Trong kinh tế thị trường nhân tố nào quan trong nhất ảnh hưởng đến sự khan hiếm

Khan hiếm tài nguyên nguyên liệu tự nhiên: Kết quả của dân số thế giới tăng nhanh và ngày càng thịnh vượng. Do đó, hiệu quả tài nguyên và tính bền vững trong sản xuất là điều quan trọng hàng đầu để giảm tác động đến môi trường đồng thời vẫn duy trì tính cạnh tranh.

Lí do tài nguyên khan hiếm

Công nghệ hiện đại và cải tiến để sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn

Tránh các vấn đề khan hiếm nguồn tài nguyên với KUKA

KUKA làm việc hàng ngày về việc phát triển và triển khai công nghệ tự động hóa thông minh để sử dụng có trách nhiệm các nguồn tài nguyên khan hiếm.
Chúng tôi hỗ trợ bạn trong việc tối ưu hóa các quy trình tạo ra giá trị và hiệu quả kinh tế của bạn. Các ví dụ đó là các sản phẩm linh hoạt, tiết kiệm năng lượng, như rô-bốt công nghiệp KR QUANTEC, hoặc các dịch vụ toàn diện để xử lý và tái chế các sản phẩm bền vững.

Các chương trình môi trường và năng lượng bền vững được thực hiện tại các địa điểm của chúng tôi nhằm đáp ứng hoặc vượt quá các tiêu chuẩn tiết kiệm tài nguyên trong chuỗi sản xuất và cung ứng của chính chúng tôi.

Green Robotics: KUKA chú trọng phát triển công nghệ tự động hóa bền vững để đạt hiệu quả tối đa về nguồn tài nguyên.

Khan hiếm [tiếng Anh: Scarcity] là tình trạng hàng hóa, dịch vụ hoặc nguồn lực không đủ so với mong muốn hay nhu cầu.

Hình minh hoạ [Nguồn: bridgei2i]

Khái niệm

Khan hiếm trong tiếng Anh được gọi là scarcity.

Khan hiếm là tình trạng hàng hóa, dịch vụ hoặc nguồn lực không đủ so với mong muốn hay nhu cầu. 

Nguồn lực sản xuất là tất cả những yếu tố được sử dụng để sản xuất hàng hóa hay dịch vụ và có thể được gọi theo một tên khác là các yếu tố sản xuất. 

Nguồn lực đầu vào để sản xuất hàng hóa và dịch vụ được chia thành bốn nhóm: tài nguyên thiên nhiên, vốn, lao động và tiến bộ kĩ thuật - công nghệ.

Vấn đề khan hiếm

Nguồn lực là khan hiếm vì số lượng nguồn lực được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ là có hạn ngày một cạn kiệt. Chúng ta có thể thấy sự cạn kiệt tài nguyên khoáng sản, đất đai, lâm sản, hải sản,... 

Trong khi đó, nhu cầu hàng hóa và dịch vụ là vô hạn, ngày càng tăng, càng đa dạng và phong phú, nhất là nhu cầu về chất lượng ngày càng cao. Chẳng hạn, nhu cầu về phương tiện đi lại của con người từ xe đạp đến xe máy, ô tô, máy bay... 

Do vậy, vấn đề lựa chọn kinh tế tối ưu ngày càng phải đặt ra một cách nghiêm túc, gay gắt và thực hiện một cách rất khó khăn.

Con người phải đối mặt với sự khan hiếm nguồn lực nên luôn phải lựa chọn tối ưu. Việc lựa chọn sẽ đưa con người vào sự đánh đổi – muốn sản xuất thêm một đơn vị hàng hóa này thì phải từ bỏ một lượng hàng hóa khác. Đây chính là chi phí cơ hội để sản xuất một hàng hóa. 

Chi phí cơ hội là giá trị của phương án tốt nhất bị bỏ qua khi thực hiện sự lựa chọn. Chi phí cơ hội luôn xuất hiện khi tình trạng khan hiếm nguồn lực xảy ra, vì khi đó người ta sẽ buộc phải đánh đổi, nếu tiến hành hoạt động này thì phải bỏ qua hoạt động khác. 

Chính vì vậy, khi đưa ra bất cứ sự lựa chọn kinh tế nào, chúng ta cũng phải cân nhắc, so sánh các phương án với nhau dựa theo chi phí cơ hội của các phương án đó với nguyên tắc chọn phương án có chi phí cơ hội là nhỏ nhất.

Ví dụ

Chi phí cơ hội của việc tự kinh doanh hay đi làm thuê, chi phí cơ hội của sản xuất ô tô và nhập khẩu ô tô,...

Chi phí cơ hội không phải là tổng giá trị các lựa chọn bị bỏ lỡ mà chỉ là giá trị của lựa chọn tốt nhất có thể, bởi vì người ta không thể nào cùng một lúc sử dụng nhiều lựa chọn thay thế được. 

Với nguồn lực khan hiếm thì năng lực sản xuất của toàn bộ nền kinh tế sẽ được biểu diễn như thế nào.

 [Tài liệu tham khảo: Tổng quan về kinh tế học vĩ mô, Tổ hợp Công nghệ Giáo dục Topica] 

Diệu Nhi

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Tài nguyên được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm mọi nguồn lực để sản xuất ra các hàng hóa, dịch vụ bao gồm tiền vốn, đất đai, máy móc thiết bị, công nghệ, quản lý, thời gian. Đối với các doanh nghiệp sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ, nguồn lực khan hiếm chính là các yếu tố sản xuất khan hiếm. Đối với người tiêu dùng, nguồn lực khan hiếm chính là lượng thu nhập nhất định mà anh ta kiếm được dùng để mua sắm các hàng hóa, dịch vụ cho tiêu dùng.

Hàng hóa và dịch vụ khan hiếm hay là hàng hóa kinh tế [economic goods]: là hàng hóa khi quy giá về bằng không, thì số lượng về cầu lớn hơn số lượng về cung. Nếu theo định nghĩa này thì tuyệt đại hàng hóa xung quanh ta là khan hiếm.

Hàng hóa và dịch vụ là khan hiếm bởi vì các nguồn lực để sản xuất ra chúng [các yếu tố sản xuất] là giới hạn, cũng như công nghệ và kỹ năng của lao động là giới hạn tỷ lệ với tổng nhu cầu của con người. Giả sử khi quy giá của sản phẩm về bằng không; thì nếu nhu cầu của con người là bằng 0 thì vẫn có sự khan hiếm; nhưng nếu các nguồn lực đủ lớn để sản xuất nhiều hơn số sản phẩm và dịch vụ mà con người mong muốn, cũng sẽ không có sự khan hiếm. Các nguồn lực khan hiếm là cơ sở để xác định đường giới hạn khả năng sản xuất [PPF: viết tắt: tiếng Anh: production possibilities frontier]. Việc sử dụng các nguồn lực không hiệu quả [ví dụ như việc làm không đầy đủ, số lượng nhân công phân bổ không phù hợp với đất đai và nguồn vốn] có thể làm giảm sự sản xuất của nền kinh tế xuống phía dưới đường PPF. Rất khó để có thể xóa bỏ sự không hiệu quả, và theo một vài quan điểm, sự không hiệu quả được xem là một sự khan hiếm nhân tạo.

Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Sự_khan_hiếm&oldid=65532258”

Video liên quan

Chủ Đề