Tại sao phải xác định nhu cầu vốn lưu động

16Nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như:Quy mô kinh doanh của doanh nghiệp; đặc điểm, tính chất ngành nghề kinhdoanh; sự biến động của giá vật tư, hàng hóa trên thị trường… Việc xác địnhđúng đắn các nhân tố ảnh hưởng sẽ giúp doanh nghiệp xác đúng nhu cầu VLĐvà có biện pháp quản lý, sử dụng VLĐ một cách tiết kiệm và có hiệu quả.Nếu doanh nghiệp xác định nhu cầu trên quá cao thì sẽ không khuyếnkhích được doanh nghiệp khai thác các tiềm năng, tìm mọi biện pháp cải tiếnhiệu quả SXKD, gây ra tình trạng ứ đọng vốn vật tư hàng hóa. Vốn lưuchuyển chậm làm phát sinh các chi phí không cần thiết, dẫn đến giá thành sảnphẩm tăng cao. Ngược lại, nếu xác định nhu cầu VLĐ quá thấp sẽ gây ra tìnhtrạng thiếu vốn, gây căng thẳng về vốn và thiệt hại do dự án bị ngưng trệ, cóthể gây ra việc trễ hợp đồng với đối tác, làm mất uy tín với khách hàng…Do đó, đối với một nhà quản lý, cần phải biết xác định nhu cầu VLĐ cụ thểcho từng giai đoạn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời phải nắmbắt được nhu cầu này chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố nào, từ đó tìm biện phápphù hợp để sao cho vận dụng nguồn VLĐ đạt được hiệu quả cao nhất.Để xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp, ta có hai phương pháp:phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp.Nội dung cơ bản của phương pháp trực tiếp là căn cứ vào các yếu tố ảnhhưởng trực tiếp đến lượng VLĐ mà doanh nghiệp phải ứng ra để xác định nhucầu VLĐ dự trữ, nợ phải thu và nợ phải trả. Phương pháp này có ưu điểm làtính toán chính xác được nhu cầu VLĐ, nhưng có nhược điểm lớn là lượng tínhtoán phức tạp, cồng kềnh, tốn thời gian.Trên thực tế thì phương pháp gián tiếp là phương pháp được sử dụng phổbiến hơn cả, vì nó không những khắc phục được nhược điểm của phương pháptrực tiếp mà còn cho kết quả nhanh chóng về nhu cầu VLĐ của năm kế hoạch 17để xác định nhu cầu nguồn tài trợ phù hợp với điều kiện kinh doanh trong nềnkinh tế thị trường. Vì vậy tác giả sẽ đi trình bày cụ thể hơn về phương phápnày.Phương pháp gián tiếp dựa vào phân tích tình hình thực tế sử dụng VLĐ củadoanh nghiệp năm báo cáo, sự thay đổi về quy mô kinh doanh và tốc độ luânchuyển VLĐ năm kế hoạch, hoặc sự biến động nhu cầu VLĐ theo doanh thu thựchiện năm báo cáo để xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp năm kế hoạch.Các phương pháp gián tiếp cụ thể như sau:- Phương pháp điều chỉnh theo tỷ lệ phần trăm nhu cầu vốn lưu động sovới năm báo cáo: thực chất phương pháp này là dựa vào thực tế nhu cầu VLĐnăm báo cáo và điều chỉnh nhu cầu theo quy mô kinh doanh và tốc độ luânchuyển VLĐ năm kế hoạch.Công thức tính như sau:Trong đó:VKH: VLĐ năm kế hoạchMKH: Mức luân chuyển VLĐ năm kế hoạchMBC: Mức luân chuyển VLĐ năm báo cáot%:Tỷ lệ rút ngắn kỳ luân chuyển VLĐ năm kế hoạchVLĐ bình quân năm báo cáo được tính theo phương pháp bình quân sốhọc số VLĐ bình quân trong các Quý của năm báo cáo.Mức luân chuyển VLĐ phản ánh tổng mức luân chuyển vốn và được tínhbằng doanh thu thuần của năm kế hoạch và năm báo cáo. 18Tỷ lệ rút ngắn kỳ luân chuyển phản ánh việc tăng tốc độ luân chuyểnVLĐ của năm kế hoạch so với năm báo cáo và được xác định bởi công thức:Trong đó:KKH: Kỳ luân chuyển VLĐ năm kế hoạchKBC: Kỳ luân chuyển VLĐ năm báo cáo- Phương pháp dựa vào tổng mức luân chuyển vốn và tốc độ luânchuyển vốn năm kế hoạch: theo phương pháp này, nhu cầu VLĐ được xácđịnh căn cứ vào tổng mức luân chuyển VLĐ [hay DTT] và tốc độ luân chuyểnVLĐ dự tính của năm kế hoạch.Công thức cụ thể như sau:Trong đó:MKH: Tổng mức luân chuyển VLĐ năm kế hoạch [DTT]LKH: Số vòng quay VLĐ năm kế hoạch- Phương pháp dựa vào tỷ lệ phần trăm trên doanh thu:Nội dung phương pháp này là dựa vào sự biến động của tỷ lệ trên doanhthu của các yếu tố cấu thành VLĐ của doanh nghiệp năm báo cáo để xác địnhnhu cầu VLĐ theo doanh thu năm kế hoạch.b. Quản trị vốn tồn kho dự trữ- Khái niệm về Vốn tồn kho dự trữ:Tồn kho dự trữ là những tài sản mà doanh nghiệp dự trữ để đưa vào sảnxuất hoặc bán sau này. 19Nếu dựa vào vai trò của chúng thì tồn kho dự trữ được phân thành 3 loại:tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho sản phẩm dở dang, bán thành phẩm và tồnkho thành phẩm. Mỗi loại có những vai trò khác nhau trong quá trình sảnxuất, tạo điều kiện cho quá trình SXKD của doanh nghiệp diễn ra thuận lợi.Nếu căn cứ vào mức độ đầu tư vốn thì tồn kho dự trữ của doanh nghiệpđược chia thành: tồn kho có suất đầu tư vốn cao, thấp hoặc trung bình. Thôngthường với loại tồn kho có suất đầu tư vốn cao, doanh nghiệp phải thườngxuyên kiểm soát và duy trì ở mức dự trữ tồn kho thấp để tiết kiểm chi phí vàhạn chế rủi ro, và ngược lại.Để có được lượng HTK, doanh nghiệp cũng yêu cầu một lượng tiềntương ứng, gọi là vốn tồn kho dự trữ. Việc quản lý nguồn vốn này rất quantrọng, không chỉ vì nó thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số VLĐ củadoanh nghiệp, mà quan trọng hơn là giúp doanh nghiệp tránh được việc ứđọng hàng hóa, giảm chi phí lưu kho, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp diễn ra bình thường, góp phần đẩy nhanh tốc độ luânchuyển VLĐ.- Các nhân tố ảnh hưởng tới Vốn tồn kho dự trữ:Quy mô của loại vốn này chịu ảnh hưởng trực tiếp từ mức tồn kho dự trữcủa doanh nghiệp. Tuy nhiên, mỗi loại tồn kho dự trữ lại có các nhân tố ảnhhưởng riêng, ví dụ như đối với Mức tồn kho thành phẩm: các nhân tố ảnhhưởng thường là số lượng sản phẩm tiêu thụ, sự phối hợp giữa khâu sản xuấtvà tiêu thụ, sức mua của thị trường…Nhận thức rõ các nhân tố ảnh hưởng sẽ giúp doanh nghiệp có biện phápquản lý phù hợp nhằm duy trì lượng tồn kho dự trữ hợp lý nhất.- Mô hình quản lý hàng tồn kho dựa trên cơ sở tối thiểu hóa tổng chi phítồn kho dự trữ, được gọi là mô hình tổng chi phí tối thiểu. Mô hình này có nội

Đối với một doanh nghiệp, việc phát sinh nhu cầu vốn lưu động [tiếng Anh: Working capital requirements] là tất yếu. Việc xác định và phân tích nhu cầu vốn lưu động có vai trò quan trọng để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp.

Hình minh họa. Nguồn: startupopinions.com

Khái niệm

Nhu cầu vốn lưu động trong tiếng Anh là Working capital requirements.

Nhu cầu vốn lưu động ròng là nhu cầu vốn ngắn hạn phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng chưa được tài trợ bởi bên thứ ba trong quá trình kinh doanh đó.

Công thức

Trong đó:

Tài sản kinh doanh là các tài sản ngắn hạn đang được doanh nghiệp sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh, bao gồm các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác trên bảng cân đối kế toán.

Nợ kinh doanh là các khoản nợ từ bên thứ ba như khoản nợ người bán, người mua, phải trả cán bộ công nhân viên, phải nộp ngân sách, các khoản phải thanh toán theo hợp đồng và các khoản phải trả phải nộp khác, không bao gồm các khoản vay ngắn hạn.

Ý nghĩa Nhu cầu vốn lưu động

Nhu cầu vốn lưu động > 0 nghĩa là doanh nghiệp phát sinh nhu cầu vốn do có một phần tài sản kinh doanh chưa được tài trợ bởi bên thứ ba.

Nhu cầu vốn lưu động < 0 nghĩa là trong quá trình sản xuất kinh doanh công ty chiếm dụng được vốn từ bên thứ ba nhiều hơn nhu cầu vốn ngắn hạn.

Mối quan hệ giữa nhu cầu vốn lưu động và vốn lưu động ròng

Một doanh nghiệp được coi là có cơ cấu vốn an toàn nếu doanh nghiệp đó thường xuyên có một phần nguồn vốn dài hạn để bù đắp, phần còn lại sử dụng vốn tín dụng ngắn hạn để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động.

Mức độ an toàn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được quyết định bởi cơ cấu của vốn lưu động và vốn tín dụng để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động. Một doanh nghiệp dùng nhiều vốn lưu động ròng để tài trợ nhu cầu vốn lưu động có thể dẫn tới giảm hiệu quả sử dụng vốn. 

Ngược lại, nếu doanh nghiệp dựa vào nguồn vốn tín dụng quá nhiều thì mức rủi ro trong hoạt động kinh doanh cũng tăng cao. Do đó, một doanh nghiệp cần xác định tỉ lệ hợp lí giữa vốn lưu động ròng và nhu cầu vốn lưu động. Dựa vào mối quan hệ giữa nhu cầu vốn lưu động và vốn lưu động ròng có thể đánh giá mức độ vay nợ, mức độ rủi ro trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp.

[Tài liệu tham khảo: Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp, NXB Lao động]

hangha

Trước khi bắt tay vào hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần phải xác định được nhu cầu vốn trong doanh nghiệp mình. Làm tốt việc này sẽ giúp hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục và trôi chảy. Để có thể dự báo nhu cầu vốn, doanh nghiệp có thể áp dụng các phương pháp sau đây.

Phương pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu

Đây là một phương pháp dự báo nhu cầu vốn ngắn hạn và đơn giản. Khi áp dụng phương pháp này đòi hỏi người thực hiện phải hiểu đặc thù sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp [quy trình sản xuất, tính chất của sản phẩm, tính thời vụ…] và phải hiểu tính quy luật của mối quan hệ giữa doanh thu với tài sản, tiền vốn, phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp. Tài liệu dùng để dự báo bao gồm: các báo cáo tài chính kỳ trước và dự kiến doanh thu của kỳ kế hoạch. Phương pháp này được tiến hành qua 4 bước sau:

Bước 1: Tính số dư bình quân của các khoản mục trong bảng cân đối kế toán kỳ thực hiện 

Bước 2: Chọn các khoản mục trong bảng cân đối kế toán chịu sự tác động trực tiếp và có quan hệ chặt chẽ với doanh thu, và tính tỷ lệ phần trăm của các khoản đó so với doanh thu thực hiện trong kỳ.

Bước 3: Dùng tỷ lệ phần trăm đó để ước tính nhu cầu vốn kinh doanh cho năm kế hoạch trên cơ sở doanh thu dự kiến năm kế hoạch.

Bước 4: Định hướng nguồn trang trải nhu cầu tăng vốn kinh doanh trên cơ sở kết quả kinh doanh kỳ kế hoạch.

Nguồn trang trải nhu cầu vốn tăng thêm gồm 2 phần: trước hết là nguồn lợi nhuận để lại của năm kế hoạch, sau nữa là nguồn huy động từ bên ngoài.

Dự báo nhu cầu vốn theo phương pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu

Phương pháp lập bảng cân đối kế toán mẫu

Khi đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, người ta thường dùng hệ thống các chỉ tiêu tài chính, và luôn mong muốn hệ thống chỉ tiêu tài chính này được hoàn thiện. Do vậy, để dự báo nhu cầu vốn và tài sản cho kỳ kế hoạch, người ta xây dựng hoặc dựa vào một hệ thống chỉ tiêu tài chính được coi là chuẩn và dùng nó để ước lượng nhu cầu vốn cần phải có tương ứng với một mức doanh thu nhất định. 

Phương pháp này được áp dụng rộng rãi trong thực tế, đặc biệt là doanh nghiệp mới được thành lập. Các chỉ tiêu tài chính đặc trưng được sử dụng ở đây có thể là các tỷ số trung bình của ngành hoặc của doanh nghiệp cùng loại [doanh nghiệp này cùng tuổi, cùng quy mô, trong cùng một vùng địa lý, thị trường có thể so sánh được], hoặc là tự xây dựng. 

Căn cứ vào các chỉ tiêu tài chính trung bình của ngành, hoặc của doanh nghiệp điển hình trong cùng ngành, căn cứ vào kết quả dự báo về doanh thu dự kiến, nhà quản trị tài chính sẽ tính toán và xác định được các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán như: Tổng tài sản, Tài sản ngắn hạn, Tài sản dài hạn, Nợ phải thu, Hàng tồn kho, Vốn bằng tiền, Tổng nguồn vốn, Nợ phải trả, Nợ ngắn hạn, Nợ dài hạn, Vốn chủ sở hữu…Như vậy, kết quả của việc dự báo là xây dựng được một bảng cân đối kế toán mẫu với số liệu dự kiến cho một doanh nghiệp phù hợp với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp đó.

Bảng cân đối kế toán mẫu cho biết doanh nghiệp muốn đạt doanh thu dự kiến và các tỷ số tài chính đặc trưng thì cần phải có lượng vốn bao nhiêu, được hình thành từ các nguồn nào và đầu tư vào các loại tài sản gì.

Cần chú ý rằng, cùng một hệ số tài chính nhưng doanh thu khác nhau sẽ dẫn đến bảng cân đối kế toán mẫu khác nhau. Do đó có thể lập ra nhiều bảng cân đối kế toán mẫu để dự báo nhu cầu tài chính theo những mức doanh thu khác nhau.

Lưu ý, để áp dụng phương pháp này, bạn phải biết rõ ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp, quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp [được đo lường bằng mức doanh thu dự kiến hàng năm]. Kết quả dự báo theo phương pháp này được thể hiện trên bảng cân đối kế toán mẫu.

Bảng cân đối kế toán mẫu

Phương pháp dự báo dựa vào chu kỳ vận động của vốn

Đối với nhu cầu vốn lưu động, doanh nghiệp có thể dựa vào chu kỳ vận động của vốn lưu động để xác định nhu cầu tài trợ vốn lưu động. Thời gian vận động của vốn lưu động càng dài thì lượng vốn lưu động mà doanh nghiệp phải tài trợ càng nhiều để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên. Nhu cầu vốn lưu động có thể được xác định bằng 2 cách sau đây:

Cách 1: Xác định gián tiếp thông qua vòng quay của vốn lưu động của kỳ trước hoặc của trung bình ngành.

Cách 2: Xác định trực tiếp thông qua thời gian luân chuyển của vốn lưu động qua 2 bước:

  • Xác định số ngày luân chuyển của vốn lưu động
  • Xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp

Dự báo nhu cầu vốn tiền mặt

Trong nền kinh tế thị trường, vốn bằng tiền là một loại tài sản linh động nhất, dễ dàng dùng nó để thoả mãn mọi nhu cầu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Vốn bằng tiền còn là tiền đề để có các yếu tố khác nhau của quá trình sản xuất [nhân công, thiết bị, nguyên vật liệu]. Nếu tài sản bằng tiền giảm đi có nghĩa là tính chủ động về tài chính trong việc mở rộng quy mô, chớp lấy cơ hội đầu tư bị giảm sút, khả năng đáp ứng nghĩa vụ thanh toán bị hạn chế. Nhưng do thời điểm thu tiền và thời điểm chi tiêu bằng tiền không phải lúc nào cũng phù hợp với nhau, cho nên trong thực tế thường xảy ra thời điểm này thừa vốn bằng tiền mà còn thời điểm khác lại thiếu vốn bằng tiền. Vì vậy phải xác định nhu cầu vốn bằng tiền và chỉ rõ thời gian vốn bằng tiền cần được tài trợ.

Dự báo nhu cầu vốn bằng tiền là loại kế hoạch tác nghiệp. Người ta có thể lập kế hoạch tác nghiệp cho tuần, kỳ, tháng, quý hoặc cho năm.

Để đảm bảo thuận tiện trong điều hành và nhận biết nguồn gốc của dòng tiền, người ta thường chia thành 3 bộ phận cấu thành dòng tiền vào, dòng tiền ra của một doanh nghiệp, đó là: Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, Dòng tiền từ hoạt động đầu tư, Dòng tiền từ hoạt động tài chính. Sau đó, người ta dự báo nhu cầu qua các bước sau:

Bước 1: Xác định dòng tiền vào của doanh nghiệp. Dựa trên cơ sở các dự báo về doanh thu bán hàng, dự kiến huy động vốn bằng tiền [đi vay nợ, phát hành cổ phiếu, trái phiếu…], căn cứ vào quy luật phát sinh dòng tiền trong quá khứ và các chính sách bán chịu của doanh nghiệp để dự kiến dòng tiền vào của doanh nghiệp. Cần chú ý đến sự khác nhau của doanh thu và thu tiền.

Bước 2: Xác định dòng tiền ra của doanh nghiệp. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch chi phí, các chính sách tín dụng thương mại của nhà cung cấp đối với doanh nghiệp, các chính sách của nhà nước như chính sách thuế…để xác định dòng tiền chi phát sinh trong kỳ. Chú ý đến sự khác nhau của chi phí và chi tiền.

Bước 3: Xác định dòng tiền thuần trong kỳ: Đó là chênh lệch giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra của doanh nghiệp phát sinh trong cùng một kỳ.

Bước 4: Xác định số dư tiền cuối kỳ: Lấy số dư đầu kỳ cộng với dòng tiền thuần trong kỳ.

Bước 5: Xác định số tiền thừa [thiếu]: Căn cứ vào số tiền mặt tối thiểu cần thiết, có thể xác định được số tiền thừa hoặc thiếu ở trong kỳ. 

Căn cứ vào số tiền thừa thiếu, nhà quản lý sẽ đưa ra biện pháp sử dụng số tiền thừa để tránh lãng phí. Hoặc tìm cách huy động để đảm bảo tiền cho hoạt động của doanh nghiệp. 

Học quản lý tài chính doanh nghiệp ở đâu ?

Để có thể có được những kiến thức tốt nhất về tài chính doanh nghiệp và các phương pháp dự báo nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Bạn có thể tham gia khóa quản lý tài chính doanh nghiệp tại Học viện Doanh nhân Vân Nguyên Edubiz. Với những khóa học tài chính ngắn hạn, không mất quá nhiều thời gian chủ doanh nghiệp sẽ có một cái nhìn tổng quan hơn về “sức khỏe tài chính doanh nghiệp”, qua đó biết cách tổ chức các công tác về vấn đề quản trị tài chính.

Với nội dung bao trùm hầu hết các khía cạnh quan trọng của công tác đánh giá, cân đối tài chính nhưng được trình bày một cách cô đọng nhất, ưu tiên phần thực hành và thảo luận các tình huống thực tế phát sinh, chương trình giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cho các nhà quản trị đang mong muốn cập nhật, bổ sung, hệ thống hóa kiến thức quản lý tài chính của mình. Thêm vào đó, chương trình cũng thiết lập môi trường tối ưu để học viên có thể trao đổi kinh nghiệm và giải quyết những vướng mắc thực tiễn mà doanh nghiệp đang gặp phải.

Đăng ký khóa học Giám đốc tài chính – Quản trị tài chính doanh nghiệp

Video liên quan

Chủ Đề