Trái phiếu ngân hàng nào lãi suất cao nhất 2022

Lãi suất tiền gửi đang tăng dần về cuối năm là điều này hoàn toàn phù hợp. Lãi suất ngân hàng nào cao nhất tháng 1/2022?. [nguồn: Agribank]

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tuần từ 20-24/12, lãi suất kỳ hạn qua đêm đã vọt lên trên 1%, kết tuần ở mức 1,37% [tăng 52 điểm cơ bản] và kỳ hạn 1 tuần là 1,68% [tăng 58 điểm cơ bản].

Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước đã liên tục mua vào lượng lớn ngoại tệ, qua đó bơm thêm tiền đồng vào hệ thống trong những tháng cuối năm 2021. Trong tháng 12, thanh khoản hệ thống được phần nào hỗ trợ thông qua việc Kho bạc Nhà nước mua ngoại tệ với tổng giá trị 900 triệu USD, tương đương với việc bơm ra thị trường 20,4 nghìn tỉ đồng.

Theo nhận định của giới phân tích, lãi suất tiền gửi đang tăng dần về cuối năm là điều này hoàn toàn phù hợp. Bởi nếu xét về yếu tố mùa vụ, cuối năm là dịp các ngân hàng tăng hút vốn để phục vụ nhu cầu tăng cao của nền kinh tế. Do đó, việc ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi cũng giúp kênh huy động này trở nên hấp dẫn hơn trong bối cảnh lãi suất đã duy trì ở mức thấp trong suốt một thời gian dài khiến tiền gửi tiết kiệm sụt giảm mạnh.

Lãi suất ngân hàng nào cao nhất?

Khảo sát tại các ngân hàng thương mại, trong tháng 12/2021, lãi suất tiết kiệm cao nhất kỳ hạn 12 tháng vào khoảng 6,8 -7,4%/năm.

Lãi suất tiết kiệm khi gửi tại quầy thời hạn trên 12 tháng:

Lãi suất ngân hàng cao nhấttrên thị trường hiện nay thuộc về Nam A Bank với mức 7,4% cho kỳ hạn 16 tháng, 24 tháng và 36 tháng đối với tiền gửi tiết kiệm trực tuyến. Lãi suất ngân hàng cao nhất kỳ hạn 12 tháng cũng là Nam A Bank với mức 7,2%.

Xếp thứ hai là SCB với mức lãi suất 7,15% cho kỳ hạn 18 tháng.

4 ngân hàng Big4 là Agribank, VietinBank, BIDV, Vietcombank đồng loạt có mức lãi suất cao nhất là 5,5-5,6%/năm cho kỳ hạn 12 tháng trở lên.

Lãi suất tiết kiệm khi gửi tại quầy thời hạn dưới 6 tháng:

Mức lãi suất ngân hàng cao nhất ở kì hạn 6 tháng hiện nay là GPBank với mức lãi suất là 6,5% và lĩnh lãi cuối kỳ.

Ở kỳ hạn 3 tháng, PVcomBank, SCB, GPBank đang niêm yết lãi suất cao nhất hệ thống ngân hàng với mức lãi suất 4%/năm.

Tuy nhiên, VPBank vừa gây bất ngờ khi công bố lãi suất tiền gửi lên tới 10% trong tháng đầu tiên cho kì hạn 6 tháng, số tiền gửi từ 10 tỷ trở lên. Sau tháng đầu tiên lãi suất 10% thì 5 tháng còn lại là 5%/năm, tương đương bình quân 5,83%/năm.

Thậm chí lãi suất còn lên tới 10,4%/năm trong tháng đầu tiên nếu khách hàng gửi từ 50 tỷ trở lên, kỳ hạn 6 tháng. Lãi suất cho 5 tháng còn lại là 5,2%/năm, tương đương bình quân 6,06%/năm.

Ngoài ra, ngân hàng này còn ra mắt sản phẩm tiết kiệm, nhân đôi lãi suất ngay trong tháng đầu tiên khi khách hàng gửi tiết kiệm online, với số tiền gửi mới chỉ từ 10 triệu đồng, kỳ hạn 6 tháng trở lên.

Cụ thể, khi gửi số tiền tối thiểu 10 triệu đồng, kỳ hạn 6 tháng tại VPBank, lãi suất tháng đầu ưu đãi 9,4%/năm, từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 6 là 4,7%/năm. Như vậy, tính trung bình, khách hàng sẽ được hưởng lãi suất tới 5,48%/năm trong 6 tháng, mức lãi suất này còn cao hơn cả lãi suất kỳ hạn 12 tháng tại nhiều ngân hàng.

Thậm chí, khi gửi số tiền lớn từ 300 triệu trở lên, kỳ hạn 6 tháng, lãi suất thông thường là 4,9%/năm, riêng tháng đầu tiên là 9,8%/năm, tương đương bình quân 5,71%/năm.

Lãi suất cao nhất kỳ hạn 1 tháng là 4% thuộc về PVcomBank, SCB, GPBank.

Lãi suất tiết kiệm khi gửi trực tuyến:

Hình thức có mức lãi suất tiền gửi các ngân hàng hiện nay hấp dẫn hơn gửi tiền mặt tại quầy. Do đó, bạn có thể cân nhắc hình thức gửi để hưởng mức lãi suất và ưu đãi cao nhất.

Với kỳ hạn 1 tháng, khi gửi tiết kiệm online có khá nhiều lãi suất ngân hàng hiện nay ở mức hấp dẫn lên đến 4% bao gồm: GPBank, SCB, PVcomBank.

Đối với kỳ hạn 3 tháng, hầu hết các ngân hàng đều dao động mức lãi suất trung bình 3,5 – 3,8 %.

Với các kỳ hạn từ 12- 36 tháng, Nam Á Bank là ngân hàng chiếm thứ hạng lãi suất cao nhất: kỳ hạn 12 tháng là 6,9%, kỳ hạn 18-36 tháng là 7,1%.

Nhiều ngân hàng thương mại quy mô vừa và nhỏ như NH TMCP Phương Đông [OCB], NH TMCP Nam Á [Nam A Bank], GPBank, ABBANK, VietBank, SCB… đã nâng mức lãi suất tiền gửi lên tới 7%-8%/năm ở một số kỳ hạn dài khi khách hàng gửi tiết kiệm online. Như tại Nam A Bank, khách hàng gửi tiết kiệm online kỳ hạn từ 16-36 tháng sẽ hưởng lãi suất 7,4%/năm, trong khi lãi suất tiền gửi tại quầy không thay đổi nhiều. Đại diện Nam A Bank lý giải do NH vừa khai trương hệ sinh thái NH số Onebank nên tăng lãi suất tiền gửi online để thu hút khách sử dụng dịch vụ mới này.

Lãi suất trái phiếu ngân hàng kì hạn dài neo cao

Mức lãi suất trái phiếu ngân hàng cao nhất thị trường hiện nay thuộc về Viet Capital Bank với mức lãi suất cố định lên tới 8,5%/năm cho kì hạn 7 năm.

Cụ thể, Viet Capital Bank đang phát hành 25 triệu trái phiếu ra công chúng với tổng mệnh giá là 2.500 tỉ đồng với 5 đợt phát hành.

Khối lượng trái phiếu công chúng đợt 1 là 15 triệu trái phiếu, lãi suất cố định ở mức 8,5%/năm. Trái phiếu có kỳ hạn 7 năm, trả lãi định kỳ hằng năm, giá bán 100.000 đồng/trái phiếu.

Đợt 2 và 3 phát hành mỗi đợt tương đương 3 triệu trái phiếu trong quý II và III/2022, lãi suất dự kiến tối đa 9%/năm; đợt 4 và 5 phát hành 2 triệu trái phiếu vào quý III và IV/2022, lãi suất tối đa 9%/năm.

Trước đó, từ ngày 11.12, LienVietPostBank chính thức chào bán 40 triệu trái phiếu tăng vốn cấp 2.

Trái phiếu có mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu ra công chúng nhằm tăng quy mô vốn tự có.

Lãi suất trái phiếu được tính theo phương thức lãi suất tham chiếu cộng biên độ. Trong đó lãi suất tham chiếu là trung bình cộng lãi suất tiền gửi tiết kiệm cá nhân bằng VND, kỳ hạn 12 tháng của BIDV, Vietcombank, VietinBank và Agribank, tại ngày xác định lãi suất.

Theo đó, lãi suất của 2 loại trái phiếu phát hành trong đợt 1 [quý IV/2021] như sau: Trái phiếu kỳ hạn 7 năm: 7,425%/năm, trái phiếu kỳ hạn 10 năm: 7,725%/năm.

Trước đó, Agribank phát hành 2 triệu trái phiếu ra công chúng kỳ hạn 7 năm với tổng giá trị dự kiến 2.000 tỉ đồng. Trái phiếu Agribank có mệnh giá 1 triệu đồng, kỳ hạn 7 năm.

Lãi suất trái phiếu cao hơn từ 1% đến 1,2%/năm so với bình quân lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng của 4 ngân hàng. Trái chủ nhận lãi định kỳ 6 tháng/lần.

Đợt phát hành trái phiếu lần này, Agribank huy động vốn dài hạn đáp ứng nhu cầu vốn vay, bổ sung nhu cầu vốn cho vay đối với lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp nông thôn, thủy hải sản, công nghiệp chế biến, chế tạo… Đồng thời tăng vốn cấp 2 đảm bảo các tỉ lệ an toàn.

Tháng 11/2021, MB phát hành trái phiếu giá trị 2 đợt 150 tỉ và 200 tỉ đồng, có kỳ hạn 7 năm, lãi suất được tính bằng lãi suất tiết kiệm kì hạn 12 tháng của 4 ngân hàng Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank + 1,5%/năm.

Hơn 18.000 tỷ đồng lãi suất dành cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

Chiều 30/12, Ngân hàng Nhà nước cho biết tổng số tiền lãi giảm lũy kế trong thời gian từ ngày 15/7 đến 30/11/2021 của 16 ngân hàng dành cho khách hàng bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 là khoảng 18.095 tỷ đồng, đạt 87,78% so với cam kết

Theo đó, ngân hàng có tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng lớn nhất là Agribank giảm số tiền lãi cho khách hàng là 5.176 tỷ đồng, đạt 90,8% so với cam kết. Tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là trên 1,41 triệu tỷ đồng cho gần 3,75 triệu khách hàng.

Tiếp theo là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam [Vietcombank] với tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng 3.822 tỷ đồng, đạt 95,56% so với cam kết. Tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là gần 1,24 triệu tỷ đồng cho 236.864 khách hàng.

Đứng thứ ba là BIDV, tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 2.019 tỷ đồng, đạt 112,17% so với cam kết. Tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là gần 1,99 triệu tỷ đồng cho 834.397 khách hàng.

Ngân hàng TMCP Quân đội, tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 612 tỷ đồng, đạt 40,94% so với cam kết. Tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 120.862 tỷ đồng cho 104.359 khách hàng.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 357 tỷ đồng, đạt 104,09% so với cam kết. Tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 137.950 tỷ đồng cho 37.248 khách hàng.

Doanh nghiệp sắp phải trả nợ 266.000 tỷ đồng trái phiếu, ngân hàng nào ôm nhiều nhất?

Kinh tế hồi phục trở lại, nhu cầu của người dân cao và hàng trăm ngàn tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp đến kỳ đáo hạn khiến thị trường trái phiếu doanh nghiệp 2022 vẫn sẽ tăng trưởng tốt.

Năm 2022, số trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn ước khoảng  266.000 tỷ đồng, tăng 39% so với năm 2020, buộc doanh nghiệp phải tăng phát hành để quay vòng vốn.

Quy định siết thặt, doanh nghiệp vẫn sẽ đẩy mạnh phát hành

Báo cáo thị trường trái phiếu mới đây của SSI nhận định, năm 2022, thị trường trái phiếu vẫn tăng mạnh do cung cầu dự kiến tăng tốt, bất chấp mặt bằng lãi suất trái phiếu doanh nghiệp có thể sẽ tăng lên theo mặt bằng lãi suất tiết kiệm.

Chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi ngân hàng và lãi suất trái phiếu doanh nghiệp cao vẫn khiến nhu cầu đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của người dân tăng mạnh.

Về phía doanh nghiệp phát hành, năm 2022, số trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn ước khoảng  266.000 tỷ đồng, tăng 39% so với năm 2020 và chiếm khoảng 19% lượng trái phiếu doanh nghiệp lưu hành. Nhu cầu phát hành để đảm bảo vòng quay vốn của các doanh nghiệp khá cao.

Ngoài ra, hoạt động sản xuất, kinh doanh được kỳ vọng sẽ sôi động hơn khi nền kinh tế đang mở cửa trở lại sau đại dịch cũng là yếu tố kích thích doanh nghiệp đẩy mạnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp năm nay.

Hiện Bộ Tài chính đang lấy ý kiến Dự thảo sửa đổi Nghị định 153/2020/NĐ-CP đối với phát hành trái phiếu riêng lẻ trong đó có đưa ra nhiều quy định có thể tác động mạnh đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Cụ thể, Dự thảo bổ sung các yêu cầu: Doanh nghiệp không được phát hành trái phiếu để góp vốn dưới mọi hình thức, mua cổ phần, mua trái phiếu của doanh nghiệp khác, hoặc cho doanh nghiệp khác vay vốn; Trường hợp phát hiện doanh nghiệp phát hành sử dụng tiền thu từ phát hành trái phiếu không đúng mục đích tại phương án phát hành trái phiếu hoặc cam kết với nhà đầu tư thì nhà đầu tư yêu cầu doanh nghiệp phát hành trái phiếu mua lại trái phiếu trước hạn;  Yêu cầu có xếp hạng tín nhiệm đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu và trái phiếu phát hành trong trường hợp phát hành trái phiếu cho NĐT chứng khoán chuyên nghiệp là cá nhân, phát hành trái phiếu không có tài sản đảm bảo, không có bảo lãnh thanh toán, doanh nghiệp phát hành có kết quả kinh doanh của năm liên trước năm phát hành lỗ hoặc có lỗ lũy kế tính đến năm phát hành.

Các quy định trên nếu có hiệu lực sẽ giảm bớt đáng kể cơ hội huy động vốn trái phiếu của các doanh nghiệp. Ngoài ra, việc siết cứng quy định về mục đích phát hành với dòng vốn trái phiếu [thường dài 3-5 năm] cũng có thể khiến doanh nghiệp phải cân nhắc lại về kênh gọi vốn này.

Trong khi đó, vai trò của các ngân hàng sẽ tiếp tục thu hẹp Thông tư 16/2021/TT-NHNN quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán trái phiếu doanh nghiệp đã chính thức có hiệu lực từ 15/01/2022

Lãi suất trái phiếu doanh nghiệp đã chạm đáy, ngân hàng nào ôm trái phiếu lớn nhất?

Theo nhận định của SSI, lợi suất trái phiếu doanh nghiệp có thể đã tạo đáy trong năm 2021 và nhích tăng trong năm 2022 theo mặt bằng lãi suất huy động. Hiện tại, hơn 70% trái phiếu doanh nghiệp phát hành có lãi suất thả nổi.

Bên cạnh đó, xu hướng tăng lãi suất điều hành của các ngân hàng Trung ương lớn và áp lực lạm phát trên thế giới có thể tác động đến tâm lý nhà đầu tư, làm tăng kỳ vọng lãi suất với các đợt phát hành trái phiếu mới.

Năm 2021, các doanh nghiệp phát hành tổng cộng 722.700 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp, tăng 56% so với năm 2020. Số trái phiếu doanh nghiệp phát hành ròng 2021 [lượng phát hành trừ đi lượng đáo hạn và mua lại trước hạn] ước tính là 438.000 tỷ đồng, tăng 63% so với lượng phát hành ròng 2020. Tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp lưu hành tại cuối 2021 ước tính khoảng 1,39 triệu tỷ đồng, tương đương tốc độ tăng trưởng bình quân 46%/năm trong giai đoạn từ 2017-2021. Quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp tăng mạnh từ 4,93% GDP [2017] lên tới 16,6% GDP [2021].

Dù kênh tín dụng vẫn là kênh huy động vốn chính của các doanh nghiệp, nhưng kênh chứng khoán đang tăng tốc mạnh mẽ, quy mô thị trường cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp tăng nhanh từ mức 68% [2020] lên mức tương đương 88% [2021] so với tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế. Sự tăng trưởng này phù hợp với định hướng phát triển thị trường vốn, giảm sự phụ thuộc của doanh nghiệp vào tín dụng ngân hàng của cơ quan quản lý.

Trên thị trường sơ cấp, các Ngân hàng và công ty chứng khoán vẫn là những nhà đầu tư lớn nhất khi mua tổng cộng 373.000 tỷ đồng – chiếm 52% tổng trái phiếu doanh nghiệp phát hành năm 2021. Trong đó, 2 nhóm nhà đầu tư này mua 154.000 tỷ đồng, chiếm 68% trái phiếu ngân hàng phát hành [tập trung vào các trái phiếu kỳ hạn ngắn 1-4 năm] và 153 nghìn tỷ đồng, chiếm 48% trái phiếu bất động sản phát hành.

Trong phạm vi 15 ngân hàng thương mại mà SSI theo dõi với tổng dư nợ tín dụng chiếm khoảng 75% thị phần tín dụng toàn hệ thống [không tính Agribank] thì dư nợ trái phiếu mà các tổ chức tín dụng này nắm giữ đến cuối năm 2021 là 214.000 tỷ đồng, tăng 17% so với cuối năm 2020. Tỷ trọng bình quân đầu tư trái phiếu doanh nghiệp trong tổng tín dụng của các ngân hàng thương mại này giữ nguyên ở mức 3,1%.

Các ngân hàng thương mại sở hữu lượng trái phiếu doanh nghiệp lớn nhất tại cuối năm 2020 là TCB, MBB, VPB, TPB. Xét riêng các trái phiếu doanh nghiệp phi ngân hàng, dù số dư trái phiếu mà các ngân hàng thương mại nắm giữ vẫn tăng lên nhưng tốc độ tăng thấp hơn nhiều quy mô thị trường trái phiếu nên tỷ trọng trái phiếu doanh nghiệp nắm giữ bởi các ngân hàng thương mại liên tục giảm từ 71% [2018] xuống 25% [2021].

Sự thu hẹp vai trò của các ngân hàng ở cả khía cạnh tổ chức phát hành và nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp cho thấy sự tăng trưởng thực chất của thị trường này với định hướng dần trở thành kênh dẫn vốn trung và dài hạn thay thế cho kênh tín dụng.

Video liên quan

Chủ Đề