Trắc nghiệm Công nghệ 9 nấu an Bài 3

  • CÔNG NGHỆ 9: LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
  • CÔNG NGHỆ 9: NẤU ĂN
  • CÔNG NGHỆ 9: TRỒNG CÂY ĂN QUẢ
  • ĐỀ THI CÔNG NGHỆ 9

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ lớp 9 Bài 3: Dụng cụ dùng trong lắp đặt mạng điện có đáp án, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao. Hy vọng với tài liệu trắc nghiệm Công nghệ lớp 9 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Công nghệ 9

Trắc nghiệm Công nghệ 9 Bài 3 [có đáp án]: Dụng cụ dùng trong lắp đặt mạng điện

Câu 1: Công dụng của kìm là:

A. Cắt dây dẫn

B. Tuốt dây dẫn

C. Giữ dây dẫn khi nối

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 2: Dụng cụ nào dùng để cắt kim loại, ống nhựa?

A. Kìm

B. Cưa

C. Khoan

D. Búa

Đáp án: B

Câu 3: Cho vôn kế có thang đo 300V, cấp chính xác 1,5 thì sai số tuyệt đối lớn nhất là:

A. 3V

B. 3,5V

C. 4,5V

D. 4V

Đáp án: C

Câu 4: Hãy cho biết A là kí hiệu của đồng hồ đo điện nào?

A. Oát kế

B. Ampe kế

C. Ôm kế

D. Đáp án khác

Đáp án: B

Câu 5: Đâu không phải là tên dụng cụ cơ khí?

A. Thước

B. Panme

C. Đồng hồ vạn năng

D. Búa

Đáp án: C. Vì đồng hồ vạn năng là đồng hồ đo điện.

Câu 6: Panme là dụng cụ cơ khí dùng để:

A. Đo chiều dài dây điện

B. Đo đường kính dây điện

C. Đo chính xác đường kính dây điện

D. Đo kích thước lỗ luồn dây điện

Đáp án: C. Vì thước mét đo cchieeuf dài, thước kẹp đo đường kính dây, kích thước lỗ luồn dây.

Câu 7: Chọn phát biểu đúng:

A. Đồng hồ vạn năng dùng để đo điện áp

B. Đồng hồ vạn năng dùng để đo điện trở

C. Cả A và B đều đúng

D. Đồng hồ vạn năng chỉ đo điện áp, không đo điện trở

Đáp án: C

Câu 8: Tên một số đồng hồ đo điện là:

A. Ampe kế

B. Vôn kế

C. Ôm kế

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 9: Tên một số đại lượng đo điện là:

A. Ampe

B. Oát

C. Ôm

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 10: Hãy cho biết V là kí hiệu của đồng hồ đo điện nào?

A. Vôn kế

B. Công tơ điện

C. Oát kế

D. Đáp án khác

Đáp án: A. vì công tơ điện có kí hiệu kWh , oát kế có kí hiệu w

  Tải tài liệu

Bài viết liên quan

« Bài kế sau Bài kế tiếp »

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 9 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Công nghệ 9 Bài 3: Sắp xếp và trang trí nhà bếp đầy đủ, chi tiết. Bài học Bài 3: Sắp xếp và trang trí nhà bếp môn Công nghệ lớp 9 có những nội dung sau:

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu lý thuyết, trắc nghiệm Công nghệ 9 Bài 3: Sắp xếp và trang trí nhà bếp:

Công nghệ 9 Bài 3: Sắp xếp và trang trí nhà bếp

Phần 1: Lý thuyết Công nghệ 9 Bài 3: Sắp xếp và trang trí nhà bếp

• Nội dung chính

    - Biết cách sắp xếp và trang trí các khu vực trong nhà bếp hợp lí và khoa học, tạo sự gọn gàng, ngăn nắp và thoải mái khi nấu ăn.

    - Biết tận dụng những kiến thức đã học vào điều kiện cụ thể của gia đình.

1. Những công việc cần làm trong nhà bếp

    • Cất giữ thực phẩm.

    • Cất giữ dụng cụ làm bếp.

    • Chuẩn bị sơ chế thực phẩm.

    • Nấu nướng, thực hiện món ăn.

    • Bày dọn thức ăn và bàn ăn.

2. Những đồ dùng cần thiết để thực hiện các công việc nhà bếp

    • Tủ cất giữ thực phẩm hoặc tủ lạnh.

    • Bàn sửa soạn thức ăn.

    • Bàn cắt, thái, chậu rửa.

    • Bếp đun.

    • Bàn để các nồi thức ăn vừa nấu xong.

    • Tủ, kệ chứa thức ăn và các đồ dùng cho chế biến và dọn ăn.

1. Thế nào là sắp xếp nhà bếp hợp lý?

    • Sắp xếp nhà bếp hợp lý là: bố trí các khu vực làm việc trong bếp thuận lợi cho người nội trợ để công việc được triển khai gọn gàng và khoa học.

    • Nhà bếp được chia ra làm các khu vực:

2. Bố trí các khu vực hoạt động trong nhà bếp

a] Bố trí các khu vực hoạt động:

    • Tủ cất giữ thực phẩm nên đặt gần cửa ra vào nhà bếp.

    • Bàn sơ chế nguyên liệu đặt ở khoảng giữa tủ cất thực phẩm và chỗ rửa thực phẩm.

    • Bếp đun đặt vào một góc của nhà bếp.

    • Cạnh bếp đun nên đặt kệ nhỏ để các loại gia vị dùng cho việc nấu nướng và bàn để thức ăn vừa chế biến xong.

b. Chú ý

    • Nên đặt bồn rửa ở khoảng giữa tủ cất thực phẩm và bếp đun.

    • Tủ chứa thức ăn, bếp và nơi dọn thức ăn được tạo thành một tam giác đều [theo tưởng tượng] để tiện việc đi lại, di chuyển và ít tốn thời gian. Nếu nhà bếp quá hẹp nên đặt thẳng hàng.

    • Để nối liền các khu vực làm việc nêu trên, cần có những tủ, ngăn chứa tất cả những đồ dùng cần thiết; những tủ này có thể dài hay ngắn tùy theo nhà bếp rộng hay hẹp.

    • Chiều cao của tất các tủ, bồn rửa phải vừa tầm tay, trung bình 80cm, chiều rộng khoảng 60cm.

    • Bề mặt của tủ, bồn rửa nên làm bằng nhôm hay gạch men hoặc đá mài cho dễ lau chùi.

    • Tùy thuộc vào cấu trúc của nhà ở và điều kiện kinh tế của gia đình, có thể sắp xếp và trang trí nhà bếp theo một trong các dạng sau đây:

1. Dạng chữ I

    • Sử dụng một bên tường để đặt các thiết bị nhà bếp.

    • Các khu vực làm việc được nối liền bởi các ngăn và kệ tủ.

    • Trên tường có các ngăn tủ chứa bát đĩa, thức ăn và dụng cụ cần thiết.

2. Dạng hai đường thẳng song song

    • Sử dụng hai bức tường đối diện.

3. Dạng chữ U

    • Khu vực làm việc đặt theo 3 cạnh tường [hình chữ U].

4. Dạng chữ L

    • Sử dụng hai bức tường thẳng góc.

    • Đối với các loại nhà xây bằng những vật liệu thô sơ hoặc nhà được xây dựng ở những vùng không có hệ thống nước máy của Nhà nước cũng cần quan tâm đến việc sắp xếp nhà bếp gọn gàng, ngăn nắp, hợp lí và khoa học để công việc nấu ăn được dễ dàng thuận lợi.

Phần 2: 10 câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 9 Bài 3: Sắp xếp và trang trí nhà bếp

Câu 1. Việc sắp xếp và trang trí nhà bếp tùy thuộc vào:

A. Cấu trúc nhà ở

B. Điều kiện kinh tế gia đình

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Đáp án: C.

Câu 2. Đối với việc sắp xếp nhà bếp dạng chữ I, người ta bố trí các ngăn tủ trên tường để:

A. Chứa bát, đũa

B. Chứa thức ăn

C. Chứa vật dụng cần thiết

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D.

Câu 3. Có mấy cách sắp xếp, trang trí nhà bếp thông dụng?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án: C. Đó là dạng chữ I, dạng chữ U, dạng chữ L và dạng hai đường thẳng song song.

Câu 4. Cách bố trí các khu vực hoạt động nào sau đây trong nhà bếp chưa hợp lí?

A. Bếp đun đặt vào một góc của nhà bếp.

B. Tủ lạnh đặt gần cửa ra vào nhà bếp

C. Kệ gia vị đặt xa bếp

D. Bàn sơ chế nguyên liệu đặt ở khoảng giữa tủ cất thực phẩm và chỗ rửa thực phẩm

Đáp án: C. Nên đặt kệ gia vị gần bếp giúp thuận tiện cho việc nấu ăn.

Câu 5. Khi bố trí các khu vực hoạt động trong nhà bếp cần lưu ý những gì?

A. Đặt bồn rửa ở giữa tủ cất giữ thực phẩm và bếp đun

B. Chiều cao bồn rửa phải vừa tầm

C. Bề mặt bồn rửa nên làm bằng nhôm, gạch men để dễ lau chùi

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 6. Nhà bếp là nơi người nội trợ tốn nhiều:

A. Thời gian

B. Công sức

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: C

Câu 7. Tại sao phải quan tâm đến việc sắp xếp và trang trí nhà bếp?

A. Giảm bớt sự mệt nhọc cho người nội trợ

B. Tạo không khí ấm cúng cho gia đình

C. Tạo sự thoải mái cho gia đình trong sinh hoạt thường ngày

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 8. Đâu là công việc cần làm trong nhà bếp?

A. Cất giữ thực phẩm chưa dùng

B. Cất giữ dụng cụ làm bếp

C. Nấu nướng thực hiện món ăn

Đáp án: D

Câu 9. Những đồ dùng cần thiết để thực hiện các công việc nhà bếp là:

A. Tủ lạnh

B. Bàn sửa soạn thức ăn

C. Chậu rửa

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 10. Đồ dùng nào sau đây không cần thiết để thực hiện các công việc nhà bếp?

A. Bàn thái thức ăn

B. Bàn học

C. Bàn cắt thức ăn

D. Bàn để nồi thức ăn vừa nấu xong

Đáp án: B. Vì bàn học được bố trí trong phòng làm việc hoặc phòng ngủ.

Video liên quan

Chủ Đề