Trò chơi củng có vốn từ cho trẻ mầm non

Thiết kế trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non được nhiều người quan tâm hiện nay cùng Mighty Math tìm hiểu các trò chơi phát triển ngôn ngữ ngay nhé!

Phát triển ngôn ngữ ở trẻ em thông qua các trò chơi giúp bé dễ dàng tiếp thu và phát triển toàn diện trong giao tiếp. Trẻ có thêm nhiều kiến thức về môi trường xung quanh, kích thích não bộ hoạt động tư duy và sáng tạo. Trong bài viết này, Mighty Math sẽ thiết kế trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non để bố mẹ có thể vừa học vừa chơi cùng con.

1. Trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non là gì?

Trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non là những trò chơi để giúp trẻ kích thích não bộ phát triển khả năng ngôn ngữ ở trẻ. Những trò chơi này không chỉ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mà còn kết nối trẻ với thế giới xung quanh, mang đến cho trẻ nhiều kiến thức về cuộc sống từ đó tăng cường vốn từ, tư duy và trí nhớ ở trẻ. Do tính chất quan trọng mà trong những năm gần đây, rất nhiều chuyên gia đã bắt tay vào việc thiết kế trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non.

2. Lợi ích của các trò chơi phát triển ngôn ngữ mang lại

Sau đây là 5 tác dụng cơ bản của các trò chơi phát triển ngôn ngữ ở trẻ:

  • Hình thành khả năng ngôn ngữ cho trẻ: Các trò chơi ngôn ngữ giúp trẻ phát âm, nói chuyện, luyện khả năng giao tiếp mạch lạc, … 
  • Giúp trẻ tăng vốn từ vựng: Trẻ được tiếp cận với nhiều chủ đề khác nhau trong cuộc sống như: con vật, bài hát, cây cối, đồ vật, .. Vốn từ vựng là một trong những yếu tố được đặt lên hàng đầu khi thiết kế trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non.
  • Giúp trẻ nói chuyện lưu loát và mạch lạc hơn: Khi có khả năng ăn nói mạch lạc trẻ sẽ tự tin hơn khi nói và làm chủ được khả năng ngôn ngữ của mình.
  • Tăng hiểu biết về thế giới xung quanh: các trò chơi mang trẻ đến gần hơn với thế giới xung quanh qua các chủ đề đa dạng như: thiên nhiên, loài vật, môi trường, … 
  • Giúp trẻ phát triển tình cảm: Trẻ khi tham gia các trò chơi ngôn ngữ cùng cha mẹ, thầy cô hay bạn bè giúp gắn kết tình cảm của trẻ với mọi người. Các chuyên gia luôn cố để thiết kế trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non sao cho giúp trẻ tiếp cận được với các bài học tình cảm và đạo đức một cách tinh tế, tự nhiên nhất.

3. Các trò chơi phát triển ngôn ngữ phổ biến ở trẻ

Tuỳ thuộc vào độ tuổi mà các trò chơi phát triển ngôn ngữ sẽ được áp dụng cho trẻ. Những trò chơi này đa số là đơn giản và có thể áp dụng cho trẻ tại nhà hoặc ở tại các trường mầm non. Sau đây Mighty Math xin giới thiệu một số thiết kế trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non.

3.1 Trò chơi bắt chước âm thanh

Mục đích trò chơi

Trò chơi bắt chước âm thanh của các loài vật  giúp trẻ luyện phát âm các âm thanh và chuyển động dựa trên chuyển động của động vật.

Ngoài ra, trò chơi còn có thể giúp trẻ học hỏi thêm và hiểu thêm về các loài động vật xung quanh mình. [Cha mẹ có thể giới thiệu và nói cho trẻ biết thêm về đặc điểm của các con vật để trẻ hiểu biết thêm] Trò chơi giả âm thanh cũng giúp phát triển trí tưởng tượng và kết nối các giác quan hiệu quả.

Cách chơi

Cha mẹ gọi tên các con vật và tạo ra âm thanh và hành động của con vật với bé.

Gà trống: Cùng trẻ đứng dậy vỗ mông 3 lần và phát âm “Ò o o”.

Vịt: Hướng dẫn trẻ đưa tay lên miệng giả vờ vịt [một tay đưa lên, một tay đưa xuống, vỗ tay 3 lần] và phát âm "Cack tack ..."

Bò: đặt tay lên hông, lắc đầu và phát âm "Ùm bò ... o ... o .."

Con mèo: Cha mẹ hướng dẫn trẻ đan hai tay vào nhau, sau đó đặt dưới má và phát ra tiếng “meo meo”.

Chó: Vòng tay trước ngực, đưa hai tay ra trước và nói “gâu gâu” với bé.

3.2 Trò chơi đồng hồ tích tắc

Mục đích trò chơi:

Giúp trẻ làm quen với nhịp điệu, luyện tập khả năng phát âm và chuyển động theo nhịp.

Giúp trẻ làm quen với đồng hồ và các quy luật chuyển động của chúng.

Cách chơi:

  • Bước 1: Bố mẹ sẽ hướng dẫn bé tự cầm lấy 2 vành tai mình.
  • Bước 2: Bố mẹ sẽ giúp trẻ làm quen với trò chơi: Khi bố mẹ và bé cùng nói “tích" thì nghiêng đầu sang trái, nói “tắc" thì nghiêng đầu sang phải, thực hiện liện tục.
  • Bước 3: Bắt đầu nói câu dài hơn: “ Đồng hồ tích tắc" và cùng nghiêng người sang trái phải theo đúng nhịp.

Việc phát triển trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non là điều cần được các bậc phụ huynh hết sức quan tâm. Con trẻ sớm làm chủ được khả năng ngôn ngữ sẽ có nhiều lợi thế hơn trong việc phát triển toàn diện. hy vọng bài viết trên của Mighty Math đã giúp các bạn hiểu hơn về cách  thiết kế trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non.

Mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non có vai trò to lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. giúp trẻ phát triển ngôn ngữ là phương tiện để phát triển tư duy, là công cụ hoạt động trí tuệ và là phương tiện để giáo dục tình cảm, thẩm mỹ cho trẻ. Những việc cần làm để phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non là nhiệm vụ vô cùng quan trọng.

Bạn đang xem: Trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non

Đối với trẻ 3-4 tuổi, Phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ chủ yếu qua việc phát triển kỹ năng nghe và nói, giúp trẻ tăng vốn từ, tập cho trẻ diễn đạt ý bằng lời, giao tiếp bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ… Nhiệm vụ và nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thực hiện mọi lúc mọi nơi trong các thời điểm sinh hoạt của trẻ ở trường.



Nhiệm vụ giáo dục cho trẻ mầm non hướng đến sự phát triển toàn diện trên các lĩnh vực: Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, TCXH, thẩm mỹ.Trong đó, ngôn ngữ là một trong những công cụ thiết yếu và quan trọng nhất để trẻ phát triển toàn diện thông qua hoạt động giao tiếp, học tập, vui chơi.

trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non

Ngôn ngữ giữ vai trò quyết định sự phát triển tâm lý của trẻ, là phương tiện để giáo dục trẻ bao gồm sự phát triển về đạo đức, nhận thức, tư duy, các chuẩn mực hành vi văn hóa. Vì vậy việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ không chỉ giúp trẻ phát triển một lĩnh vực riêng lẻ mà còn tạo điều kiện, nền tảng để phát triển tất cả các lĩnh vực còn lại. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua trò chơi là hình thức dễ dàng và mang lại hiệu quả nhanh nhất.

Phát triển ngôn ngữ thông qua các trò chơi dân gian:

Thông qua trò chơi dân gian , trẻ được tự do hoạt động, vừa học vừa chơi. Ngoài việc trẻ được vận động cơ thể, phát triển thể chất các nhóm cơ, trẻ còn được rèn luyện phát triển ngôn ngữ. Bởi vì những trò chơi dân gian thường gắn liền với các bài đồng dao, vè, nói lối, thơ vần với tiết tấu nhịp nhàng vô cùng dễ nhớ, dễ thuộc, có bài hai ba chữ, bốn chữ, thậm chí năm chữ tùy theo nội dung…, có bài được phát triển lên từ hai chữ thành bốn chữ rối thành vè, đồng dao như vè con voi, thả đĩa ba ba, dung dăng dung dẻ…hoặc một số trò chơi như: tập tầm vông, nu na nu nống, rồng rắn lên mây, vuốt đôi tay, úp lá khoai….

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua trò chơi dân gian

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua trò chơi sáng tạo:

Hoạt động vui chơi có tầm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, đặc biệt là trẻ mẫu giáo lớn. Thông qua trò chơi, việc tiếp thu ngôn ngữ, cách trẻ học ngôn ngữ trở nên dễ dàng và lí thú hơn rất nhiều bởi trò chơi là con đường tự nhiên nhất đưa trẻ đến với ngôn ngữ qua quá trình giao tiếp.

Trẻ không cảm thấy bị áp lực khi nói chuyện trao đổi, thể hiện suy nghĩ tình cảm bằng lời nói, cũng không cảm thấy quá khó khăn trong cách dùng từ đặt câu mà tự mình giải quyết mọi tình huống xảy ra khi chơi, trẻ tự suy nghĩ cách chơi với bạn, tự mình sử dụng ngôn ngữ của chính mình để chơi cùng bạn.

Giáo trình phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non

Trẻ học được cách giao tiếp có văn hóa với ngôn từ trong sáng, giàu hình ảnh phù hợp với tình huống khi chơi. Bên cạnh việc phát triển ngôn ngữ bằng lời trong trò chơi sáng tạo cho trẻ mầm non, trẻ còn được phát triển một số tín hiệu phi ngôn ngữ như ngôn ngữ cơ thể, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ…phù hợp với vai chơi.

Từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện. Môi trường trò chơi sáng tạo cho trẻ mầm non linh hoạt thay đổi nội dung. Tình tiết cốt chuyện, vai chơi nên trẻ có cơ hội thể hiện những từ ngữ mà trong cuộc hàng ngày trẻ chưa có cơ hội sử dụng.

Phát triển ngôn ngữ qua hoạt động vui chơi trong lớp:

Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non, mẫu giáo thông qua các trò chơi trẻ phát triển ngôn ngữ một cách toàn diện. Đây có thể coi là một hình thức quan trọng nhất bởi vì giờ chơi chiếm nhiều thời gian nhất trong sinh hoạt của trẻ, trẻ được thoải mái chơi với các đồ chơi của lớp mà cô đã chuẩn bị sẵn. Trẻ tự mình giải quyết mọi tình huống xảy ra khi chơi, trẻ tự suy nghĩ cách chơi với bạn, tự mình sử dụng ngôn ngữ của chính mình để chơi cùng bạn.

Trò chơi giả bộ với cốt chuyện “Gia đình của bé” thông qua trò chơi trẻ tự thỏa thuận vai chơi, tự xếp bàn ăn theo sự gợi ý bằng tranh hoặc xếp theo ý của mình.

một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

[Mình xếp chén, muỗng nhé. Còn mình thì lấy thức ăn ra bàn nhé!] trẻ trao đổi với nhau bằng ngôn ngữ của vai chơi “Mình lấy khối gỗ làm xà bông nhé”

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua trò chơi học tập.

Trò chơi học tập có ý nghĩa rất quan trọng, nó là phương tiện để phát triển trí tuệ cho trẻ. Có nhiều loại trò chơi học tập: có loại trò chơi học tập với đồ vật, đồ chơi, tranh ảnh… có loại trò chơi lô tô, có loại đồ chơi học tập bằng lời. Loại trò chơi trẻ em này, trẻ học cách dựa vào những biểu tượng đã có và dùng lời nói giải quyết như trò chơi “ Đoán đồ vật qua miêu tả, chuyền thẻ, thi xem ai nói đúng…”Trên cơ sở những dấu hiệu đặc trưng của đồ vật một trẻ sẽ miệu tả và trẻ khác sẽ phải đoán đồ vật qua sự miêu tả của bạn.

Trình bày các phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non

Việc sử dụng trò chơi học tập loại này cũng giúp trẻ phát triển vốn từ giúp trẻ hứng thú với việc học từ mới, ôn lại các từ cũ và khắc sâu hơn, bên cạnh đó, trẻ còn được chơi, giúp trẻ tránh buồn chán và mệt mỏi.

Phát triển ngôn ngữ qua hoạt động làm quen văn học:

Đây là môn học quan trọng nhất đối với sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ . Trẻ 3-4 tuổi trẻ thường nói không đủ từ, nói ngọng, nói không tròn câu cho nên khi tổ chức hoạt động giáo viên chuẩn bị đồ dùng trực quan đẹp, hấp dẫn để gây hứng thú cho trẻ kếp hợp các công nghệ thông tin nâng hiệu quả của hoạt động như kể bằng powerpoint, bằng bảng tương tác hoặc kể bằng mô hình, diễn rối tùy thuộc vào khả năng của giáo viên mà chọn hình thức phù hợp và thay đổi linh hoạt để giờ học sinh động hơn.

Phát triển ngôn ngữ qua tác phẩm văn học

Ngoài ra ta xây dựng môi trường phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non qua một số trò chơi mầm non nhỏ mang tính nhẹ nhàn như. Trò chơi thi đọc đồng dao, thơ có chứa nhiều chữ V, R, S. Hoăc chơi thi đặt câu, đoán chữ qua lời miêu tả….được tổ chức trong giờ đón trả trẻ hoặc sinh hoạt chiều.

Xem thêm: Điện Thoại Ram 2Gb Giá Rẻ - Điện Thoại Xịn Smartphone X4A 16Gb Rom

Tóm lại các hình thức phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua trò chơi là biện pháp tốt nhất giúp trẻ tích lũy được nhiều vốn từ và trẻ sẽ biết sử dụng số vốn từ của mình một cách thành thạo, đúng chỗ, đúng lúc. Qua trò chơi, trẻ sẽ được giao tiếp mạnh dạn hơn, ngôn ngữ cũng lưu loát hơn, vốn từ của trẻ cũng được tăng lên đáng kể.

Video liên quan

Chủ Đề