Trình bày nhiệm vụ yêu cấu và phân loại nắp máy động cơ

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây

Sách giải bài tập công nghệ 11 – Bài 22: Thân máy và nắp máy giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

    • Sách Giáo Viên Công Nghệ Lớp 11

    Câu 1 trang 106 Công nghệ 11: Trình bày nhiệm vụ của thân máy và nắp máy.

    Lời giải:

    – Thân máy dùng để lắp cac cơ cấu và hệ thống của động cơ.

    – Nắp máy có 2 nhiệm vụ: Cùng với xilanh và đỉnh pittong tạo thành buồng cháy của động cơ, dùng để lắp các chi tiết và cụm chi tiết như bugi hoặc vòi phun, một số chi tiết phân phối khí, để bố trí đường ống nạp, thải,…

    Câu 2 trang 106 Công nghệ 11: Em có nhận xét gì về đặc điểm cấu tạo thân xilanh của động cơ làm mát bằng nước và bằng không khí?

    Lời giải:

    – Thân xi lanh của động cơ làm mát bằng nước có cấu tạo khoang chứa nước làm mát, khoang này còn gọi đươc áo nước.

    – Thân xi lanh của động cơ làm mát bằng không khí có các cánh tản nhiệt.

    Câu 3 trang 106 Công nghệ 11: Tại sao không dùng áo nước hoặc cánh tản nhiệt để làm mát ở cacte?

    Lời giải:

    Khi sử dụng áo nước hoặc cánh tản nhiệt ta không kiểm soát được nhiệt độ của dầu bôi trơn, đồng thời dầu nhờn truyền nhiệt rất kém nên sử dụng áo nước hay cánh tản nhiệt sẽ không đạt được hiệu quả cao. Vì thế không dùng áo nước hoặc cánh tản nhiệt để làm mát ở cacte.

    [News.oto-hui.com] – Nắp máy động cơ thực hiện khá nhiều nhiệm vụ như cho phép khí nạp và nhiên liệu vào buồng đốt để thực hiện quá trình cháy thông qua các xupap nạp, xupap xả và kim phun nhiên liệu. Dưới đây là những điều cần biết về nắp máy động cơ.

    Nắp máy được bắt chặt vào thân máy bằng các bulông và kết hợp với thân máy tạo nên buồng đốt và được làm kín bằng gioăng hay đệm làm kín. Trên nắp máy còn có các cổ góp hút và xả để cung cấp khí nạp và dẫn dòng khí xả ra ngoài.

    Mặt cắt ngang của nắp máy

    Nắp máy thường được làm bằng hợp kim nhôm nên có thể bị nứt nếu động cơ quá nóng. Khi động cơ quá nóng thì gioăng làm kín nắp máy và thân máy cũng bị hư hỏng theo. Ngoài ra, khi các xupap nạp và xupap xả sử dụng lâu ngày cũng có thể dẫn đến rò rỉ. Khí xả có thể lọt vào buồng cháy và khiến động cơ mất lửa hay nổ rung giật ở chế độ không tải.

    Hư hỏng ron nắp máy

    Video mô tả hoạt động của nắp máy động cơ:

    1. Các loại nắp máy khác nhau:

    Có nhiều loại nắp máy khác nhau được phát minh từ trước đến nay.

    Đầu tiên là loại lâu đời nhất được sử dụng vào những năm 1950.

    • Loại nắp máy này không có cò mổ mà chỉ có con đội ngắn và trục cam được lắp trong thân máy.
    • Xupap sẽ đặt ngược lại so với các loại động cơ ngày nay.
    • Loại này khiến công suất động cơ hạn chế.

    Loại nắp máy tiếp theo đó là loại đã sử dụng cò mổ và con đội có kích thước dài hơn.

    • Trục cam vẫn nằm trong thân máy, chỉ có trục cò và xupap nằm trên nắp máy.
    • Xupap đã đặt giống trên các động cơ ngày nay.
    • Loại này đã giúp tỉ số nén cao hơn và tăng công suất động cơ cao hơn.

    Loại thứ ba được áp dụng phổ biến trên các động cơ ngày nay khi trục cam được lắp trên nắp máy.

    • Con đội cơ khí được thay thế bằng con đội thủy lực hoạt động êm dịu hơn.
    • Số lượng xupap nạp và thải cũng tăng lên để tăng công suất động cơ.
    • Kiểu động cơ này có tên là OHC nếu có 1 trục cam trên nắp máy hoặc DOHC nếu có 2 trục cam.
    Buồng đốt được làm kín bằng các xupap

    2. Vấn đề làm mát trên nắp máy:

    Nước làm mát động cơ cũng được sử dụng để làm mát các chi tiết trên nắp máy.

    • Bơm nước sẽ vận chuyển nước từ két nước qua các lỗ nước trên nắp máy, sau đó đi vào các áo nước xung quanh xylanh động cơ để lấy nhiệt và quay trở về két nước. Tại đây, không khí từ quạt làm mát sẽ hấp thụ nhiệt của nước và quá trình này sẽ được lặp lại thành một vòng tuần hoàn.

    Tuy nhiên, lúc động cơ mới khởi động thì van hằng nhiệt sẽ ngăn không cho nước làm mát đi vào động cơ để động cơ có thể đạt nhiệt độ tối ưu.

    Áo nước xung quanh xylanh động cơ

    3. Cơ cấu phân phối khí trên nắp máy:

    Trên các loại nắp máy thì trục cò sẽ có nhiệm vụ đóng và mở các xupap nạp và thải.

    • Trong hình dưới đây, hai trục cam trên nắp máy được thiết kế để đẩy các xupap nạp và xả đi xuống, trong khi con đội thủy lực sử dụng áp suất dầu để tự động thay đổi khe hở giữa các chi tiết để giảm tiếng ồn khi hoạt động.
    Trục cam đôi trên nắp máy

    4. Các chi tiết khác trên nắp máy:

    Ngoài các chi tiết như đã nói ở trên thì nắp máy cũng là nơi lắp các chi tiết khác như cảm biến trục cam, van OCV, bugi đánh lửa

    • Cảm biến vị trí trục cam thường được gắn gần bánh răng đầu trục cam và ở phía trước động cơ.
    • Trên các động cơ có sử dụng hệ thống biến thiên thời gian mở xupap thì trên nắp máy sẽ có thêm một van OCV để điều khiển lượng dầu đi vào bánh răng đầu trục cam để thay đổi góc mở của các xupap khi tải động cơ thay đổi.
    Cảm biến vị trí trục cam

    Trên các xe đời mới, để tăng công suất cũng như hạn chế hiện tượng kích nổ thì các bugi sẽ được đặt chính giữa buồng đốt.

    • Do đó, trên nắp máy sẽ có các lỗ ren để bắt các bugi đánh lửa.
    • Kim phun cũng được bắt ở vị trí sao cho sự hòa trộn nhiên liệu tối ưu nhất.
    Bugi được lắp chính giữa nắp máy

    Nắp máy cũng sẽ được che kín bằng một cái nắp nhựa hoặc nhôm tùy thuộc vào nhà sản xuất. Nắp này được bắt chặt bằng các bulông và được làm kín bằng ron. Trên nắp còn có đường ống cao su nối với đường ống nạp để đưa lượng khí xót lọt qua khe hở xupap vào lại buồng đốt.

    Theo 2carpros

    Bài viết liên quan:

    nắp máy động cơNhững điều cần biết về nắp máy động cơ

    Bài Viết Tiếp

    Dạy xe tự lái nhận biết ngôn ngữ cử chỉ con người

    Advertisement

    Chia sẻ ý kiến của bạn

    Video liên quan

    Chủ Đề