Trình bày cách hiểu của em về ý nghĩa của câu thơ “tre xanh không đứng khuất mình bóng râm” ?

1.

Thể thơ: 6-8 lục bát

PTBĐ: biểu cảm

2.

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Thể loại: thơ lục bát

3.

BPTT so sánh và nhân hóa [Rễ siêng không ngại đất nghèo [nhân hóa] / Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù [so sánh].

Hiệu quả ngth: Nhấn mạnh phẩm chất của cây tre, tre cũng giống như con người siêng năng, cần cù, không ngại khó ngại khổ, thân tre vươn mình đu trong gió, tre cũng biết hát ru lá cành, biết yêu, biết ghét.

4.

   Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm....

Cây tre rất yêu nắng ấm áp từ mặt trời cùng với bầu trời bao la phủ màu xanh. Những cây tre không bao giờ đứng khuất mình trong những bóng râm mà cho nắng ấm áp chiếu vào mình,được nắng ấm áp chiếu vào ta cảm thấy dễ chịu mà cũng không phải là chỉ có một cảm giác dễ chịu đâu mà còn được ngắm những bầu trời, rất dễ chịu.

6.

BPTT: nhân hóa, so sánh

Tác dụng;

+ Giúp câu thơ thêm sinh động, gợi hình, gợi tả, gợi cảm

+ Sự vật trở nên có hồn hơn, mang sắc thái, dáng vóc của con người.

+ Qua việc khắc họa hình ảnh cây tre, tác giả đã bộc lộ, đặc tả những phẩm chất vốn có của con người Việt Nam

#Nhimato gửi!

`3.`

Biện pháp tu từ: 

- Nhân hoá

Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm

`->` Dùng từ chỉ hành động của người để chỉ hoạt động của vật

- Ẩn dụ

`->` Ẩn dụ hình ảnh cây tre với những phẩm chất, đức tính cao đẹp của con người Việt Nam

Tác dụng:

- Tăng sức gợi hình, gợi cảm

- Giúp câu thơ thêm sinh động, hấp dẫn

- Các sự vật gần gũi hơn với con người

- Tạo ra hình ảnh độc đáo, sự so sánh với con người để biểu lộ tâm tư, tình cảm của tác giả

`@Sú`

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đáp ứng các yêu cầu sau:

1. Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị trong đêm cắt dây trói cứu A Phủ:

- Sau đêm bị A Sử trói đúng vào một nhà, Mị lại rơi vào cái chết tinh thần còn nặng nề, đau đớn hơn trước. Cô tự tách biệt khỏi cuộc sống của con người, chỉ còn biết “chỉ còn ở với ngọn lửa” Mị thờ ơ, dửng dưng với mình và vô cảm với mọi sự xung quanh. A Sử đi chơi về bắt gặp Mị ngồi sưởi lửa liền đánh Mị ngã ngay xuống bếp lửa, nhưng “đêm sau Mị vẫn ra sưởi lửa như đêm trước”. Khi A Phủ bị trói, đêm nào Mị dậy thổi lửa sưởi nhìn sang cũng thấy “mắt A Phủ mở trừng trừng” mà cô vẫn thản nhiên tới mức nếu “A Phủ có là cái xác chết đứng đấy cũng thế thôi”...

- Vậy mà từ vực sâu của trạng thái vô cảm ấy, tâm hồn Mị vẫn có thể hồi sinh. Điều kì diệu này đã được nhà văn khám phá, khắc họa bằng một quá trình diễn biến tâm lí chân thực, hợp lí:

+ Sự thức tỉnh bắt đầu từ khoảnh khắc Mị nhìn thấy “dòng nước mắt bò xuống hai hõm má xám đen của A Phủ”. Nhìn thấy tình cảnh ấy “Mị chợt nhớ lại đêm năm trước, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được”...

+ Nỗi thương mình trỗi dậy khiến Mị đồng cảm sâu sắc với nỗi đau khổ của những người cùng cảnh ngộ và phẫn nộ trước tội ác của bọn quan lang: “Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác”. Nhìn lại A Phủ, Mị cảm biết được tất cả nỗi đau đớn mà con người khốn khổ ấy phải gánh chịu “Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết” và bất bình thay cho A Phủ “người kia, việc gì mà phải chết thể.

+ Dòng suy nghĩ miên man đưa Mị đến tưởng tượng về một lúc nào đó, A Phủ trốn được, Mị bị cha con thống lí buộc tội và phải trói thay vào cây cột kia - mà “cũng không thấy sợ...

- Bấy nhiêu cảm xúc đã mang đến cho Mị nguồn sức mạnh to lớn để vượt lên nỗi sợ cường quyền, cắt dây trói cứu A Phủ. Và lòng ham sống mãnh liệt đã giúp cô vượt qua cả nỗi sợ thần quyền để tự cứu mình...

2. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật Mị của Tô Hoài:

- Với nhân vật Mị, tác giả chọn điểm nhìn từ bên trong để tái hiện những quá trình tâm lí phong phú, phức tạp. Qua đó, tái hiện những diễn biến, những đổi thay trong tâm hồn người con gái miền cao lặng lẽ mà mạnh mẽ, quyết liệt trong khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc...

- Tác giả không chỉ miêu tả mà còn lí giải một cách hợp lí, chặt chẽ từng  trạng thái cảm xúc, từng đổi thay trong nội tâm nhân vật. Nhờ vậy, nhân vật đã có được sức sống nội tại.

2.5

Biện pháp tu từ trong bài thơ Tre Việt Nam

Câu hỏi: Biện pháp tu từ trong bài thơ Tre Việt Nam

Trả lời: 

- Nghệ thuật nhân hoá đã góp phần làm cho thơ của Nguyễn Duy có chiều sâu triết lí: Tre đã trở thành biểu tượng cho đức tính tốt đẹp của nhân dân ta, cho sức sống mãnh liệt của dân tộc trên mọi chặng đường lịch sử. Với sự cần cù, siêng năng, chịu khó, ham sống, sống mạnh mẽ, lạc quan, yêu đời hàng loạt các hình ảnh nhân hoá hồn nhiên, ý nhị gợi cho ta những liên tưởng thấm thía: Tre đu, Tre hát, Tre yêu nhiều, không đứng khuất mình...

“Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh,

Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm

Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm”

- Nòi tre đâu chịu mọc cong

Chưa lên đã thẳng như chông lạ thường.

Một hình ảnh so sánh tuyệt đẹp gợi liên tưởng cho người đọc, đó chẳng phải là nhà văn đang ca ngợi chí hiên ngang, tinh thần bất khuất của triệu triệu thế hệ con người dũng mãnh như cả rừng măng, rừng chông nhọn hoắt đang thách thức với kẻ thù

- Điệp ngữ : , “mai sau”, “xanh”: khẳng định cảnh sắc và sức sống mãnh liệt của quê hương, đất nước như màu xanh muôn thuở của tre.

- Ẩn dụ: măng con tượng trưng cho thiếu niên nhi đồng Việt Nam. Các em là tinh hoa dân tộc, xứng đáng kế tục sự nghiệp của cha ông:

Năm qua đi, tháng qua đi

Tre già măng mọc có gì lạ đâu.

Các em cùng Toploigiai tìm hiểu thêm về bài thơ Tre Việt Nam nhé!

1. Bài thơ Tre Việt Nam

Tre Việt Nam

Tre xanh,

Xanh tự bao giờ?

Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh.


Thân gầy guộc, lá mong manh,

Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi?

Ở đâu tre cũng xanh tươi,

Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu.


Có gì đâu, có gì đâu,

Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều.

Rễ siêng không ngại đất nghèo,

Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù.

Vươn mình trong gió tre đu,

Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành.

Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh,

Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm.


Bão bùng thân bọc lấy thân,


Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm.

Thương nhau tre không ở riêng,

Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người.

Chẳng may thân gãy cành rơi,

Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng.

Nòi tre đâu chịu mọc cong,

Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường.

Lưng trần phơi nắng phơi sương,

Có manh áo cộc tre nhường cho con.


Măng non là búp măng non,

Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre.

Năm qua đi, tháng qua đi,

Tre già măng mọc có gì lạ đâu.

Mai sau,

Mai sau,

Mai sau...

Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh.


1970-1972

2. Tác giả Nguyễn Duy

       Nguyễn Duy tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948, tại xã Đông Vệ, huyện Đông Sơn [nay là phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa], tỉnh Thanh Hóa. Năm 1965, từng làm tiểu đội trưởng tiểu đội dân quân trực chiến tại khu vực cầu Hàm Rồng, một trọng điểm đánh phá ác liệt của không quân Mỹ trong những năm chiến tranh Việt Nam. Năm 1966 ông nhập ngũ, trở thành lính đường dây của bộ đội thông tin, tham gia chiến đấu nhiều năm trên các chiến trường đường 9 - Khe Sanh, Đường 9 - Nam Lào, Nam Lào, chiến trường miền Nam, biên giới phía Bắc [năm 1979]. Trong giai đoạn này, ông đã trở thành một gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. Sau đó ông giải ngũ, làm việc tại Tuần báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam và là Trưởng Đại diện của báo này tại phía Nam.

       Nguyễn Duy làm thơ rất sớm, khi đang còn là học sinh trường cấp 3 Lam Sơn, Thanh Hóa. Năm 1973, ông đoạt giải nhất cuộc thi thơ tuần báo Văn nghệ với chùm thơ: Hơi ấm ổ rơm, Bầu trời vuông, "Giọt nước mắt và nụ cười", Tre Việt nam trong tập Cát trắng. Ngoài thơ, ông cũng viết tiểu thuyết, bút ký. Năm 1997 ông tuyên bố "gác bút" để chiêm nghiệm lại bản thân rồi tập trung vào làm lịch thơ, in thơ lên các chất liệu tranh, tre, nứa, lá, thậm chí bao tải. Từ năm 2001, ông in nhiều thơ trên giấy dó. Ông đã biên tập và năm 2005 cho ra mắt tập thơ thiền in trên giấy dó [gồm 30 bài thơ thiền thời Lý, Trần do ông chọn lọc] khổ 81 cm x 111 cm có nguyên bản tiếng Hán, phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ tiếng Việt, dịch nghĩa và dịch thơ tiếng Anh với ảnh nền và ảnh minh họa của ông.

       Nguyễn Duy được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.

3. Cảm nhận  bài Câu tre Việt Nam

       Cây tre là một trong những loài cây quen thuộc đối với đời sống sinh hoạt, sản xuất của nhân dân Việt Nam. Không chỉ vậy, từ vai trò, công dụng cũng như đặc tính tốt đẹp của cây tre là tre đã trở thành một biểu tượng cho lòng dũng cảm, sự kiên cường, bất khuất của nhân dân, con người Việt Nam. Viết về biểu tượng cây tre, nhà thơ Nguyễn Duy đã viết nên những dòng thơ gây xúc động đến người đọc, đó chính là bài thơ Tre Việt Nam.

Tre xanh

Xanh tự bao giờ?

Chuyện ngày xưa...đã có bờ tre xanh

       Mở đầu bài thơ, tác giả Nguyễn Duy đã thể hiện sự băn khoăn chưa có lời giải đáp về nguồn gốc cũng như thời điểm xuất hiện của cây tre. Trong những câu chuyện của bà, trong những lời ca dao đầy thiết tha của mẹ,hẳn trong chúng ta ai cũng từng biết đến cây tre. Nhưng, cây tre ra đời như thế nào, có xuất xứ ra sao thì không ai biết, chỉ biết một cách mơ hồ, ước lượng rằng tre ra đời từ rất lâu rồi. Đúng như nhà thơ Nguyễn Duy thể hiện sự cảm than “Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh”.

Thân gầy guộc, lá mong manh

Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi

Ở đâu tre cũng xanh tươi

Cho dù đất sỏi, đá vôi bạc màu

       Cây tre là loài cây có thân nhỏ, mọc thẳng, một cây tre trưởng thành có thể cao từ năm đến bảy mét. Lá tre mỏng và dài. Từ những đặc điểm của cây tre, tác giả Nguyễn Duy thể hiện sự xúc động khi hình dáng mỏng manh của cây tre vẫn vươn lên tươi tốt, vẫn có thể thành luỹ, nên thành. Tre có thể sống ở mọi địa hình, ngay cả đất đai cằn cỗi là sỏi đá tre vẫn vươn lên xanh tốt “Cho dù đất sỏi, đá vôi bạc màu”. Từ đặc tính sinh sôi mạnh mẽ, mãnh liệt của cây tre, tác giả gợi cho người đọc hình dung về chính con người Việt Nam, đó chính là những người có khả năng thích nghi cao, có khả năng chinh phục những hoàn cảnh khó khăn để sinh tồn, phát triển.

Có gì đâu, có gì đâu

Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều

Rễ siêng không ngại đất nghèo

Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù

       Lí giải cho sự kiên cường, cho sức sống mãnh liệt của cây tre, Nguyễn Duy đã minh giải bằng chính sự cần cù, chân chất của tre. Tre không ngại đất nghèo “Rễ siêng không ngại đất nghèo”, sự cần cù của tre được tác giả điển hình hoá bằng những chum rễ vững chắc của tre ăn sâu vào đất “Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”.

Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm

Thương nhau tre không ở riêng

Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người

       Tre không chỉ là biểu tượng của sức sống bền bỉ, của sự kiên cường mà cây tre còn là biểu tượng của sự đoàn kết, gắn bó.Từ đặc tính sinh học của cây tre là thường mọc thành luỹ, thành khóm nên dù thân tre mong manh nhưng không có một cơn bão, trận giông tố nào có thể quật ngã chúng. Trong sự miêu tả của Nguyễn Duy, những cây tre ôm ấp, bao bọc lấy nhau khi trời có bão bùng “Bão bùng thân bọc lấy thân”, những cây tre dựa vào nhau để không bị quật ngã và trong cái nhìn đầy thi vị của nhà thơ, tre như ôm tay níu để gần nhau hơn. Vì thương nhau mà tre không mọc riêng, đó cũng là cách nhà thơ lí giải nguyên nhân tre thường hay mọc thành khóm.

Chẳng may thân gãy cành rơi

Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng

Nòi tre đâu chịu mọc cong

Chưa lên đã nhọn như trông lạ thường

       Cây tre thường mọc thẳng, đâm cao lên bầu trời, thân tre tuy mỏng manh nhưng thực chất nó lại vô cùng cứng cáp. Ngay cả khi tre bị gãy thì nó cũng không hề lụi tàn, biến mất mà nơi cây tre ngã xuống ấy, những mầm của măng sẽ mọc lên. Trong ca dao cũng có câu nói về sự phát triển nối tiếp của tre, đó là “tre già măng mọc”. Những cây tre từ khi còn là những búp măng yếu ớt thì lúc nào cũng vươn thẳng, không chịu mọc cong. Đây là một đặc trưng tiêu biểu của loài tre, và cũng từ đặc trưng ấy mà nó đã trở thành biểu tượng cho con người Việt Nam, cho đức tính ngay thẳng, không chịu luồn cúi của những người Việt Nam.

       Như vậy, viết về cây tre nhưng thực chất, tác giả Nguyễn Duy đã khát quát thành biểu tượng về con người Việt Nam với những đức tính tốt đẹp: kiên cường, đoàn kết, ngay thẳng, không chịu luồn cúi dù trong những hoàn cảnh khó khăn, thử thách nhất.

Video liên quan

Chủ Đề