành nghề đối với truyền thống "uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam.

2. Bà Tổ Nghề May Là Ai?

Ngày giỗ tổ nghề thì hầu hết mọi người đều biết, nhưng lại rất ít ai biết được nguồn gốc lễn bắt đầu từ đâu và tổ nghiệp là ai. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc "Bà tổ nghề may là ai" chưa? 

Ai cũng biết nghề may là nghề truyền thống có từ lâu đời của người dân Việt Nam và có nguồn gốc từ khi con người biết trồn dâu nuôi tằm. Ấy vậy mà, nếu muốn xác định được Tổ nghiệp là ai lại không phải là điều đơn giản. Gốc gác và truyền thuyết nghề may dường như rất mơ hồ.

Riêng ở Hội An - khu phố cổ kính của người Quảng Nam và làng Trạch Xá , các bậc cao niêm truyền tai nhau rằng: vị tổ nghề may là Bà Nguyễn Thị Sen. 

Bà tổ nghề may là ai?

Theo thần tích kể lại, Bà Nguyễn Thị Sen sinh ra và lớn lên tại làng Trạch Xá, xã Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa, trán Sơn Tây. Vào tuổi trăng tròn, bà là người con gái nổi tiếng xinh đẹp, nết na, đảm đang, giỏi giang việc trồn dâu nuôi tằm, dệt vải, thêu thùa...

Trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Vua Đinh Tiên Hoàng phong lập 5 vị hoàng hậu là Đan Gia, Trinh Minh, Kiều Quốc, Cồ Quốc và Ca Ông, trong đó tứ phi Hoàng Hậu Cồ Quốc chính là Bà tổ nghề may Nguyễn Thị Sen.

Vào dịp vua Đinh Tiên Hoàng về trấn Sơn Tây kén chọn hiền tài giúp nước, đến làng Trạch Xá [Tổng Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa] đã đem lòng cảm mến và kết duyên cùng bà Nguyễn Thị Sen. Sau đó bà theo vua về triều và được phong là Tứ phi Hoàng Hậu.

Tại cung vua, bà được giao cai quản về may mặc trong Hoàng Triều. Với sự thông minh, khéo léo và sáng tạo của mình, bà đã cùng các cung phi tạo nên nhiều loại quần áo của Hoàng tôn, công tử, Hoàng hậu và Triều nghi, trang phục nào cũng mang vẻ đẹp trang trọng và tiện lợi. 

Đặc biệt, Bà đã đào tạo được đội ngũ thợ may, những người biết thêu thùa ngày càng đông đảo. Bà chính tay dạy cho các cung nữ từng đường kim mũi chỉ và dần dà phát triển nghề may trong cung vua mà từ trước đến nay chưa hề có. 

Năm Kỷ Mão [979], vua Đinh Tiên Hoàng bị gian thần hãm hại, buồn chán trước cảnh triều đình rơi vào binh đao loạn lạc, tranh quyền đoạt vị, Bà đã đưa các con từ giã Hoàng cung về làng Trạch Xá quê hương Bà. 

Về cố hương, Bà đã mang nghề may truyền dạy cho dân làng và từ đó nghề may đã phá triển tiếp nối đời này đến đời sau. Tính đến nay, nghề may đã được hơn ngàn năm. Bà tổ nghề may mất và ngày 12 tháng 12, để tưởng nhó công đức của hiền nhân, người dân làng Trạch Xá đã lập đền thờ và suy tôn bà là Đức Thánh tổ nghề may và lấy ngày Bà mất làm ngày giỗ Tổ hàng năm.

3. Nghi Thức Cúng Tổ Nghề May Diễn Ra Như Thế Nào?

Cứ vào ngày 12 tháng Chạp hằng năm vào buổi sáng, lễ cúng Tổ nghề may lại diễn ra.

Với những thợ may muốn tổ chức lễ cúng ở tiệm sẽ sắm sửa lễ vật là một cành hoa, con gà, đĩa trầu cau, ly rượu và chén nước lã. Nhiều tiệm cũng bày biện đầu heo quay, vịt... tùy theo ý nguyện và hiệu quả kinh tế trong năm. Bàn cúng sẽ được lập ở nơi khang trang và gần bàn may. 

Riêng với những làng nghề lâu năm, ngày giỗ Tổ được tổ chức trang nghiêm và cầu kỳ hơn rất nhiều. Lễ vật được chuẩn bị bao gồm: mâm ngủ quả, hoa lay-on, nhang rồng phụng 5 tất, đèn cầy, gạo hủ, muối hủ, bình trà pha sẵn, rượu nếp, trầu cau, giấy cúng, xôi, gà luộc, heo quay, chả lụa.....

Khi mâm cúng được chuẩn bị xong, lên hương đèn, các nghệ nhân kỳ cựu trong trang phục chỉnh tề làm chủ bái. Những bộ áo dài tuyệt đẹp được các nghệ nhân mặc làm nên từ chính đôi bàn tay tài hoa của thợ làng Trạch Xá mang sử dụng nhân ngày lễ thiêng liêng này.

Mâm cúng giỗ tổ nghề may 

Nội dung khấn vái là lời cảm tạ công ơn của Tổ nghiệp đã khai sáng và truyền dạy nghề may. Cùng với lời cảm tạ dành cho những bậc hiền tài đã góp phần nâng cao và cải tiến nghề để đời sống ngày càng sung túc hơn. Không quên những lời cầu chúc cho nghề ngày càng thuận lợi, phát đạt. Lễ cúng xong, thợ thầy cùng vui hưởng, quay quần chuyện trò.

Dù lập nghiệp ở bất cứ phương trời nào, xong người dân Trạch Xá vẫn luôn yêu quý, nhớ ơn và gìn giữ nghề may như một báu vật mà ông cha đã truyền lại. Cái nghề gắn liền với niềm tự hào giúp người phụ nữ giữ mãi cái đẹp trường tồn cùng dân tộc theo năm tháng.

Hiện nay, ngành may mặc nói chung và nghề may nói riêng đã có những phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng. Đặc biệt là lĩnh vực in may đồng phục [đồng phục công ty, đồng phục gia đình, đồng phục lớp...]. Bạn biết đấy, không còn là những kỹ thuật thủ công kém năng suất như xưa nữa mà thay bằng những công nghệ tiên tiến nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tốt nhất không thua kém cách làm thủ công. Nhờ vậy mà ngành may mặc của nước ta ngày càng mở rộng và góp mặt trên trường quốc tế. 

Vậy là chúng ta đã vừa tìm hiểu qua truyền thuyết nghề may cùng những thông tin liên quan đến nghề. Hi vọng với những chia sẻ trên, bạn đã có thể trả lời được câu hỏi Bà tổ nghề may là ai ngày giỗ Tổ nghề may là khi nào. Nếu bạn cần tư vấn may đồng phục hoặc muốn khám phá thêm nhiều thông tin thú vị khác, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo các địa chỉ sau nhé: 

Đồng Phục BiCi - Xưởng in đồng phục uy tín tại Đà Nẵng

Hotline: 0905016801

Website: //www.bici.vn/

Email: 

Video liên quan

Chủ Đề